Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Văn hóa quản lý trong quá trình hội nhập quốc tế công nghiệp hóa hiện đai hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.2 KB, 4 trang )

VĂN HOÁ QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh 1
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là một cơ hội tốt để hội nhập
với thế giới, có điều kiện tiếp thu, học tập những văn minh tiến bộ của nhân loại. Song đây
cũng chính là một thách thức lớn đối với đất nước ta . Thách thức đầu tiên chính là vấn đề
văn hóa, trong đó có vấn đề văn hóa văn hoá quản lý.
Văn hóa quản lý là một bộ phận quan trọng của văn hóa nói chung, có những đặc thù
về nội dung, cấu trúc và biểu hiện, xuất hiện như là sự tích hợp không thể tách rời của văn
hóa với quản lý. Bản thân các khái niệm văn hóa và quản lý là những khái niệm khó định
nghĩa, thường xuất hiện nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Văn hóa được coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm,
quyết định bản sắc của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa là chỉnh
thể hữu cơ các hoạt động của con người (trong quá khứ và hiện tại), sáng tạo nên hệ thống
các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng những nhu cầu của con người, phù hợp với kiểu lựa
chọn đặc trưng của các nhóm và cộng đồng người khác nhau. Chính hệ thống các giá trị này
chi phối cách ứng xử, giao tiếp của cộng đồng, làm cho cộng đồng này có đặc thù riêng biệt.
Quản lý là một loại hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các chủ thể
tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua qui trình
quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong
điều kiện biến động của môi trường.2 Quản lý được hiểu là hoạt động thực tiễn phổ biến
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong tất cả các loại hình tổ chức khác nhau,
trong tất cả các cấp, các khâu quản lý, trong tất cả các thời kỳ lịch sử phát triển của xã hội
loài người3. Trong mọi lĩnh vực (bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,
…), văn hoá quản lý là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin, chuẩn mực đặc trưng của một
tổ chức, với những biểu trưng vật chất và tinh thần khác nhau của chúng, được mọi thành
viên của tổ chức chấp thuận, qui định và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong quá
trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Văn hoá quản lý là một bộ phận cơ bản không thể
1

Phó Chủ nhiệm khoa Khoa học quản lý. Trường ĐHKHXH&NV. ĐHQGHN


2

Phạm Ngọc Thanh. Tập bài giảng Khoa học quản lý, Hà Nội, 2007
P.Ducker. Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI. NXB Trẻ, 2003, trang 60.

3

1


thiếu được của mọi tổ chức, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực quản lý của tổ chức, có chức
năng định hướng, điều chỉnh, kiểm soát và động viên trong quản lý tổ chức. Văn hoá quản
lý của một tổ chức bị qui định bởi nhiều yếu tố khác nhau như đặc trưng về chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức, văn hoá dân tộc, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, khoa học, công
nghệ, các yếu tố tâm lý-xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế...
Trong quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý xây dựng và
phát triển văn hoá quản lý từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều quan trọng là các doanh
nghiệp phải nhận thức lại và tư duy lại về các vấn đề văn hoá trong quản lý và tổ chức. Văn
hoá chính là cách thức con người giải quyết vấn đề, và mọi cách thức đó đều bắt đầu từ
những giả định do con người xây dựng nên. Chúng ta bắt đầu từ những giả định đã chi phối
các nhà khoa học quản lý cũng như các nhà quản lý thực tiễn trong suốt thế kỷ XX, thậm
chí vẫn đang chi phối cho đến ngày nay. Trong cuốn sách “Những thách thức của quản lý
trong thế kỷ XXI”, P.Drucker đã chỉ ra hai bộ giả định có tính qui tắc và thực hành trong
quản lý4. Theo tác giả, đã đến lúc phải cho qua các giả định này và cố gắng hình thành các
giả định mới cho cả nghiên cứu lẫn thực hành quản lý. Có thể nói khái quát rằng chúng ta
phải từ bỏ quan niệm cho rằng: chỉ có hoặc phải có một cơ cấu tổ chức duy nhất đúng; chỉ
có hoặc phải có một cách duy nhất đúng để quản lý con người; các công nghệ và người sử
dụng cuối cùng đã được xác định từ trước; quản lý tập trung vào nội bộ; phạm vi quản lý
được xác định theo pháp lý; nền kinh tế được xác định theo biên giới quốc gia là “môi
trường sinh thái” của doanh nghiệp và quản lý. Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay,

chúng ta phải xem xét, phát triển, thử nghiệm một cơ cấu tổ chức thích hợp với nhiệm vụ
của nó; người ta không quản lý con người mà là dẫn dắt con người để phát triển thế mạnh
riêng và kiến thức của mỗi cá nhân vì mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả nhất. Không
phải công nghệ, cũng không phải đối tượng sử dụng cuối cùng là nền tảng cho chính sách
quản lý và chiến lược quản lý, mà là những giá trị của khách hàng và những quyết định của
khách hàng mới là nền tảng thực sự. Trong điều kiện hiện nay, quản lý phải động viên cho
được mọi nguồn lực của tổ chức, giúp cho tổ chức đạt được kết quả mong đợi, bất kể nằm
trong hay nằm ngoài tổ chức, chịu sự điều khiển hay không chịu sự điều khiển của tổ chức.
Càng ngày chúng ta càng phải cố gắng để nhận biết một cách tốt hơn về nền văn hoá
của chúng ta, những khác biệt văn hoá của chúng ta và biết cách ứng phó với những tình
4

P.Ducker. sđd.

2


huống văn hoá trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Từ việc lựa chọn cách giải
quyết vấn đề trong các tình huống, chúng ta có thể thấy được những khác biệt văn hoá trong
quan hệ con người với nhau, trong thái độ với thời gian, trong thái độ với môi trường. Trong
các quan hệ này, chúng ta thường xuyên phải xử lý các mối quan hệ giữa cái phổ biến với
cái đặc thù, giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng, giữa cái “lý” và cái “tình”,
giữa thành tích và nguồn gốc xuất thân, giữa lợi nhuận và đạo đức, trách nhiệm xã hội, giữa
quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính trong các
quan hệ này, chúng ta thấy rõ mối quan hệ phổ biến giữa nhân viên với tổ chức, mối quan
hệ quyền lực giữa cấp trên và cấp dưới, sự thống nhất quan điểm của mọi thành viên về số
phận, mục đích, mục tiêu, vị trí, kỳ vọng của họ trong tổ chức. Suy cho cùng, văn hoá quản
lý mạnh sẽ tạo ra một trật tự đảm bảo công bằng cho mọi người, phát huy được thế mạnh
của mọi cá nhân nhằm hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất trong mọi biến động
của môi trường.

Đồng thời, chúng ta cũng cần nhận thức được những vấn đề văn hoá trong các tình
huống “khó xử” ở các tổ chức đa văn hoá trong quá trình hội nhập quốc tế. Có người cho
rằng, quá trình quốc tế hoá sẽ đơn giản hoá hoạt động của các nhà quản lý, vì đã hình thành
một nền văn hoá chung trên toàn cầu. Thực ra, văn hoá không phải là cái hiện hữu vật chất
cụ thể, đó chỉ là lớp ngoài của văn hoá; cái lớp trong, lớp cốt lõi của văn hoá lại phụ thuộc
cách thức con người hiểu, giải thích, cảm nhận, những yếu tố giá trị tinh thần. Sự cảm nhận
của người Mỹ và người Việt Nam đối với các sản phẩm của CocaCola là không giống nhau;
cách tư duy của người Phương Đông và người Phương Tây trong quản lý cũng có nhiều
điểm khác biệt; cách ứng xử của các thành viên với các tôn giáo cũng khác nhau, cách ứng
xử với sự khác biệt về giới cũng khác nhau,... Ngoài việc xử lý các vấn đề của doanh nghiệp
trong nước với tư cách là các công ty đa văn hoá, chúng ta cũng phải giải quyết hàng loạt
vấn đề liên quan đến các công ty quốc tế và công ty xuyên quốc gia. Người ta phải tập trung
xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực, hệ thống bảo đảm thông tin, phát
triển chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực của các nhà quản lý cấp cao, xây dựng văn
hoá doanh nghiệp. Trong các công ty này, các nhà quản lý và mọi thành viên phải ý thức
được sự khác nhau về văn hoá, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá, biết hoà hợp các khác biệt
về văn hoá.
3


Văn hoá quản lý được hình thành và phát triển một cách khách quan nhưng lại thông
qua hoạt động chủ quan của con người, trước hết là hoạt động của các nhà quản lý. Năng
lực và phong cách của nhà quản lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình này. Trong điều
kiện hội nhập quốc tế, trách nhiệm của các nhà quản lý lại tăng thêm gấp bội. Họ cần nắm
vững những kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế về văn hoá quản lý, các mô hình
văn hoá doanh nghiệp, những kỹ năng xây dựng và phát triển văn hoá quản lý, các vấn đề
cụ thể về triết lý quản lý, hệ giá trị quản lý, các biểu hiện đặc trưng của văn hoá quản lý,...
Để hoàn thành trách nhiệm của mình, nhà quản lý cần được đào tạo một cách hệ thống các
vấn đề văn hoá quản lý, xây dưng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong những điều kiện
hiện nay./.


4



×