Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ7: PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP GIÁN TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.09 KB, 4 trang )

Bộ môn : VLKT Trường ĐHBK Tp.HCM

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 7:

1.

Giôùi thieäu :

PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP GIÁN TIẾP

Đo huyết áp bằng phương pháp thính chẩn là nghe âm thanh máu tạo ra khi di chuyển
trong động mạch cánh tay. Túi hơi được bao lấy cánh tay và bơm phồng lên đến một áp lực
có thể cản làm ngưng dòng máu ở động mạch chính (ÐM) đi qua cánh tay. Sau đó, xả áp lực
trong túi hơi khoảng 3mmHg/giây. Khi áp lực giảm dần nhân viên y tế sẽ nghe bằng ống
nghe ngay trên ÐM ở khuỷu tay. Khi huyết áp động mạch vượt quá áp suất túi hơi, máu sẽ
chảy qua từng phần và tạo âm thanh mạch đập tức tiếng động Korotkoff (K sound). Áp lực
tại đó nhân viên y tế nghe mạch đập lần đầu là huyết áp tâm thu (systolic pressure). Khi áp
lực túi hơi giảm hơn nữa, áp lực tại đó mạch ngưng là huyết áp tâm trương (diastolic
pressure).
Đo huyết áp bằng phương pháp dao động cũng sử dụng túi hơi giống trên. Khi động
mạch thay đổi, thể tích phần máu nằm dưới túi hơi sẽ làm thay đổi thể tích không khí trong
nó - tức làm thay đổi áp suất túi hơi. Sự dao động áp suất này có thể quan sát được qua
đồng hồ đo áp suất hay áp kế thuỷ ngân và áp suất túi hơi lúc này nằm giữa hai giá trị huyết
áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Một cảm biến áp suất được lắp sẵn trong máy đo tự
động sẽ dò ra sự thay đổi này. Hình 1 trình bày các phương pháp đo huyết áp gián tiếp.
Phía trên áp suất túi hơi (cuff pressure) và tiếng động Korotkoff. Phía dưới là tín hiệu dao
động đã được khuếch đại của sự thay đổi áp lực trong túi hơi, do cảm biến áp lực thu lại. S0
là điểm tại đó dao động bắt đầu tăng. As – biên độ dao động tương ứng huyết áp tâm thu,
Ad – biên độ dao động tương ứng huyết áp tâm trương và Am - biên độ lớn nhất tương ứng
huyết áp trung bình (mean blood pressure).


Hình 1: Sự xuất hiện tiếng động Korotkoff giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Chúng ta sẽ thực hiện 2 phương pháp đo khác nhau. Vấn đề đặt ra là kết quả của hai
phương pháp có thể khác nhau thì cái nào đúng hơn. Cái vấn đề nằm ở một trong hai dạng
sau: hoặc hai phương pháp điều trị được áp dụng cho hai nhóm độc lập x và y của cùng đối
Bài thí nghiệm đo huyết áp ở cả hai tay

1/4


Bộ mơn : VLKT Trường ĐHBK Tp.HCM

tượng hoặc phương pháp điều trị giống nhau được áp dụng cho hai đối tượng khác nhau x
và y. Sự so sánh đưa đến các giả thuyết như H0: µ x = µ y và H1: µ x ≠ µ y . T-test là quy trình
chuẩn để so sánh hai nhóm. Khi p<0.05, chúng ta từ chối H0 và chấp nhận H1 , điều đó có
nghĩa hai phương pháp đo khác nhau hồn tồn. Ngược lại, khi p>0.05, chúng ta có thể kết
luận hai phương pháp đo khơng khác biệt lắm vì đưa kết quả chấp nhận được.

2.

Trước khi đến phòng lab:

Đọc tài liệu đo huyết áp bằng các phương pháp đo gián tiếp của J.G. Webster
Medical instrumentation: Application and Désign phần 7.13

3.

Các thiết bị:

Ø
Ø


Túi hơi/ ống nghe/ huyết áp kế đồng hồ
Máy theo dõi huyết áp hãng MICROLIFE (blood pressure monitor)

MỤC TIÊU:
Ø
Ø
Ø
Ø

4.

Phân biệt được ưu/khuyết điểm của hai phương pháp đo huyết áp
Đánh giá được số đo huyết áp và nhịp mạch của bản thân
Sử dụng đúng cách đo huyết áp
Khảo sát huyết áp đo ở tay trái và tay phải

Các bước thực hiện: đối với tay trái

A. Phương pháp thính chẩn

1. Quấn túi hơi
quanh cánh tay,
đeo ống nghe
vào.

4. Khóa ốc của
bóng hơi. Bóp
bóng cho túi hơi
phồng căng cho

đến khi kim đồng
hồ chỉ đến 180
mmHg. Chú ý sự
mất âm thanh
trong ống nghe.

2. Để đồng hồ
ở chỗ dễ xem.

5. Mở ốc của
bóng hơi để xả
khí ra từ từ
(3mmHg/s).
Huyết áp tâm thu
ở vò trí khi nghe
mạch đập trở lại,
huyết áp tâm

Bài thí nghiệm đo huyết áp ở cả hai tay

2/4


Bộ mơn : VLKT Trường ĐHBK Tp.HCM

trương là vò trí khi
không nghe mạch
đập nữa.
3. Đeo ống
nghe vào tai.

Để
phần
chuông
ống
nghe vào vò trí
động
mạch
cánh tay.

6. Ghi lại 2 trò số
này.

7. Lập lại các bước 4 – 5 – 6 thêm bốn lần nữa .
8. Ghi lại huyết áp trong hai trường hợp sau:
- Giơ thẳng tay lên đầu
- Hạ thẳng tay dọc theo thân mình. Cái gì đã xảy ra với huyết áp tâm thu và huyết áp
tâm trương trong từng trường hợp. Tại sao?
9. Ghi lại ngay huyết áp sau khi đã chạy bên ngồi một phút.
B. Đo bằng máy theo dõi huyết áp :
1. Đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng của máy
2. Quấn túi hơi quanh cánh tay theo đúng chỉ dẫn
3. Nhấn cơng tắc nguồn của máy sang vị trí “ON”
4. Bơm bóng túi hơi đến giá trị 180mm Hg
5. Để máy tự động đo huyết áp.
6. Lập lại các bước 4 – 5 thêm bốn lần nữa .
7. Ghi lại huyết áp trong hai trường hợp sau:
- Giơ thẳng tay lên đầu
- Hạ thẳng tay dọc theo thân mình. Cái gì đã xảy ra với huyết áp tâm thu và huyết áp
tâm trương trong từng trường hợp. Tại sao?
8. Ghi lại ngay huyết áp sau khi đã chạy bên ngồi một phút.

C. Thực hiện các bước của mục A và các bước của mục B đối với cánh tay phải

5. Kết quả:
1. Ghi kết quả theo bảng sau đây :
A.Phương pháp thính chẩn :

Bài thí nghiệm đo huyết áp ở cả hai tay

3/4


Bộ môn : VLKT Trường ĐHBK Tp.HCM

Vị trí của tay

huyết áp tâm thu (mm
Hg)

huyết áp tâm trương (mm
Hg)

Bình thường (lần 1)
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Trên đầu
Xuôi thẳng tay
Sau khi chạy 1 phút
B.Phương pháp đo bán tự động bằng máy theo dõi huyết áp :

Vị trí của tay
huyết áp tâm
huyết áp tâm
thu (mm Hg)
trương (mm Hg)
Bình thường (lần 1)
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Trên đầu
Xuôi thẳng tay
Sau khi chạy 1 phút

Nhịp mạch
(lần/phút)

2. So sánh kết quả của hai phương pháp đo. Giải thích
3. Vào Excel, tính giá trị trung bình (=average(range_of_values), ví dụ =average(A1:A5))
và phương sai (=stdev(range_of_values) của 5 lần đo huyết áp ở phần A và phần B.
Tính giá trị t-test đối với hai nhóm giá trị đo này bằng hàm trong Excel như sau:
=ttest(range_of_A_values, range_of_B_values,2,3) và giải thích kết quả.
4. Cái gì đã xảy ra trong bước 7 ở mỗi phương pháp đo. Tại sao? Hãy giải thích cho sự
khác nhau nào đó mà bạn phát hiện thấy.
5. Cái gì đã xảy ra trong bước 8 ở mỗi phương pháp đo. Tại sao? Hãy giải thích lý

thuyết hoạt động của máy theo dõi huyết áp hãng MICROLIFE.

1. Trong sơ đồ khối máy đo huyết áp tự động, hãy chỉ ra những phần cần thiết
không bỏ được.

2. Hãy thiết kế máy đo huyết áp gián tiếp cầm tay cho mục đích cấp cứu, đo mỗi 5
phút một lần. Vẽ sơ đồ khối và mô tả vận hành của hệ thống bao gồm nguồn, cảm
biến, bộ nhớ và giải thuật.
3. Hãy xác định xem động năng có ảnh hưởng rõ rệt đến huyết áp ở động mạch đi
xuống (descending aorta) không? Giả sử vận tốc tối đa của máu ở giữa động
mạch 1.5m/s và khối lượng riêng của máu 1060kg/m3.

Bài thí nghiệm đo huyết áp ở cả hai tay

4/4



×