Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài thí nghiệm vận hành và kiểm tra máy điện tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.04 KB, 5 trang )

Bộ môn VLKT trường ĐHBK, Tp.HCM

1. Giới thiệu :
Mỗi lần tim đập, cơ tim co bóp tạo ra điện thế. Khi dùng mỗi cặp điện
cực chúng ta có thể thu được từ các vị trí ở ngực hay ở tứ chi một tín hiệu
biên độ khoảng 0.5mV – 4mV. Như đã biết tín hiệu này là sóng điện tim. Sau
khi phối hợp đọc 12 đạo trình, bác sỹ sẽ chỉ định theo dõi liên tục một đạo
trình đặc thù để đánh giá nhịp tim và tình trạng của tim. Có thể đó là nhịp tim
chậm hoặc nhịp tim nhanh. Tình trạng loạn tâm thất báo rằng tim đã ngưng
đập và sự loạn nhịp tim đòi hỏi phải can thiệp đánh sốc tim. Dấu hiệu đoạn ST
bị thu ngắn chỉ ra rằng cơ tim đang bị tổn thương ( có thể do cơn đau tim)
hoặc thiếu oxy (do đang kiểm tra điện tim gắng sức). Bằng cách đọc hình
dáng 12 đạo trình điện tim khác nhau mỗi cái dài vài giây, bác sĩ có thể chẩn
đoán được điện tim đồ cho những bệnh tim đặc hiệu.
2. Thiết bị :
Ø Máy điện tim một kênh (1 cần) hiệu CardioFax
Ø Dây cáp bệnh nhân loại 10 dây, 4 điện cực kẹp có màu sắc chuẩn
EU, 6 điện cực ngực loại điện cực hút
Ø Dây điện nguồn
Ø Cuộn giấy ghi điện tim
Ø Dây nối đất màu xanh lá cây (đã gắn sẳn trên bàn có tiếp đất)
Ø Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị - dán trên hộp nhựa
Ø Tài liệu hướng dẫn sử dụng gắn đúng điện cực và các biện pháp
khắc phục nhiễu : xem hướng dẫn trong hộp nhựa đựng máy.
Ø Máy giả lập tim (multiparameter simulator) hiệu Fluke và tài liệu
sử dụng MSP450
3. Mục tiêu :
Ø Hiểu và thực hành được công việc kiểm tra, đánh giá các thông
số của máy điện tim
Ø Hiểu cách hoạt động, vận hành đúng và đo điện tim trên người
4. Các bước thực hiện :


v Cảnh báo (WARNING): CÁC CHỮ IN ĐẬM LÀ CÁC ĐIỂM
ĐẶC BIỆT LƯU Ý. PHẢI GHI NHỚ ĐỂ TRẢ LỜI CHO
KHÂU CHUẨN BỊ.
Ø Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng trước khi làm các bước
chuẩn bị sau :
• Lắp cuộn giấy in vào máy và gắn dây nguồn vào điện lưới. Gắn
đầu cáp bệnh nhân vào ngỏ vào của máy, đầu cáp còn lại với
toàn bộ 10 dây điện cực vào tim giả theo chuẩn màu khối EU
(chọn ký hiệu màu R đỏ, L vàng, F xanh dương và N đen tương
đương RF). Bật máy theo thứ tự nguồn sạc và nguồn On/Off.
Chuyển máy về chế độ hoạt động theo người dùng bằng cách
nhấn phím “AUTO/MANUAL” sang chế độ “MANUAL” . Tuyệt
Bài thí nghiệm vận hành và kiểm tra máy điện tim

1


Bộ môn VLKT trường ĐHBK, Tp.HCM








đối không để xoắn, gấp các dây đạo trình hoặc các dây tạo
thành vòng kín làm xuất hiện hiện tượng nhiễu điện lưới
Máy luôn ở mức khuếch đại x1000. Quan sát mức hiển thị 1mV
qua giá trị biên độ tín hiệu xung vuông ở các thang chia có độ cao

tương đương 5mm, 10mm, 20mm trên giấy in bằng phím
“SENSITIVITY”
Chuyển bút in nhiệt về chế độ kiểm tra “test” (trên màn hiển thị
quan sát thanh màu đen phía đáy màn hình LCD di chuyển đến
“test” trong dãy các giá trị: test, I, II, III, aVR, vv…) bằng phím
“LEAD SELECTOR”
Xoay núm xoay ở hông phải của máy sao cho vị trí bút in nhiệt
nằm giữa khổ giấy in
Cài chế độ in của máy ở tốc độ 25mm/s bằng phím “PAPER
SPEED”

MỤC TIÊU THỨ NHẤT:
4.1 Kiểm tra mạch khuếch đại có độ lợi x1000
• Nối adapter nguồn DC vào tim giả, nhấn công tắc On/Off (màu
xanh dương phía đáy bên phải)
• Khi tim giả khởi động xong là đang phát ra tín hiệu ECG chuẩn chỉ
ở đạo trình II: 80 nhịp/phút, biên độ R bằng 1mV ở tốc độ
25mm/s( lưu ý: tín hiệu chuẩn này chỉ ở đạo trình II)
• Cài đặt máy về mức hiển thị 10mm = 1mV bằng nhấn phím
“SENSITIVITY” đến vị trí hiển thị tỉ số 1 (quan sát trên LCD có 3
mức: ½ ~ 5mm:1mV; 1 ~ 10mm:1mV và 2 ~ 20mm:1mV)
• Kiểm tra và bảo đảm máy ở chế độ hoạt động theo người dùng
“MANUAL”
• Chuyển bút in nhiệt về chế độ in đạo trình II bằng phím “LEAD
SELECTOR” (trên màn hiển thị quan sát thanh màu đen phía đáy
màn hình LCD di chuyển đến giá trị “II” trong dãy các giá trị sau
test, I, II, III, aVR, vv…)
• Nhấn phím “START/STOP” để in kết quả . Canh chừng sao cho
khi chạy được 5~6 nhịp tim (chiều dài giấy in khoảng bằng 20cm)
nhấn lại phím “START/STOP” để dừng việc in.

• Cắt giấy kết quả này để dán và tính toán trong bài báo cáo.
• Tính toán độ lợi bằng cách nếu biên độ sóng R (từ đỉnh đến
đường nền baseline) bằng 10mm, độ lợi bằng 1000. Còn giá trị
khác thì tính theo tỉ lệ thuận.
4.2

Kiểm tra tốc độ máy in ở giá trị 25mm/s
Từ kết quả thu được ở mục 4.1, đo khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng
R liên tiếp. Tính tốc độ máy in khi biết nhịp tim là 80 nhịp/phút,
phát ở tốc độ 25mm/s thì khoảng cách theo tín hiệu chuẩn giữa 2
đỉnh R liên tiếp là 18.75mm. Tính toán giá trị thực tế, tính độ sai
số.

Bài thí nghiệm vận hành và kiểm tra máy điện tim

2


Bộ môn VLKT trường ĐHBK, Tp.HCM

4.3

Cài tín hiệu chuẩn trên tim giả (tham khảo sách hướng dẫn trang
2-3 đến 2-4) là 60 nhịp/phút, biên độ là 2mV hãy thực hiện lại các
mục 4.1 và 4.2.

4.4

Kiểm tra tần số cắt thông thấp 100Hz
Máy thiết kế bộ lọc thông thấp 100Hz bậc 2. Yêu cầu sự suy hao

biên độ tại tần số 100Hz không nhỏ hơn 3dB.
Cài các mức giá trị trên máy ECG như sau:
SENSITIVITY = 1; PAPER SPEED = 50mm/s; chế độ MANUAL;
hiển thị đạo trình = đạo trình II
Chọn phát sóng sin (tần số 100Hz, biên độ 2mV tham khảo trang
2-22 đến 2-23) từ tim giả. Nhấn phím “START/STOP” để in. Canh
chừng sao cho giấy chạy đến chiều dài bằng 20cm thì nhấn lại
phím “START/STOP” để dừng việc in.
Cắt giấy kết quả này để dán và tính toán trong bài báo cáo.
Tính toán độ suy hao biên độ tại tần số cắt 100Hz.







4.5










Kiểm tra tần số cắt thông cao có đúng 0,05Hz
Máy thiết kế bộ lọc thông cao 0,05Hz bậc 1. Chúng ta sẽ tính tần

số cắt thực tế.
Cài các mức giá trị trên máy ECG như sau:
SENSITIVITY = 1; PAPER SPEED = 25mm/s; chế độ MANUAL;
hiển thị đạo trình = “test”; chuyển bút in nhiệt vào giữa khổ
giấy in
Tắt tim giả bằng cách nhấn phím màu xanh lá cây. Kể từ lúc này
không thao tác và sử dụng tim giả nữa.
Nhấn phím “START/STOP” để in. Trong khi máy in đang chạy,
nhấn và giữ nguyên phím “1 mV” và canh chừng sao cho giấy
chạy đến chiều dài bằng 15cm, thả phím “1 mV”. Sau đó nhấn lại
phím “START/STOP” để dừng việc in. Thu được một tín hiệu
xung hình thang có 1 cạnh dốc lên, cạnh bình nguyên và 1 cạnh
dốc xuống.
Tắt công tắc nguồn On/Off của máy điện tim.
Cắt giấy kết quả này để dán và tính toán trong bài báo cáo.
Tính toán theo công thức sau:
hhf =

(Vmax −VΔ ) 2 f
(Hz) (4.1)
Vmax
π

VΔ - biên độ dốc xuống của xung hình thang ngay khi thả phím “1mV”;
Vmax - biên độ dốc lên xung hình thang ngay khi nhấn phím “1mV”;
f - tần số có giá trị bằng nghịch đảo thời gian từ biên dốc lên đến biên

dốc xuống của xung hình thang

Bài thí nghiệm vận hành và kiểm tra máy điện tim


3


Bộ môn VLKT trường ĐHBK, Tp.HCM

MỤC TIÊU THỨ HAI:
• Rút dây nguồn adapter màu đen và adapter lần lượt khỏi ổ cắm
điện và khỏi tim giả. Rút nhẹ nhàng toàn bộ 10 dây điện cực khỏi
tim giả và xếp tim giả và phụ kiện (dây nguồn, adapter và tài
liệu hướng dẫn) vào hộp.
• Gắn 10 dây điện cực vào các điện cực theo hướng dẫn dán sẵn
trong hộp nhựa đựng máy. Gắn 10 điện cực vào đúng các vị trí
trên cơ thể. Tuyệt đối không để xoắn, gấp các dây đạo trình
hoặc các dây tạo thành vòng kín làm xuất hiện hiện tượng
nhiễu điện lưới. Bật nguồn On/Off. Chuyển máy về chế độ tự
động bằng cách nhấn phím “AUTO/MANUAL” sang chế độ
“AUTO”.
• Xoay núm xoay ở hông phải của máy sao cho vị trí bút in nhiệt
nằm giữa khổ giấy in
• Cài tốc độ giấy in là 25mm/s
• Đo người ở tư thế nằm ngữa, giữ hơi thở đều đặn và kiểm tra
bảo đảm việc gắn các điện cực đã chắc chắn.
4.6

Đo điện tim ở chế độ tự động “AUTO”
Nhấn phím “START/STOP”. Chờ đến khi máy tự động dừng thì
cắt giấy ra. Ghi chú bằng mực lên trước từng đạo trình tên đạo
trình. Lần lượt cắt giấy kết quả thành 4 dãi gồm I, II, III; aVR, aVL,
aVF; V1, V2, V3; V4, V5, V6 rồi bấm vào 1 mặt giấy khổ A4 theo

chiều dọc để làm báo cáo kết quả

4.7

Đo điện tim ở chế độ bằng tay “MANUAL”
Chuyển sang chế độ MANUAL, chọn đạo trình II và nhấn phím
“START/STOP”. Canh chừng sao cho giấy chạy đến chiều dài
bằng 20cm thì nhấn lại phím “START/STOP” để dừng việc in.
Cắt giấy kết quả này để dán và tính toán trong bài báo cáo.
Tính toán nhịp tim và biên độ sóng R.
Phân loại sự khác nhau về dạng tín hiệu, đường nền và biên độ
sóng R với kết quả ở mục 4.1. Giải thích






4.8

Đo điện tim ở chế độ tự động “AUTO” có lọc nhiễu nguồn
• Nhấn phím “HUM” sao cho hiển thị ký hiệu trên LCD. Nhấn phím
“START/STOP” và thực hiện báo cáo như mục 4.6
• So sánh và nhận xét kết quả ở hai trường hợp bật và tắt lọc nhiễu
nguồn

4.9

Đo điện tim ở chế độ tự động “AUTO” có nối dây đất nhưng
tắt chế độ lọc nhiễu nguồn

Nối cọc mass ở nguồn sạc của máy với dây đất gắn sẳn trên bàn
Thực hiện như mục 4.6
So sánh và nhận xét kết quả ở hai trường hợp nối và ngắt dây đất
Tính trục điện tim qua ba đạo trình I, II, III






Bài thí nghiệm vận hành và kiểm tra máy điện tim

4


Bộ môn VLKT trường ĐHBK, Tp.HCM

4.10




Đo điện tim ở chế độ tự động “AUTO” ở tư thế ngồi
Người đo nhẹ nhàng ngồi dậy tránh sút các điện cực
Thực hiện các bước như mục 4.6
Lý giải tại sao đường nền baseline không đều

4.11 Đo điện tim ở chế độ tự động “AUTO” ở tư thế ngồi có lọc
nhiễu cơ
• Nhấn phím lọc nhiễu cơ “EMG” sao cho hiển thị ký hiệu trên LCD.

Nhấn phím “START/STOP” và thực hiện báo cáo như mục 4.6
• Tính trục điện tim
• So sánh và nhận xét kết quả ở hai trường hợp bật và tắt lọc nhiễu

4.12 Chuyển máy về hiển thị đạo trình “test”. Tắt máy và tắt nguồn
sạc. Rút dây điện ra khỏi nguồn. Rút các điện cực khỏi các dây
điện cực. Rút cáp bệnh nhân ra khỏi máy và cuộn tròn dây cáp.
Làm sạch các điện cực bằng vải mềm hoặc giấy và xếp tất cả
đúng theo chuẩn ban đầu. Cất thiết bị vào từng tủ theo đúng quy
định

5. Kết quả :
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5

Bổ sung tên các loại đạo trình trên mỗi kết quả đo rồi dán các kết
quả đo từ các bước 4.1 đến 4.12 vào bài làm.
Tìm tài liệu và cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật của máy
CardiFax hãng Nihon Konden (Nhật). So sánh các thông số của
máy sau khi kiểm tra, hiệu chuẩn. So sánh
Tự tìm lý thuyết tính trục điện tim. Tính trục điện tim ở hai trường
hợp nằm và ngồi. Tại sao trục tim lại di chuyển khi đổi tư thế
Rút kết luận về tín hiệu điện tim tốt, đề xuất quy trình đo điện tim
đúng theo ý cá nhân em.
Nêu các biện pháp khắc phục nhiễu.

Bài thí nghiệm vận hành và kiểm tra máy điện tim


5



×