Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bao cao do an dien tu cong suat de tai mach cong suat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 34 trang )

BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ứng dụng của khoa học kỹ thuật,
đặc biệt là trong công nghiệp điện tử thì các thiết bị điện tử có công suất lớn cũng được
chế tạo càng nhiều. Và đặc biệt các ứng dụng của nó vào đời sống hàng ngày đã và
đang được phát triển hết sức mạnh mẽ.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều và phức tạp của công nghiệp thì
ngành điện tử công suất luôn phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Để giải
quyết vấn đề này thì Nhà nước ta cần phải có đội ngũ thiết kế đông đảo và tài năng.
Sinh viên ngành điện điện tử tương lai cần trang bị cho mình có một trình độ và tầm
hiểu biết sâu rộng. Chính vì vậy đồ án môn học điện tử công suất là một yêu cầu cần
thiết cho mỗi sinh viên điện tử. Nó là bài kiểm tra khảo sát kiến thức tổng hợp của mỗi
sinh viên và cũng là điều kiện để sinh viên ngành tự tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức
về điện tử công suất. Mặc dù vậy, với sinh viên năm thứ hai còn ngồi trên ghế nhà
trường thì kinh nghiệm thực tế còn chưa có nhiều, do đó cần phải có sự hướng dẫn giúp
đở của thầy giáo. Sau khi cân nhắc nhóm em đã chọn đề tài “mạch khuếch đại công
suất Ampli 350W”
Đồ án này hoàn thành không những giúp em có nhiều kiến thức hơn về môn học
này mà còn giúp em tiếp xúc với một phương pháp làm việc mới chủ động hơn, linh
hoạt hơn và đặc biệt là sự quan trọng của phương pháp làm việc theo nhóm.
Vì đây là lần đầu tiên viết báo cáo đồ án nên có gì thiếu sót, mong thầy thông
cảm.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2016

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 1

Nhóm 5



BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm đồ án này cũng như có được kết quả ngày hôm nay nhóm
em luôn được sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn và nhà trường nhân đây nhóm em xin
gửi lời cảm ơn đến:
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng đã tạo điều kiện cho em trong thời
gian đã học tập và nghiên cứu tại trường.
Cảm ơn thầy cô giáo trong khoa điện- điện tử đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báo cho em trong suốt quá trình học tập, nâng cao kiến thức
để chuẩn bị hành trang kiến thức cho sau nay.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến thầy Nguyễn Thanh Nghĩa giáo
viên hướng dẫn để em hoàn thành đồ án này thầy đã đưa ra những ý kiến thiết thực
nhằm bổ sung và điều chĩnh những vấn đề còn hạn chế trong quá trình làm đồ án.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Nghĩa và các thầy
cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho nhóm em thực hiện tốt đồ án,
nhóm em chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc, và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn !!!

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 2

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

……………………………………………………………………………………..
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày … Tháng…Năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
(GV ký tên và ghi rõ họ tên)

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 3

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS


MỤC LỤC

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 4

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

CHƯƠNG I: DẪN NHẬP
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao thì nhu
cầu về đời sống tinh thần cũng không ngừng phát triển. Con người cần giải trí sau
khi làm việc mệt mỏi. Lĩnh vực giải trí hiện nay rất đa dạng và phong phú, đặc biệt
âm nhạc là lĩnh vực phát triển nhất. Một bài hát hay phụ thuộc rất nhiều yếu tố như:
chất giọng ca sĩ, cách hòa âm phối khí, dàn nhạc âm thanh trong ca nhạc rất quan
trọng và ampli được coi là xương sống của chất lượng âm thanh. Cùng với sự phát
triển của các linh kiện bán dẫn gọn, nhẹ, giá rẽ thì các loại ampli dùng các linh kiện
bán dẫn trên cũng trở nên thông dụng, dễ mua, và hợp túi tiền của đa số mọi người.
Vì vậy nhóm em muốn tìm hiểu về cách thiết kế, lắp ráp, chức năng của linh kiện
trong ampli.
1.2.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


Đối với đề tài mạch khuếch đại công suất ampli 350W này nhóm em chỉ tìm
hiểu,
nghiên cứu mạch công suất và thi công mạch nguồn của ampli. Do kiến thức còn
hạn hẹp và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nhóm em không thể nghiên cứu và
tìm hiểu sâu các mạch có liên kết với mạch công suất và mạch nguồn như mạch
Echo, mạch Mic, mạch Music, mạch Master và các bộ phận để ghép thành một
ampli hoàn chỉnh.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 5

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý Thuyết về mạch khuếch đại
2.1.1. Định nghĩa
Mạch khuếch đại là một thiết bị hoặc linh kiện bất kỳ nào, sử dụng một lượng công
suất rất nhỏ ở đầu vào (có tần số trong khoảng 20–20000Hz) để điều khiển một
luồng công suất lớn ở đầu ra. Trong các ứng dụng thông dụng, thuật ngữ này hiện nay
được dùng chủ yếu cho các bộ khuếch đại điện tử và thông thường là các ứng dụng thu
và tái tạo âm thanh.
2.1.2. Những đặc tính chung
Những đặc tính chung
Hầu hết các mạch khuếch đại được định giá bằng các thông số:
-


Độ lợi
Độ lợi của mạch khuếch đại là tỉ số giữa công suất đầu vào và công suất đưa vào

điều khiển, thông thường được tính trên thang đo decibel (dB).
-

Dải động ngõ ra
Là một dải biên độ, thường sử dụng đơn vị dB, là khoảng cách giữa tín hiệu lớn

nhất và tín hiệu nhỏ nhất mà đầu ra có thể phản ánh được. Vì tín hiệu nhỏ nhất thường

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 6

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

bị giới hạn bởi biên độ nhiễu, nên người ta lấy luôn tỉ số giữa biên độ tín hiệu lớn nhất
và nhiễu làm giải động ngõ ra.
-

Băng thông và thời gian đáp ứng của mạch khuếch đại

+ Băng thông của một mạch khuếch đại thường được xác định theo sự khác biệt

giữa tấn số , số này còn gọi là băng thông -3 dB. Trong trường hợp những băng
thông ứng với những độ chính xác khác nhau thường phải ghi chú thêm , ví dụ

như ( -1 dB, -6 dB, ...).
+ Nhiều mạch khuếch đại bị giới hạn bởi tốc độ tăng, thường là do trở kháng của

mạch dòng điện điều khiển phải chịu hiệu ứng tụ điện ở vài điểm trong mạch.
Điều này làm cho băng thông ở công suất lớn nhất sẽ thấp hơn so với đáp ứng
tần số ở mức tín hiệu nhỏ.
- Thời gian trả về và sai số

Đó là thời gian để ngõ ra trả về đến một mức nào đó (thí dụ 0,1%) của tín hiệu
hoàn chỉnh.
-

Ngoài ra còn các đặc tính như: tốc độ đáp ứng, hiệu suất, độ tuyến tính, tạp âm.

2.2. Máy biến áp
2.2.1. Định nghĩa
Máy biến áp là một thiết bị điện từ đứng yên, làm việc trên nguyên lý cảm
ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một
hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.
2.2.2. Các đại lượng định mức
Các đại lượng này do nhà máy chế tạo qui định và thường được ghi trên nhãn
máy biến áp:

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 7

Nhóm 5



BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

- Dung lượng hay công suất định mức S đm: là công suất toàn phần đưa ra ở
dây quấn thứ cấp của máy biến áp, tính bằng kilôvôn –ampe (KVA) hay
vôn-ampe (VA).
- Điện áp dây sơ cấp định mức U1đm: là điện áp của dây quấn sơ cấp tính bằng
kilôvôn (KV) hay vôn (V).
- Điện áp dây thứ cấp định mức U2đm: là điện áp dây của dây quấn thứ cấp khi
máy biến áp không tải và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức, tính
bằng kilôvôn (KV) hay vôn(V).
- Dòng điện dây định mức sơ cấp I 1đm và thứ cấp I2đm: là những dòng điện dây
của dây quấn sơ cấp và thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức, tính
bằng kilôampe (KA) hay ampe (A).
2.2.3. Cấu tạo của máy biến áp
Gồm hai bộ phận chính : lõi thép và dây quấn ( hình 2.1)
-

Lõi thép: dung để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ vật liệu dẫn
từ tốt, thường là lá thép kỹ thuật điện mỏng ghép lại . Để giảm dòng điện
xoáy trong lõi thép, người ta dùng lá thép kỹ thuật điện, hai mặt có sơn

-

cách điện ghép lại với nhau tạo thành lõi thép.
Dây quấn: được chế tạo bằng dây đồng hoặc nhôm có tiết diện tròn hoặc
chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện, gồm dây quấn sơ cấp và thứ
cấp.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa


Trang 8

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.1. Cấu tạo máy biến áp
2.2.4. Máy biến áp 35-0-35(V) -15A
-

Điện áp ngõ vào: 220 -240V
Điện áp ngõ ra:
+ 35-0-35V cho nguồn mạch công suất.
+ 15-0-15V cho nguồn bass- treble.
+ 20-0-5V cho mạch báo âm lượng.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 9

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.2 Máy biến áp 35-0-35V (15A)
2.3. Transistor
2.3.1. Cấu tạo và ký hiệu
Cũng giống như điode, transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi

ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP
Transistor. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được
một NPN Transistor. (hình 2.3)

Hình 2.3. Cấu tạo và ký hiệu transistor
Tranzito có 3 chân cực là:
- Cực Phát ký hiệu là chữ E (Emitter) là nguồn phát ra các hạt tải điện trong tranzito.
- Cực Nền ký hiệu là chữ B (Base) là cực điều khiển dòng điện..
- Cực Thu ký hiệu là chữ C (Collector) có nhiệm vụ thu nhận tất cả các hạt dẫn từ phần
phát E qua phần gốc B tới.
- Hai tiếp xúc P-N là tiếp xúc phát-nền ký hiệu là TE (gọi tắt là tiếp xúc phát), và tiếp
xúc thu-nền ký hiệu là TC (gọi tắt là tiếp xúc góp).

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 10

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

2.3.2. Một số transistor thực tế (hình 2.4)

Hình 2.4. Một số hình dạng transistor
2.3.3. Nguyên tắc hoạt động của Transistor
Transistor hoạt động được nhờ đặt một điện thế một chiều vào vùng biên
(junction). Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt (bias voltage).
- Khi chưa cung cấp điện áp ngoài lên các chân cực của tranzito thì hai tiếp xúc
phát TE và góp TC đều ở trạng thái cân bằng và dòng điện tổng chạy qua các

chân cực của tranzito bằng 0.
- Muốn cho Transistor làm việc ta phải cung cấp cho các chân cực của nó một
điện áp một chiều thích hợp. Có ba chế độ làm việc của tranzito là: chế độ tích
cực (hay chế độ khuếch đại), chế độ ngắt và chế độ dẫn bão hòa. Cả hai loại
tranzito P-N-P và N-P-N đều có nguyên lý làm việc giống nhau, chỉ có chiều
nguồn điện cung cấp vào các chân cực là ngược dấu nhau.
+ Chế độ ngắt: Cung cấp nguồn điện sao cho hai tiếp xúc P-N đều phân cực
ngược. Tranzito có điện trở rất lớn và chỉ có một dòng điện rất nhỏ chạy qua
nên tranzito coi như không dẫn điện.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 11

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

+ Chế độ dẫn bão hòa: Cung cấp nguồn điện sao cho cả hai tiếp xúc P-N đều
phân cực thuận. Tranzito có điện trở rất nhỏ và dòng điện qua nó là khá lớn.
+ Chế độ tích cực: Ta cấp nguồn điện sao cho tiếp xúc phát TE phân cực
thuận, và tiếp xúc góp TC phân cực ngược. Ở chế độ này, tranzito làm việc
với quá trình biến đổi tín hiệu dòng điện, điện áp, hay công suất, khuếch đại
tín hiệu,... Đây là chế độ thông dụng của tranzito trong các mạch điện tử
tương tự.

Hình 2.5. Sơ đồ phân cực Transistor PNP

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa


Trang 12

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.6. Sơ đồ phân cực Transistor NPN
2.3.4. Phân cực cho transistor
- Để Transistor làm việc, ta cần phải cấp điện áp một chiều tới các điện cực của
nó, tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp trực tiếp vào Transistor
hay đi qua điện trở, cuộn dây v.v... Gọi là phân cực cho Transistor.

Hình 2.7. Cấp nguồn Vcc cho Transistor ngược và thuận
-

Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là nguồn (+), nếu Transistor là
thuận PNP thì Vcc là nguồn âm (-).

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 13

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

2.3.6. Transistor công suất C5200 và A1943


Hình 2.8. Transistor công suất C5200 – A1943
Thông số Transistor C5200

Thông số Transistor A1943

Loại: NPN.

Loại: PNP.

IC = 15A

I C = -15A

P = 150W

P = 150W

f =30 MHz

f =30 MHz

VCEO = 250V

VCEO = -250V

2.3.7. Các thông số kĩ thuật Transitor
- Độ khuếch đại dòng điện β: có trị số thay đổi theo dòng điện I C, IC nhỏ thì β
nhỏ, dòng IC tăng thì β tăng đến một giá trị cực đại nào đó nếu I C tiếp tục tăng thi β
giảm.

- Điện áp giới hạn: là các điện áp ngược tối đa cho phép đặt vào các cặp cực
của Trasistor. Nếu quá các điện áp này Transistor sẽ bị hỏng.
- Dòng điện giới hạn: là dòng điện qua Transistor phải được giới hạn ở mức độ
cho phép, nếu quá trị số này thì Transistor sẽ bị hỏng.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 14

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

- Công suất giới hạn: khi có dòng điện qua Transistor sẽ sinh ra một công suất
nhiệt làm nóng Transistor, công suất nhiệt này được tính: P T = IC .VCE. Mỗi
Transistor đều có công suất giới hạn được gọi là công suất tiêu tán tối đa, nếu công
suất sinh ra trên Transistor lớn hơn công suất này thì Transistor sẽ bị hỏng.
2.3.8. Các chế độ khuếch đại của Transistor
Dựa vào điểm làm việc Q trên đường tải tĩnh một chiều, người ta phân biệt các
chế độ làm việc của Transistor (hình 2.9).

Hình 2.9 Đương tải tĩnh một chiều
-

Mạch khuếch đại lớp A

Khi hiệu suất không phải là vấn đề đáng quan tâm, đa số các mạch khuếch đại
tuyến tính tín hiệu nhỏ được thiết kế ở lớp A. Q nằm trong vùng khuếch đại. Loại mạch
khuếch đại này thường được sử dụng nhiều ở các tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ, hoặc

các tầng công suất thấp như các tầng để nghe bằng tai nghe.
+ Ưu điểm: Các mạch khuếch đại Lớp A thường tuyến tính và ít phức tạp.
+ Khuyết điểm: hiệu suất rất kém dòng tĩnh và áp tĩnh luôn khác 0 (ηmax<50%).
- Mạch khuếch đại lớp B
Trong các mạch khuếch đại Lớp B, sẽ có 2 linh kiện đầu ra (hoặc 2 bộ linh kiện),
khi tín hiệu vào toàn kỳ thì tín hiệu ra toàn kỳ.
+ Ưu điểm: ở trạng thái tĩnh ICQ=0, hiệu suất cao ( ηMax=78,5%).
+ Khuyết điểm: tín hiệu ngõ ra bị méo trầm trọng do tín hiệu ở ngõ vào vượt qua
-

điện áp ngưỡng Vγ của BJT.
Mạch khuếch đại lớp AB

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 15

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Lớp AB được phối hợp giữa 2 Lớp A và Lớp B, làm tăng cường độ tuyến tính của
các tín hiệu nhỏ. Thông thường chúng được sử dụng trong các mạch khuếch đại tần số
thấp như hệ thống âm thanh và hi-fi, do có sự phối hợp giữa hiệu suất và độ tuyến tính
hoặc các thiết bị mà cả hiệu suất lẫn độ tuyến tính đều có tầm quan trọng như nhau.
Giảm bớt méo phi tuyến nhưng hiệu suất kém hơn lớp B.
-

Mạch khuếch đại lớp C


Các mạch khuếch đại Lớp C thông thường được dùng trong các mạch khuếch đại
tần số sóng vô tuyến công suất cao, có góc dẫn nhỏ hơn 180 độ của tín hiệu vào. Độ
tuyến tính không được tốt nhưng không ảnh hưởng gì vì chỉ khuếch đại một tần số duy
nhất. Tín hiệu sẽ được phục hồi thành hình sin nhờ các mạch cộng hưởng và hiệu suất
cao hơn các mạch khuếch đại lớp A, B và AB.
2.4. Tụ điện
2.4.1. Cấu tạo
- Tụ điện được cấu tạo bởi hai bản cực kim loại đặt song song, có tính chất cách
điện một chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng
nạp. ( Hình 2.9)

Hình 2.9. cấu tao tụ điện
2.4.2. Phân loại và kí hiệu

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 16

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

2.4.2.1. Tụ phân cực
-

Kí hiệu:
Hầu hết tụ hóa là tụ điện phân cực, tức là nó có cực xác định. Khi đấu nối phải
đúng cực âm - dương. Trị số của tụ phân cực vào khoảng 0,47μF - 4.700μF,

thường dùng trong các mạch tần số làm việc thấp, dùng lọc nguồn.

Hình 2.10. Tụ phân cực
2.4.2.2. Tụ không phân cực
- Kí hiệu:
- Tụ điện không phân cực thì không xác định cực dương âm, như tụ giấy, tụ gốm,
tụ mica,.. Các tụ có nhỏ hơn 1 μF thường được sử dụng trong các mạch điện tần
số cao hoặc mạch lọc nhiễu. Các tụ cỡ lớn, từ một vài μF đến cỡ Fara thì dùng
trong điện dân dụng. Một số tụ hóa không phân cực cũng được chế tạo.

Hình 2.11. Tụ không phân cực
2.4.3. Các tham số chính của tụ điện

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 17

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

-

Điện dung: là đại lượng vật lý nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ
điện. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất

-

điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực.

Đơn vị của tụ điện là Fara [F]. Trong thực tế đơn vị Fara là trị số rất lớn, do đó
thường dùng các đơn vị đo nhỏ hơn như micro Fara (1µF=10 −6F), nano Fara

-

(1nF=10−9F), pico Fara (1pF=10−12F).
Điện áp làm việc: Tụ điện được đặc trưng bới thông số điện áp làm việc cao
nhất và được ghi rõ trên tụ nếu kích thước đủ lớn. Đó là giá trị điện áp thường
trực rơi trên tụ điện mà nó chịu đựng được. Giá trị điện áp tức thời có thể cao
hơn điện áp này một chút, nhưng nếu quá cao, thì lớp điện môi có thể bị đánh

-

thủng, gây chập tụ.
Công dụng: tụ lọc nguồn, tụ liên lạc giữa các tầng, tụ thoát…

2.5. Điện trở
2.5.1. Công dụng
Điện trở là linh kiện thụ động, rất phổ biến trong kỹ thuật điện tử nhằm: phân bố
lại hiệu điện thế trong mạch điện, hạn chế dòng điện, điều chỉnh điện áp.
2.5.2. Hình dạng và ký hiệu
Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trong, chúng được làm từ hợp
chất cacbon và kim loại.

Hình 2.12. Ký hiệu và một số hình dáng điện trở
2.5.3. Cách đọc trị số điện trở

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 18


Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.13
Giá trị của điện trở được vẽ trên thân điện trở. Màu biểu thị giá trị của điện trở và
sai số của điện trở thể hiện trong hình 2.13
+ Đối với điện trở 4 màu: 3 vạch giá trị, thì 2 vạch đầu đọc là 2 số, vạch thứ 3 là

vạch mũ. Giá trị của điện trở bằng: 2 vạch . 10 mũ vạch 3. Vạch thứ 4 là sai số.
+ Đối với điện trở 5 vạch và 6 vạch: 3 vạch đầu đọc liền nhau là giá trị điện trở,

vạch thứ 4 là mũ, vạch thứ 5 là sai số. Giá trị của điện trở bằng: 3 vạch, 10 mũ
vạch 4. Vạch thứ 5 là sai số.
+ Đối với điện trở dán: Giá trị của điện trở bằng: 2 số đầu. 10 mũ số thứ 3.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 19

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

2.5.4. Điện trở công suất
-


Một số kí hiệu:

-

Điện trở công suất là các điện trở dùng trong các mạch điện tử có dòng điện lớn
đi qua, là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W, khi hoạt

động sẽ tạo ra một lượng nhiệt năng khá lớn ( hình 2.14).
- Phân loại: công suất nhỏ, trung bình và lớn.

Hình 2.14. Điện trở công suất

2.6. Sơ đồ khối các mạch điều chỉnh tín hiệu trong Ampli
Sơ đồ khối chức năng của ampli tích hợp (hình 2.15)
-

Jack M1, M2: Ngõ vào tín hiệu Micro1, micro2.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 20

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

-

Bo Micro1,2: là các khuếch đại thu từ Micro. Tùy vào từng loại ampli mà có

thể có 1, 2 hay nhiều bo.

-

Trộn_Mixer: là mạch trộn, cộng các tín hiệu Micro Out lại để có tín hiệu tổng
đưa cho các tầng xử lý phía sau. 1 Đường đi thẳng là âm chính, và đường qua
echo để tạo độ vang.

-

Bo Echo: lấy một phần tín hiệu tổng từ tín hiệu ngõ vào (board Micro) để tạo ra
độ trể (chậm lại) để tạo độ vang (dội).

-

Bo Music: Dùng để khuếch đại và xử lý tín hiệu nhạc thu từ 2 đường tiếng R, L
rồi cấp cho bo Master.

-

Bo Master: là bo trộn các tín hiệu từ bo Mic, bo Music, bo Echo, là mạch
khuếch đại xử lý tổng sau đó đưa qua mạch khuếch đại công suất.

-

Bo KĐ công suất_Power Out: Là tầng khuếch đại cuối nhằm tăng dòng để cấp
cho loa.

-


Rele_Relay: là mạch bảo vệ cho loa khi tầng Out chạm chập.

-

Nguồn cấp _PSU: là mạch cấp áp DC cho các tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ
(Micro, Echo, Music, Master) gọi chúng là phần tiền KĐ = +/- Vcc_Pre.

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 21

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.15. Sơ đồ khối chức năng

2.6.1. Hình ảnh mạch Mic, Echo, Music, Master và các bộ phận liên quan
-

Khối mạch Mic: (hình 2.16)

Hình 2.16. Mạch Mic
-

Khối mạch Echo (hình 2.17)

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa


Trang 22

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.17. Mạch Echo
-

Khối mạch Music: (Hình 2.18)

Hình 2.18. Mạch Music
-

Khối mạch Master :(Hình 2.19)

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 23

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.19. Mạch Master
-

Ngõ chuyển tín hiệu vào: (Hình 2.20)


Hình 2.20
-

Mạch báo âm lượng: (hình 2.21)

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 24

Nhóm 5


BÁO CÁO MÔN BTL-ĐTCS

Hình 2.21
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH MẠCH VÀ THI CÔNG
3.1. Lý thuyết về mạch nguồn
Có nhiệm vụ cung cấp nguồn DC (nguồn đôi) cho khối mạch Mic, Echo , Music,
Master.
3.1.1. Cơ sở hình thành
Bộ chỉnh lưu toàn kỳ dùng cầu diode

Hình 3.1. Bộ chỉnh lưu cầu diode và dạng sóng
• Nguyên lý hoạt động:

Ths Nguyễn Thanh Nghĩa

Trang 25


Nhóm 5


×