Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Các lễ hội tiêu biểu ở Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 24 trang )

MỤC LỤC

1


A.MỞ ĐẦU:
Với tên gọi Xứ sở hoa anh đào, Nhật Bản là một quốc gia phát triển thịnh vượng
của châu Á. Song song với phát triển kinh tế, Nhật Bản luôn có sự đầu tư cho phát
triển văn hóa. Có thể nói văn hóa Nhật Bản là một nền văn hóa đặc biệt được tạo nên
bởi một dân tộc đoàn kết thống nhất. Để tôn vinh đất nước, con người cùng những giá
trị truyền thống, Nhật Bản đã tổ chức nhiều lễ hội hằng năm. Đây là dịp để mọi người
gần gũi nhau, tìm về với bản sắc văn hóa dân tộc mình. Mặc dầu là nền kinh tế đứng
thứ hai trên thế giới, nhưng những lễ hội hàng năm của Nhật Bản vẫn còn như nguyên
vẹn. Mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang đậm dấu ấn văn hóa và tín
ngưỡng của mỗi vùng. Tham gia vào những lễ hội này chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về
lịch sử, văn hóa và con người tại đây, cũng như thêm yêu mến đất nước hoa anh đào.
Lễ hội ở Nhật Bản rất đa dạng và đặc sắc, đặc trưng cho nhiều tầng lớp và lứa tuổi
trong xã hội.
B.NỘI DUNG:
PHẦN 1. MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở NHẬT BẢN:
1.1. Lễ hội năm mới (Oshogatsu):
• Nguồn gốc lễ hội:
Trước đây, Nhật Bản ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo
Dương lịch kể từ năm 1873. Từ năm 1844 đến ngày 31 tháng 12 năm 1872 (ngày 2
tháng 12 năm Minh Trị thứ 5) người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Ngày 3 tháng
12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1 tháng 1 năm Minh Trị thứ 6 (năm
1873). Việc sửa đổi này đã được chính phủ công bố vào ngày 9 tháng 11 năm Minh
Trị thứ 5 (9/12/1872) và được áp dụng vào tháng sau đó..
Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á
Đông điển hình, bên cạnh đó cũng thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây
qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng chảy của thời gian. Oshogatsu vốn là tên


gọi riêng tháng giêng nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng
1-3 của tháng đầu tiên trong năm.


Các hoạt động trong ngày lễ:

Cũng như các nước khác để chuẩn bị đón năm mới, trong những ngày cuối cùng
của năm cũ các gia đình Nhật Bản đều dọn dẹp nhà cửa, trang trí kadomatsu trước
cổng và shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ.
Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón Thần năm mới. Họ
quan niệm cây thông này là nơi đón Toshigamisama - vị thần linh đem lại sự thịnh
2


vượng, may mắn và trường thọ. Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật còn
dùng các loại thừng bện bằng cỏ, rơm, dải giấy trắng... tượng trưng nhiều mong ước,
nhiều ý niệm khác nhau. Shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà, được treo trước cửa
với mong muốn đón một năm mới bình an, không bị ma quỷ quấy nhiễu.

Kadomatsu

Dây thừng bện rơm shimekazari

Đối với người Nhật Tết Nguyên Đán được bắt đầu từ khi họ làm Lễ đón Giao thừa
– thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới bắt đầu từ 24 giờ ngày cuối cùng của
năm đó, cho đến 1 giờ ngày 1/1 dương lịch. Cũng giống như Tết âm lịch, ba ngày đầu
từ mồng 1-3/1 được coi là 3 ngày đặc biệt, thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán.
Trong thời gian này hầu hết tất cả các cơ quan, công sở, cửa hàng đều đóng cửa và
nghỉ việc để cùng đón tết với người thân và bạn bè của mình.
Đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh

khắc giao thừa.Vào đúng 0g đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ
đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. Tiếng chuông cũng là âm
thanh được coi là bậc nhất trong năm âm thanh phật giáo .
Thời khắc giao thừa, trong tiếng chuông ngân vang, sau khi nói lời chúc mừng năm
mới tới mọi người xung quanh, tất cả sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu
sake và các món ăn truyền thống vào dịp Oshogatsu. Trên bàn ăn ở các gia đình Nhật
Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo (tiếng Nhật gọi
là mochi), các món ăn chế biến từ cá và hải sản… các đồ ăn được từ gạo sẽ là điều
kiện để con người thành đạt. Các món ăn ngày Tết của người Nhật rất đa dạng, phong
phú, được gọi là osechi-ryori và đầy màu sắc. Osechi-ryori là các món ăn được đựng
trong một chiếc hộp sơn mài, tên là jubako. Mỗi món ăn và các thành phần trong
osechi có ý nghĩa riêng, ví dụ: cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui
mừng; đậu - mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; ngó sen – nhìn xa trông
rộng; rau mắc – sinh lộc; tôm - tượng trưng cho sự trường thọ. Thực phẩm O-sechi
3


ban đầu được dâng lên các vị thần Shinto, và cũng là thực phẩm "may mắn" nhằm
mục đích mang lại hạnh phúc cho gia đình. Người Nhật ăn osechi-ryori trong suốt kỳ
nghỉ của năm mới. Theo truyền thống, người Nhật sẽ nấu nhiều Osechi-ryori để ăn
cho một vài ngày mà không cần nấu.

Osechi-ryori

Bánh dày năm mới kagamimochi

Kagamimochi có hình dáng của những chiếc bánh dày xếp chồng lên nhau. Hình
dạng tròn của chiếc bánh giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên
mới có tên là kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: Gương là nơi trú ngụ
của các vị thần. Ngoài ra, hình dạng tròn của bánh kagamimochi tượng trưng cho cuộc

sống gia đình sung túc, viên mãn. Và hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui,
may mắn “chồng chất” –“ niềm vui nối tiếp niềm vui”. Kagamimochi là một loại bánh
truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Tết tại xứ sở hoa anh đào. Người dân Nhật
Bản có phong tục dâng bánh kagamimochi lên các đấng thần linh vào ngày đầu tiên
của năm mới đến ngày 11 tháng giiêng. Họ cùng nhau cầu nguyện một năm hạnh
phúc và trang trí bánh thật đẹp. Bánh dày năm mới kagamimochi được bày trên
tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh này
được làm từ loại gạo nếp mà người Nhật cho rằng mang hồn của cây lúa.
Ngoài ra người Nhật còn ăn sashimi và sushi là hai món ăn cá sống nổi tiếng nhất
và cũng phổ biến nhất khi nói về ẩm thực Nhật Bản. Sashimi là món ăn được chế biến
hoàn toàn từ các hải sản tươi sống, còn sushi là món ăn bao gồm hai phần: một miếng
cơm trộn với dấm và một miếng hải sản sống. Món zouni – món nướng thường gồm
rau, cá, thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày và Mì trường thọ - Toshikoshi
Soba cũng là những món không thể thiếu trong ngày tết Nhật Bản. Về đồ uống, ngoài
rượu sake người Nhật chủ yếu uống rượu otoso vào ngày mùng một tết để xua đuổi tà
ma.

4


Sashimi

Sushi

Cũng giống nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… người Nhật thường
đi lễ chùa cầu may mắn, tốt lành cho năm mới. Phong tục này trong tiếng Nhật gọi là
hatsumode. Người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm
đó.
Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Tiền hương hoa dâng Phật là những
đồng tiền họ tung vào hòm công đức đặt trước điện thờ. Người làm lễ sẽ chắp tay lạy

hai lễ, vỗ tay hai lần, rồi chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ. Ở các đền thờ,
khi đến làm lễ, người Nhật thường mua mũi tên trừ ma quỷ gọi là hamaya để gắn kèm
vào kadomatsu trước cổng nhà; và cũng tại các đền thờ đó, họ có thể tùy tâm xóc quẻ
rút lá số xem bói bản thân, gia đình năm đó
Cũng như các nước châu Á khác, năm mới là dịp kính nhớ ông bà, tổ tiên, và các vị
thần. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính,
và mong muốn được các thần linh phù hộ. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên là nhắn nhủ
niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau.
Con cháu thì thăm hỏi khấn cáo tiền nhân, tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu duệ. Đây là
lễ hội vô cùng quan trọng để tưởng nhớ, thể hiện lòng thành kính, đạo hiếu với người
đã khuất.
Trong các ngày mồng một, hai và ba, người Nhật thực hiện các cuộc thăm viếng
đầu xuân. Họ tới chúc tết các cấp trên ở công ty mình, chúc tết họ hàng, người thân,
bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng. Thông thường mỗi nhà sẽ để một cuốn sổ kèm
bút trước cổng để khách đến chúc tết ghi lại tên hoặc lưu danh thiếp lại thông báo đã
tới thăm nhà. Hoặc có nhiều người khách sẽ mang theo nhiều khăn tay nhỏ đề tên
mình để tặng chủ nhà làm kỷ niệm.
Oshogatsu là khoảng thời gian yêu thích của trẻ con Nhật Bản vì các em sẽ được
nhận tiền mừng tuổi. Tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật là “Otoshidama”, từ này xuất
phát từ ý nghĩa chỉ sức mạnh của vị thần Toshigamisama. Trong ngày Tết, trò chơi
truyền thống của trẻ em là chơi quay, thả diều, chơi hanetsuki (giống như cầu lông)…

5


Phong bì mừng tuổi

Trước cửa nhà sẽ đặt một chiếc khay để đựng thiệp chúc mừng của hàng xóm,
người quen, bạn bè. Ngoài ra người ta còn chúc miệng nhau những lời chúc tốt lành.
Thường còn gửi cả thiệp mừng tân xuân cho người cao tuổi, thân thích, họ hàng kèm

theo quà tặng.
Mùng 2 tết là khai trương nếp sinh hoạt thường nhật của năm mới. Mọi thứ vào
ngày hôm đó đều diễn ra lần đầu: quét dọn, làm lụng, vui chơi. Giấc ngủ đầu tiên
trong năm mới gọi là hatsuyume. Ngày xưa, trước lúc ngủ, người ta thường đặt dưới
gối bức vẽ những chiếc thuyền chở đầy vàng bạc, châu báu để đem lại may mắn cho
năm mới.
Mùng 7, cả nhà sẽ quây quần bên mâm cháo nấu bằng 7 thứ rau để trừ ma. Ngày
nay, người Nhật thường dùng các thứ rau đậu dễ kiếm như: mùi tây(seri), rau hakobe,
rau tề (nazuna), tía tô đốm trắng (hotokenoza), cải củ (suzuna), củ cải đen (suzuhiro),
rau khúc (hahakogusa). Hồi trước gia đình nào cũng ăn mừng rất thịnh sọan, cắt đồ,
gia vị vào nồi cháo chỉ chủ nhà mới được làm, còn kẻ dưới thì chỉ đứng nhìn, tay
khoanh trước ngực rất mực cung kính.
Theo phong tục từ xa xưa tất cả các gia đình, cơ quan, công sở, công ty cửa hàng,..
đều đặt kadomatsu trước cổng từ những ngày trước tết đến hết ngày 7/1..
“Làm vỡ” bánh dày (kagamibiraki) là tục lệ được người Nhật tiến hành vào ngày
11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà “
làm vỡ “ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý sẽ
mang lại những điều tốt đẹp.
Ngày lễ thành nhân (Seijinnohi) diễn ra vào ngày 15/1, là ngày làm các nghi lễ
trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi
trong năm đó, thường được tổ chức tập thể tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa
phương nơi các thanh niên đó cư trú. Vì có Lễ Thành nhân 15/1 nên không khí Tết
vẫn sôi động cho đến tận ngày này, nhất là với các nam thanh nữ tú đến tuổi 20 và gia
6


đình, bạn bè, người thân quen của họ. Sau ngày này, mọi người mới thực sự hết Tết và
trở lại cuộc sống công việc bận rộn thường ngày.



Ý nghĩa của lễ hội:

Năm mới đến, người Nhật với quan niệm “vạn sự khởi đầu nan”, bắt đầu mọi việc
bằng tâm trạng mới, tìm về sự tĩnh tại, thanh thản của tâm linh để hướng về Chân,
Thiện, Mỹ bằng việc đi lễ ở các đền, chùa với ý nghĩa vừa là để xin Thần, Phật cho
sức khỏe, tài, lộc, hạnh phúc… vừa là dịp tham quan, thư giãn, thưởng ngoạn các nơi
danh thắng, di tích lịch sử - văn hoá. Nét đẹp về truyền thống khai bút phổ biến tại
Việt Nam, các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi cho chữ ở khu vực Văn Miếu - Quốc
Tử Giám cũng phổ biến vào dịp đầu năm tại Nhật Bản. Tết cổ truyền là dịp để người
Nhật bày tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên cùng các vị thần. Hơn hết là thời gian gia
đình tụ họp bên những bữa ăn truyền thống, cùng hàn huyên về năm cũ và những ước
vọng cho năm mới.
Cũng như nhiều nước châu Á khác, trong những ngày Tết, trẻ em Nhật là đối tượng
được sự quan tâm nhiều nhất của mỗi gia đình và cả xã hội. Các cháu đều được nhận
tiền mừng tuổi và mặc những bộ quần áo mới… Tết là lúc các em được vui chơi bên
cha mẹ và ông bà.
1.2. Lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami):

Nguồn gốc lễ hội:
Lễ hội hoa anh đào thường diễn ra đúng lúc hoa anh đào nở rộ nhất, thường trong
cuối tháng 3 hoặc những ngày đầu tiên của tháng 4. Đây là một lễ hội đã có truyền
thống khá lâu đời của người Nhật. Tên gọi Hanami được ghép từ chữ Hana có nghĩa
là “hoa” và “mi” có nghĩa là “ngắm nhìn”. Hanami vì thế có thể được hiểu đơn giản là
lễ hội ngắm hoa anh đào, là một lễ hội đã kéo dài hàng ngàn năm và ăn sâu vào đời
sống của người Nhật. Theo sử sách, tục lệ ngắm hoa anh đào bắt nguồn từ thời Nara
khi một số quân thần đem những cành hoa anh đào nở rộ dâng thiên hoàng dịp đầu
xuân. Tuy nhiên mãi cho đến thời Edo, tức là vào khoảng thế kỉ XVII thì hoa anh đào
mới được trồng phổ biến và có làng hoa anh đào – Satora Kura, nơi diễn ra lễ hội hoa
anh đào như ngày nay.
Hoa anh đào (sakura) có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ, khi nở thì nở thành chùm.

Thông thường hoa Anh Đào nở bung ra vào những ngày cuối tháng 3 .Hoa chỉ nở khi
thời tiết bắt đầu ấm áp, trời trở lạnh thì sẽ hãm hoa lại, hoa không nở cho đến khi tiết
trời ấm lên. Từ lúc hoa Anh Đào nở cho đến khi hoa rụng, thời gian chỉ kéo dài trong
khoảng 10 ngày. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà
tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Một thời gian thật ngắn ngủi và cũng vì thế, mà
người Nhật đã ví đời sống họ cũng giống như đời sống ngắn ngủi của hoa Anh Đào.
Ngắm hoa nở rồi lai ngắm hoa rụng. Chỉ chừng đó thôi, tưởng chừng như không có gì
7


đặc biệt cả. Thế nhưng mà tất cả sức mạnh của Nhật Bản về mọi mặt ngày nay có
được, tất cả đều từ đó mà ra.


Các hoạt động trong lễ hội:

Vẻ đẹp mong manh nhưng rực rỡ khắp các vùng trời nước Nhật như lời mời gọi du
khách thập phương đến với vùng đất này. Những địa điểm ngắm hoa thường ở các đô
thị lớn như Tokyo, Osaka, Yokohama với những điểm ngắm hoa luôn đông đúc như:
công viên Ueno, công viên Shinjuku Goen… Địa điểm ngắm hoa lý tưởng ở Tokyo đó
là công viên Ueno, sông Meguro, cung điện Imperial hay khu vườn khách sạn New
Otani.

Một con đường ở Nhật Bản vào mùa lễ hội Hanami

Lễ hội sẽ chính thức bắt đầu khi những cây hoa anh đào đại diện ở đền Yasukuni
bắt đầu nở hoa. Hoa anh đào thường khá chóng tàn nên lễ hội hoa anh đào thường chỉ
kéo dài từ mười ngày đến hai tuần.
Trong dịp lễ hội, đi từ Bắc tới Nam nước Nhật đều cảm nhận được không khí nô
nức và đông vui tại những điểm ngắm hoa. Người Nhật cùng nhau tụ tập cạnh những

địa điểm trồng nhiều hoa để tổ chức picnic, đi dạo, chuyện trò, ăn uống ca hát, chụp
ảnh hay tổ chức những trò chơi nhẹ nhàng. Những hoạt động này có khi được kéo dài
cả ngày lẫn đêm. Họ cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như sushi,
cơm hộp bento, uống rượu sake và một loại rượu đặc biệt rất hay được dùng trong khi
ngắm hoa là hanamizake.

8


Người dân ngồi thưởng hoa dưới những tán anh đào

Những hộp bento là những món ăn không thể thiếu trong mỗi mùa lễ hội Hanami

Những người ngắm hoa ở gần khu vực đền còn có thêm phong tục rửa mặt rồi sau
đó uống những ngụm nước tinh khiết trong giếng nước như một nghi thức làm thanh
lọc cơ thể trước khi tiến vào sâu trong đền. Khi ra về, họ cũng không quên mang về
những lá bùa may mắn đã xin ở đền để cầu mong may mắn, sức khỏe cho người thân
và bản thân trong sức khỏe, tình yêu, sự nghiệp…
Tại lễ hội Hanami, bạn sẽ bắt gặp những thiếu nữ mặc áo Kimono truyền thống
dưới những tán hoa anh đào, vui đùa bên gia đình. Người Nhật Bản có quy định là
mọi người không được hái những cánh hoa anh đào để cho tất cả mọi người cùng
thưởng thức vẻ đẹp của nó. Họ quan niệm rằng những cánh hoa anh đào rơi là những
linh hồn được tái sinh của những chiến binh đã ngã xuống và bạn không nên có bất kỳ
tác động nào lên nó.

9


Hình ảnh những thiếu nữ Nhật Bản trong chiếc áo kimono truyền thống dưới những tán hoa
anh đào là một dấu ấn đậm nét cho lễ hội ngắm hoa Hanami đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.


Trong những năm gần đây, lễ hội Hanami còn được tổ chức tại một số nước lân cận
thông qua Đại Sứ quán Nhật Bản. Tại lễ hội sẽ diễn ra một số hoạt động về văn hóa
như ca múa nhạc, trò chơi dân gian Nhật Bản. Thậm chí còn có những cây hoa anh
đào được mang từ Nhật Bản để các khách tham quan chiêm ngưỡng.


Ý nghĩa của lễ hội:

Trong quan niệm của người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho sự trong trắng, tinh
khiết và mỏng manh. Trong những ngày này du khách cũng rất dễ bắt gặp hình ảnh
của những sumo hay những cô gái mặc kimono như một hình thức để họ lưu lại kỉ
niệm cho bản thân còn du khách thì có cơ hội để tìm hiểu về văn hóa của nước Nhật.
Lễ hội hoa anh đào là một dịp quan trọng trong đời sống tinh thần người Nhật, giúp
họ lưu giữ những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp mà cha ông đã để lại. Đây là
dịp để người Nhật – những người ít nói, ít chia sẻ và luôn âm thầm đặt công việc lên
hàng đầu có cơ hội thư giãn, quan tâm và sẻ chia với những người xung quanh. Cũng
có thể nói lễ hội hoa anh đào đã gắn kết những thành viên trong gia đình mật thiết
hơn. Đối với du khách, lễ hội hoa anh đào là dịp hiếm có để bạn có thể chiêm ngưỡng
“xứ sở hoa anh đào” theo đúng nghĩa đen của nó. Tham gia lễ hội, hòa cùng những
hoạt động sôi nổi của người dân và tìm hiểu những nét văn hóa thú vị của người Nhật
sẽ là những kỉ niệm đáng quý ở nước Nhật.
1.3. Lễ hội ngày trẻ em (Kodomo no Hi):

Nguồn gốc lễ hội:
Kodomono Hi có nguồn gốc từ tết đoan ngọ, một ngày lễ được tổ chức vào ngày 5
tháng 5 âm lịch. Tuy nhiên từ ngày Nhật Bản chuyển sang dương lịch vào năm 1873,
ngày lể này cũng chuyển sang vào ngày 5 tháng 5 dương lịch. Tuy nhiên Tết Đoan
Ngọ - 5/5 Âm lịch hiện nay vẫn là ngày lễ truyền thống ở các nước, khu vực như
Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau, Hàn Quốc và Việt Nam (dân gian ta còn

gọi là Tết giết sâu bọ).
10


Lúc trước ngày này cũng được xem là Ngày của các bé trai, trong khi Ngày của
các bé gái (Hinamatsuri) được tổ chức vào ngày 3 tháng 3. Tuy nhiên ngày này đã trở
thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận
là Quốc lễ vào năm 1948, đổi tên thành ngày Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) để cầu
chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện lòng biết ơn đến những người mẹ.


Các hoạt động trong ngày lễ:

Các bạn nhỏ nhật bản trong một đám rước

Vào ngày lễ của mình, trẻ em sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống Nhật Bản
Kimono đẹp nhất, sau lưng đeo một túi giấy có hình cây tùng, con rùa hay con hạc với
đầy các món đồ chơi và kẹo ba mẹ mua cho. Sau khi ăn mặc chỉnh tề, cha mẹ đưa trẻ
em đến Thần xã, cầu nguyện và cảm ơn thần linh đã mang lại sức khỏe và niềm vui
cho trẻ em.
Bước vào tháng 5, cùng với sự đâm chồi nảy lộc của vạn vật, sự biến chuyển của
đất trời cũng dễ làm cho dịch bệnh phát sinh. Các gia đình người Nhật biết sử dụng
những loại hoa lá làm thuốc phòng bệnh hay những chiếc bánh tốt cho sức khỏe của
trẻ em. Ngoài ra dùng nước sương bồ để tắm với mong muốn các bé trai chiến đấu với
điềm dữ, điều ác để đạt được sự thành công. Với mong muốn chống lại tà ma và xua
đuổi bệnh tật không thể lại gần các em bé, cứ đến ngày này, bố mẹ sẽ tranh trí những
chiếc vòng được tết từ lá cây shoubu lên mái nhà phía trước cửa, thêm một ít lá nữa
vào bồn tắm khi tắm cho bé. Tập tục này xuất phát từ thế kỷ 8, người Nhật thường gắn
những nhành cây có hương thơm dễ chịu như cây diên vĩ (shoubu) hoặc cây yomogi
(giống như ngải cứu ở Việt Nam) lên quần áo hoặc trên mái nhà để xua đuổi tà ma và

quỷ thần. Vì tên cây diên vĩ trong tiếng Nhật đồng âm với một thành ngữ biểu thị sự
tôn sùng tinh thần thượng võ, nên nó được dùng để cầu chúc cho các em trai được
khỏe mạnh ngay từ thời thơ ấu.
Vào ngày này các gia đình sẽ treo trên các cột cao trước ban công hoặc cổng nhà cờ
cá chép Koinobori bằng vải đầy màu sắc . Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày tết thiếu
nhi ở Nhật Bản nhằm cầu mong cho những đứa trẻ được khỏe mạnh, thành công như
11


cá chép vậy. Trong 1 số ngôi nhà cá chép tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia
đình. Thông thường, cá chép màu đen được treo ở trên cùng tượng trưng cho người
cha, tiếp đến là cá chép đỏ tượng trưng cho người mẹ và cá chép màu xanh dương
tượng trưng cho bé trai. Bộ cá koi-nobori đầu tiên được làm bằng giấy, nhưng ngày
nay hầu hết được làm bằng vải lụa cho rẻ tiền. Các bộ koi-nobori dài khoảng 1,5m
thường bán rất chạy. Một bộ gồm cá bố màu đen, cá mẹ màu đỏ còn cá con thì màu
xanh. Đặc biệt thông dụng là bộ cá chép gồm cả bánh xe chong chóng, được buộc vào
sợi dây rồi gắn trên đỉnh cột, gặp gió chong chóng sẽ xoay tít, làm các chú cá cũng
tung bay phấp phới. Mỗi bộ như vậy giá khoảng 240 đôla đến 480 đôla. Theo các nhà
sản xuất koi-nobori thì trong nhiều gia đình, ngay từ khi bé trai mới được một tuổi,
ông bà đã mua tặng cho bé một bộ koi-nobori. Những gia đình có vườn rộng có thể
treo những chú cá dài tới trên 5m, trên những cọc cao vút dựng giữa vườn. Còn đối
với những căn nhà chật hẹp hơn ở các khu đô thị đông đúc thì người ta thường treo
trang trí cờ cá chép ở ngay các ban công.

Cờ cá chép

Ngoài treo cá chép, người Nhật còn trưng bày nhũng con búp bê Samurai bên trong
nhà. Những búp bê samurai đặc biệt biểu trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm và tính
kiên trì, được bày biện ở nơi trang trọng nhất. Trước đây vào mỗi dịp Đoan ngọ,
người Nhật thường cắm sào, lập hàng rào quanh nhà để cầu xin thần linh bảo vệ khỏi

quỷ dữ và những điềm gỡ. Sau đó, phong tục này dần dần chuyển thành việc trang trí
trong nhà bằng búp bê võ sĩ mặc áp giáp (gọi là yoroi) và đội mũ sắt (gọi là kabuto).
Tất nhiên, người dân thường thì không thể có vũ khí hay áo giáp thật được, nên người
ta phải làm những hình nhân võ sĩ bằng giấy. Phong tục trang trí búp bê tháng 5 được
cho là bắt đầu từ đó.

12


Trong lễ Kodomo no hi, người dân Nhật còn trưng bày búp bê võ sĩ trong nhà

Áo giáp, mũ sắt vốn được dùng để bảo vệ tính mạng của các võ sĩ trong chiến
tranh. Vì vậy, việc trưng bày những đồ vật này trong nhà là để cầu mong cho con trai
mình được khỏe mạnh. Áo giáp và mũ sắt cũng có nhiều kiểu khác nhau. Áo giáp thì
thay đổi theo thời gian do sự phát triển của vũ khí chiến đấu. Còn mũ sắt lại mang
nhiều ý nghĩa đặc biệt. Chẳng hạn như mũ sắt có hình trăng lưỡi liềm trên đầu là biểu
hiện cho sự bất tử, hình con chuồn chuồn biểu hiện cho chiến thắng, hình con bọ ngựa
biểu hiện cho khả năng tiên đoán được tương lai, hình chữ Ái biểu hiện cho thần chiến
tranh… Trong các biểu tượng được gắn trên mũ sắt thì phổ biến nhất phải kể đến biểu
tượng Kuwagata (hình chiếc mai/thuổng, một dụng cụ làm nông). Biểu tượng này thể
hiện sự kính trọng đối với tổ tiên.


Các tập tục khác:

Bên cạnh các phong tục kể trên thì vào ngày lễ Kodomo no hi các em bé sẽ
được tặng quà và ăn những món ăn truyền thống. Các món ăn không chỉ đẹp mắt,
thơm ngon, tốt cho sức khỏe mà còn ẩn chứa những ý nghĩa thú vị. Một số món ăn
đặc trưng: Kashiwa mochi là loại bánh gạo nếp, nhân đậu và được gói trong lá sồi
(kashi nghĩa là sồi), mang ý nghĩa như cây tùng, cây bách, cây sồi tượng trưng cho ý

chí vươn lên và sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách của một đấng nam nhi; Mugi
gohan là loại cơm với sắn, đựng trong nồi gỗ sơn hình cá chép, từng hạt gạo đều rời
nhau, ăn rất thơm và dẻo; Ngoài ra còn có món bánh hình cá chép và cơm thập cẩm
obento vô cùng đẹp mắt v..v...

13


Kashiwa mochi


Ý nghĩa của lễ hội:

Ở mỗi quốc gia đều có những tết dành riêng cho thiếu nhi với những phong tục,
cách thức tổ chức đa dạng và phong phú nhưng dù bằng cách này hay cách khác tất cả
cũng đều nhằm mục tiêu mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các em thiếu nhi, hi
vọng các em sẽ lên vui tươi và khỏe mạnh được cha mẹ hết lòng yêu thương chăm
sóc. Đây là dịp trẻ em được quan tâm, chăm sóc và được vui chơi. Từ đó cho thấy
người Nhật rất đề cao vai trò của trẻ em, quan tâm đến trẻ em như một cách xây dựng
đất nước tương lai.
1.4. Lễ hội Gion Matsuri:
Nhật Bản từ lâu được khách du lịch nước ngoài biết đến với rất nhiều lễ hội truyền
thống mang đậm nét văn hóa và trong số đó không thể không nhắc đến lễ Gion
Matsuri, bởi đây được coi là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất của xứ sở hoa anh
đào được tổ chức vào hàng năm.


Nguồn gốc lễ hội:

Lễ hội Gion Matsuri, được lấy tên từ một quận của Tokyo. Đã từ lâu, vùng đất

Kyoto là vùng đất chịu nhiều thiên tai, bão lụt, động đất, hỏa hoạn và dịch bệnh triền
miên. Người Nhật tin rằng việc tổ chức có thể cầu xin các vị thần phù hộ tránh khỏi
thiên tai, giữ cho tinh thần được thanh thản, tránh mọi sợ hãi và phiền muộn.
Lễ hội bắt đầu từ năm 869. Lúc đó thành phố Kyoto bị bệnh dịch, dân chúng chết
rất nhiều. Vị sư trụ trì chùa tổ chức một cuộc diễn hành, mang bàn thờ lưu động
(portable shrine) diễn hành qua đường phố Gion, xua đuổi bệnh dịch.
Và lạ thay, bệnh dịch chấm dứt. Dân chúng biết ơn, mỗi năm vào dịp tháng 7, để kỷ
niệm ngày đuổi dịch ra khỏi Kyoto cứu nguy dân chúng, người dân Kyoto xuống
đường diễn hành. Và lễ hội này phát sanh, và tồn tại xuyên qua nhiều biến cố lịch sử
và chiến tranh của nước Nhật.
14


Kể từ đó, lễ hội Gion đã có lịch sử hơn 1100 năm, bất chấp có rất nhiều cuộc chiến
nổ ra quanh và trong vùng. Sự cổ vũ về mặt tinh thần của người dân mang lại sự phát
triển cho lễ hội Gion. Đến cuối thời kỳ Kamakura (1185-1333), lễ hội trở thành cơ hội
để các tổ hợp làng nghề thủ công và các gia đình thương gia ganh đua và thể hiện tài
sản cũng như gu thưởng thức của bản thân bằng quy mô của cỗ kiệu, dàn nhạc công,
vũ công, diễn viên kịch và trưng bày các kiệt tác nghệ thuật, với quy mô càng ngày
càng lớn theo thời gian. Cuối thế kỷ 10, người ta phải gắn thêm bánh xe vào để có thể
diễu hành hoko. Vào thế kỷ 14, kiệu được trang bị thêm tầng 2 dành cho dàn nhạc
công.
Lễ hội được tổ chức trọn tháng 7 với các cuộc diễu hành của hàng chục chiếc xe
lớn được trang trí vô cùng rực rỡ qua nhiều đường phố chính của cố đô Kyoto. Hàng
năm, Lễ hội Gion thu hút một số lượng lớn các du khách trong và ngoài nước đến để
hưởng không khi lễ hội truyền thống, cũng như sống lại với cố đô Kyoto cổ kính, xinh
đẹp.


Các hoạt động trong lễ hội:


Lễ hội Gion được tổ chức trong vòng một tháng, từ mồng một tháng bảy cho đến
ngày 31 tháng bảy với rất nhiều sự kiện và các lễ lớn nhỏ. Tiêu điểm và hoành tráng
nhất của lễ hội phải kể đến Đền Yasaka, được biết đến như là Gion-san, nằm ở phía
đông của Thành phố Kyoto, nằm cuối con đường Shi-jo và cạnh công viên nổi tiếng
về Hoa anh đào Maruyama. Lễ hội Gion được bắt đầu từ đây. Đền Yasaka được mở
24 giờ và là một trong những thắng cảnh đẹp và nổi tiếng nhất của Kyoto cùng với
chùa Vàng, chùa Bạc, Kyomizudera… Đền hoành tráng và cũng rất yên tĩnh .

Một góc đền Yasaka

Đền gồm 3 phần là Ro-mon, Haiden và Honden. Romon là cổng lớn hai tầng, được
xây dựng từ theo phong cách của thời kì Morumachi (1338-1573). Có hai thần Thiện
Ác của Thần đạo ở hai bên cửa ra vào. Khi đi vào, có một con chó –sư tử đá theo
phong cách Triều tiên được biết đến như Koma-inu, bảo vệ cầu thang dẫn lên đền
chính. Hai-den nằm phía bên trái, đối diện là đài cầu lễ. Honden là phần chính của
15


đền, là phần quan trọng nhất bao gồm một toà nhà lớn 21*17.3 mét, vói mái hiên nửa.
Nếu muốn cầu điều gì, chỉ cần bỏ đồng 5 yên may mắn, rung chuông và vỗ tay hai lần
trước khi cầu, đừng quên vỗ tay thêm lần nữa trước khi kết thúc.

Công đền Yasaka

Một trong những nét văn hóa độc đáo, điểm nhấn hay phần hồn của lễ hội Gion
chính là hoạt động lễ diễu hành Yamaboko Junko. Sẽ là một sự thiếu sót nếu như nói
đến lễ diễu hành mà không nói đến hai loại kiệu dùng trong buổi diễu hành này. Hai
loại kiệu này chính là Hoko và Yama. Với cách lắp rắp, trang trí bằng nhiều món đồ
thủ công tinh xảo cùng nhiều đồ vật mang đậm nét văn hóa truyền, thống của Nhật

Bản, chiếc kiệu như một tác phẩm văn học đặc sắc được người dân bảo vệ và lưu giữu
đến ngày nay. Hoko là loại kiệu hai tầng, trọng lượng khoảng 7-9 tấn (có khi lên đến
12 tấn), chiều cao lên đến 25 mét, kiệu có 4 bánh xe, đường kính khoảng 1,9 mét. Để
di chuyển kiệu khổng lồ này, người ta cần đến 40-50 người kéo kiệu gọi là Hikiko, 4
người ngồi trên mái của kiệu để kiểm soát di chuyển gọi là Yanekata, 2 người đứng
trước hô khẩu hiệu gọi là Ondori, ngoài ra tầng hai có đến 35-40 người đứng trên kiệu
chơi nhạc cụ để lễ hội thêm phần khí thế.

Kiệu Hoko trong đoàn diễu hành

Khác với Hoko, kiệu Yama nhỏ hơn. Kiệu Yama được 14-24 người vát trên vai, tùy
theo vật liệu, đồ trang trí trên kiệu nhưu búp bê, dù giấy,cây trừ tà… mà kiệu có trọng
16


lượng khác nhau, thường là khoảng từ 0,5-1 tấn. Buổi diễu hành sẽ có tất cả 32 kiệu,
trong đó có 23 kiệuYama và 9 kiệu Hoko.

Kiệu Yama trong đoàn diễu hành

Trên khắp đường phố ở Tokyo, các cuộc diễu hành qua nhiều đường phố từ 9 giờ
sáng đến 1 giờ chiều của hơn 30 cỗ xe rực rỡ cùng với các giai điệu truyền thống. Các
cỗ kiệu chạm trổ hay sơn son thếp vàng, được trang hoàng với thảm, cồng chiêng, sáo
và trống. Làm cho các cuộc diễu hành của hàng chục chiếc xe lớn được trang trí vô
cùng rực rỡ qua nhiều đường phố chính của cố đô Kyoto.
Vị trí các kiệu được bốc thăm trước vài ngày diễn ra lễ diễu hành. Tuy nhiên có 8
kiệu không tham gia bốc thăm, vì 8 chiếc kiệu ấy vẫn luôn đi theo một trật tự nhất
định hằng năm. Một trong những chiếc kiệu đó là kiệu Hoko có vai trò dẫn đầu. Chiếc
kiệu dẫn đầu có vị trí đặc biệt vì đó là chiếc kiệu duy nhất được điều khiển bởi một
đứa trẻ. Đứa trẻ duy nhất này là người được lựa chọn để đại diện cho thần linh.


Một góc cuộc diễu hành

Ngoài các cuộc diễu hành lớn trên, lễ hội Gion Matsuri còn có rất nhiều hoạt động
và đêm hội sôi nổi được tổ chức như đêm hội Yoiyoiyoiyam,… Vào những ngày này
khu vực thương mại của thành phố được dành riêng cho người đi bộ trong suốt 3 đêm
đặc sắc nhất của cả mùa lễ này. Những thế con đường tổ chức lễ hội còn được bày
biện thành một dãy phố dài gồm các quầy hàng bán thức ăn như gà xiên nướng, bánh
17


xèo Nhật Bản, bánh cá nướng, bạch tuộc viên và nhiều món ăn đặc sắc khác; nô nức
thưởng thức không khí lễ hội với đèn lồng rực rỡ, âm nhạc sôi động, trang phục
truyền thống Yukata đầy màu sắc và những gian hàng ẩm thực, trò chơi, quà lưu niệm
nhộn nhịp….
Những người dân của thành phố đắm chìm vào không khí của lễ hội nổi bật với
những bộ trang phục truyền thống kín đáo, tinh tế với nhiều màu sắc, hoa văn của xứ
Phù Tang. Các cô gái khi tham gia lễ hội sẽ diện những bộ kimono sặc sỡ mùa hè đi
bộ trên phố. Trong suốt đêm hội của cuộc diễu hành, các thương nhân của thành phố
mở toang hết các cửa, phô ra những thứ đồ quý giá, bảo vật gia truyền cho khách vào
tham quan, trưng bày càng làm cho Tokyo thêm náo nhiệt và xinh đẹp, lộng lẫy…

Các cô gái trong trang phục truyền thống


Các gian hàng tại khu thương mại

Ý nghĩa của lễ hội:

Trong lịch sử và cả đến ngày nay, Kyoto đã là một vùng đất mang nhiều thương

đau khi liên tiếp chịu nhiều những cơn thịnh nộ của thiên nhiên như động đất, sóng
thần, hỏa hoạn … Vì thế người dân nơi đây đã tổ chức lễ như một cách để xoa dịu cơn
giận dữ của các thánh thần và giữ cho tinh thần được thanh thản, tránh mọi phiền
muộn, lo sợ. Lễ hội đã đem đến cho con người Nhật niềm tin vào sự bình yên và niềm
vui vẻ trong cuộc sống ở một đất nước nhiều thiên tai. Cho đến nay lễ hội Gion
Matsuri đã được duy trì đều đặn, đây chính là nơi thể hiện nét văn hóa truyền thống và
cả Lễ hội này chính là nơi thể hiện nét văn hóa truyền thống và sự phồn thịnh của đất
nước Nhật Bản.
PHẦN 2. BẢN SẮC VĂN HÓA NHẬT BẢN THỂ HIỆN QUA LỄ HỘI:
2.1. Một dân tộc gắn bó hòa hợp với thiên nhiên:
Nhật Bản đã tìm được sự kết hợp hài hòa không phải ở mức liên kết mềm yếu giữa
các yếu tố mà là sự liên kết giữa các đỉnh cao và trạng thái cực đoan của các yếu tố.
Đó là sự kết hợp giữa núi cao, rừng sâu với biển xanh dịu dàng, giữa cơn bão tuyết
với từng cánh hoa mong manh, giữa thanh kiếm sắc của các shogun với hoa anh đào
mùa xuân.
18


Tình yêu thiên nhiên của người Nhật không chỉ thể hiện qua nhu cầu tìm đến với
thiên nhiên mà còn trong mong muốn mang thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày.
Ở Nhật Bản, thưởng thức thiên nhiên là một nhu cầu mang tính cộng đồng chứ không
còn giới hạn trong sở thích của từng cá nhân. Người Nhật có những lễ hội nhằm thoả
mãn nhu cầu thưởng thức cảnh quan tươi đẹp của thiên nhiên trong đó nổi bật nhất là
hai lễ hội: hana-mi (ngắm hoa đào mùa xuân) và Momiji-gari (ngắm cây lá đỏ).
Mùa xuân là mùa hoa anh đào nở vào mùa xuân. Khi gần đến thời điểm hoa anh
đào nở rộ thì các gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cũng đã sẵn sàng cho các cuộc dã
ngoại dưới hoa. Mỗi người đều mang theo một món ngon gì đó đến cuộc vui này để
cùng liên hoan với nhau. Ta có thể thấy tầm quan trọng của hana-mi qua vốn từ vựng
phong phú liên quan đến sự kiện này: hatsu-hana (lúc khai hoa), hoặc hatsu-zakura
(những hoa anh đào đầu tiên), hana-mi bento (hộp cơm trưa phục vụ cho các cuộc vui

ngắm hoa anh đào), hana-mi sake (rượu uống khi ngắm hoa anh đào), hana-goromo
(trang phục dành cho dịp này).
Đất nước mặt trời mọc có hai mùa đẹp nhất là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa
anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân và kéo dài cho đến đầu hè. Trong khi đó, khi mùa
thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa rừng phong chuyển
sắc từ xanh sang đỏ. Nhiều người gọi đó là mùa lá đỏ. Phần lớn người Nhật nói rằng
đây là mùa đẹp nhất trong năm. Họ thích những khoảng thời gian này vì thời tiết ổn
định, lý tưởng cho việc đi du lịch.
Thú thưởng ngoạn, theo dõi sự đổi màu của lá phong về mùa thu được người Nhật
gọi là “momiji gari” dịch nghĩa là “nhặt lá thu vàng”. Người Nhật thích momiji-gari
giống như thích ngắm hoa đào, tức hanami, và thông lệ đó bắt nguồn từ cuộc sống của
người dân xứ này. Đến đây vào mùa lá thay màu, bạn sẽ cảm nhận được những nét
đẹp thiên nhiên thật hấp dẫn.
Một năm có đến hai mùa lễ hội ngắm hoa, mỗi mùa lại kéo dài vài tháng. Điều đó
cho thấy người Nhật có tâm hồn yêu thiên nhiên tột đỉnh và muốn hòa mình vào thiên
nhiên cây lá. Họ dành nhiều thời gian để nhìn ngắm nét đẹp của hoa lá, của đất trời
giao mùa. Cũng bởi thiên nhiên ưu đãi cho Nhật Bản có loài hoa anh đào kiêu sa cùng
cây là đỏ mùa thu rực rỡ, để người Nhật tạo cho mình những thú vui tao nhã đó.
Trong các lễ hội ngắm hoa, người Nhật không chỉ đơn thuần là ngắm hoa mà họ
còn nâng niu trân trọng từng cánh hoa, để ai cũng được ngắm như mình. Đó là sự tôn
trọng thiên nhiên và tôn trọng con người.
2.2. Coi trọng những giá trị truyền thống:
Có thể nói, những giá trị truyền thống là nền tảng cho lễ hội ở Nhật Bản. Lễ hội ở
Nhật Bản gắn liền mật thiết và chứa đựng sâu sắc những giá trị truyền thống. Những
lễ hội căn bản được hình thành nên từ những giá trị truyền thống, những văn hóa sơ
19


khai đúc kết bởi nét văn hóa và con người Nhật Bản. Càng về sau lễ hội Nhật Bản dựa
vào những nét truyền thống đó mà phát triển lễ hội theo cách của bản thân họ, không

bị pha tạp và biến tướng bởi bất kì nền văn hóa nào khác. Bởi những giá trị truyền
thống mà lễ hội Nhật Bản mang những nét độc đáo riêng biệt, mang vẻ của một Nhật
Bản vừa hiện đại mà vừa truyền thống.
Không chỉ thế, lễ hội Nhật Bản là cái kho tổng hợp những nét truyền thống độc đáo
từ trang phục, ẩm thực, phong tục, tập quán truyền thống của người Nhật Bản.
Kimono là trang phục mang giá trị truyền thống sâu sắc trong văn hóa Nhật Bản và
Kimono là trang phục độc đáo và duy nhất không thể thiếu trong bất kì lễ hội nào của
người Nhật Bản. Các món ăn như mochi, sushi cũng là đặc trưng truyền thống của lễ
hội ở Nhật Bản.
Người Nhật luôn có tâm thức đón Tết cổ truyền trong những nghi lễ truyền thống.
Mặc dù ngày nay người Nhật không còn đón Tết theo lịch âm nhưng họ vẫn tổ chức
một cái Tết đầm ấm theo phong tục địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc người
Nhật luôn tôn trọng những gì đẹp nhất mà người đi trước để lại. Cụ thể, người Nhật
vẫn dùng rượu otoso và sake thay vì rượu ngoại, họ làm thức ăn osechi để ăn dần, họ
vẫn dành thời gian cho sum họp gia đình và đi lễ đền chùa đầu năm,… Đó là những
giá trị truyền thống đáng quý trong thời hội nhập.
Việc kết hợp giữa phong tục, tập quán, những điệu múa truyền thống, trang phục và
món ăn truyền thống tạo nên những đa đạng độc đáo riêng cho lễ hội ở Nhật Bản.
Điều đó hình thành nên sự gắn kết trong các lễ hội, đồng thời những giá trị truyền
thống cũng là đặc điểm nhận dạng và tiền đề cho sự phát triển bền vững cho lễ hội ở
Nhật Bản.
2.3. Qúy trọng con người:
Nhật Bản là một quốc gia có sự đầu tư phát triển về mọi mặt, trong đó con người là
nhân tố hàng đầu trong các chiến lược quốc gia. Bởi vậy, Nhật Bản luôn luôn hướng
đến sự hoàn thiện trong nhân cách con người, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em ở Nhật ngoài
việc được giáo dục bài bản còn được tham gia vào các lẽ hội cho riêng mình.
Ở Nhật hằng năm có nhiều lễ hội dành cho trẻ em. Có thể kể đến lễ hội Búp bê vào
ngày 3 tháng 3 hằng năm dành cho các bé gái. Đây là ngày những gia đình Nhật cầu
mong sự hạnh phúc và giàu có cho những bé gái và giúp đảm bảo rằng chúng sẽ lớn
lên khoẻ mạnh và xinh đẹp. Lễ hội được tổ chức cả ở trong nhà lẫn ngoài bãi biển. Cả

hai phần đều có ý nghĩa bảo vệ tâm hồn những bé gái khỏi tà ma. Những bé gái sẽ
mặc những bộ kimono đẹp nhất và đến thăm nhà bạn bè.
Thứ hai là lễ hội Kodomono Hi ngày 5 tháng 5 dành cho các bé trai với việc treo cờ
các chép trước cổng nhà tượng trưng cho những bé trai thông minh, kiên cường giống
20


như “cá vượt vũ môn”. Ngày nay, lễ hội này đã thành quốc lễ chung cho mọi trẻ em
trên toàn nước Nhật.
Ngoài ra còn có lễ Shichigosan – Lễ hội “7-5-3″. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu
những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy,
các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cảm
ơn và xin được chúc phúc.
Không những vậy, vào ngày lễ tết, người Nhật thường có phong tục đến từng nhà
chúc tết người thân, đồng nghiệp, bạn bè. Khi đi chúc tết họ còn mang quà theo tặng
gia chủ như một món lộc đầu năm. Điều này thể hiện sự quan tâm giữa con người với
nhau trong các mối quan hệ.
2.4. Dấu ấn tôn giáo tín ngưỡng đậm nét:
Từ ngày xưa, các lễ hội nông nghiệp ở Nhật thường được tổ chức ở các vùng, với
mục đích là cầu khấn cho một vụ mùa bội thu, hoặc để cảm ơn thần linh đã cho một
mùa màng thắng lợi và đồng thời cầu khấn một vụ bội thu trong năm tới. Vào mùa
thu, lễ hội mùa gặt được tổ chức và người ta dâng lên cúng thần thành quả đầu tiên
của đồng ruộng. Khi có lễ hội, cả làng tham gia và ở nhiều nơi người ta tổ chức các xe
diễu hành mang hình tượng của các vị thần đi qua các phố xá. Tại cung điện của
Thiên Hoàng, đích thân nhà vua đóng vai người dâng những nông sản mới thu hoạch
cho thần linh.Hay trong lễ hội năm mới người Nhật tôn giáo chính là thờ Thần đạo, và
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn còn được coi là nét đẹp truyền thống của họ.
Văn hóa Lễ hội Nhật Bản mặc dù thấm đậm màu sắc của Thần đạo (Shinto giáo) là
Quốc đạo, Quốc giáo của người Nhật, nhưng vẫn đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
đạo Phật (Phật giáo) với các triết lý sống khởi nguồn từ các bậc thầy Nho giáo của

Trung Quốc: Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Tử… Ở Nhật ngày nay mặc dù là nước công
nghiệp hiện đại song vẫn lưu giữ truyền thống hoà hợp tâm linh của con người đối với
Thần, Phật và lòng biết ơn sâu sắc đối những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng. Đó cũng
chính là nền tảng của bản sắc văn hóa truyền thống Nhật Bản đã thể hiện rất rõ trong
hầu hết các phong tục, tập quán, lễ hội của người Nhật, trong đó phải kể đến các
phong tục, tập quán, lễ hội đã diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán vui đón năm mới.
Khi tìm hiểu văn hoá Tết của người Nhật Bản, chúng ta có thể thấy rất rõ một số nét
đẹp truyền thống.
Để chuẩn bị đón năm mới, trong nhũng ngày cuối năm cũ, các gia đình Nhật Bản
đều có tập quán dọn dẹp nhà cửa, trang trí kadomatsu trước cổng và shimekazari trên
cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón
Thần năm mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà. Bánh dày năm mới
kagamimochi được bày trên tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là
21


chỗ ngồi của Thần. Bánh này được làm từ loại gạo nếp mà người Nhật cho rằng mang
hồn của cây lúa.
Trong dịp Tết cổ truyền, người Nhật cũng đề cao việc cúng bái ông bà tổ tiên. Điều
này giống với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Người Nhật luôn dâng
những món ăn truyền thống của dân tộc mình lên bàn thờ tổ tiên. Việc cúng bái này
mang ý nghĩa mong muốn được phù hộ, chở che cho một cuộc sống tốt lành. Hơn nữa
cũng là để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, với các vị Thần. Ngày Tết, người Nhật
thường đi lễ chùa dâng hương Phật và cầu mong cho năm mới an khang. Đây là một
biểu hiện của dấu ấn Phật giáo trong ngày lễ của người Nhật.
Quốc giáo của Nhật Bản là Thần đạo Shinto nên dấu ấn của đạo này có ở hầu hết
các lễ hội trong năm của người bản xứ. Lễ hội Gion Matsuri ở đền Yasaka là một biểu
trưng cho Thần đạo Shinto với lễ diễu hành kiệu Hoko và Yama. Vào lễ năm mới,
người Nhật cũng có thói quen đi đến các đền Shinto làm lễ cầu may mắn.
C.KẾT LUẬN:

Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đồng nhất, được bạn bè quốc tế biết đến
bởi nhiều lễ hội đặc sắc. Bốn mùa ở Nhật Bản đều có những lễ hội đặc trưng. Lễ hội ở
Nhật Bản vừa mang nét truyền thống vừa đậm chất hiện đại. Thông qua các lễ hội đó,
du khách được hiểu thêm về văn hóa cũng như những tính cách đáng quý của con
người Nhật Bản cùng với nhiều phong tục tập quán đặc trưng ở địa phương. Đó cũng
là điều mà khách du lịch mong muốn khi đến với xứ sở hoa anh đào. Ngày nay, Nhật
Bản càng chú trọng đến các lễ hội để phát triển du lịch cũng như bảo tồn văn hóa
truyền thống quốc gia.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. “Lễ hội Gion tại Kyoto – nét đẹp văn hóa được giữ gìn qua năm tháng”, Nguyễn
Ngọc Minh Hương, Tạp chí Kilala.
2. “Đến đất nước mặt trời mọc dự lễ hội Gion Matsuri”, Minh Anh, Báo Dân Trí.
3. “Lễ hội Hoa anh đào tuyệt đẹp ở Nhật Bản”, Theo ChuDu24.
4. “Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản”, Dulichkhampha.org.
5. “Đặc điểm văn hóa Nhật Bản”, Nhatban.net.vn.
6. Du lịch Nhật Bản, Đỗ Thông Minh, NXB Tản Văn – Đông Kinh – Nhật Bản.
7. Từ điển bách khoa mở Wikimedia: vi.wikimedia.org.
8. “Năm mới truyền thống ở Nhật Bản”, Thùy Linh dịch, jnto.org.
9. “Lễ hội truyền thống Nhật Bản”, Ác Nhân Cốc, Báo sinh viên.
10. Người Nhật, V.Pronikov & I.Lananov, Đức Dương biên soạn, NXB Tổng hợp
Tp Hồ Chí Minh, 2000.
11.

23



THỰC HIỆN:
1. Mai Thị Phương Mai
2. Lê Thị Thanh Tâm
3. Đinh Thị Thanh Vy
4. Nguyễn Thị Thúy Mỹ
5. Nguyễn Thị Ánh Ly
6. Đặng Thị Diễn

24



×