Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY CP DUNG DICH KHOAN VA HOA PHẨM DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.15 KB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN
*************
Qua ba năm ngồi trên ghế nhà trường, những kiến thức mà thầy cô đã truyền
đạt cho em làm em trưởng thành hơn, hiểu biết hơn và chín chắn hơn trong
cuộc sống. Để có được ngày hôm nay em không thể không nhắc đến công ơn
của quý các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn:
Để hoàn thiện được bài tiểu luận như ngày nay em xin gửi lời cảm ơn tới tất
cả các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hà Nội, các
thầy cô khoa kinh tế, đặc biệt là cảm ơn cô

dù rất bận nhưng đã

giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho em hoàn thành bài tiểu luận này.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn trong lớp, cùng thực tập và giúp đỡ
em trong quá trình học và thực tập.

Sinh viên thực hiện
PHẠM ĐÌNH CƯỜNG


LỜI CAM ĐOAN
****************
Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu và kết quả
phân tích trong đề tài thực tập là trung thực không trùng với bất kỳ đề đề tài
khoa học nào.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)



BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CP: Cổ phần
SXKD: sản xuất kinh doanh
DTT: doanh thu thuần
HĐKD: hoat động kinh doanh
TSLĐ: tài sản lưu động
LNST: lợi nhuận sau thuế
VCSH: Vốn chủ sở hữu
CBCNV: cán bộ công nhân viên
HĐQT: hội đồng quản trị

TSNH: tài sản ngắn hạn
TSDH: tài sản dài hạn.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình tài chính năm 2013
Bảng 2: Các chi tiêu chủ yếu năm 2013
Bảng 3: Tình hình trả nợ của công ty
Bảng 4 : Tình hình tài chính năm 2014
Bảng 5, Chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2012, 2013, 2014
Bảng 6, Chỉ tiêu chủ yếu năm 2014
Bảng 8: Bảng cân đối kế toán của 3 năm 2012, 2013 và 2014
Bảng 9 :biểu đồ tăng trưởng EPS& giá
Bảng 10: biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Bảng 11 : biểu đồ tăng trưởng khối lượng và sổ sách
Bảng 12: bảng so sánh cổ phiếu cùng nghành
Bảng 13: khả năng trả nợ đến hạn
Bảng14: những thay đổi trong tình hình tài chính
Bảng 15: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 16: Tỉ trọng chi phí hoạt động trên doanh thu thuần của công ty
Bảng 17,18: Bảng lưu chuyển tiền tệ


MỤC LỤC
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
1.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.4 VỊ THẾ CỦA CÔNG TY
1.5 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH

1.5 NHẬN DIỆN VÀ QUNẢ TRỊ RỦI RO

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY NĂM 2012 -2014
2.1 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
2.1.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013
2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014
2.2 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2.2.1 Tài sản doanh nghiệp
2.2.1.1 Nguồn tài trợ
2.2.1.2 Tăng trưởng EPS & Giá
2.2.1.3 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
2.2.1.4 Tăng trưởng nguồn vốn
2.2.1.5 Tăng trưởng khối lượng và giá trị số sách
2.2.1.6 Mức nợ và khả năng chiu đửng rủi ro
2.2.2 khả năng trả nợ đến hạn
2.2.3 Những thay đổi trong tình hình tài chính
2.3 PHÂN TÍCH BCKQHDKD CỦA CÔNG TY

2.3.1 Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp


2.3.2 Chí phi hoạt động của công ty
2.3 PHÂN TÍCH BCLCTT
2.3.1 Dòng tiền của doanh nghiệp
2.3.2 Tiền được sữ dụng nhằm múc đích gì
2.3.3 Khả năng tạo tiền trong tương lai
2.3.4 Khả năng trả nợ/ chia lãi trong tương lai

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY


MC CORP - DRILLING MUD CORPORATION
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ
Tầng 6-7 Tòa nhà Viện Dầu khí, Số 173 – Phố Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận
Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: +84-(0)4-35.14.03.50
Fax: +84-(0)4-38.56.25.52
Email:
Website:
Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại & Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) là đơn vị thành
viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam - Tập đoàn kinh tế hàng đầu đất nước. Được thành lập năm 1983 với chức
năng cung cấp các dịch vụ xây lắp chuyên ngành công nghiệp dầu khí cho các dự án khai
thác, vận chuyển, tàng trữ và chế biến Dầu khí. Sản phẩm truyền thống của PVC-MS là thi
công các kết cấu giàn khoan, bồn bể, đường ống công nghệ, các tuyến ống dẫn, chế tạo

thiết bị cơ khí Dầu khí, lắp đặt thiết bị siêu trường siêu trọng.
Qua 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay, các thế hệ người lao động PVC-MS
đã thi công, chế tạo gần 60% công trình giàn khoan biển cho ngành Dầu khí Việt Nam,
hơn 90% công trình nhà giàn DK1 và nhiều công trình bồn bể, đường ống, nhà máy chế
biến dầu khí, nhà máy khí điện cho ngành Dầu khí Việt Nam. Các công trình do PVC-MS
đảm nhận luôn an toàn tuyệt đối, chất lượng và tiến độ, đáp ứng cao nhất yêu cầu Chủ đầu
tư đề ra.
PVC-MS hiện nay có gần 1.600 CBCN lao động, trong đó có hơn 300 cán bộ có
trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư và gần 500 thợ hàn có chứng chỉ Quốc tế. Đội ngũ người
lao động của PVC- MS vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tự giác, có tác
phong công nghiệp và luôn có tinh thần nỗ lực phấn đấu trong công tác, sẵn sàng đáp ứng
mọi yêu cầu thi công, chế tạo các công trình có yêu cầu công nghệ và kỹ thuật khắt khe
nhất của ngành Dầu khí trong nước và quốc tế.
Để trở thành nhà thầu thực hiện trọn gói các dự án chuyên ngành dầu khí, PVC- MS
đã đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Bãi Cảng
chế tạo Kết cấu Kim loại và Thiết bị Dầu khí tại khu căn cứ hàng hải Sao Mai Bến Đình là
một Dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển của PVC- MS. Bãi cảng có diện tích
23ha, nền bãi chế tạo kết cấu siêu trường siêu trọng, tải trọng 35 tấn/m2 có công suất chế
tạo kết cấu giàn khoan 10.000 tấn/năm. Bến cảng dài 142/246m, tải trọng 50 tấn/m2 đảm
bảo hạ thủy khối kết cấu 10.000 tấn và tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 DWT. Đây là căn
cứ dịch vụ hết sức quan trọng, giúp PVC- MS chủ động về căn cứ hậu cần, sẵn sàng chế
tạo các kết cấu công trình Dầu khí lớn cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước theo hình
thức hợp đồng trọng gói EPC/EPCI.


Đồng bộ với việc đầu tư bãi cảng, PVC-MS đã trang bị hệ thống thiết bị máy móc
phục vụ công tác chế tạo lắp đặt đồng bộ như: các cần cẩu bánh xích có sức nâng lớn với
tải trọng 550 tấn/ 275 tấn/ 250 tấn/ 135 tấn… các cần cẩu bánh hơi với tải trọng 70 tấn/ 50
tấn/ 30 tấn…, máy hàn tự động, máy cắt tự động và các thiết bị thi công khác.
Ngay sau khi hoàn thành việc đầu tư Bãi Cảng, từ cuối năm 2011 đến nay, trên bãi

Cảng của mình, PVC-MS đã thực hiện xuất sắc gói thầu EPCI giàn đầu giếng H4 Tê Giác
Trắng cho Công ty Liên doanh điều hành chung Hoàng Long theo hình thức hợp đồng trọn
gói EPCI, dự án chân đế Sư Tử Vàng Đông Bắc cho chủ đầu tư Công ty Liên doanh điều
hành Cửu Long và hiện nay đang thực hiện dự án EPCC giàn đầu giếng Diamond cho chủ
đầu tư Petronas Carigali Việt Nam.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các dự án các giàn khai thác ngay trên bãi cảng của
mình, PVC-MS tiếp tục thực hiện các giàn khai thác do Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí
Việt Nga (Vietsovpetro) làm Chủ đầu tư và các dự án chuyên ngành Dầu khí trên bờ như
Bồn bể, đường ống, các nhà máy chế biến Dầu khí, nhà máy điện…
Đồng thời với việc phát triển sản xuất trên bãi cảng PVC-MS, Công ty đã đầu tư
xây dựng nhà xưởng, thiết bị máy móc và mở rộng hoạt động sang lĩnh vực chế tạo cơ khí
Dầu khí. 2 năm qua, PVC-MS đã thực hiện thành công 2 gói thầu Pressure vessel và cụm
thiết bị Chemical Injection Skid giàn khai thác Thăng Long và Đông Đô cho chủ đầu tư
Công ty điều hành chung Lam Sơn (Lam Son JOC). Hiện nay PVC-MS đang tiếp tục triển
khai chế tạo thiết bị E-house cho dự án Sử Tử vàng Đông Bắc và Sư tử Nâu. Sự góp mặt
của sản phẩm cơ khí dầu khí mang nhãn hiệu PVC- MS đã mở ra một lĩnh vực mới cho
chiến lược sản xuất kinh doanh của PVC-MS và cũng thể hiện quyết tâm của Công ty
trong việc thực hiện chủ trương của Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về
phát huy nội lực, kích cầu dịch vụ trong nước, tạo cơ hội để các Nhà thầu Dầu khí trong
nước có thể sử dụng thiết bị Dầu khí nội địa, chất lượng cao, giá thành hạ, hạn chế nhập
siêu cho đất nước.
Có đầy đủ điều kiện về nhân lực, vật lực, có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng
hướng, có dự báo tốt xu hướng phát triển và nắm bắt nhanh nhạy thị trường, chính nhờ
vậy, trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển với biết bao thăng trầm của thời cuộc,
PVC- MS vẫn luôn có bước phát triển bền vững. Đặc biệt kể từ năm 2008 đến nay, PVCMS đã giữ mức tăng trưởng bình quân hàng năm 174,2%, đảm bảo việc làm, đời sống cho
hơn gần 1.600 lao động.
Sự trưởng thành của PVC- MS được chứng minh qua các hợp đồng trúng thầu của
công ty ngày càng nhiều, có giá trị lớn với các đối tác trong và ngoài nước. Sự trưởng
thành này cũng được ghi nhận qua những giải thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, các Bộ Ban Ngành Trung ương, chính quyền Địa phương và Quốc tế trao tặng như:

Huân chương Độc lập hạng ba; Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba; cờ thi đua xuất
sắc của Chính phủ; Bằng khen và cờ thi đua của các Bộ/ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam/ Công ty Mẹ; giải thưởng cúp vàng ISO 2008; danh hiệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa


tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương do Tạp chí Forbes Mỹ bình chọn năm 2011; đứng thứ
196 trong Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn thu nhập nhất Việt Nam năm 2012 do
Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam xếp hạng; Top 50 công ty niêm yết tốt nhất
Việt Nam năm 2013 do Tạp chí Forbes Mỹ bình chọn. Những phần thưởng này đã khẳng
định vị thế và kịp thời động viên khích lệ tinh thần chung của tập thể lao động để họ tiếp
tục phấn đấu xây dựng và phát triển thương hiệu PVC- MS- thương hiệu tiêu biểu của
ngành Dầu khí Việt Nam.
1.2

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- Khai thác, sản xuất, kinh doanh các nguyên vật liệu, hoá chất, hoá phẩm dùng cho
dung dịch khoan và xi măng trong công nghiệp dầu khí; phục vụ khoan thăm dò khai
thác dầu khí, các ngành công nghiệp và dân dụng như: barite, bentonite, silica flour,
biosafe, xi măng giếng khoan, alcium carbonate, bazan, polime, dolomite, fleldspar,
thạch anh, thạch cao, ben dak, zeolite, các chất diệt khuẩn, bôi trơn, chống nấm mốc,
các chất có hoạt tính sinh học, các loại vật tư bao bì, hoá chất, các sản phẩm trên cơ sở
silicat, làm dịch vụ kinh doanh các sản phẩm hoá dầu hoá khí

- Kinh doanh xuất nhập khẩu hoá chất, thiết bị vật tư nguyên liệu phục vụ cho khoan,
khai thác và chế biến dầu khí (ngành công nghiệp dầu khí) và các ngành công nghiệp
khác.
- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp các chuyên gia và dịch vụ kỹ thuật về
dung dịch khoan, xi măng giếng khoan, dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan
dầu khí; xử lý vùng cận đáy giếng, tăng cường thu hồi dầu và các công trình dân dụng
khác.

- Kinh doanh các sản phẩm keo dán gỗ, bột bả tường phục vụ cho ngành công nghiệp.
- Kinh doanh khí nén tự nhiên (CNG).
- Xây dựng và kinh doanh cao ốc.
- Kinh doanh thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành khai thác khoáng sản.
- Kinh doanh các sản phẩm hàng tiêu dùng, đồ điện gia dụng, hàng hoá vật tư thiết bị
điện máy, điện tử.
- Kinh doanh nguyên liệu, vật tư ngành giấy.


- Sản xuất và kinh doanh nguyên liệu, vật tư ngành sơn.
- Kinh doanh dịch vụ vận tải
- Kinh doanh khí thấp áp
- Kinh doanh các loại phân bón sản xuất trong và ngoài nước.
- Dịch vụ thể dục thể thao (đào tạo, tổ chức và tham gia thi đấu, chuyển nhượng vận
động viên)(Chỉ được hoạt động sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép).
- Xây dựng, cho thuê sân tập và sàn thi đấu thể thao.
- Kinh doanh, cho thuê trang thiết bị thể dục thể thao, trang phục thi đấu, hàng lưu
niệm.
- Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác
- Cung cấp giải pháp, sản phẩm, dịch vụ hóa kỹ thuật gia tăng tuổi thọ công trình công
nghiệp.
1.3

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC



1.4

VỊ THẾ CỦA CÔNG TY


Là nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí
trong nước, Công ty xác định mục tiêu từng bước tiến tới trở thành nhà cung cấp chính
cho các nhà thầu trong khu vực và trên thế giới đồng thời với việc tiến tới thực hiện
cung cấp dịch vụ trọn gói về dung dịch khoan cho các giếng khoan, góp phần vào sự
phát triển khối dịch vụ dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu
này, Công ty đã không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, phát triển các sản phẩm
mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân lực làm nền tảng để thực hiện và mở
rộng dịch vụ ra nước ngoài.
- Trong giai đoạn hiện này, mặc dù trên thị thường đã xuất hiện các nhà sản xuất nhỏ lẻ
kinh doanh một số sản phẩm truyền thống của Công ty, nhưng Công ty giữ vững vị thế
của mình với 95% thị phần trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí bằng
quy mô, uy tín và chất lượng sản phẩm.
- Vị thế của Công ty được thể hiện ở uy tín cũng như thương hiệu DMC đối với các đối
tác trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu
khí. Ngoài ra Công ty còn có vị thế về năng lực tài chính, luôn tạo được uy tín với các
đối tác liên doanh, liên kết. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ, đội ngũ
CBCNV có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu thị trường.
1.5

TẦM NHÌN VÀ SƯ MỆNH
- Duy trì và nâng cao chất lượng, sản lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm và
dịch vụ hiện có; Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết phát triển thêm các sản
phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước để xuất khẩu.

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ nhằm tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ có hàm lượng chất xám và lợi nhuận cao
- Hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước, trên cơ sở áp dụng công
nghệ hiện đại để mở rộng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mới:
Đầu tư mở rộng dự án CNG.

Dự án sản xuất Etanol nhiên liệu.
Dự án khai thác khoáng sản tại Lào.


Dự án cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho nhà máy thép Tycoons và nhà máy lọc
dầu Dung Quất.
Các dự án khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản ....
- Tập trung phát triển dịch vụ dung dịch khoan trong nước và chuẩn bị nhân lực, tài lực
để tiến tới xuất khẩu dịch vụ này ra nước ngoài.
- Phấn đấu trở thành nhà thầu phụ dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí. Đảm bảo khả
năng cung cấp trọn gói dịch vụ kỹ thuật dung dịch khoan dầu khí cho các nhà thầu
đang hoạt động tại Việt Nam và hoạt động khoan tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu
khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ở nước ngoài.
- Đổi mới về cơ cấu sử dụng vốn, thực hiện chủ trương bán cổ phần phần vốn Nhà
nước tại Công ty, dự kiến giảm tỷ lệ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
xuống còn 40%. Tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành, giảm chi phí sản xuất, quản
lý, thực hành tiết kiệm. Phòng chống lãng phí tiêu cực nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận, tăng cổ tức, thực hiện cải cách tiền lương, tăng thu
nhập cho nguời lao động.
- Giao quyền tự chủ cho các Chi nhánh thông qua chế độ phân cấp và quy chế hoạt
động. Cần có chế tài kiểm tra, kiểm soát tài chính, kế hoạch, lao động tiền lương, vật
tư… chặt chẽ. Thực hiện việc khoán đối với các chi nhánh của Công ty.
- Kiện toàn tổ chức nhân sự, thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ nhằm khai
thác đúng khả năng của nguồn nhân lực.
- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người
lao động, xây dựng đội ngũ nhân viên có tính tự chủ cao và khả năng sáng tạo.
- Công ty phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm đến 2010 là 120%, đạt doanh thu
trên 973 tỷ đồng, doanh thu đến năm 2015 đạt trên 1500 tỷ đồng
1.6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Lĩnh vực dịch vụ: Định hướng trở thành nhà cung cấp các Dịch vụ hóa kỹ thuật

chuyên nghiệp cho trong và ngoài ngành dầu khí. Tập trung vào các lĩnh vực: Dịch vụ
dung dịch khoan cho công tác khoan tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và hoàn
thiện giếng; Dịch vụ xử lý giếng, hoàn thiện giếng và tăng cường thu hồi dầu; Dịch vụ
cắt hủy giếng khoan; Dịch vụ làm sạch bồn/bể chứa dầu, tàu chở dầu, các công trình
công nghiệp; Dịch vụ xử lý chất thải: dầu thải và cặn dầu thô, các chất thải công


nghiệp; Dịch vụ xử lý nước dầu vào, nước thải; Dịch vụ chống ăn mòn bằng hóa chất;
Dịch vụ xử lý môi trường.
Lĩnh vực sản xuất: Định hướng trở thành nhà sản xuất các sản phẩm có giá trị gia
tăng và hàm lượng công nghệ cao: Sản xuất các sản phẩm truyền thống phục vụ cho
hoạt động khoan thăm dò, khai thác dầu khí ( Barite, Bentonite, CaCO3, Xi măng
G…); Sản xuất các hóa chất gốc để pha chế các loại hóa chất phục vụ hoạt động khai
thác, vận chuyển, chế biến dầu khí; Sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc hóa dầu.
Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật: • Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng để xây dựng các hệ
dung dịch khoan riêng của DMC, đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị, nhân lực… nhằm chủ
động trong việc cung cấp trọn gói dịch vụ dung dịch khoan và giữ vững 100% thị phần
trong nước; chuẩn bị các điều kiện để phát triển dịch vụ ra nước ngoài phục vụ các
hoạt động của Tập đoàn dầu khí Việt Nam ở nước ngoài.
• Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan dầu
khí, xử lý vùng cận đáy giếng, tăng cường thu hồi dầu; phấn đấu cung cấp dịch vụ này
chiếm khoảng 30% thị phần.
• Triển khai dịch vụ pha chế, cung ứng hóa chất đi kèm các giải pháp kỹ thuật cho
lĩnh vực khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí và cho các ngành công nghiệp khác.
• Dịch vụ làm sạch bồn bể chứa, tàu dầu và các công trình công nghiệp….: chiếm
50% thị trường làm sạch tàu FSO/FPSO của Việt Nam; chiếm 50% thị trường làm sạch
cho các nhà máy lọc dàu, khí, điện, đạm, các hệ thống vận chuyển khí, xăng dầu của
các đơn vị trong ngành dầu khí và chiếm 10% thị phần ngoài ngành.
Lĩnh vực kinh doanh:
• Xây dựng hệ thống kinh doanh, phân phối hóa chất và hóa phẩm đạt chuẩn quốc tế

theo mô hình quản lý Chuỗi cung ứng hậu cần, đáp ứng các yêu cầu đặc thù về An
toàn- Sức khỏe - Môi trường của kinh doanh hóa chất;
• Cung cấp hóa chất chiếm 25% thị trường cho các hoạt động dầu khí.
• Phát triển hệ thống kênh phân phối, kinh doanh các sản phẩm hóa dầu:
Polypropylene (BSR), Polyester (Đình Vũ); và các sản phẩm hóa dầu khác (lưu huỳnh,
nhựa đường…).
• Phát triển mạng lưới kinh doanh hóa chất ra ngoài ngành, phấn đấu kinh doanh
ngoài ngành chiếm 20-25% doanh thu kinh doanh.
• Doanh thu lĩnh vực kinh doanh chiếm 40-45% doanh thu hợp nhất hàng năm của
Tổng công ty
Lĩnh vực sản xuất
• Duy trì sản xuất các sản phẩm truyền thống: Barite, Bentonite, Xi măng G, Silica
fluor, CaCO3…


• Tiếp tục nghiên cứu/hợp tác sản xuất/chuyển giao công nghệ để đưa vào sản xuất
các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao như: Super Lub; Biosafe;
PPD; Demul, Corosion Inhibitor, các hóa phẩm đặc thù cho dung dịch khoan...
• Tiếp tục nghiên cứu cơ hội đầu tư sản xuất sản phẩm hóa dầu, hóa chất gốc.
• Tích cực thăm dò, khai thác khoáng sản để sản xuất các hóa phẩm phục vụ ngành
dầu khí: Barite, Bentonite, CaCO3 …
• Doanh thu lĩnh vực sản xuất chiếm 10%-15% doanh thu hợp nhất hàng năm của
Tổng công ty
• Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty.
NHẬN DIỆN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng để quản trị doanh nghiệp
hiệu quả, cũng như để thực hiện thành công chiến lược phát triển của doanh nghiệp..
Tại DMC, công tác quản trị rủi ro luôn được Ban lãnh đạo Tổng công ty coi trọng và
được xem là một công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm mục
tiêu mang lại giá trị cao nhất cho cổ đông và khách hàng. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh

vực cung ứng hoá chất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ ngành dầu khí, DMC nhận diện ba
nhóm rủi ro trọng yếu như sau:
Rủi ro về chính sách: Trong năm 2013, Chính Phủ tiếp tục thực hiện chính sách
dừng cấp phép khai thác mỏ mới cho các doanh nghiệp (theo quy định tại Chỉ thị số
02/CT-TTg ngày 09/1/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các
hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản); quy định lại
về thẩm quyền cấp giấy phép khai thác mỏ tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày
09/3/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản đã ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động của DMC cụ thể là công tác tìm kiếm, thăm dò và xin cấp các
mỏ nguyên liệu mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DMC (như mỏ
CaCo3 tại Nghệ An, Barite tại Phú Thọ), cũng như khó khăn về thủ tục trong việc xin
gia hạn một số mỏ đang khai thác ( Barite- Bắc Kạn). Trước khó khăn này để đảm bảo
ổn định nguyên liệu cho sản xuất, DMC đã tích cực thực hiện các giải pháp: song song
với việc tiếp tục hoàn thiện các thủ tục theo quy định, triệt để thực hiện biện pháp khai
thác tận thu các mỏ đang khai thác; hợp tác lâu dài với các đơn vị cung cấp nguyên liệu
khác để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất. Ngày 21/12/2012, Bộ Công thương ban
hành Thông tư số 41/2012/TT-BCT quy định về xuất khẩu khoáng sản, có hiệu lực từ
ngày 4/2/2013, theo quy định của Thông tư 41/2012/TT-BCT, một trong những điều
kiện để xuất khẩu khoáng sản phải là những khoáng sản đã qua chế biến. Trước sự thay
đổi về chính sách xuất khẩu khoảng sản của Chính Phủ, DMC đã chủ động điều chỉnh
1.6


kế hoạch, không xuất khẩu nguyên liệu mà tập trung vào khâu chế biến và tích cực tìm
kiếm khách hàng để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sản xuất. Ngoài ra, là đơn vị thành
viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, những thay đổi về Kế hoạch thăm dò,
khai thác dầu khí của Tập đoàn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến Kế hoạch kinh doanh của
Tổng công ty.
Rủi ro bởi nhân tố thị trường: Dầu mỏ là sản phẩm mà giá được quyết định theo
giá thế giới, vì vậy mỗi biến động của giá dầu mỏ trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp

đến các công ty dầu khí, ảnh hưởng về doanh thu, ảnh hưởng về việc đầu tư các dự
án… Hoạt động chính của DMC chính là cung cấp hóa chất, hóa phẩm và các dịch vụ
kỹ thuật cho hoạt động thăm dò, khoan, khai thác dầu khí cho các nhà thầu dầu khí, do
đó khi các nhà thầu dầu khí thay đổi về chính sách giá cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
đơn giá dịch vụ của DMC. Ngoài ra biến động về tỷ giá cũng rất quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Rủi ro bởi nhân tố con người: Giữ gìn và phát triển nguồn nhân lực là giá trị cốt lõi
cho sự phát triển ổn định và bền vững. Thị trường lao động trong ngành dầu khí đặc
biệt là lao động chất lượng cao đang có sự cạnh tranh rất gay gắt. Để ngăn ngừa rủi ro
liên quan đến yếu tố con người cũng như từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế,
những năm qua, DMC không ngừng hoàn thiện hệ thống quản trị nguồn nhân lực, từ
việc xây dựng hệ thống các quy chế, chính sách từ khâu tuyển dụng, đào tạo, lương,
thưởng và các chế độ phúc lợi khác, tạo dựng môi trường làm việc năng động, cạnh
tranh mang đậm nét văn hóa DMC nói riêng và văn hóa Dầu khí nói chung
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỌNG KINH DOANH CÔNG TY NĂM
2012 -2014
2.1 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
2.1.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013

TT
A
I
1
2
3
4
5

CHỈ TIÊU
B

Hợp nhất toàn TCT
Vốn điều lệ
Tổng doanh thu
LN trước thuế
LN sau thuế
Nộp NSNH

ĐVT
C

TH 2012
1

KH 2013
2

TH2013
3

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ

500
3757
376.57
271.6
290


500
3200
199
146.8
110

500
3643
211.1
157.45
271


6
Đầu tư XDCB
7
Tỷ lệ chia cổ tức
II
Công ty mẹ- TCT
1
Tổng doanh thu
2
Tổng LN trước thuế
3
Tổng LN sau thuế
4
Nộp NSNN
(Bảng 1)
Các chỉ tiêu cơ bản


Tỷ
Tỷ

102.5
10

35.52
10

10.93
10

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ

1792
83.5
81.1
29.5

1665.65
79.65
79.65
15

1928.6
101.96

101.96
50.1

Năm 2013
Tổng giá trị tài sản
2.181.915.672.096
Doanh thu thuần
3.615.035.532.873
Lợi nhuận từ hoạt động kinh 208.237.374.698
doanh
Lợi nhuân khác
2.879.059.466
Lợi nhuận trước thuế
211.116.434.164
Lợi nhuận sau thuế
157.455.460.676
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức
10%
(Bảng 2)

Năm 2012
1.944.254.715.937
3.708.581.771.436
356.845.160.279
19.716.877.443
376.562.037.722
271.626.694.622
10%

Mặc dù tiếp tục là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nhưng kết quả kinh

doanh 2013 đã ghi nhận sự nỗ lực DMC với doanh thu thuần đạt được 3.615 tỷ đồng
vượt 14% so với kế hoạch năm 2013. Mảng dịch vụ dung dịch khoan vẫn là chủ đạo
trong cơ cấu doanh thu của DMC, bên cạnh đó Tổng Công ty cũng đang từng bước mở
rộng hoạt động kinh doanh của những mảng khác như: hóa chất lọc hóa dầu, hóa chất
khai thác, hóa chất sử dụng ngoài ngành Dầu khí... Lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt
211 tỷ, giảm 42% so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu do hoạt động khoan của các
nhà thầu dầu khí ( Biển đông JOC…) giảm làm cho lợi nhuận sau thuế của DMC giảm
tương ứng. Theo kế hoạch 2014 của Petrovietnam, các hoạt động thăm dò và khai thác
dầu khí vẫn giữ nguyên tiến độ, vì vậy ban lãnh đạo DMC tin tưởng rằng sẽ đạt mục
tiêu lợi nhuận sau thuế khoảng 149 tỷ đồng.
Mức lương bình quân:
• Tiền lương bình quân năm 2013: 16,32 triệu đồng/người/tháng
• Thu nhập bình quân năm 2013: 18,05 triệu đồng/người/ tháng
Chính sách, chế độ với người lao động: Tổng công ty thực hiện đầy đủ chế độ
chính sách đối với người lao động theo Quy định của Nhà nước và Tổng công ty.


Chính sách khuyến khích vật chất: • Thưởng từ quỹ lương và quỹ khen thưởng cho
CBCNV. • Trợ cấp thâm niên ngành đối với lao động về hưu hoặc chết.
• Trợ cấp khó khăn cho những CBCNV gặp khó khăn trong cuộc sống
. • Chi tiền may trang phục quần áo, tiền nghỉ mát, tiền sinh nhật … cho CBCNV.
Chính sách khuyến khích về tinh thần: Tạo điều kiện cho CBCNV được học tập,
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; CBCNV được tham gia trong các phong
trào sinh hoạt quần chúng như hội diễn văn nghệ, thể thao của ngành, uống nước nhớ
nguồn và các hoạt động khác do Công đoàn và Đoàn thanh niên phát động… Chính
sách an sinh Xã hội: Đền ơn đáp nghĩa Tổng công ty luôn quan tâm và dành một khoản
kinh phí không nhỏ để hỗ trợ những CBCNV gặp khó khăn, ủng hộ xây dựng nhà tình
nghĩa; tặng quà nhân ngày Thương binh Liệt sỹ hàng năm, ủng hộ đồng bào gặp thiên
tai.


Các khoản đầu tư lớn
:Công tác đầu tư của TCT năm 2013 được bám sát theo kế hoạch năm 2013 được phê
duyệt; tập trung vào thực hiện một số các dự án đang triển khai và thường xuyên tổ
chức rà soát lại các dự án để tập trung đầu tư có trọng điểm và hiệu quả, tránh tính
trạng lãng phí vốn đầu tư. Trong năm 2013 TCT tập trung khai thác, vận hành ổn định
và hiệu quả các dự án đã hoàn thành là dự án Nhà máy hóa phẩm dầu khí Cái Mép và
dự án mua sắm thiết bị làm sạch. Đối với dự án Nhà máy hóa phẩm dầu khí Cái Mép
hiện đã vận hành ổn định và dự án thiết bị làm sạch hiện đang được phục vụ dịch vụ
làm sạch tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Bên cạnh đó, TCT cũng tập trung đầu tư vào
hai dự án trọng điểm đang được triển khai là dự án căn cứ cung ứng dịch vụ của DMC
tại VSP và dự án Khai thác và chế biến Barite tại Lào, cụ thể:
• Đối với dự án Căn cứ cung ứng dịch vụ của DMC tại cảng Việt Xô (VSP): Đây là
dự án trọng điểm của TCT nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cạnh
tranh đáp ứng yêu cầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật trọn gói, qua đó gia tăng giá trị
dịch vụ của Tổng công ty. Dự án có Tổng vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng, đến nay đạt
80% tổng thể và đến cuối quý II/2014 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
• Dự án đầu tư khai thác và chế biến barite tại Lào: Đây cũng là một trong những dự
án trọng điểm trong năm 2013 và 2014 của TCT. Việc đầu tư tại nước ngoài diễn ra hết
sức phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm của TCT, dự án đang
trong giai đoạn xây dựng Nhà máy và dự kiến trong Quý II/2014 sẽ hoàn thành việc
xây dựng nhà máy và xin Giấy phép khai thác mỏ. Dự án hoàn thành sẽ đảm bảo
nguồn nguyên liệu Barite phục vụ công tác sản xuất của TCT. Công tác nghiên cứu đầu
tư trong năm 2013 của TCT được tập trung vào dự án Phân xưởng hóa chất khai thác


và dịch vụ gia tăng thu hồi dầu, đây là dự án mang tính chiến lược của TCT và sẽ được
triển khai, hoàn thành vào năm 2014.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013
Năm 2013 hoạt động sản xuất kinh doanh của DMC đã đạt kết quả tốt, Tổng công ty
hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch được Tập đoàn DKVN chấp thuận

và ĐHĐCĐ thông qua:
 Tổng Doanh thu đạt 3643 tỷ đồng, đạt 113,9% KH năm 2013 và bằng 97% so với
năm 2012
 Lợi nhuận trước thuế đạt 211,1 tỷ đồng, đạt 106 % KH năm 2013 và bằng 56% so
với năm 2012
 Nộp ngân sách đạt 271 tỷ đồng, đạt 246,72% KH năm 2013 và bằng 93,4 % so với
năm 2012
 Đầu tư xây dựng đạt 10,93 tỷ đồng, đạt 31% KH năm 2013 và bằng 10,7% so với
năm 2012

Kết quả đạt được trên từng lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
Dịch vụ Kỹ thuật:
• Dịch vụ Dung dịch khoan: DMC tiếp tục duy trì tốt 100% thị phần trong nước,
doanh thu dịch vụ đạt 1700 tỷ Đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 214 tỷ đồng, với tổng
số gần 60 giếng khoan cho hầu hết các nhà thầu dầu khí hoạt động tại thềm lục địa Việt
Nam như:PVEP, PVEP POC, Con Son JOC, Lam Son JOC , Cửu Long JOC, VSP,
JVPC, Biển Đông POC, Premier Oil, Idemitsu, ENI, Petronas Carigali.. Đồng thời,
trong năm DMC tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư (dự án Base tại
cảng VSP, mua sắm trang thiết bị thí nghiệm cho DMC-WS) để hoàn thiện cơ sở vật
chất kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và cung cấp dịch vụ này.
• Dịch vụ nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ kỹ thuật: đang triển khai 03 đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ; 02 đề tài nghiên cứu cấp Tập đoàn (trong đó đề tài Nghiên cứu
lựa chọn phương pháp xử lý nước thải có độ màu, COD hòa tan cao" phối hợp với Chi
nhánh DMC HN để thực hiện); 01 đề tài cấp Tổng công ty: ” Nghiên cứu xử lý lắng
đọng muối trong hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt”.
• Xử lý môi trường: Năm 2013, DMC tiếp tục thực hiện 04 hợp đồng quan trắc môi
trường cho các dự án trong ngành Dầu khí; Cung cấp hóa chất cho Hệ thống xử lý
nước thải Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng (4,96 tỷ đồng); Thi công gói thầu “ Xử lý
nước thải xây dựng cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn” (tổng giá trị 17 tỷ đồng). • Dịch



vụ làm sạch: đã hoàn thành gói thầu làm sạch tank chứa dầu thô TK 5603 của BSR với
tổng giá trị 8,3 tỷ; Đã ký và đang triển khai hợp đồng làm sạch tank chứa dầu thô TK
6001A của BSR với tổng giá trị 19,8 tỷ; Ký hợp đồng sơn bọc và sửa chữa bồn B4-PV
Oil Miền Đông với tổng giá trị 1,581 tỷ đồng
Hoạt động kinh doanh: Thực hiện thành công cung cấp hóa chất cho hầu hết các
hoạt động của ngành Dầu khí từ khoan, khai thác, lọc hóa dầu, sản xuất Điện, Đạm và
một số các khách hàng ngoài ngành, với tổng doanh thu kinh doanh đạt gần 1800 tỷ
đồng Tiếp tục duy trì kinh doanh ổn định sản phẩm PP của Nhà Máy Lọc Dầu Dung
Quất, đồng thời trong năm phát triển được sản phẩm kinh doanh mới : lưu huỳnh với
doanh thu đạt 130 tỷ đồng.
Tình hình tài chính
Tình hình tài sản Đến thời iểm 31/12/2013, quy mô tổng tài sản của DMC ạt 2.181 tỷ
ồng, tăng 12% so với năm 2012, chủ yếu do tháng 12/2012 Tổng Công ty tăng vốn
thành công từ 350 tỷ lên 500 tỷ, từ ó bổ sung nguồn vốn lưu ộng bằng tiền, tăng dự trữ
tồn kho ể phục vụ cho các chiến dịch khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
Tình hình nợ phải trả
Các chỉ tiêu
1 các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: TSLĐ/ nợ ngăn hạn
+ Hệ số thanh toán nhanh:
TSLĐ- hàng tồn kho/ nợ ngắn hạn
2, Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn
+ Hệ số nợ/ Tổng tài sản
+Hệ số nợ/ vốn chủ sỡ hữu

Năm 2013

Năm 2012


1.7
1.03

1.97
1.3

0.54
1.39

0.48
1.1

3. Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động
+ vòng quay hàng tồn kho: giá vốn hàng bán/ hàng tồn 4.07
kho
1.65
+Doanh thu thuần/ tổng tài sản
4, Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
0,043
+ hê số lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần
0,18
+ hệ số lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu
0,072
+ hệ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản
0,057

5.4
1.9
0,073
0,32

0,14
0,096


+ hệ số từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh/ doanh thu
thuần
(Bảng 3)
Trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, DMC luôn đề cao
vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị rủi ro tài chính nhằm
đảm bảo sức khỏe tài chính, tăng cường năng lực hoạt động của đơn vị. Ban lãnh đạo
Tổng Công ty đề cao vai trò của nguồn vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, không những đảm bảo khả năng thanh toán của DMC mà còn tạo ra khả năng
sinh lời trên mỗi đồng vốn của đơn vị qua việc cân đối dòng tiền, duy trì ngân sách tối
ưu cho doanh nghiệp Bên cạnh nguồn vốn lưu động tự có, DMC luôn chủ động tìm
kiếm và tiếp cận các nguồn tín dụng từ ngân hàng, xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, gắn với
từng giai đoạn phát triển của DMC. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn của DMC qua các năm
được duy trì ở mức an toàn. Tổng Công ty DMC luôn được các tổ chức tín dụng lớn
trong nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank...) cũng như nước ngoài (ANZ,
HSBC...)đánh giá là một doanh nghiệp uy tín và đảm bảo tốt khả năng thanh toán các
khoản nợ cũng như các cam kết tài chính khác. Là đơn vị cung cấp dịch vụ dung dịch
khoan hàng đầu Việt Nam, DMC luôn đề cao vai trò quản trị hàng tồn kho trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài
sản lưu động (40%) nhằm đảm bảo cung cấp liên tục, kịp thời và chất lượng cao cho
các dự án khoan khai thác và thăm dò Dầu khí của PetroVietnam. Tổng Công ty DMC
chú trọng đẩy mạnh công tác bán hàng đồng thời với tăng cường công tác thu hồi công
nợ để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những chủ động
đẩy mạnh việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, DMC luôn tăng cường công tác quản lý
chi phí một cách hiệu quả ( đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp) góp phần gia tăng
lợi nhuận đơn vị.
Các giải pháp thực hiện

Giải pháp về khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực và chất lượng của lĩnh
vực dịch vụ:
• Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc thử nghiệm thay thế hóa chất để hoàn thiện hệ
dung dịch khoan của DMC.
• Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước phát triển dịch vụ/hóa chất cho khai
thác.


• Làm chủ công nghệ và khai thác tốt hệ thống trang thiết bị hiện đại của dịch vụ làm
sạch tàu dầu và bồn bể chứa.
• Xây dựng trung tâm thí nghiệm và trang bị hệ thống thiết bị thí nghiệm hiện đại tại
căn cứ dịch vụ tại Vũng Tàu nhằm phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ ngành
Dầu khí.
• Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài nhằm phát huy lợi thế và tiếp thu
công nghệ, kỹ thuật của đối tác để thực hiện các dự án trong lĩnh vực xử lý nước và xử
lý môi trường cùng DMC.
Giải pháp trong kinh doanh:
• Chú trọng gia tăng giá trị trong các sản phẩm hoá chất kinh doanh, hoá chất đi kèm
dịch vụ kỹ thuật, tư vấn khách hàng.
• Tăng hàm lượng nội địa hoá thông qua pha chế, phối trộn một số hoá chất trong
nước để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
• Phát triển nguồn hàng: liên tục xây dựng và phát triển hệ thống nhà cung cấp uy tín,
chất lượng, giá cả cạnh tranh. Đa dạng hóa nguồn hàng, ngành hàng.
Giải pháp trong tổ chức sản xuất:
• Đưa vào sử dụng có hiệu quả NM HPDK Cái Mép và nhà máy chế biến Barite tại
Phakat - CHDCND Lào vào hoạt ộng.
• Hoàn thiện các qui trình, công nghệ SX, đảm bảo các sản phẩm của DMC có các
chứng chỉ HSE, hoàn thành xin cấp chứng chỉ API và đảm bảo chất lượng sản phẩm Xi
măng G ổn định theo chứng chỉ API Monogram được cấp để góp phần gia tăng tiêu thụ
sản phẩm này trong nước, cũng như chuẩn bị cho mục tiêu xuất khẩu.

Giải pháp trong hoạt động đầu tư:
• Đẩy nhanh các dự án trọng điểm của DMC: Dự án Chế biến Barite tại Lào và dự án
Căn cứ dịch vụ của DMC tại cảng VSP.
• Tập trung nghiên cứu và phát triển các dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh chính,
có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.
• Tăng cường công tác giám sát, thực hiện đầu tư trong toàn Tổng công ty
Giải pháp trong hoạt động đầu tư:
• Đẩy nhanh các dự án trọng điểm của DMC: Dự án Chế biến Barite tại Lào và dự án
Căn cứ dịch vụ của DMC tại cảng VSP.
• Tập trung nghiên cứu và phát triển các dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh chính,
có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.


• Tăng cường công tác giám sát, thực hiện đầu tư trong toàn Tổng công ty.. Tập trung
đào tạo nghề, chuyên môn có chọn lọc và phù hợp với vị trí chức danh công việc cho
đội ngũ lao động; tập trung đào tạo các kỹ sư 1 (first engineer), các kỹ sư iều hành
(operation Manager) cho lĩnh vực dịch vụ dung dịch khoan và đội ngũ kỹ thuật đủ trình
độ.
• Đảm bảo đủ vốn và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn cho các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty.
• Tăng cường, mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước ể huy
động được nguồn vốn hợp lý nhất đảm bảo cho hoạt động SXKD và đầu tư.
• Kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, chi phí quản lý.
2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014
St
t

Chỉ tiêu

ĐV

T
C

TH
NĂM
2013
1

KH 2014 TH
NĂM
2014T
2
3

A

B

I

Hợp nhất TCT

A

1

2

3


TỈ LỆ %
4=3/
2
4=3/
2
100

5=3/
1
5=3/
1
100

1 Vốn điều lệ
Tỷ
500
500
500
3643
3500
4353,7
124,3
119,5
2 Tổng doanh thu
Tỷ
211,1
180
432,19
240
204,7

3 LN trước thuế
Tỷ
157,45
140
329,37
235,2
209
4 LN sau thuế
Tỷ
271
173,5
451,6
260
166,6
5 Nộp NSNN
Tỷ
10,93
102,01
57,46
56,3
57.6
6 Đầu tư XDCB
Tỷ
7 Tỷ lệ chia cổ tức
Tỷ
10
10
20
120
120

II Tổng công ty
1928,6
2129,59
91750
82
90,7
1 Tổng doanh thu
Tỷ
101,96
122,39
135,83
111
133,2
2 Tổng LN trươc thuế
Tỷ
101,96
122,39
135,83
111
133,2
3 Tổng LN sau thuế
Tỷ
50,1
35,4
75,7
213,8
151
4 Nộp NSNN
Tỷ
(Bảng 4)

Trong năm 2014 hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã đạt kết quả tốt,
toàn bộ các chỉ tiêu hợp nhất chủ yếu của Tổng công ty đều hoàn thành vượt mức kế
hoạch Tập đoàn chấp thuận và ĐHĐ Cổ đông thông qua: - Doanh thu đạt 4353,7 tỷ
đồng, đạt 124,3% KH năm 2014 và bằng 119,5% so với năm 2013 - Lợi nhuận trước
thuế đạt 432,19 tỷ đồng, đạt 240% KH năm 2014 và bằng 204,7% so với năm 2013 -


Nộp ngân sách đạt 451,6 tỷ đồng, đạt 260% KH năm 2014 và bằng 166,6 % so với
năm 2013 - Đầu tư xây dựng đạt 57,46 tỷ đồng, đạt 56,3% KH năm 2014 và bằng
526% so với năm 2013 Có được kết quả này là do năm 2014, Công ty M-I Việt Nam
và Công ty Dung dịch khoan và Dịch vụ giếng khoan DMC- WS hoạt động rất hiệu
quả. Số lượng giếng do Công ty DMC WS và Công ty MI VN cung cấp tăng nhiều so
với kế hoạch do các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ khoan nên số lượng giếng khoan gia
tăng, đồng thời một số giếng cần phải xử lý phức tạp về kỹ thuật nên nhu cầu sử dụng
dịch vụ dung dịch khoan tăng nhiều so với dự kiến. Lĩnh vực kinh doanh cung cấp hóa
chất cho khoan, khai thác tại công ty mẹ do vậy cũng có sự tăng trưởng đột biến trong
năm 2014, đem lại kết qủa khả quan cho hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của
Công ty mẹ.
MỨC LƯƠNG BÌNH QUÂN: Tiền lương bình quân năm 2014: 18,0 triệu
đồng/người/tháng Thu nhập bình quân năm 2014: 21,3 triệu đồng/người/tháng Tiền
lương và thu nhập bình quân của CBCNV Tổng công ty đã được tăng dần qua các năm
cụ thể như sau:
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
6,32
18,0
Tiền
lương

bình 12,7 1
quân(tr.d/tháng/người)
18,05
21,3
Thu
nhập
bình 14,7
quân(tr.d/tháng/người)
(Bảng 5)
Ghi chú: - Năm 2010-2011 tiền lương, thu nhập bình quân Tổng công ty DMC không
bao gồm tiền lương, thu nhập Công ty TNHH MI-VN
- Năm 2012-2014 tiền lương, thu nhập bình quân Tổng công ty đã tính tiền lương,
thu nhập Công ty TNHH MI-VN
Các khoản đầu tư lớn: Kế hoạch đầu tư năm 2014 được phê duyệt là 102 tỷ đồng,
trong đó XDCB và mua sắm TSCĐ là 34.1 tỷ và đầu tư tài chính 67.9 tỷ đồng. Tính
đến thời điểm lập báo cáo, thực hiện đầu tư năm 2014 đạt 91.56 tỷ đồng (đạt 90%)
trong đó, thực hiện đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ đạt 37.5 tỷ đồng (đạt 110%); đầu
tư tài chính đạt 54.06 tỷ đồng (đạt 80% do khó khăn trong công tác mua lại phần vốn
góp của các đối tác tại Công ty liên kết DMC VTS). Kết quả thực hiện đầu tư XDCB
và mua sắm TSCĐ hoàn thành vượt kế hoạch ban đầu đề ra (đạt 110% so với kế
hoạch); không những hoàn thành những mục tiêu đề ra trong năm, hoạt động đầu tư


của TCT còn phát huy hiệu quả trên khía cạnh nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển các dự
án mới và hướng dẫn, quản lý đơn vị/công ty con trong lĩnh vực đầu tư. Cụ thể như
sau: - Hoàn thành quyết toán vốn đầu tư dự án Nhà máy hóa phẩm dầu khí tại KCN
Cái Mép, đã xin được chứng chỉ quốc tế API cho sản phẩm Xi măng G của nhà máy
qua đó có sản phẩm có thế mạnh, tăng được sản lượng bán ra. Hoàn thành quyết toán
Tổng kho hóa chất tại Dung Quất, cơ bản hoàn thành quyết toán Dự án đầu tư thiết bị
làm sạch; - Công tác nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư được thực hiện rất mạnh mẽ để lựa

chọn ra những dự án tốt, tiến hành đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty: Đã hoàn thành Báo cáo cơ hội đầu tư dự án cung cấp dịch vụ cắt hủy giếng
khoan và đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai các bước tiếp theo;
Đang triển khai công tác lập dự án đầu tư phân xưởng cung cấp hóa chất khai thác dầu
khí (blending) và dự án mua sắm thiết bị xử lý lắng đọng parafin trong quá trình khai
thác và vận chuyển dầu khí. Đồng thời với sự hỗ trợ của Tập đoàn, Tổng công đang tập
trung nghiên cứu dự án trọng điểm sản xuất sản phẩm hóa dầu có giá trị gia tăng cao,
khối lượng và doanh thu lớn nhằm tạo bước đột phá trong lĩnh vực sản xuất trong kế
hoạch những năm tới..
Công tác quản lý đầu tư tại các đơn vị con: Hoạt động đầu tư tại Công ty con trong
năm có bước phát triển tốt. Dưới dự chỉ đạo, giúp đỡ và hỗ trợ chặt chẽ của Tổng công
ty, từ chỗ công tác đầu tư xây dựng ở trình độ rất hạn chế đến nay các đơn vị đã chủ
động thực hiện có hiệu quả đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất kinh doanh tại đơn vị
mình. + Đối với đơn vị DMC WS: Dự án căn cứ cung ứng dịch vụ DMC tại VSP đã
được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 4/2014 qua đó hoàn thiện chuỗi sản
xuất, cung ứng, dịch vụ của Tổng công ty. Dự án khi đưa vào sử dụng đã phát huy
ngay hiệu quả và được khách hàng đánh giá cao. + Đối với đơn vị DMC VTS (Lào):
Dự án khai thác và chế biến Barite của Công ty đã được cấp Giấy phép khai thác và
Giấy phép chế biến; công tác thi công lắp đặt máy móc đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến
sẽ đi vào vận hành khai thác vào cuối tháng 3; đầu tháng 4 tới đây. Dự án sẽ bổ sung
nguồn barite đang thiếu hụt trầm trọng tại Việt Nam, trung bình dự án sẽ sản xuất ra
50.000 tấn barite. + Các đơn vị khác: DMC MB, MT,MN cũng đều được giao nghiên
cứu các dự án như Dự án chế biến bột đá trắng CaCO3(DMC MB); dự án sản xuất lưu
huỳnh Pastille (DMC MT); Dự án cải tạo, sửa chữa Tổng kho tại 24/8 Lê Thánh Tông,
TP Vũng Tàu (DMC MN). Các dự án này đều đang trong quá trình lập dự án đầu tư,
dự kiến sẽ trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện trong năm 2015.
2.2 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN



×