Tải bản đầy đủ (.doc) (229 trang)

Đề án NGHIÊN cứu THIẾT kế NHÀ CAO TẦNG sử DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM và HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.62 MB, 229 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ XÂY DỰNG

NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Cơ quan chủ trì:

Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn

Chủ nhiệm đề tài: KS. Lý Văn Vinh

Hà Nội - 2011


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ XÂY DỰNG

NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ

BÁO CÁO TỔNG HỢP


KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NHÀ CAO TẦNG SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài

KS. Lý Văn Vinh
Ban chủ nhiệm đề tài

Bộ Khoa học và Công nghệ

Thư ký đề tài: ThS. KS. Trịnh Thị Liên
KTS. Nguyễn Thùy Dung
ThS. KTS. Trần Minh Tùng
TSKH. Bạch Đình Thiên

Hà Nội - 2011

4


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................9
3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................9

4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................11
B. NỘI DUNG............................................................................................................12
CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH CAO TẦNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY.......................................................................................................12
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN............................12
1.1.1. Nhà cao tầng............................................................................................12
1.1.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả..............................................12

1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾT
KIỆM NĂNG LƯỢNG NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM..................................13
1.2.1. Điều kiện khí hậu....................................................................................13
1.2.2. Kinh nghiệm kiến trúc truyền thống........................................................15

1.3. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG..........................................................17
1.3.1. Kiến trúc - quy hoạch..............................................................................19
1.3.2. Vật liệu....................................................................................................35
1.3.3. Trang thiết bị kỹ thuật công trình liên quan đến việc sử dụng năng lượng
...........................................................................................................................40
a. Hệ thống chiếu sáng......................................................................................40
b. Hệ thống thang máy......................................................................................41
c. Hệ thống thông gió và điều hoà không khí....................................................41
d. Hệ thống cấp nước nóng................................................................................42
e. Hệ thống quản lý tòa nhà - Building Management System (BMS)...............43
1.3.4. Các khung pháp lý cơ sở.........................................................................45
a. Nghị định.......................................................................................................47
b. Quyết định.....................................................................................................47
c. Thông tư........................................................................................................49

d. Chỉ thị............................................................................................................49
e. Văn bản khác.................................................................................................50

1.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM....................................................50
1.4.1. Giải thưởng “Tòa nhà hiệu quả năng lượng”..........................................50
1.4.2. Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam.....................................................53

5


1.4.3. Công trình điển hình: khách sạn Majestic và các giải pháp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả...............................................................................54

1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG I....................................................................................56
CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU THIẾT
KẾ CAO TẦNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ.........60
2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ................................................................................................60
2.1.1. Các cơ sở pháp lý chung..........................................................................62
2.1.2. Các cơ sở pháp lý chuyên ngành.............................................................65

2.2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ................................................................................68
2.2.1. Kinh nghiệm của CHLB Nga......................................................................68
a.Các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng có liên quan đến tiết kiệm năng lượng.68
b. Thực tế về thiết kế và xây dựng các công trình có mức sử dụng năng lượng
thấp tại Nga:......................................................................................................83
c. Bàn luận.........................................................................................................91

2.2.2. Kinh nghiệm của các nước Châu Á............................................................92
a. Kinh nghiệm của Hồng Kông........................................................................92

b. Malaysia - Ken Yeang với những công trình tiết kiệm năng lượng..............99
c. Singapore.....................................................................................................106
d. Kinh nghiệm của Đài Loan.........................................................................108

2.2.3. Kinh nghiệm của Mỹ.................................................................................110
a. Sự lãnh đạo trong thiết kế năng lượng môi trường (LEED - Leadership in
Energy & Environmental Design) của Mỹ......................................................110
b. Một số công trình........................................................................................111

2.2.4. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu........................................................112
a. Phương pháp đánh giá của Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (BREEAM)
.........................................................................................................................114
b. Một số giải pháp thiết kế:............................................................................116

2.2.5. Hội đồng công trình xanh (WGBC)..........................................................126
2.2.6. Phát triển các toà nhà không năng lượng (Zero Energy Building)..........129
2.3. CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 134
2.3.1. Cơ sở cách nhiệt cho vỏ bao che công trình.............................................134
a. Thiết kế hình khối nhà cao tầng...................................................................134
b. Thiết kế kết cấu bao che (tường, mái) nhà cao tầng....................................135
c. Thiết kế tường kính 2 lớp............................................................................138
d. Thiết kế các cửa sổ của nhà cao tầng..........................................................142
e. Tính toán thu nhận nhiệt bức xạ mặt trời của vách kính.............................146

2.3.3. Chiếu sáng.................................................................................................149
2.3.4. Thông gió, điều hòa không khí.................................................................150
2.3.5. Sử dụng cây xanh, mặt nước, địa hình......................................................155
2.3.6. Sử dụng năng lượng mặt trời....................................................................156

6



2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................159
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG.161
3.1. Trong bối cảnh Quy hoạch tổng thể của đô thị, trục phố, điểm dân cư......161
a. Quy hoạch thông gió tự nhiên.....................................................................161
b. Quy hoạch cây xanh, mặt nước...................................................................164

3.2. Các giải pháp kiến trúc.................................................................................166
3.2.1. Hình thức công trình.................................................................................166
a. Hình dạng mặt bằng.....................................................................................166
b. Tổ chức sân trong........................................................................................170
c. Bố trí các không gian chức năng.................................................................174
3.2.2. Không gian mặt cắt................................................................................175
a. Giải pháp tầng trệt mở.................................................................................175
b. Giải pháp “mặt đứng kép”...........................................................................175
c. Giải pháp sử dụng vật liệu bao che cách nhiệt............................................176
3.2.3. Vật liệu và kết cấu bao che....................................................................177
a. Hệ thống che chắn nắng chủ động...............................................................177
b. Vật liệu kính................................................................................................180
c. Tường thu nhiệt...........................................................................................183
d. Tường kính 2 lớp (double-skin façade).......................................................187
e. Giải pháp cây xanh, mặt nước.....................................................................189
3.2.4. Giải pháp tạo cảnh quan theo chiều đứng.............................................192

3.3. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................194
3.3.1. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời chủ động và bị động..................194
a. Phương pháp thiết kế chủ động:..................................................................194
b. Phương pháp thiết kế thụ động:...................................................................196
3.3.2. Giải pháp thông gió tự nhiên.................................................................202

3.3.3. Hệ thống điều hòa không khí, thông gió...............................................205
a. Hệ thống thông gió có khí...........................................................................205
b. Hệ thống điều hoà không khí:.....................................................................206
3.3.4. Chiếu sáng.............................................................................................212
a. Sử dụng chiếu sáng tự nhiên........................................................................213
b. Chiếu sáng nhân tạo:...................................................................................213
3.3.5. Các biện pháp khác................................................................................216

3.4. Giải pháp quản lý.........................................................................................217
3.4.1. Bảo trì, bảo dưỡng công trình:..............................................................217
3.4.2. Hệ thống BMS.......................................................................................218
3.4.3. Đánh giá, khen thưởng..........................................................................221

3.8. Kết luận chương 3........................................................................................223
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................225
Tài liệu tham khảo:...................................................................................................229

7


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài
người. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt
động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về
quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của
toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về
phát triển bền vững và chương trình nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát
triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua mục tiêu chiến lược 10 năm (20012010) mà nội dung tập trung vào những nhân tố phát triển bền vững. Để thực hiện

mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và
thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình
nghị sự 21 của Việt Nam).
Trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, nhà cao tầng đang dần trở nên phổ biến
tại các đô thị trên thế giới và đặc biệt là tại đô thị chật hẹp, dân số cao như Việt
Nam nhằm tiết kiệm quỹ đất đô thị cho các mục đích công cộng như vui chơi giải
trí, công viên cây xanh,... cũng như tập trung, giảm hệ thốnghạ tầng, giao thông vận
tải, mạng lưới dịch vụ dẫn đến giảm mức tiêu hao năng lượng.
Tuy nhiên, nhà cao tầng là kiểu kiến trúc tập trung tiêu hao nhiều năng
lượng và không ngừng sản sinh phế thải và ô nhiễm. Với tốc độ tăng trưởng xây
dựng bình quân 15%/năm, số toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị mới
sẽ tăng thêm rất nhiều và tỷ lệ sử dụng năng lượng trong các toà nhà chiếm từ 3540% tổng năng lượng tiêu dùng, năng lượng sử dụng trong các toà nhà, công trình
cao tầng là rất lớn nhưng tản mát, không hiệu quả và không kiểm soát được. Thêm
vào đó, hầu hết công trình cao tầng được thiết kế theo phong cách nước ngoài,
không phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên ở Việt Nam gây lãng phí nghiêm
trọng năng lượng sử dụng trong quá trình sử dụng công trình.

8


Trong lĩnh vực nghiên cứu, đã có khá nhiều bài báo, tham luận khoa học liên
quan đến lĩnh vực này nhưng chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể đánh giá
và đề xuất các giải pháp thiết kế công trình cao tầng sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong sự phù hợp tổng quan với Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu của đề tài là vô cùng cần thiết nhằm
tổng hợp các nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách đáp ứng yêu cầu phát
triển nhanh chóng của ngành xây dựng cũng như góp phần thiết lập sự cân bằng
trong sử dụng năng lượng, phát triển bền vững ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu

1. Học tập, áp dụng kinh nghiệm của bạn trong xây dựng nhà cao tầng sử
dụng năng luợng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Hợp tác nghiên cứu các nội dung mang tính quốc gia về xây dựng các giải
pháp thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng
nhà cao tầng, đáp ứng chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015, chiến lược phát triển năng lượng bền vững
của nước ta gắn liền với việc đảm bảo phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng
lượng và bảo vệ môi trường.
3. Hợp tác nghiên cứu biên soạn Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cho các
công trình xây dựng nhà cao tầng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên cơ
sở các giải pháp xây dựng tìm kiếm được.
4. Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về khoa học công nghệ trong lĩnh
vực thiết kế xây dựng.
3. Nội dung nghiên cứu
Trong nước:
- Thu thập, phân tích, đánh giá các đặc điểm khí hậu, năng lượng tự nhiên
trên các vùng lãnh thổ Việt Nam.
- Thu thập, phân tích, đánh giá các biện pháp thiết kế, xây dựng truyền thống
thích ứng với điều kiện tự nhiên có khả năng ứng dụng vào nhà cao tầng.
- Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của bạn về thiết kế và xây dựng nhà cao
tầng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

9


- Nghiên cứu học tập kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu của bạn về
Phương pháp xây dựng Tiêu chuẩn, các giải pháp về nâng cao tuổi thọ của tòa nhà
và các giải pháp thiết kế và xây dựng nhà cao tầng sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
- Hợp tác cùng nghiên cứu các giải pháp thiết kế:

+ Tổ chức không gian
+ Hệ thống bao che; vật liệu xây dựng, kết cấu của tòa nhà
+ Hệ thống kỹ thuật của tòa nhà; các giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng
lượng và sử dụng nguồn năng lượng sạch, nhằm sử dụng năng lượng một cách tiết
kiệm và hiệu quả
- Hợp tác cùng nghiên cứu các nội dung để bổ sung vào Tiêu chuẩn thiết kế
và xây dựng nhà cao tầng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Hợp tác cùng nghiên cứu áp dụng Tiêu chuẩn và các giải pháp thiết kế, xây
dựng nhà cao tầng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Hợp tác nước ngoài:
- Khảo sát, điều tra, trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia về phương
pháp nghiên cứu và những kết quả thu được từ hai phía.
- Tổ chức các hội thảo khoa học, các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao
trình độ cán bộ và phổ biến các kết quả nghiên cứu đạt được.
Nội dung hợp tác nghiên cứu :
- Điều tra, đánh giá thực trạng thiết kế, xây dựng nhà cao tầng sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam.
- Các vấn đề có liên quan (khí hậu, kỹ thuật, kinh tế,…).
- Các giải pháp thiết kế, xây dựng nhà cao tầng sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, bao gồm: không gian công trình, vật liệu xây dựng, giải pháp kỹ thuật,
….
- Các giải pháp quản lý tòa nhà sau khi đưa công trình vào sử dụng.
- Dự thảo Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng nhà cao tầng sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.

10


4. Phạm vi nghiên cứu
Các công trình cao tầng tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Hà

Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp:
1. Phương pháp phân tích, thống kê, điều tra, sưu tầm tài liệu, đo đạc thực tế
nhằm:
- Phân tích tổng quan tình hình thiết kế nhà cao tầng sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trên thế giới.
- Thống kê mức tiêu hao năng lượng tại các nhà cao tầng ở Việt Nam.
Phương pháp này không chỉ đưa ra được các số liệu tổng quan, mà còn đưa
ra các biện pháp cụ thể, bản chất của vấn đề thiết kế nhà cao tầng sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Phương pháp so sánh, đối chiếu và tổng hợp:
Thiết lập các luận điểm, phương pháp nghiên cứu ứng dụng và lựa chọn giải
pháp chuyên môn phù hợp.

11


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH CAO TẦNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN
1.1.1. Nhà cao tầng
Hiện nay tại Việt Nam, chưa có cách phân loại chính thức và chính xác các
công trình kiến trúc theo số tầng cao. Tuy nhiên, theo TCXDVN 323:2004 “Nhà ở
cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế” thì nhà ở cao tầng là loại nhà ở, căn hộ có chiều cao
từ 9 đến 40 tầng (trên 40 tầng thường gọi là nhà chọc trời).
Như vậy, trong khuôn khổ đề tài này, nhà cao tầng được sử dụng chung để
chỉ các loại nhà kiến trúc dân dụng (nhà ở và nhà công cộng) có chiều cao từ 9 tầng

trở lên.
1.1.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03/09/2003 của Chính phủ v/v Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả định nghĩa:
1. Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng
lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là: nhiệt năng, điện
năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp.
2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách
hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt
động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu
năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
Có thể mở rộng thêm các định nghĩa trên như sau:
Năng lượng ở đây được hiểu là năng lượng tự nhiên bao gồm năng lượng hoá
thạch và năng lượng tái tạo.
Năng lượng hoá thạch là loại năng lượng dưới dạng tài nguyên trong lòng
đất, được con người đưa lên và sử dụng. Loại năng lượng này có trữ lượng hạn chế
và thông thường khi sử dụng loại năng lượng này thường sản sinh ra các chất phế
thải lớn và gây ô nhiễm môi trường mà điển hình là khí CO2.

12


Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn
liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử
dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến
liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng một cách tiết kiệm nhất
trong điều kiện có thể trong khi vẫn thỏa mãn được các yếu tố tiện nghi cho con
người mà không hoặc ít ảnh hưởng nhất đến hệ sinh thái môi trường.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG NHÀ CAO TẦNG Ở VIỆT NAM
1.2.1. Điều kiện khí hậu
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía đông
nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của
kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Việt Nam có ba miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc,
miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ.
Miền Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu,
đông rõ rệt. Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4, là mùa
đẹp nhất trong năm. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này thì nhiệt độ trong
ngày khá nóng và mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là vào tháng 6. Tháng 5 đến
tháng 8 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm. Mùa thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng
9 và 10. Mùa đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí hậu lạnh
và hanh khô.
Miền Nam Việt Nam gồm khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có
khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (mùa mưa
từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau).
Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong
năm.
Khí hậu miền Trung Việt Nam thì được chia ra làm hai vùng khí hậu là Bắc
Trung Bộ và vùng khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng

13


Bắc đèo Hải Vân, về mùa đông do bị ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc cộng thêm bị
dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía
Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc.
Nên vì vậy vùng này thường lạnh nhiều vào Đông và thường kèm theo mưa nhiều,
do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi

khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa hè, lúc
này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi
tới > 40°C, độ ẩm không khí thấp), gió này gọi là gió Lào. Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân nóng
quanh năm.
Kết luận
- Do các đặc điểm về nhiệt độ nên người Việt Nam có xu hướng sử dụng
năng lượng để điều tiết nhiệt độ trong các không gian sinh hoạt. Cụ thể là làm mát
không gian sinh hoạt về mùa hè ở miền Bắc và quanh năm ở miền Nam, nhu cầu
sưởi ấm cũng cần thiết ở những vùng núi cao phía Bắc về mùa đông.
- Độ ẩm cao quanh năm (đặc biệt là ở miền Bắc, có khi độ ẩm tương đối xấp
xỉ 100% tạo hiện tượng “nồm”) gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày nên
để hạn chế, các không gian sinh hoạt của người Việt Nam cần phải đảm bảo thông
thoáng, không khí lưu thông. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có gió tự nhiên
thuận lợi nên vẫn phải sử dụng các biện pháp thông gió nhân tạo thông qua các
trang thiết bị tiêu thụ năng lượng.
- Bức xạ mặt trời và gió là 2 trong số các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có rất
giàu tiềm năng ở Việt Nam. Tuy có những thay đổi đột ngột gây ra những hiện
tượng thời tiết bất thường (nắng nóng, hạn hán, gió lốc…) nhưng nhìn chung 2
nguồn năng lượng này đem đến nhiều tác dụng tích cực trong cuộc sống người Việt
Nam.
- Khí hậu nhiệt đới làm cây cối hầu như xanh tốt quanh năm tạo điều kiện
cho việc phát triển và tích hợp thực vật trong các công trình.

14


1.2.2. Kinh nghiệm kiến trúc truyền thống

Hình 1.1. Ao làng Việt


Để đối phó lại với những điều kiện khí hậu đặc thù, ngay từ xa xưa, người
Việt đã có những quan điểm và nguyên tắc xử lý kiến trúc riêng của mình. Hệ thống
những quan điểm và nguyên tắc này được đúc kết lại thành những câu ca dao, tục
ngữ hay văn vần dễ nhớ và chi phối phần nào trong việc thiết kế và tạo dựng nhà
cửa, đặc biệt là ở những vùng nông thôn.
Kiến trúc truyền thống Việt Nam chủ yếu là thấp tầng. Tuy những nguyên
tắc thiết kế của kiểu loại kiến trúc này khó có thể sử dụng được trong kiến trúc hiện
đại cao tầng nhưng một số quan điểm kiến trúc liên quan đến vấn đề xử lý và sử
dụng năng lượng trong công trình mang tính chất nhiệt đới đặc thù Việt Nam thì
vẫn có thể là một kinh nghiệm quý để tham khảo.
- Bố trí tổng thể: quần thể các công trình kiến trúc Việt Nam luôn lấy ao hồ
và sân vườn làm trung tâm (với làng, xã trung tâm là sân, ao đình; với hộ gia đình,
trung tâm là ao vườn và sân phơi), nói cách khác luôn lấy một yếu tố tự nhiên để
định vị các hệ thống không gian khác. Các không gian chính - phụ đều quây xung
quanh trung tâm. Đứng trên quan điểm tiện nghi về khí hậu, có thể giải thích như
sau: vào những ngày nóng bức, sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa không khí
trên mặt sân bị nung nóng và trong bóng mát của vườn cây đã góp phần tạo ra
những luồng gió "đối lưu" từ sân, vườn, nhà với nhau, có tác dụng cải tạo điều kiện

15


vi khí hậu trong khuôn viên ngôi nhà ở truyền thống cũng như trong toàn bộ tổng
thể các khối nhà.
- Hướng nhà: nhà quay mặt về hướng Nam không chỉ đón được hướng gió
mát (“lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”) mà còn đón nắng cho các vùng núi
cao. Miền Trung và miền Nam, vùng biển có thể thay đổi theo một số hướng như
Bắc hoặc Đông, nhưng tuyệt nhiên tránh hướng Tây do bất lợi về bức xạ mặt trời.
- Giải pháp không gian: hiên rộng, tạo không gian cách ly và nửa kín nửa hở:

Không gian này rất phù hợp với khí hậu Việt Nam để đón gió mát, tránh tạt mưa,
giảm bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng. Hệ thống hiên tạo ra một kiểu
không gian bán lộ thiên có tác dụng đệm chuyển tiếp giữa môi trường trong và
ngoài nhà, đồng thời đây cũng là không gian đa năng bổ trợ cho các hoạt động sinh
hoạt khác nhau của con người.
- Giải pháp bao che: mỗi vùng miền còn phát triển những loại tường nhà
khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu. Tường nhà dày của vùng Đông Bắc dày
đến 40cm, về mùa đông, cho dù trời rét xuống độ âm, trong nhà vẫn ấm, còn mùa
hè, nếu nắng nóng đến 37-38oC, ngồi trong nhà vẫn mát mẻ. Nhà dân gian của vùng
Bắc Bộ được xây dựng kết hợp với các loại hình thức che chắn khác như: trồng cây,
treo mành che, dựng các tấm phên dại... để ngăn chặn bức xạ mặt trời mùa hè, che
chắn gió lạnh mùa đông, luôn tạo được sự thoáng đãng. Nhà ở dân gian miền Trung
hay ở đồng bằng sông Cửu Long thường có loại tường mỏng, vách đan bằng tre,
nứa, gỗ hay bằng đất trộn rơm trát lên khung tre. Với loại cấu tạo tường này thì vào
buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập dễ dàng nhưng lúc xế chiều thì lại tạo
điều kiện cho khí nóng thoát ra khỏi nhà một cách nhanh chóng, làm cho ngôi nhà
chóng mát hơn. Các kết cấu che nắng di động được sử dụng nhiều, mành liếp, tấm
dại, dàn cây vừa cản được nhiệt độ bên ngoài, vừa tạo được độ thoáng cho công
trình.
- Cây xanh trong công trình: kiến trúc truyền thống rất chú trọng đến việc bố
trí cũng như chọn kiểu dáng cây xanh phục vụ công trình, tăng tính tiện nghi điều
kiện vi khí hậu xung quanh và bên trong ngôi nhà. Điển hình nhất là “chuối sau, cau
trước”: cây cao, thân mảnh, lá nhỏ và ít thường được trồng phía trước ngôi nhà tạo

16


độ thông thoáng; cây thấp, lá to và nhiều được trồng phía sau ngôi nhà nhằm hạn
chế những bất lợi về hướng và giă tăng chất lượng gió tự nhiên. Xen kẽ trong công
trình là hệ thống các sân trong có cây xanh, tiểu cảnh, mặt nước tạo thông thoáng giải pháp thường thấy cho việc xử lý những không gian hẹp về chiều ngang, dài về

chiều sâu như các loại nhà ở đô thị truyền thống.
- Sử dụng năng lượng: mục đích sử dụng năng lượng sử dụng trong các công
trình kiến trúc truyền thống tương đối đơn giản, chủ yếu là chiếu sáng, làm chín
thực phẩm, suởi ấm… Nguồn năng lượng được khai thác đa phần từ các loại thực
vật thông qua các sản phẩm hoặc phế phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp đây có thể xem là một loại năng lượng tái tạo hiệu quả.
- Kiến trúc mở: người Việt coi trọng các mối quan hệ giao tiếp cởi mở với
cộng đồng xung quanh. Chính vì vậy không gian giao tiếp luôn xuất hiện trong các
kiến trúc truyền thống. Tại các xóm làng nông thôn, dân cư thường tụ tập trước
cổng, sân nhà, đình làng, trẻ con vui đùa, người già hàn huyên. Tại các đô thị, dân
chúng thường sử dụng đường phố, vỉa hè, các không gian trống bất kỳ tại tầng nhà,
sảnh, sân nhà để làm nơi vui chơi, giao tiếp và thậm chí là luyện tập thể dục. Đặc
biệt người Việt Nam rất thích lễ hội, tụ tập nên khi có dịp, các không gian công
cộng, không gian trống giữa các công trình kiến trúc luôn được trưng dụng. Chính
lối sống mở cùng với đặc điểm về khí hậu nóng ẩm đã làm cho các không gian của
người Việt thường mở, bao che nửa kín, nửa hở để đảm bảo các điều kiện tiện nghi
vi khí hậu trong các hoạt động sống hàng ngày.
1.3. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Tại Việt Nam hiện nay, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc
biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã
chiếm khoảng gần 1/4 tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỉ lệ này tăng lên nhiều trong
thời gian gần đây khi các đô thị phát triển mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư nước
ngoài đầu tư xây dựng các công trình cao tầng tại Việt Nam gia tăng đáng kể.

17


Trong khi đó vẫn tồn tại cách tiêu dùng lãng phí và sử dụng kém hiệu quả về
năng lượng: các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng
lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế và xã hội của các biện pháp này.

Nhiều công trình, đặc biệt là nhà cao tầng với diện tích sàn sử dụng lớn và tiêu thụ
điện năng lớn, trong quá trình vận hành cũng chưa tiến hành công tác kiểm toán
năng lượng.
Phần lớn các công trình cao tầng mới xây dựng từ nguồn vốn đầu tư nước
ngoài thường được các công ty tư vấn nước ngoài thiết kế, xây dựng của họ nên
chưa thích hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và kinh tế kỹ thuật của Việt Nam.
Bên cạnh đó, đa số các công trình công cộng do Việt Nam xây dựng trước đây đều
dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng
lượng chưa cao, kém hiệu suất, gây lãng phí.
Theo kết quả điều tra tổng quan tiềm năng tiết kiệm năng lượng do Bộ Khoa
học và Công nghệ thực hiện, những bất hợp lý trong các giải pháp thiết kế công
trình, đặc biệt là phần vỏ công trình kém hiệu quả cách nhiệt và lắp đặt thiết bị đã
làm thất thoát nguồn năng lượng sử dụng trong công trình xây dựng từ 20-30%.
Tường - mái bao che bên ngoài các công trình ở Việt Nam vẫn chủ yếu thỏa mãn
yếu tố thẩm mỹ, chưa thực sự được khai thác hiệu quả kỹ thuật có được từ hình thức
để góp phần điều hòa không gian vi khí hậu bên trong công trình.
Hiện tại, Việt Nam chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu thân thiện
môi trường một cách bài bản, chưa khích lệ được tiêu dùng, đầu tư công nghệ chưa
tương xứng dẫn đến năng suất thấp, chủng loại không phong phú. Kết quả đương
nhiên là giá bán sẽ cao, người tiêu dùng không chấp nhận. Đồng thời cũng chưa có
một tính toán và phân tích cụ thể việc sử dụng các loại vật liệu này xét trên các góc
độ kinh tế (“đắt trước mắt - rẻ lâu dài”) hay bền vững. Liệu có phải “đắt” nếu sử
dụng vật liệu thân thiện môi trường mà giảm tải trọng cho công trình, thời gian thi
công được rút ngắn, tốn ít xi măng, sắt thép...; khi đi vào vận hành sử dụng lại tiết
kiệm năng lượng hơn, môi trường sống tốt hơn, nhờ ngăn chặn được tối đa tình
trạng bức xạ nhiệt, hiệu ứng nhà kính...? Đó là chưa kể đến những yếu tố có lợi cho
cả xã hội, nền kinh tế và môi trường sống, sức khoẻ của cả cộng đồng

18



1.3.1. Kiến trúc - quy hoạch
a. Quy hoạch tổng thể
Nhà cao tầng ở các thành phố tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị phát
triển mới và một số ít xây chen vào các khu vực đô thị hiện hữu, phân tán dọc các
tuyến phố chính. Tại các khu vực phát triển mới, các khối nhà cao tầng được xây
dựng dựa trên quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt từ ban đầu nên có được các
khoảng cách không gian trống và điều kiện cảnh quan tiện nghi. Song cũng tồn tại
một thực tế là một số khu vực do thuận lợi về vị trí địa lý trong đô thị, giá trị kinh tế
đất xây dựng cao và chủ đầu tư vì lợi nhuận cũng đã đẩy mật độ xây dựng lên cao.
Mật độ dày đặc này không những làm giảm bớt các không gian xanh, không gian
nghỉ ngơi, giao tiếp cho khu vực, mà còn gây nên sự tập trung quá lớn hạ tầng và
tiêu thụ năng lượng.
Nhà cao tầng, đặc biệt là nhà chọc trời là những điểm nhấn quan trọng nhất
của các khu vực kiến trúc, song hiện nay ở Việt Nam chúng vẫn được bố trí kiểu
dàn trải, chưa tạo được silhouette (sự cô đọng đường bao hình dáng vật thể, loại bỏ
mọi chi tiết nằm trong và ngoài hình dáng đó) đô thị hiệu quả. Phần lớn các công
trình cao tầng được thiết kế, xây dựng bằng một lối kiến trúc theo trào lưu hoặc du
nhập từ nước ngoài, chưa có sự thay đổi để thích hợp với điều kiện tự nhiên và khí
hậu Việt Nam.

H×nh 1.2. Tòa nhà Bitexco

19


H×nh 1.3. Khu ĐT Trung Hoà – Nhân Chính
b. Kiến trúc công trình
Do đặc điểm kết cấu cộng với những điều kiện khí hậu đặc thù, các công
trình cao tầng ở Việt Nam thường có 2 dạng khối kiến trúc phổ biến:

- Nhà dạng tháp (khối nhà có tỷ lệ gần bằng nhau giữa chiều rộng và chiều
dày) với mặt bằng là các dạng hình học như vuông hoặc gần vuông, tròn hoặc gần
tròn, đa giác đều hoặc gần đều…
- Nhà dạng tấm (khối nhà có chiều rộng lớn hơn nhiều so với chiều dày) với
mặt bằng là các dạng hình học như chữ nhật, ellipse, gấp khúc… Đa số loại mặt
bằng này có chiều rộng quay về hướng Bắc hoặc Nam nhằm tránh nắng hướng Tây.
Với xu hướng kiến trúc hiện đại, rút ngắn thời gian thi công nên các mặt nhà
chỉ có tường và kính, ít có kết cấu che nắng, ít lồi lõm, nên các diện đứng thường
phẳng, nhẵn, sáng đều dưới tia chiếu mặt trời, không hoặc ít có mảng tối do hiệu
quả đổ bóng.

20


Trong khi đó, Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có trị số
BXMT cao quanh năm. Các hướng Đông, Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc,
Đông Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BXMT, trong đó các hướng Tây và
Tây Bắc sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn do“vị trí thuận lợi” của mặt trời trong
các tháng nóng và nhiệt độ không khí thường đạt cực đại về buổi chiều (từ 13h đến
15h). Như vậy đối với nhà dạng tháp, người thiết kế đã xem nhẹ và bỏ qua “tính
phương hướng” này.
Nhà thấp tầng thường được cây xanh hoặc các nhà đối diện che chắn bớt một
phần BXMT, nên mái nhà là bộ phận bao che hứng nhiều BXMT nhất, và ảnh
hưởng đến chế độ nhiệt của tầng trên cùng. Tầng trên cùng hay còn gọi là tầng áp
mái của nhà thấp tầng tại Việt Nam thường sử dụng như một không gian đệm - nơi
diễn ra các sinh hoạt mang tính thứ yếu, bổ trợ với tần suất sử dụng ít, ngắn. Tuy
nhiên, do chiều cao đáng kể của mình, nhà cao tầng có diện tích mặt tường lớn lại ít
được che chắn bởi các yếu tố cây xanh hay công trình lân cận, nên khi bị “phơi
nắng” sẽ ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của toàn toà nhà, chứ không chỉ một tầng nhà.
Tuỳ theo khả năng hấp thụ BXMT, nhiệt độ mặt tường ngoài có thể lên cao

tới 45-80oC, làm cho nhiệt truyền vào nhà rất lớn, tích luỹ nhiệt trong phòng càng
nhiều, nâng cao nhiệt độ không khí bên trong. Nhiệt độ mặt tường trong có thể cao
hơn nhiệt độ không khí từ 5 đến 10 oC (nếu là tường gạch hay BTCT thông thường).
Nếu đóng kín phòng để ĐHKK, thì phụ tải năng lượng ĐHKK do nắng chiếu lên tới
20-40 W/m2 sàn.
Ở các tầng trên cao vận tốc gió lớn đáng kể so với ở các tầng thấp. Tuy nhiên
tỷ lệ tăng vận tốc gió theo chiều cao còn phụ thuộc đặc điểm địa hình. Trong khu
nhà cao tầng của thành phố lớn ở độ cao 200-300m, vận tốc gió chỉ bằng 60-75%
tại những vùng chỉ có những công trình dưới 100m. Cùng với vận tốc gió lớn là
những cơn mưa lớn, tạo ra góc “tạt mưa”, nhiều lúc đạt đến phương nằm ngang,
làm cho nước mưa dễ dàng xuyên qua các khe hở vào nhà. Theo các nghiên cứu về
điều kiện vi khí hậu trong các công trình kiến trúc tại Việt Nam (Kiến trúc Sinh khí
hậu - TS. Phạm Đức Nguyên - NXB Xây dựng 2002): khi nhiệt độ ở giới hạn dưới
của vùng tiện nghi (20-24oC) con người cần có gió vận tốc 0,1-0,2m/s, trong vùng

21


tiện nghi nhất (24-26oC) cần có gió vận tốc 0,4-0,6m/s, còn khi nhiệt độ 27->30 oC
và độ ẩm cao cần có vận tốc gió 1,0-2,0m/s. Đó là lý do vì sao trong vùng nhiệt đới
ẩm cần thông gió xuyên phòng. Khi không có gió tự nhiên thì dùng quạt, nhưng gió
tự nhiên có chất lượng vệ sinh môi trường cao hơn.
Thời gian nhà có thể thông gió xuyên phòng tự nhiên từ 90% ở miền khí hậu
phía Bắc, tới xấp xỉ 100% số giờ trong một năm ở miền khí hậu phía Nam. Tuy
nhiên trên thực tế, các thiết kế đã không chú tâm vào điều này. Không có hành
lang/ống dẫn gió từ phía gió mát sang phía khuất gió. Phòng chỉ có cửa sổ một phía,
phía kia là lối vào. Khi đó ngay cả các phòng nằm ở hướng gió mát cũng không có
thông gió xuyên phòng. Cửa sổ đóng kín, luôn luôn phải dùng ĐHKK, nhất là các
phòng phía khuất gió.
Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng có chất lượng và hiệu quả chiếu sáng cao

nhất, thân thiện với môi trường và giảm bớt được phần năng lượng điện dùng cho
chiếu sáng, chiếm khoảng 11-13% trong nhà cao tầng. Đồng thời đối với khí hậu
nóng ẩm, ánh sáng tự nhiên còn có khả năng diệt trừ và làm giảm cũng ẩm mốc, các
chất chứa vi trùng vi khuẩn gây bệnh. Trên thực tế hiện nay các sảnh, nút giao
thông, khu thang máy thường đặt ở lõi toà nhà luôn luôn phải dùng ánh sáng ánh
sáng nhân tạo. Nhà có chiều dày lớn nên dù mặt ngoài mở nhiều cửa, các lớp không
gian bên trong vẫn không đủ ánh sáng tự nhiên cho các hoạt động sinh hoạt và làm
việc của con người.
Do đặc điểm chịu lực cũng như điều kiện đất đai giới hạn, đặc biệt tại các
thành phố lớn, tổ chức không gian kiến trúc thường theo kiểu hợp khối, bố cục chặt
và đặc. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho việc tổ chức chiếu sáng cũng như
thông gió tự nhiên tới tận mỗi không gian bên trong, và chính vì vậy trong phần lớn
công trình, các giải pháp nhân tạo gần như là bắt buộc và là lựa chọn duy nhất.
Đối với các địa phương phía Bắc Việt Nam, có tới 40% thời gian trong một
năm thời tiết nằm trong giới hạn của vùng dễ chịu, 90% thời gian trong một năm có
thể mở cửa thông thoáng tự nhiên. Những số liệu này còn cao hơn đối với khí hậu
Nam Bộ. Mặt thuận lợi là dư thừa ánh sáng tự nhiên, nhưng đi kèm đó là cường độ
bức xạ mặt trời bất lợi cũng rất lớn. Đa phần các công trình cao tầng đã và đang xây

22


dựng ở Việt Nam chưa chú ý đến thiết kế hiệu quả năng lượng cho công trình, tận
dụng các nguồn năng lượng sạch và vô tận của tự nhiên. Hiện nay công việc thiết kế
mới chỉ dừng ở việc “chống lại” những ảnh hưởng tiêu cực chứ chưa “tận dụng”
những mặt tích cực của các nguồn năng lượng này.
Trong kiến trúc, các không gian phụ ngoài vai trò quan trọng nâng cao chất
lượng tiện nghi về không gian, chúng còn tham gia vào việc cải thiện chất lượng
môi trường không khí và điều kiện vi khí hậu. Trong khí hậu nhiệt đới ẩm con
người ưa sinh hoạt ngoài trời hoặc trong các không gian lộ thiên hoặc bán lộ thiên.

Vì vậy kiến trúc nhiệt đới truyền thống thường có mái đua lớn, hiên rộng, nhiều ban
công, nhiều không gian thoáng mát. Trên thực tế để tăng tính kính tế, các công trình
cao tầng thường bị cắt giảm không gian phụ đến mức tối thiểu. Hành lang, lối đi
hẹp, thậm chí rất hẹp. Logia, ban công được giảm diện tích và hầu như chỉ tồn tại
tại đối với thể loại nhà ở, còn các thể loại công trình khác hầu như không xuất hiện.
Một đặc điểm dễ nhận thấy nữa là với cách thức sinh hoạt của người Việt
Nam, nhà cao tầng thường nằm sát mặt phố chính. Trong khi đó đường phố là
nguồn ô nhiễm lớn và thường xuyên nhất về âm thanh và khói bụi thải ra từ các
phương tiện giao thông trong đô thị, nhất là trong điều kiện Việt Nam vẫn chưa có
những chế tài chặt chẽ để kiểm soát.
Nhà cao tầng ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào khu vực chức năng chính:
- Nhà ở (chung cư)
- Văn phòng, công sở
- Các chức năng công cộng khác (trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh
viện…)
Nhà ở cao tầng
Nhà ở cao tầng hay còn được gọi là chung cư cao tầng, là loại nhà ở phục vụ
cho nhiều hộ gia đình. Mỗi gia đình sống biệt lập trong từng căn hộ riêng, chung hệ
thống cầu thang và các dịch vụ công cộng khác.

23


Hình 1.4. Chung cư Phú Mỹ Hưng
Đặc điểm quan trọng của nhà ở cao tầng là phục vụ số đông cộng đồng dân
cư đô thị, vì vậy để đảm bảo chiến lược phát triển cư trú, nhà ở cao tầng trở thành
biện pháp hữu hiệu hiện nay với khối lượng xây dựng lớn nhất trong các đô thị. Đây
là nơi tập trung tiêu hao năng lượng và sản sinh ô nhiễm cho nên mọi giải pháp quy
hoạch và kiến trúc khu ở sẽ tác động tới nhiều người dân cũng như đời sống của họ
cũng như sự phát triển bền vững của đô thị.


24


Hình 1.5. Khu căn hộ cao cấp Cảnh Viên 2 – Phú Mỹ Hưng
Cơ cấu một toà nhà dựa trên từng căn hộ riêng biệt, mỗi căn hộ là một tập
hợp các không gian - diện tích phục vụ sinh hoạt của một gia đình; có hệ thống giao
thông chung (giao thông đứng gồm thang máy, thang bộ, thang thoát hiểm và giao
thông ngang gồm hành lang, sảnh tầng); có hệ thống kỹ thuật chung cho toàn toà
nhà (cấp điện, cấp - thoát nước, điều hoà không khí, cấp gas, thoát rác tập trung,
phòng cháy - chữa cháy, thông tin liên lạc…).
Không gian chức năng chính của nhà ở cao tầng bao gồm 2 phần:
- Khu ở: một khối nhà ở có thể có 1 hay nhiều đơn nguyên lắp ghép với
nhau. Trong 1 đơn nguyên bao gồm các căn hộ hoàn chỉnh, độc lập, riêng biệt và
khép kín
- Khu dịch vụ công cộng và kỹ thuật gồm:
• Các không gian ngoài trời xung quanh toà nhà như sân vườn, bể cảnh, lối đi
dạo, sân chơi trẻ em…
• Hành lang và cầu thang
• Sảnh chính (tầng 1) và các sảnh tầng dùng để trực, bảo vệ, thư báo, điện
thoại, chỗ ngồi nghỉ, phòng sinh hoạt cộng đồng, lối đi cho người khuyết tật;
• Không gian dịch vụ công cộng (thương mại, dịch vụ đời sống…).
• Khu để xe (trong nhà hoặc ngoài trời)
• Khu kỹ thuật
Các nhà chung cư cao tầng được xây dựng ồ ạt tại các đô thị lớn ở Việt Nam,
nhưng do tư tưởng chạy theo số lượng của chủ đầu tư hoặc nhà thiết kế, các công
trình này thường vi phạm các nguyên tắc cơ bản của kiến trúc khí hậu. Có thể dễ
dàng nhận thấy phần lớn các chung cư cao tầng đã xây dựng ở Việt Nam có những
đặc điểm chung sau đây:
- Mặt bằng dày và chặt đặc cả ba chiều không gian với một lõi chịu lực ở

trung tâm không thuận tiện cho chiếu sáng và thông gió tự nhiên. Hệ số tận dụng
mặt bằng không gian chính / không gian phụ ngày cáng có xu hướng tăng cao.

25


- Mặt đứng phẳng, nhẵn, sử dụng nhiều kính. Các mặt đứng của toà nhà được
xử lý như nhau, không chú ý nhiều đến sự ảnh hưởng các yếu tố có lợi và bất lợi
của khí hậu tuỳ theo các hướng khác nhau.
- Các không gian “rỗng” cho cây xanh, lưu chuyển không khí, hút gió, tạo
bóng đổ nhằm giảm bớt chói chang còn quá ít.
- Tính khác biệt của kiến trúc các vùng miền (tính bản địa trong kiến trúc)
chưa được chú ý nhiều
- Đặt yêu cầu kinh tế cao hơn nhiều so với yêu cầu tiện nghi và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Trong các chung cư như vậy chắc chắn không thể tạo được một môi trường
vi khí hậu tự nhiên tiện nghi cho sức khoẻ của người dân, và giải pháp bắt buộc là
có sự can thiệp của thiết bị nhân tạo.
Theo kết quả khảo sát, nhà ở cao tầng có điểm ưu việt hơn so với các dạng
nhà cao tầng khác là có các không gian bán lộ thiên, cụ thể là lôgia, ban công của
mỗi căn hộ tạo nên các không gian chuyển tiếp giữa bên ngoai và bên trong công
trình. Một đặc điểm nữa là đã có một số khối nhà tạo được các ống (theo chiều
đứng) và các lỗ thông gió (theo chiều ngang) bên trong và bên ngoài công trình. Hệ
thống các ống - lỗ thông gió này góp phần tăng sự đối lưu không khí và nhiệt lượng
tạo được hiệu quả rất cao về mặt sử dụng năng lượng cũng như tạo cảm giác gần
gũi với thiên nhiên cho người dân sống tại đây vì đây cũng chính là những không
gian mở để gặp gỡ, giao tiếp.
1. Ống - lỗ thông gió ngoài (khe thông gió)

26



Hình 1.6. Nhà ở NO3 - Nam Trung Yên
Ống - lỗ thông gió ngoài làm cho nhà ở tăng diện tích mặt đứng tiếp xúc trực
tiếp với thiên nhiên, tạo sự đổ bóng (chiếu sáng gián tiếp các không gian bên trong)
và tạo các không gian hút và hướng gió (bẫy gió) trên mặt đứng công trình.
Bố cục tổng hợp các căn hộ quay xung quanh trục giao thông đứng với nhiều
hướng khác nhau. Nói cách khác, không gian giao thông đứng đóng vai trò lõi
xương sống nâng đỡ các sàn, các căn hộ bám quanh lõi này và phần không gian
(trống) giữa các căn hộ là các khe thông gió. Các khe thông gió nếu thẳng hàng với
nhau theo phương đứng sẽ tạo nên các ống - lỗ thông gió ngoài. Với giao thông
ngang, hành lang mở tới đâu căn hộ bám vào tới đó.
Tổ chức khe thông gió cho nhà ở cao tầng.
Trong nhà ở cao tầng có thể tổ chức 2 dạng khe thông gió: khe thông gió
thẳng và khe thông gió mở rộng (hình chữ T, chữ L, chữ Y, chữ thập, tự do…).
Phần lớn các nhà ở cao tầng hiện nay mới chỉ dừng lại ở khe thông gió thẳng, với
những nhà có diện tích mặt bằng sử dụng lớn mới áp dụng khe thông gió mở rộng.
Kích thước của khe thông gió theo từng hướng và theo số tầng cao là không giống
nhau.
Chiều rộng của khe thông gió

27


×