Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống bưởi việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.76 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MÃ SỐ: SV2013-02
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN GEN GUS CỦA MỘT SỐ
GIỐNG BƯỞI VIỆT NAM

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: Đinh Thị Huệ

Thái Nguyên, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MÃ SỐ: SV 2013- 02
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN GEN GUS CỦA MỘT SỐ
GIỐNG BƯỞI VIỆT NAM

Chủ trì đề tài


: Đinh Thị Huệ

Thời gian thực hiện

: Từ 03/2013 – 03/2014

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Bùi Tri Thức

Địa điểm nghiên cứu

: Phòng thí nghiệm

Khoa Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “Nghiên cứu khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống bưởi Việt
Nam”.
Mã số: SV 2013-02
Chủ nhiệm đề tài: Sv. Đinh Thị Huệ

Tel.(+84) 01648939003

E-mail:

Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Cơ quan phối hợp thực hiện :
Bộ môn Công nghệ sinh học, khoa Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014
1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống bưởi Việt Nam.
2. Nội dung
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu cắt mẫu đến khả năng tiếp nhận gen gus.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức biến nạp đến khả năng tiếp nhận gen gus.
3.Kết quả chính đạt được
Bước đầu khảo sát một số yếu tố của quy trình chuyển gen để làm cơ sở cho các
nghiên cứu chuyển gen hữu ích áp dụng trên cây bưởi.


SUMMARY

Project title: “Researching capacity to receive gene gus of some breed
grapefruit Viet Nam’’.
Code number: SV 2011 - 02
Coordinator: Sv. Dinh Thi Hue

Tel. (+84) 01648939003

E-mail :
Implementing institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Coorperating institution:
Department of Biotechnology, Faculty of Biotechnology – Food Technology,
University of Thai Nguyen
Duration : From March 2013 to March 2014

1. Objective: To study the possibility of receiving some gus gene Vietnam pomelo.
2. Main Contents:
- The type reasearch effects of cutting capacity to receive the gus gene.
- The transformants of the method research effects capacity to receive the gus gene.
3. Obtained results
The gene transfer processes completely as basis for the steps value of transgenic
into grapefruit.


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài.................................................................................................... 1
1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1. Giới thiệu chung về cây bưởi .................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................................... 3
2.1.2. Phân loại.................................................................................................................. 3
2.1.3. Giá trị cây bưởi ...................................................................................................... 4
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây bưởi ..................................................................... 4
2.1.4.1. Đặc điểm chung ................................................................................................... 4
2.1.4.2. Đặc điểm từng giống bưởi dùng trong nghiên cứu ........................................... 5
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam ................................... 6
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới ................................................. 6
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam .................................................. 8
2.3. Cơ sở khoa học của công nghệ chuyển gen vào thực vật........................................ 9
2.3.1.Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và hiện tượng biến nạp gen vào thực vật 9
2.3.1.1. Giới thiệu chung về vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens .............................. 9

2.3.1.2. Cấu trúc và chức năng của Ti-plasmid............................................................. 10
2.3.1.3. Cấu trúc và chức năng của T-DNA .................................................................. 10
2.3.1.4. Cơ chế phân tử của việc chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens ...................................................................................................................... 11
2.4. Hệ thống vector chuyển gen ................................................................................... 12
2.4.1. Hệ vector nhị thể .................................................................................................. 12
2.4.2. Hệ vector liên hợp ................................................................................................ 13
2.4.3 Hệ thống gen chỉ thị sử dụng trong chuyển gen .................................................. 16
2.4.3.1. Gen chỉ thị sàng lọc ........................................................................................... 17
2.4.3.2. Gen chỉ thị chọn lọc .......................................................................................... 17
2.5. Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen với cây có múi ..................................................... 18
2.5. 1. Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen với cây có múi trên thế giới............................ 18
2.5. 2. Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen với cây có múi ................................................. 19


PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 20
3.1. Vật liệu và hóa chất, thiết bị nghiên cứu ................................................................ 20
3.1.1. Vật liệu thực vật ................................................................................................... 20
3.1.2. Chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và vector chuyển gen ................. 20
3.1.3. Hóa chất và thiết bị sử dụng ............................................................................... 20
3.2. Phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 20
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 21
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 21
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 21
3.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chuyển gen gus vào bưởi thông qua vi khuẩn
A.tumefaciens .................................................................................................................. 21
3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
nhận gen ở một số giống bưởi thông qua vi khuẩn A. tumefaciens. ............................ 22

3.3.3. Theo dõi, đánh giá, xử lý số liệu ......................................................................... 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 24
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tiếp nhận gen gus của
một số giống bưởi ở Việt Nam....................................................................................... 24
4.1.1. Kết quả ảnh hưởng của kiểu cắt mẫu đến khả năng tiếp nhận gen gus của một
số giống bưởi ở Việt Nam .............................................................................................. 24
4.1.2. Kết quả ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến khả năng tiếp nhận gen gus vào
một số giống bưởi ở Việt Nam....................................................................................... 26
4.1.3. Kết quả ảnh hưởng của thời gian hút chân không đến khả năng tiếp nhận gen
gus vào một số giống bưởi ở Việt Nam ......................................................................... 28
4.1.4. Kết quả ảnh hưởng của phương thức lây nhiễm đến khả năng tiếp nhận gen ở
một số giống bưởi thông qua vi khuẩn A. tumefaciens. ............................................... 30
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 35


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “Nghiên cứu khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống bưởi Việt
Nam”.
Mã số: SV 2013-02
Chủ nhiệm đề tài: Sv. Đinh Thị Huệ

Tel.(+84) 01648939003

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Cơ quan phối hợp thực hiện :
Bộ môn Công nghệ sinh học, khoa Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014
1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống bưởi Việt Nam.
2. Nội dung
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu cắt mẫu đến khả năng tiếp nhận gen gus.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức biến nạp đến khả năng tiếp nhận gen gus.
3.Kết quả chính đạt được
Bước đầu khảo sát một số yếu tố của quy trình chuyển gen để làm cơ sở cho các
nghiên cứu chuyển gen hữu ích áp dụng trên cây bưởi.


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Ti-plasmid dạng octopin ................................................................................ 10
Hình 2.2. Cấu trúc T-DNA ............................................................................................. 11
Hình 2.3. Quá trình chuyển T-DNA vào tế bào thực vật ............................................. 12
Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc vector nhị thể ......................................................................... 13
Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc vector liên hợp ....................................................................... 14
Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc chung của vector pCambia ................................................... 15
Hình 2.7. Cấu trúc vector pCambia 3301 ...................................................................... 15
Hình 3.1. T-DNA của plasmid pCambia3301 mang gen bar và gen gus, mỗi gen
điều kiển bởi CaMV 35S promoter (LB: ranh giới trái, RB: ranh giới phải).............. 20
Hình 3.2. Quy trình chuyển gen gus vào bưởi thông qua vi khuẩn A.tumefaciens
(theo Yan - Xin Duan và cs, 2007) ................................................................................ 21


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bưởi (Citrus grandis L.Osbeck) là một trong số cây ăn quả có múi được
trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước thuộc vùng Châu Á: Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin. Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu
khắp các tỉnh thành trong cả nước , đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi cổ
truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Diễn
(Hà Nội), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long) và gần đây là
bưởi Da Xanh - Mỏ Cày (Bến Tre).
Bưởi là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Theo tác giả Trần
Thế Tục [12] thì thành phần hóa học có trong 100g quả bưởi tươi phần ăn được:
đường 6 – 12%, lipit 0,1g, protein 0,9g, vitamin C 90mg, xeluloza 0,2g, ngoài ra
còn có các loại vitamin B1, B2,…carotene 0,2mg, các khoáng chất ở dạng vi
lượng rất cần thiết cho cơ thể con người.
Việt Nam biết đến là một trong những nước nằm ở trung tâm phát sinh của
nhiều giống cây ăn quả có múi [3]. Tuy nhiên những năm gần đây, dịch bệnh trên
cây ăn quả xuất hiện ngày càng nhiều nhất là các bệnh do virus, vi khuẩn như: bệnh
tàn lụi (tristeza), bệnh vàng lá (greening) làm suy giảm diện tích, năng suất và phẩm
chất của cây [2].
Kỹ thuật nuôi cấy mô và kỹ thuật di truyền đã đưa ra phương pháp để cải thiện
năng suất và chất lượng cây bưởi. Nhân giống bưởi bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế
bào từ lá mầm, mẫu lá hay chồi đỉnh đã được áp dụng để tái sinh cây bưởi invitro
hoàn chỉnh. Bằng phương pháp này có thể tạo ra số lượng cây mong muốn. Bên
cạnh các nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống, các nhà khoa học đã ứng
dụng kỹ thuật chuyển gen cây trồng trên cây có múi. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu
tạo giống cây trồng biến đổi gen đang được tiếp cận, đầu tư và triển khai nghiên cứu
.Việc chuyển gen có lợi vào các giống cây ăn quả còn khá mới mẻ.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu
khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống bưởi Việt Nam”



2

1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu khả năng tiếp nhận gen gus của một số giống bưởi Việt Nam
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu cắt mẫu đến khả năng tiếp nhận gen gus.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức biến nạp đến khả năng tiếp nhận gen
gus.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Bước đầu khảo sát một số yếu tố của quy trình chuyển gen để làm cơ sở cho
các nghiên cứu chuyển gen có giá trị vào cây bưởi.
+ Cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho sinh viên, giúp sinh viên hoàn
thiện về cả kiến thức lý thuyết lẫn thực tiễn.
- Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra quy trình tái sinh tạo cây bưởi
chuyển gen hoàn chỉnh phục vụ cho công tác chọn tạo giống tốt, giống mới.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây bưởi
2.1.1. Nguồn gốc
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck, là loại cây ăn quả có
múi có giá trị đã được trồng lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có sự thống nhất về nguồn gốc xuất xứ của cây trồng này. Có rất nhiều quan điểm
của các nhà khoa học trên thế giới về nguồn gốc của cây bưởi.
Theo Chawalit Niyomadham, 1992 [27] cho rằng: Bưởi có nguồn gốc ở

Malaysia, sau đó lan sang Indonesia. Trung Quốc, phía Nam Nhật Bản, phía Tây Ấn
Độ, Địa Trung Hải và Mỹ. Janata cho rằng: bưởi được thu thập từ những cây hoang
dại ở Garohills, từ vùng nguyên sản này bưởi được chuyển đến phía Đông của vùng
trồng cây có múi ở Yongtze và phía Nam Đại Tây Dương theo đường Salween hoặc
đường Songka [27].
Theo quan điểm của Giucopki để có tài liệu chắc chắn về nguồn gốc của cây
bưởi cần nghiên cứu các thực vật thuộc họ Rutaceae và nhất là họ phụ Aurantinoide
ở vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo Đông
Dương [27]. Một số tác giả Trung Quốc cho rằng: cây bưởi hiện đang trồng ở Trung
Quốc có thể được du nhập. Song sự du nhập phải từ trên 2000 năm. Ở Việt Nam
theo một số tài liệu nghiên cứu về cây ăn quả có múi, bưởi thuộc họ cam quýt có
nguồn gốc ở Đông Nam Á ( Thái Lan và Malaysia ) sau đó lan rộng qua Ấn Độ,
Trung Quốc và Iran [7].
2.1.2. Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm hình thái và sự phân bố địa lý bưởi được phân loại thuộc [12]:
Cây bưởi thuộc họ cam: Rustanceae.
Họ phụ: Aurantioideae.
Chi: Citrus.
Chi phụ: Eucitrus.
Loài: Citrus grandis.
Theo sơ đồ phân loại cây có múi của Swingle (1948) thì có hai loại bưởi chính: bưởi
đơn (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradisi). Đây là hai loài khác nhau trong
cùng một chi Citrus có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Phạm Thị Chữ, 1998) [4];
(Ghosh, 1985 )[21]). Năm 1830, Macfadyen đã phân bưởi chùm thành một loài mới
tên là Citrus paradisi (Robert, 1967) [32].


4

2.1.3. Giá trị cây bưởi

- Giá trị dinh dưỡng:
Dịch quả bưởi chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng, qua kết quả phân tích hàm
lượng các chất dinh dưỡng của một số giống bưởi ở nước ta cho thấy trong 100g
phần ăn được của bưởi có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau [2]. Trong đó:
+ Thành phần dinh dưỡng chính gồm: nước 80g, glucid 9g, protid 0.6g, lipid
0.1g.
+ Các chất khoáng: Ca 23mg, P 19mg, Fe 0.5mg, chất xơ 0.7mg ( ngoài ra còn
các K, Mg, Na, Cu...).
+ Các vitamin: B1 0.04mg, B2 0.02mg, PP 0.3mg. Cung cấp 30-43 calo.
- Gía trị sử dụng:
Người ta trồng bưởi để lấy quả ăn, lấy hoa để ướp hương thơm các món ăn,
hoặc dùng để chưng cất nước hoa bưởi làm hương liệu mỹ phẩm. Theo Đông y quả
bưởi có vị chua, có tác dụng giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai
nôn mửa, biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng [7].
- Giá trị kinh tế:
Theo số liệu thống kê năm 2010 và năm 2011 về tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước cho thấy: năm 2010 ở lĩnh vực nông nghiệp diện tích và sản
lượng một số loại cây ăn quả tiếp tục tăng lên; sản lượng cam, quýt của cả nước ước
tính đạt 729,4 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm trước, sản lượng bưởi đạt 394,1
nghìn tấn tăng 3,4% so với năm 2009. Năm 2011, sản lượng một số cây ăn quả cũng
đạt khá cao trong đó sản lượng bưởi đạt 417,6 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm
2010 [14].
Trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Thượng Mỗ - Hà Tây người ta tính được
hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4-5 lần so với trồng lúa. Đối với bưởi Đoan Hùng,
thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi thu được mỗi năm 15-20 triệu đồng/năm.
Với các giống bưởi Năm Roi, Da Xanh thu nhập lên tới 120-150 triệu/ha [15].
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây bưởi
2.1.4.1. Đặc điểm chung
Theo Trần Thế Tục và cs (1998) [12] cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi,..)
thường trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn cây con, giai đoạn ra hoa kết quả và cuối
cùng là thời kỳ già cỗi.

- Rễ bưởi: Rễ bưởi phân bố ở tầng đất sâu 10-30cm. Rễ hút tập trung ở tầng
sâu 10-25cm. Hệ rễ phát triển mạnh, sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ
nhất là vào thời điểm tháng 2 đến tháng 9 [11].


5

- Thân, cành: Bưởi là cây thân gỗ, có thể có từ 4-6 cành chính. Khả năng phân
cành của cây bưởi khác nhau có loại phân cành hướng ngọn, có loại phân cành
ngang và phân cành hỗn hợp. Cam quýt nói chung và bưới nói riêng không có thân
chính rõ rệt, cành lá xum xuê, rậm rạp [11].
- Lá: Cây bưởi là cây ăn quả có lá thường xanh và sống lâu năm, thân cây cao,
tán cây hình tròn tự nhiên hoặc hình tròn dẹt. Trong một năm bưởi có thể ra nhiều
đợt lộc tùy vào vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con
người, thông thường ra từ 2-4 đợt lộc trong một năm [11].
- Hoa: Hoa bưởi phân ra làm hai loại là ho đủ và hoa dị hình [11]. Trong đó:
+ Hoa dị hình: là hoa phát triển không đầy đủ cuống hoa và cánh hoa ngắn, số
lượng hoa ít, chiếm từ 10-20% số lượng hoa có trên cây.
+ Hoa đủ: là hoa có cánh dài, mọc thành cụm hoặc mọc đơn lẻ. Nhị hoa có
phấn hoặc không có phấn. Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, sếp thành 2 vòng.
- Quả: quả bưởi có từ 8-14 múi, mỗi múi có từ 0-20 hạt hoặc nhiều hơn. Qủa
bưởi có nhiều màu tùy thuộc vào giống và điều kiện khí hậu từng vùng. Thường quả
bưởi có các màu đặc trưng là vàng, da cam, đỏ, xanh. Mặt ngoài vỏ quả có lớp tế
bào sừng và có rất nhiều túi tinh dầu. Lớp giữa vỏ quả và vách múi là một tầng vỏ
trắng xốp [11].
2.1.4.2. Đặc điểm từng giống bưởi dùng trong nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của để tài, tôi sử dụng 3 giống bưởi chính: bưởi
Diễn, bưởi Đào, bưởi Phúc Trạch.
- Bưởi Diễn
Theo tác giả Ngô Hồng Bình [2] bưởi Diễn có đặc điểm như sau:

+ Nguồn gốc: Đoan Hùng – Phú Thọ, sau đó được trồng nhiều ở 2 xã Phú
Diễn và Phú Minh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
+ Đặc tính: Bưởi Diễn có vị ngọt, quả để càng lâu càng ngon. Bưởi Diễn quả
tròn, vỏ quả nhẵn khi chín quả bưởi chuyển sang màu vàng cam, mỏng vỏ, tép giòn,
ăn vào ngọt mát và thơm. Sau thu hái có thể để được từ 3-5 tháng.
+ Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vụ đông, thường trước tết Nguyên Đán từ
15-20 ngày.
- Bưởi Đào
Theo tác giả Hoàng Minh, 2005 [10] bưởi Đào có đặc điểm như sau:
+ Nguồn gốc: Giống bưởi này có nhiều dạng khác nhau, điển hình là bưởi Đào
trồng ở xã văn quán, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, bưởi này được
trồng phổ biến ở nhiều địa phương như Hàm Yên – Tuyên Quang, Phú Bình – Yên


6

Bái, Hoài Đức – Hà Tây và nhiều ngoại thành của Hà Nội .
+ Đặc tính:Qủa có hai dạng hình cầu hơi dẹt và thuôn dài, trọng lượng trung
bình từ 1,0-1,2kg, khi chín vỏ quả lẫn cùi và đều có màu đỏ gấc, vỏ quả ngắn có
nhiều túi tinh dầu thơm .
+ Thời gian thu hoạch: Bưởi Đào thường thu hoạch muộn vào khoảng cuối
tháng 1 hoặc 2 dương lịch [12].
- Bưởi Phúc Trạch
+ Nguồn gốc: Bưởi Phúc Trạch có từ lâu đời trên vùng đất Hương Khê, Hà
Tĩnh. Bưởi này chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị của mình khi trồng ở huyện
Hương Khê, Hà Tĩnh – nơi có bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô và Lộc
Yên là nơi sản sinh ra cây bưởi Phúc Trạch. Hiện nay, giống bưởi này được trồng ở
hầu khắp 28 xã trong huyện và các vùng lân cận [2].
+ Đặc tính: Bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, màu sắc vỏ quả xanh vàng,
màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 11,5kg, số múi 14-16 múi/quả, tỷ lệ phần ăn được từ 60-65%, số hạt bình quân trong

quả 50-70 hạt/quả. Bưởi Phúc Trạch có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị
hơi chua [2].
+ Thời gian thu hoạch: mùa bưởi Phúc Trạch chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng
(7,8 và tháng 9 âm lịch ).
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
- Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Hằng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4 – 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi
chùm (Citrus paradisi) và bưởi ( Citrus grandis), chiếm 5,4 – 5,6% tổng sản lượng
cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8 – 3,5 triệu tấn, còn lại bưởi
chiếm một lượng rất ít khoảng 1,2 – 1,5 triệu tấn. Tính theo sản lượng, bưởi đứng ở
vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau nho [17]. Trên thế giới hiện nay, cây bưởi chủ yếu
được trồng ở ba khu vực: châu Mỹ, Địa Trung Hải và chấu Á. Trong đó, Bắc Mỹ là
khu vực trồng bưởi lớn nhất sau đó đến châu Á và vùng Địa Trung Hải.
Theo số liệu thống kê của FAO tình hình sản xuất bưởi trên thế giới qua các
năm (từ năm 2000-2011) tương đối ổn định và được thể hiện ở bảng dưới đây:


SUMMARY

Project title: “Researching capacity to receive gene gus of some breed
grapefruit Viet Nam’’.
Code number: SV 2011 - 02
Coordinator: Sv. Dinh Thi Hue

Tel. (+84) 01648939003

E-mail :
Implementing institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Coorperating institution:

Department of Biotechnology, Faculty of Biotechnology – Food Technology,
University of Thai Nguyen
Duration : From March 2013 to March 2014
1. Objective: To study the possibility of receiving some gus gene Vietnam pomelo.
2. Main Contents:
- The type reasearch effects of cutting capacity to receive the gus gene.
- The transformants of the method research effects capacity to receive the gus gene.
3. Obtained results
The gene transfer processes completely as basis for the steps value of transgenic
into grapefruit.


8

năng suất có sự tăng lên đạt 279,651 tạ/ha. Đứng thứ hai là Ấn Độ với diện tích
năm 2008 là 36 200 ha, năng suất đạt 125,138 tạ/ha, đến năm 2010 diện tích tăng
lên 55 500 ha và năng suất đạt được là 137,712 tạ/ha. Năng suất quả có múi bình
quân năm 2008 thấp nhất ở Afghanistan đạt 86,900 tạ/ha, đến năm 2010 thấp nhất
là Philippines với năng suất là 89,741 tạ/ha [19].
-Tình hình tiêu thụ bưởi trên thế giới
Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho tiêu thụ bưởi. Trong năm 2004/ 05
trong bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 80 851 tấn bưởi tươi, năm
2005/ 06: 102-119 nghìn tấn, năm 2006/ 07: 136 nghìn tấn. Nam Phi cũng xuất
sang Nhật khoảng 96 721 tấn trong năm 2004/ 05, tăng gần 1,55 triệu tấn so với
năm 2003/ 04.
Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích.
Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại quả
có múi quý hiếm. Năm 2004 Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so với 32 ngàn tấn
năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm 2001. Trong 9 tháng đầu
năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy trong năm 2004 Nga đứng thứ 3

thế giới về nhập khẩu bưởi sau Nhật bản (288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn ),
trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho
Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam Phi.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
-Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi nói riêng được coi
là một trong 4 loại cây ăn quả chủ lực. Theo Trần Thế Tục và cs (1996) [13] nước ta
có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu là: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc
Trung Bộ, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt nam giai đoạn 2007-2011
Năm
STT

Chỉ Tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2 100

2 200

2 237


2 224

2 221

1

Diện tích (ha)

2

Năng suất (tạ/ha)

110,476

109,091

109,437

114,892

117,582

3

Sản lượng (tấn)

23 000

23 200


24 481

25 538

26 125

(Nguồn: FAOSTAT, 2011) [19]
Với số liệu thống kê ở bảng 2.3 thì diện tích trồng bưởi khá ổn định qua các
năm từ 2007 đến 2011. Diện tích cao nhất là năm 2009 với tổng diện tích 2 237 ha.


9

Cùng với sự ổn định của diện tích thì năng suất cũng dần ổn định. Năng suất
cao nhất là năm 2011 với tổng năng suất là 117,582 tạ/ha. Thấp nhất là năm 2008 với
109,091 tạ/ha. Tổng sản lượng đạt cao nhất là 26 125 tấn năm 2011. Tuy rằng diện
tích có giảm từ năm 2009 sang 2011 nhưng năng suất và sản lượng lại có xu hướng
tăng lên [19].
Hiện nay, ở nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước trong
đó tập trung ở một số vùng sản xuất bưởi nổi tiếng như: vùng bưởi Đoan Hùng –
Phú Thọ, bưởi Diễn – Hà Nội, Phúc Trạch – Hà Tĩnh, Thanh Trà – Thừa Thiên Huế
và vùng bưởi Đồng bằng sông Cửu Long.
-Tình hình tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Trước đây ,bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng để ăn tươi và sản xuất bưởi của
nước ta chỉ đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần đây đã có
một số công ty như Hoàng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt động như đầu tư
sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo GAP, đăng ký thương hiệu
một số giống bưởi ngon ở nước ta như bưởi Diễn, Năm Roi, Da Xanh...với mục
đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Bảng 2.4 Giá trị xuất khẩu cây có múi tại Việt Nam (2001-2008)
Đơn vị: 1.000 USD
Năm
Loại quả

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Bưởi

0

17

0

0


26

195

699

1291

Chanh

154

32

0

7

52

92

326

1111

Quýt

24


44

126

148

21

44

25

98

Cam

0

3

11

4

12

22

74


15

26

79

8

20

59

32

187

122

216

167

131

412

1156

2 702


Quả có múi khác 381
Tổng

559

(Nguồn: Trung tâm thương mại quốc gia, 2009)
2.3. Cơ sở khoa học của công nghệ chuyển gen vào thực vật
2.3.1.Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và hiện tượng biến nạp gen
vào thực vật
2.3.1.1. Giới thiệu chung về vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
A.tumefaciens là loài vi khuẩn đất, có dạng hình gậy, kích thước 2,5-3,0 x 0,70,8mm, dạng đơn bào, không tạo ra bào tử, có vỏ và lông roi, là vi khuẩn hiếu khí,
nhuộm màu gram âm (-), khuẩn lạc tròn và rìa nhẵn [6].


10

A.tumefaciens là loài vi khuẩn gây ra bệnh khối u hình chóp ở các vị trí tổn
thương của thực vật hai lá mầm. Chỉ rất ít thực vật một lá mầm thuộc họ Liliaceae
và Amaryllidaceae là dễ bị bệnh khối u hình chóp [6].
Mô khối u tổng hợp amino acid và các dẫn xuất của đường được biết chung là
opine. Octopine và nopaline là hai loại opine có nguồn gốc từ arginine và dễ dàng
phát hiện nhất trong mô khối u hình chóp [6].
2.3.1.2. Cấu trúc và chức năng của Ti-plasmid
Năm 1974, Schell và Van Montagu, trường Đại học Gand (Bỉ) chứng minh
rằng, các chủng gây khối u ở A.tumefaciens chứa một plasmid hình vòng có kích
thước lớn (khoảng 200-250kbp) có khả năng gây ra khối u. Plasmid này gọi là Tiplasmid mang rất nhiều gen, đặc biệt là các gen cần thiết cho sự tái bản [5].

Hình 2.1. Ti-plasmid dạng octopin
Trong Ti-plasmid có hai vùng quan trọng cần thiết cho quá trình chuyển gen ở

thực vật. Thứ nhất, vùng T-DNA là vùng được chuyển vào thực vật nhờ quá trình tiếp
hợp giữa A.tumefaciens và thực vật ở những chỗ có vết thương.
Hiện nay trong kỹ thuật chuyển gen cây trồng, người ta lợi dụng vùng T-DNA
đã mang đoạn gen quan tâm chuyển vào thực vật. Thứ hai, vùng vir là vùng gây độc
cho thực vật nên không được chuyển vào bộ gen của cây trồng, mà nó đóng vai trò hỗ
trợ quá trình chuyển T-DNA vào trong tế bào thực vật [8].
2.3.1.3. Cấu trúc và chức năng của T-DNA
T-DNA là một đoạn DNA có kích thước 25kb, trong đó chứa gen mã hóa cho
sinh tổng hợp auxin, cytokinin, opine và các gen gây khối u. Trong Ti-plasmid, vị trí
của T-DNA được giới hạn bằng bờ phải (RB- Right Border) và bờ trái (LB- Left
Border) [8].


11

Ở Ti-plasmid dạng nopaline, T-DNA xâm nhập vào genome thực vật ở dạng
một đoạn liên tục dài 22kb. Trong khi ở Ti-plasmid dạng octopine, T-DNA là một
đoạn gen liên tục dài 13kb. T-DNA mang rất nhiều gen như : (1) Các gen mã hóa
những enzyme cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp opine ; (2) Các gen gây khối u
như tms1 , tms2 ,tmr mã hóa cho các enzyme liên quan đến quá trình sinh tổng hợp
auxin và citokinin. Trong các vùng DNA của Ti-plasmid, ngoài T-DNA vùng được
nghiên cứu nhiều hơn cả là vùng DNA phụ trách khả năng lây nhiễm còn gọi là
vùng vir. Sản phẩm hoạt động của các gen nằm trong vùng vir là một loạt các
protein đặc hiệu như virE2, virB, virD, virD2,…[22].
lb

vùng gâ y khối u (onc)

tms1


tms2

2

1

tmr

tggcggatatatatgtggtgtaaac

rb

nos

tgacaggatatatggcgggtaaac

Hình 2.2. Cấu trúc T-DNA
2.3.1.4. Cơ chế phân tử của việc chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens
Các tế bào cây khi bị tổn thương sẽ tiết ra các hợp chất hóa học dẫn dụ vi
khuẩn như: acetosyringon (As), alpha hydroxy-acetosyringon...Dưới tác dụng của
các hợp chất này, A.tumefaciens nhận biết rồi bám vào thành tế bào chủ và chuyển
T-DNA vào tế bào thực vật. Qúa trình này được sự trợ giúp đặc biệt của các gen vir
và RB, LB. Cũng chính các chất này, với vai trò cảm ứng, giúp cho các gen vùng
vir hoạt động và tăng cường biểu hiện [5].
Sự tiếp xúc của Agrobacterium với các hợp chất giải phóng từ mô thực vật bị
tổn thương đã làm cho vùng vir của Ti-plasmid được hoạt hóa và phiên mã.


MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài.................................................................................................... 1
1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1. Giới thiệu chung về cây bưởi .................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................................... 3
2.1.2. Phân loại.................................................................................................................. 3
2.1.3. Giá trị cây bưởi ...................................................................................................... 4
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây bưởi ..................................................................... 4
2.1.4.1. Đặc điểm chung ................................................................................................... 4
2.1.4.2. Đặc điểm từng giống bưởi dùng trong nghiên cứu ........................................... 5
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam ................................... 6
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới ................................................. 6
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam .................................................. 8
2.3. Cơ sở khoa học của công nghệ chuyển gen vào thực vật........................................ 9
2.3.1.Vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và hiện tượng biến nạp gen vào thực vật 9
2.3.1.1. Giới thiệu chung về vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens .............................. 9
2.3.1.2. Cấu trúc và chức năng của Ti-plasmid............................................................. 10
2.3.1.3. Cấu trúc và chức năng của T-DNA .................................................................. 10
2.3.1.4. Cơ chế phân tử của việc chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens ...................................................................................................................... 11
2.4. Hệ thống vector chuyển gen ................................................................................... 12
2.4.1. Hệ vector nhị thể .................................................................................................. 12
2.4.2. Hệ vector liên hợp ................................................................................................ 13
2.4.3 Hệ thống gen chỉ thị sử dụng trong chuyển gen .................................................. 16
2.4.3.1. Gen chỉ thị sàng lọc ........................................................................................... 17
2.4.3.2. Gen chỉ thị chọn lọc .......................................................................................... 17

2.5. Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen với cây có múi ..................................................... 18
2.5. 1. Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen với cây có múi trên thế giới............................ 18
2.5. 2. Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen với cây có múi ................................................. 19


13

dòng tế bào thực vật có thể được thực hiện do hoạt động chức năng của vùng vir.
Có hai loại vector được sử dụng trong hệ thống vector nhị thể:
(1)

Vector chuyển gen

(2)

Vector bổ trợ

Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc vector nhị thể
Hai cấu trúc này cùng được đưa vào Agrobacterium, khi các gen trên vector
bổ trợ hoạt động thì các sản phẩm của nó sẽ tác động tới đoạn T-DNA trên vector
chuyển gen dẫn đến việc chuyển đoạn T-DNA sang tế bào thực vật. Nhờ vậy, hiệu
quả quá trình chuyển gen từ E.coli sang A. Tumefaciens đã tăng lên. Hiện nay,
vector nhị thể được sử dụng rộng rãi với rất nhiều loại được thiết kế phù hợp với
yêu cầu của quá trình chuyển gen [5].
2.4.2. Hệ vector liên hợp
Vector liên hợp được xây dựng trên cơ sở sự tái tổ hợp giữa vùng tương đồng
nằm trên plasmid vi khuẩn với vùng T-DNA trên Ti-plasmid của A. tumefaciens.
Trong đó, người ta giữ lại vùng vir, loại bỏ vùng mã hóa chức năng gây khối u và
thay thế bằng những đoạn DNA mới trong Ti-plasmid (Hình 2.5).
Có ba loại vector tham gia vào hệ thống vector liên hợp [5], [33] gồm.

(1) Ti-plasmid: các gen gây khối u đã bị thay bởi gen chỉ thị chọn lọc vi
khuẩn.
(2) Vector trung gian: có kích thước nhỏ và được sử dụng để bổ trợ chức năng
không ưu việt của Ti-plasmid (kích thước lớn và thiếu vùng MCS). Chúng được
nhân lên trong E.coli và chuyển sang A. tumefaciens nhờ quá trình tiếp hợp. Do
không thể sao chép trong A. tumefaciens nên chúng mang những đoạn tương đồng
với T-DNA.
(3) Vector trợ giúp: tồn tại trong E.coli, có kích thước nhỏ, chứa các gen di
động (mob) và gen chuyển (tra) giúp cho quá trình tiếp hợp và chuyển vào A.
tumefaciens.


14

Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc vector liên hợp
Vector pCambia là vector nhị thể có những đặc điểm chung như sau:
- Số lượng bản sao trong E. coli cao (trong điều kiện nuôi cấy thuận lợi tế bào
E.coli có thể chứa tới 1000 bản sao).
- Đơn vị sao chép pVS1 bền vững trong Agrobacterium.
- Kích thước nhỏ, từ 7-12kb, phụ thuộc vào từng loại plasmid.
- Chọn lọc vi khuẩn bằng chloramphenicol hoặc Ka.
- Chọn lọc thực vật bằng hygromycin B hoặc Ka.
- Gen chỉ thị là gen gus.


15

Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc chung của vector pCambia

Hình 2.7. Cấu trúc vector pCambia 3301



16

Trong nghiên cứu sử dụng vector pCambia 3301 (hình 2.7), gen chọn lọc thực
vật là gen bar, gen chọn lọc vi khuẩn là gen kháng kanamycin, gen chỉ thị là gen
gusA và gen này được chia thành 2 exon là gus first exon và gusA second exon phân
cách nhau bởi đoạn Intron Catalase, đoạn kết thúc chuỗi là NOS polyA, vị trí đa
điểm là pUC18-lacZa, dưới sự điều khiển của promoter CaMV35S (Cauliflower
Mosaic Virus) và được quy định bởi trình tự CaMV35S polyA. Chủng vi khuẩn
Agrobacterium được sử dụng là chủng EHA105.
2.4.3 Hệ thống gen chỉ thị sử dụng trong chuyển gen
Gen chỉ thị là những gen được sử dụng làm phương tiện cho việc thực hiện
quá trình chuyển gen và tạo cây trồng chuyển gen. Trong số các gen công cụ phải
kể đến các gen làm nhiệm vụ chỉ thị chọn lọc và các gen hỗ trợ quá trình chọn lọc tế
bào và cây mang gen chuyển [9].
A. Một số gen chỉ thị chọn lọc
Ký hiệu gen
nptII

Enzyme tương ứng

Chất dùng để chọn lọc

Neomycin phostransferase

Kanamycin

hpt


Hygrommycin phostransferase

Hygromycin

gent

Gentamycin acetyltransferase

Gentamycin

aat

Steptomycin phostransferase

Streptomycin

bar

Phosphinothircin acetyltransferase

Phosphinothricin

bleo

Enzyme kháng bleomycin

Bleomycin

bxn


Bromoxynil nitrilase

Bromoxynil

B. Một số gen chỉ thị sàng lọc
gus A

β- glucuronidase

X-glux

lac Z

β- glactosidase

X-gal

luc

Luciferase đom đóm

Lumis Phos

lux

Luciferase khuẩn

Lumi Phos



17

2.4.3.1. Gen chỉ thị sàng lọc
Gen chỉ thị sàng lọc là gen có khả năng giúp người nghiên cứu nhận biết
những tế bào, mô, dòng cây đã tiếp nhận được gen chuyển. Hiện nay có ba loại gen
chỉ thị thường dùng:
Gen gusA: chỉ thị nhuộm màu mô tế bào thông qua phản ứng oxy hóa cơ chất
X-Gluc không màu thành màu xanh lam dưới tác dụng xúc tác của

β-

Glucuronidase (gus). Hoạt tính gus trong tế bào, dịch chiết, cặn tế bào còn có thể
định lượng được thông qua phản ứng xúc tác cơ chất huỳnh quang MUG (4methylumbelliferyl B-D-Glucuronide) và đo bằng RF-Mini 150 Fluorometer với
chất chuẩn là MU (4-methylumbelliferyl) ở bước sóng 360 và 460nm [1].
Gen gfp (Green Flourescent Protein): phát quang màu xanh lục khi soi dưới
kính hiển vi huỳnh quang.
Gen luciferase: mã hóa của enzyme xúc tác quá trình phát ra ánh sáng dạ
quang sinh học (bioluminescence). Phản ứng dạ quang xảy ra như sau: Sắc tố
luciferin bị oxy hóa với sự có mặt của Adenosine triphosphate (ATP) dưới vai trò
xúc tác của luciferin, AMP và ánh sáng. Hiện nay gen luciferin rất hay được dùng
để chuyển vào thực vật và động vật [1].
2.4.3.2. Gen chỉ thị chọn lọc
- Gen kháng kháng sinh:
Gen npt II (Aminoglucoside 3’ phosphotransferrase II): là một enzyme vi
sinh vật có trọng lượng phân tử khoảng 25kD, xúc tác cho phản ứng phosphoryl hóa
một số kháng sinh gốc aminoglycoside như neomycin, kanamycin và G148. Trong
phản ứng này, nhóm ...phosphate của ATP được gắn vào phân tử chất kháng sinh
làm nó trở nên bất hoạt do ngăn trở sự liên kết của kháng sinh với ribosome [1].
Gen hpt (Hygrommycin phostransferase): tính kháng Hygromycin B do gen
hpt quyết định cũng có nguồn gốc từ Escherichia coli được cải biến để có thể biểu

hiện trong thực vật. Các gen kháng kháng sinh thường không tồn tại trong thực vật,
kể cả tảo, vì thế khi bổ sung các kháng sinh này vào môi trường nuôi cấy, chỉ những
tế bào nhận được gen kháng kháng sinh biến nạp kèm gen tính trạng mới thì chúng
có thể sống sót và phát triển, những tế bào còn lại sẽ bị chết [1].
- Gen kháng thuốc diệt cỏ
Gen kháng Glyphosphate: thuốc trừ cỏ nhóm glyphosate gồm Roundup,
Rodeo, Accord...tác động lên quá trình trao đổi chất của thực vật thông qua ức chế
hoạt tính enzym’’ 3- enolpyruvylshikimate-5phosphate synthate” (EPSPS). Khi
hoạt tính của EPSPS bị glyphosate ức chế cây sẽ chết. Dùng gen này làm gen chọn


×