Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG KINH tế VI mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.92 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ VI MÔ
(LÝ THUYẾT)
Câu 1. Thế nào là kinh tế học? Phân biệt KT vi mô và KT vĩ mô.
• KTH là môn KH giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền KT nói chung
và cách ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền KT nói riêng.
• Phân biệt
- KT vi mô
+ Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề KT cụ thể của các cá nhân, các doanh nghiệp
của nền KT.
+ Tập trung nghiên cứu đến từng cá thể và các doanh nghiệp, nghiên cứu các hành vi cụ
thể của doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định 3 vấn đề KT cơ bản: SX cái gì? SX
ntn? SX cho ai? Để có thể đứng vững, ft, cạnh tranh trên thị trường.
+ Nghiên cứu những vấn đề: Tiêu dung cá nhân, cung – cầu, SX, chi phí, giá cả thị trường,
lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào KT.
- KT vĩ mô
+ Tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền KT. Nó nghiên cứu cả 1 bức
tranh lớn của 1 quốc gia.
+ Xem xét đến việc xác định suất đầu tư bình quân của DN và sự ảnh hưởng của nó đến
GNP, công ăn, việc làm, giá cả.
 Tuy 2 thành phần KT này là khác nhau song không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau
tạo thành 1 hệ kiến thức về nền KT thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Kết quả của
vĩ mô phụ thuốc vào hành vi của KT vi mô. KT vĩ mô là hành lang pháp lí, tạo điều
kiện, môi trường cho KT vi mô ft.
Câu 2. Phân tích các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu.
• Thay đổi cầu là sự dịch chuyển đường cầu do thay đổi các yếu tố khác chứ không phải
giá của mặt hàng đó.
• Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu.
- Thay đổi trong thu nhập.
+ Hàng hoá và DV thiết yếu thì I↑ => D↑ (đường cầu dịch sang phải)
+ Hàng hoá và DV xa xỉ thì I↑ => D↑↑ (đường cầu dịch mạnh sang phải)
+ Hàng hoá và DV thứ cấp thì I↑ => D↓↓ (đường cầu dịch mạnh sang trái)


- Thay đổi sở thích thị hiếu.
+ T↑ => D↑: đường cầu dịch sang phải.
+ T↓ => D↓↓: đường cầu dịch mạnh sang trái.
- Giá hàng thay thế (Tỉ lệ thuận)
+ Giá hàng thay thế tăng => cầu tăng => đường cầu dịch sang phải.
+ Giá hàng thay thế giảm => cầu giảm => đường cầu dịch sang trái.
1


- Giá hàng bổ sung (Tỉ lệ nghịch)
+ Giá hàng bổ sung tăng => cầu giảm => đường cầu dịch sang trái.
+ Giá hàng bổ sung giảm => cầu tăng => đường cầu dịch sang phải.
- Kì vọng của người tiêu dùng. (Ảnh hưởng đa dạng đến cầu)
+ Nếu kì vọng về giá hàng hoá, DV sẽ tăng trong TL thì cầu sẽ tăng trong HT và ngược
lại. Các kì vọng đều tác động đến cầu với hàng hoá DV.
Câu 3. Chi phí cơ hội là gì? Nêu Vs và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề
này?
• Khái niệm
- Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra 1 sự lựa chọn KT.
- Chi phí cơ hội của 1 hàng hoá là số lượng hàng hoá khác phải hi sinh để có thêm 1 đv
hàng hoá đó. Nó là độ dốc của đường khả năng giới hạn SX.
- Chi phí cơ hội thực tế của 1 HĐ được đo bằng số lượng hàng hoá và DV bỏ qua. Chi
phí cơ hội gồm chi phí thời gian và chi phí ngoại ứng.
• Ví dụ minh hoạ
- Một sinh viên có thể sử dụng ngày CN để đi làm thêm hoặc đến thư viện đọc sách. Nếu
chọn đọn sách thì SV đó đã mất đi cơ hội làm thêm, phần thu nhập không thu được
chính là chi phí cơ hội của việc đọc sách ở thư viện ngày CN.
• Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với người tiêu dùng: mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi ích – tối đa hóa sự thỏa mãn
mà tiêu dùng hàng hóa mang lại.

- Với doanh nghiệp: đó là xem xét các hạn chế về ngân sách,về giá của các yếu tố đầu
vào và công nghệ để đưa ra các quyết định sản xuất nhằm thu được nhiều lợi nhuận
nhất.
- Chính phủ: đưa ra sự lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa phúc lợi công cộng
và việc sử dụng nguồn ngân sách hữu hạn sao cho lợi ích xã hội là lớn nhất.
Câu 4. Thế nào là hiệu quả kinh tế?
Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung, kinh tế vi mô nói
riêng.
Hiệu quả, nói khái quát nghĩa là không lãng phí, nhưng nó quan hệ chặt chẽ với việc sử
dụng năng lực sản xuất hiện có. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi nó không thể
sản xuất một mặt hàng với số lượng nhiều hơn, mà không sản xuất một mặt hàng khác với
số lượng ít hơn, khi nó nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
Mức sản xuất có hiệu quả nằm trên đường năng lực sản xuất, nhưng điểm có hiệu quả nhất
là điểm cho phép vừa sản xuất tối đa các loại hàng hóa theo nhu cầu thị trường và sử
dụng đầy đủ năng lực sản xuất. Dưới đường năng lực sản xuất là không có hiệu quả vì sử
2


dụng không đầy đủ năng lực sản xuất. Ngoài đường năng lực sản xuất là không khả thi.
Như vậy, ta có thể nhấn mạnh mấy vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh
tế học vi mô:
- Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là có hiệu
quả vì nó tận dụng hết nguồn lực.
- Số lượng hàng háo đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có hiệu
quả cao.
- Sự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường
trong giới hạn cảu đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ
thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng

tăng trưởng kinh tế nhanh và tích lũy lớn.
=> Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Câu 5. Phát biểu qui luật lợi suất giảm dần. Cho VD.
- Quy luật lợi suất giảm dần có nội dung chủ yếu là : sự tăng lên của 1 đầu vào biến đổi so với
1 đầu vào khác cố định trong một trình độ kĩ thuật nhất định sẽ làm nâng cao tổng sản
lượng,nhưng ở 1 điểm nào đó,sản lượng tăng thêm có được nhờ cùng một lượng bổ sung ở
đầu vào có khả năng ngày một nhỏ hơn. Quy luật này giúp cho các doanh nghiệp tính toán lựa
chọn đầu tư các đầu vào một cách tối ưu hơn.
- Ví dụ: Một xí nghiệp giày da,khi sử dụng 1 lao động thì sản lượng thu được là 1000 sản
phẩm,khi sử dụng 2 lao động (có nghĩa là sử dụng thêm 1 lao động nữa) thì sản lượng đạt
1500 sản phẩm. Như vậy,tăng 1 lao động thì sản lượng tăng thêm 500 sản phẩm. Nhưng sử
dụng 3 lao động thì lương sản phẩm thu được là 1800. Điều đó có nghĩa là đơn vị thứ 3 chỉ
làm tăng sản lượng lên 300. Có nghĩa là,với 1 diện tích nhà máy không đổi,việc sử dụng thêm
lao động sẽ làm cho sản lượng tăng thêm càng ngày càng giảm đi.

Câu 6. Nội dung 3 vấn đề kinh tế cơ bản.
• Sản xuất cái gì?
- Nhu cầu là vô hạn mà khả năng đáp ứng là hữu hạn => Xã hội phải cân nhắc, lựa chọn
để thoả mãn 1 số trong các nhu cầu khác nhau rồi quyết định SX hàng hoá và DV nào
với số lượng là bao nhiêu.
• Sản xuất như thế nào?

3


- Xã hội phải lựa chọn các yếu tố sản xuất và phương pháp sử dụng các hàng hoá và DV
có thể được SX bằng nhiều cách. Người SX phải lựa chọn các yếu tố, phương pháp SX,
phương tiện chuyên chở tuỳ theo mục đích.
• Sản xuất cho ai?

- Xã hội cần phân phối số lượng hữu hạn các hàng hoá và DV đc SX ra cho những người
mong muốn nhận được chúng. Phân phối bằng nhau, theo khả năng SX hay theo nhu
cầu là tuỳ thuộc truyền thống và giá trị VH của mỗi XH.
Câu 7: Ưu nhược điểm của các mô hình kinh tế? Hiện nay Việt Nam đang theo đuổi mô
hình kinh tế nào? Giải thích.
Ưu điểm
Nhược điểm

hình _Quản lý được tập trung thống nhất và Tập trung quan liêu,bao
kinh tế tập giải quyết được những nhu cầu công cấp,không thúc đấy và
trung
cộng của xã hội,những vấn đề xã hội và kích thích sản xuất phát
an ninh,hạn chế được phân loại giàu- triển,phân phối bình quân
nghèo và bất công xã hội,tập trung được không xuất phát từ nhu
nguồn lực để giải quyết các cân đối lớn cầu thị trường,chủ quan,bộ
của nền kt quốc dân.
máy
nặng
nề,cồng
kềnh,quan liêu,kém hiệu
lực,phân phối và sd nguồn
lực kém hiệu quả,các
doanh nghiệp thường chờ
đợi,ỷ lại thiếu năng động
sáng tạo.

hình Thúc đẩy đổi mới và phát triển,đảm bảo Ô nhiễm môi trường,phân
kinh tế thị cho các nhà sản xuất,kinh doanh và hóa giàu nghèo,bất công
trường
người tiêu dùng tự do lựa chọn và quyết xã hội,chênh lệch giàu

định việc sản xuất kinh doanh và tiêu nghèo dẫn đến các vấn đề
dùng của mình,phân phối và sử dụng có xã hội khác;những yêu cầu
hiệu quả các nguồn lực của đất nước,..có về an ninh quốc phòng và
tác dụng tự điều chỉnh và cân bằng trên xã hội không được giải
thị trường làm thay đổi quan hệ cung quyết thỏa đáng.
cầu;đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ
quản lý biết làm ăn năng động,sáng tạo
vì lợi nhuận tối đa.

hình Một nền kinh tế năng động,phát triển các Khó khăn trong vấn đề lựa
kinh tế hỗn quan hệ cung cầu,cạnh tranh,tôn trọng chọn tối ưu.
hợp
vài trò của giá cả thị trường,lấy lợi nhuận
4


làm mục tiêu và động cơ phấn đấu dưới
sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước.
_ Ở Việt Nam thì phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà
nước. (tự liên hệ nhé ^_^)
Câu 8. Thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất? Khi nào đường giới hạn khả năng
sản xuất dịch chuyển. Trình bày MQH giữa khả năng sản xuất là hiệu quả Kinh Tế.
- Đường giới hạn khả năng sản xuất là một sơ đồ cho thấy những kết hợp tối đa số lượng
các sản phẩm, mà nền kinh tế có thể sản xuất, khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực kinh
tế.
- Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển khi khả năng sản xuất được cải thiện,
công nghệ tiên tiến được áp dụng thì đường GHKNSX sẽ dịch chuyển ra phía ngoài
biểu hiện 1 sự tăng trưởng KT và ngược lại.
- MQH giữa đường GHKNSX và HQKT
+ Tất cả những nhân tố quyết định SX cái gì trên đường GHKNSX là có hiệu quả vì nó

tận dụng hết nguồn lực.
+ Số lượng hàng hoá đạt được trên đường GHKNSX càng lớn thì HQKT càng cao.
Câu 9. Cầu là gì? Xác định hàm số cầu? Khi nào đường cầu dịch chuyển và di chuyển.
- Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở
các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
- Hàm cầu thường được biểu diễn là Qd=f(P,I,T,Py,E ,…)
Trong đó: + Qd: lượng cầu của hàng hóa
+ P: giá cả hàng hóa
+ I: hàng hóa thứ cấp và hàng hóa thông thường
+ Py: giá cả hàng hóa có liên quan(hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế)
+ T: Thị hiếu
+ N: Dấn số
+ E: Kì vọng
- P:biến nội sinh thay đổi thì đường cầu di chuyển.
- Còn lại: biến ngoại sinh làm đường cầu dịch chuyển.
Câu 10:Thế nào là hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ sung? Khi giá những hàng hóa này
thay đổi sẽ ảnh hưởng thế nào đến cầu hàng hóa đang xét.
5


- Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay cho các hàng hóa khác. Ví dụ,cà phê
và chè là 2 loại hàng hóa thay thế. Khi giá của một loại hàng hóa này thay đổi thì cầu
đối vs hàng hóa kia cũng thay đổi. Cụ thể như khi giá cà phê tăng lên thì cầu đối với chè
sẽ tăng lên.
- Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác. Ví dụ ở các
nước Châu Âu thường uống chè vs đường – chè với đường là 2 hàng hóa bổ sung. Đối
với hàng hóa bổ sung, khi giá của 1 hàng hóa tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung
kia sẽ giảm đi.
Câu 11:Cung là gì? Phân biệt sự dịch chuyển và di chuyển đường cung.
- Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở

các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
- Thay đổi số lượng cung – Sự dịch chuyển dọc theo đường cung do sự thay đổi của sản
phẩm. Ở đây là giữ nguyên mọi yếu tố khác. Thay đổi cung chính là sự dịch chuyển
đường cung do thay đổi yếu tố khác chứ không phải giá của sản phẩm đó. Những yếu tố
chủ yếu làm dịch chuyển đường cung hay gẩy ra sự thay đổi cung bao gồm: Công
nghệ,giá của các yếu tố sản xuất; chính sách thuế; số lượng người sản xuất; các kì vọng
của người sản xuất.
Câu 12:Trình bày trạng thái cân bằng cung cầu? Sự dư thừa và thiếu hụt trên thị trường
là gì?
- Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa hay dịch vụ được
mua và bán trên thị trường. Đường cầu cho biết lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người
tiêu dùng muốn mua tại mức giá khác nhau và đường cung cho biết số lượng hàng hóa
hay dịch vụ mà các hãng muốn bán tại các mức giá khác nhau. Khi tất cả mọi người
tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kì mà họ mong muốn,chúng
ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng. Đó là trạng thái mà cả người mua và
người bán đều không thích thay đổi hành vi của họ. Mức giá mà người mua và người
bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng. Sự hình thành mức giá cân
bằng trên thị trường hoàn toàn do “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường.
- Khi giá cả của thị trường hàng hóa hay dịch vụ nào đó không bằng với mức giá cân
bằng thị trường thì sẽ dẫn tới hiện tượng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa hay dịch vụ
trên thị trường đó. Với các mức giá (P 2) lớn hơn giá cân bằng thị trường (P 2>PE) thì
cung (QS2) sẽ lớn hơn cầu (QD2) dẫn tới hiện tượng dư thừa hàng hóa hay dịch vụ đó
trên thị trường. Ngược lại,với mức giá (P1) nhỏ hơn giá cân bằng trên thị trường(P E) thì
cầu (QD1) sẽ lớn hơn (QS1) dẫn tới hiện tượng thiếu hụt hàng hóa hay dịch vụ đó trên thị
trường.
6


Câu 13: Chính Phủ có thể tác động vào sự cân bằng của thị trường bằng những cách
nào?

Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường:
- Trực tiếp: đặt giá sàn và giá trần
+ Giá trần (PE) là mức giá cao nhất đối với mặt hàng nào đó do Chính phủ ấn định,giá trần
luôn thấp hơn giá cân bằng (PChụt trên thị trường.
+Giá sàn(Pf) hay giá hỗ trợ của Chính phủ là mức giá thấp nhất đối với mặt hàng nào đó do
Chính phủ ấn định,giá sàn luôn lớn hơn giá cân bằng(Pf>PE) do đó lượng cung sẽ lớn hơn
lượng cầu,hàng hóa sẽ dư thừa trên thị trường.
- Gián tiếp:
+ Đánh thuế: Khi Chính phủ đánh thuế t đồng trên 1 đơn vị hàng hóa bán ra,thì đường cung sẽ
dịch chuyển lên phía trên 1 đoạn đúng bằng t,đường cầu không thay đổi,giá cân bằng tăng từ
P1 đén P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2,giá tăng,người tiêu dùng chịu thiệt một
lượng bằng (P1 – P2) ..
+ Trợ cấp:
Câu 14:Độ co giãn là gì? Cách tính độ co giãn của cầu theo giá? Ý nghĩa của độ co giãn
của cầu theo giá đối với doanh thu của doanh nghiệp.
- Độ co giãn là số % thay đổi của lượng cầu ứng với 1% thay đổi của 1 nhân tố ảnh
hưởng đến lượng cầu với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Công thức. Ed = (ΔQ/ΔP)*(P1+P2)/(Q1+Q2)
- Ý nghĩa:
+ |Ed| >1. cầu co giãn nhiều => P↓ -> TR↑ và ngược lại
+ |Ed| <1. cầu co giãn ít. => P↓ -> TR↓ và ngược lại
+ |Ed| =1. cầu co giãn đơn vị. không ảnh hưởng đến TR, lúc này TR max
+ |Ed| =0. cầu hoàn toàn không co giãn. Giá thay đổi không ảnh hưởng đến cầu.
+ |Ed| = vô cùng, cầu co giãn hoàn toàn.
Câu 15: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá.
- Tính thay thế của sản phẩm: Một sản phẩm càng có nhiều sản phẩm thay thế cho nó thì
độ của giãn của cầu càng lớn.
- Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi: càng dài thì độ co giãn của cầu theo giá càng lớn
+ Trong ngắn hạn. Khi giá tăng, người mua tiếp tục mua lượng hàng hoá tương tự trong

thời điểm đó, cầu co giãn ít.
7


+ Trong dài hạn. Khi có đủ thời giãn, họ tìm được hàng hoá thay thế có chi phí ít hơn, cầu
co giãn mạnh.
+ Đối với hàng lâu bền, Ed trong ngắn hạn > Ed trong dài hạn.
+ Đối với hàng thong thường. Ed trong ngắn hạn < Ed trong dài hạn.
- Tỉ lệ chi tiêu cho sản phẩm trong thu nhập của người tiêu dùng: Nếu phần chi tiêu của
sản phẩm trong tổng thu nhập chiếm tỉ trọng canngf cao thì Ed càng lớn.
- Vị trí của mức giá trên đường cầu: Ed theo giá thay đổi theo dọc đường cầu, mức giá
càng cao thì cầu càng co giãn.
- Tính chất của sản phẩm: Các mặt hàng thiết yếu ít co giãn hơn các mặt hàng xa xỉ.
Câu 16:Tổng lợi ích là gì? Lợi ích cận biên là gì? Phát biểu quy luật lợi ích cận biên giảm
dần, ví dụ?
- Tổng lợi ích là tổng mức thỏa mãn khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩmnhất định
trong mỗi đơn vị thời gian. Tổng lợi ích đạt được sẽ phụ thuộc vàosố lượng sản phẩm
được sử dụng. Tổng lợi ích có đặc điểm là ban đầu khităng số lượng sản phẩm tiêu
thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng sảnphẩm nào đó tổng lợi ích sẽ đạt cực
đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng mức thỏa mãn có thể
không đổi hoặc sẽ sụt giảm.
- Lợi ích cận biên là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi thay đổi 1 đơn vị sảnphẩm tiêu
dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác khôngđổi) .Nếu hàm
tổng lợi ích là liên tục, thì MU chính là đạo hàm bậc nhất của TU; MU chính là độ
dốc của đường tổng hữu dụng TU.
- Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết: Lợi ích cận biên của 1 hàng hóa hay dịch
vụ có xu hướng giảm xuống ở 1 điểm nào đó khi hàng hóa hay dịch vụ đó được tiêu
dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu
dùng các hàng hóa khác. Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do sự hài lòng hay
thỏa mãn của người tiêu dùng đối với một sản phẩm khi tiêu dùng thêm sản phẩm đó

giảm xuống. Tuy nhiên trên thực tế không phải việc tiêu dùng mọi hàng hóa đều dẫn
tới lợi ích cận biên âm.. Vi dự: Lợi ích khi ta ăn cái kem thứ nhất là 5,cái kem thứ 2 là
4,cái kem thứ 3 là 2, chán rồi không ăn cái thứ tư nữa,lợi ích của cái thứ 4 là 0.
Câu 17:Giải thích nguyên tắc tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng bằng đường ngân
sách và đường bàng quan.
Nguyên tắc tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng bằng đường ngân sách và đường
bàng quan:

8


+ Ràng buộc về ngân sách: sự ràng buộc về ngân sách cho biết số lượng tối đa có thể mua
được 1 mặt hàng với số lượng nhất định hoặc sự kết hợp giữa các loại hàng hóa để tối đa hóa
ngân sách.
+ Đường bàng quan là tập hợp các cách kết hợp tiêu dùng giữa các hàng hóa sao cho mang lại
cho người tiêu dùng cùng 1 lợi ích.
 Bởi vậy,điểm giao giữa đường ngân sách và đường bàng quan là điểm tối ưu nhất ,tức
là ràng buộc về ngân sách để đạt được mức lợi ích cao nhất.
Câu 18:Thế nào là đường đồng lượng, trình bày các trường hợp đặc biệt của đường
đồng lượng.
- Đường đồng lượng là đường biểu thị tất cả những kết hợp đầu vào khác nhau để sản
xuất ra 1 lượng đầu ra nhất định. Các doanh nghiệp có thể linh hoạt ra các quyết định
trong sản xuất với sự kết hợp của K và L khác nhau để có Q xác định.
- Nếu đường đồng lượng là đường thẳng thì K vs L hoàn toàn có thể thay thế cho
nhau,MRTS không thay đổi ở mọi điểm trên đường đồng lượng.
-

Khi các đường đồng lượng có dạng chữ L thì không thể thay thế các yếu tố đầu vào cho
nhau được,mỗi mức ra đều đòi hỏi một sự kết hợp riêng giữa K và L.


Câu 19:Thế nào là chi phí kế toán, chi phí kinh tế. Phân biệt thế nào là ngắn hạn, dài
hạn.
- Chi phí kế toàn là những chi phí được ghi chép trong sổ sách kế toán của doanh
nghiệp.Ví dụ: Tháng này doanh nghiệp chi trả cho chi phí nguyên vật liệu là 100
triệu,tiền lương công nhân là 50 triệu,…
- Chi phí kinh tế gồm chi phí cơ hôi và chi phí kế toán.Ví dụ: Nếu tôi làm giảng viên
nhận được 10 triệu/tháng. Tôi không thích làm giảng viên nữa,chuyển sang kinh
doanh,làm giám độc,chi tiêu cho hoạt động sản xuất là 20 triệu/ tháng và thu được 30
triệu/tháng. Ở đây chi phí cơ hội: 14 triệu/ tháng,chi phí kế toán là 20 triệu/tháng và chi
phí kinh tế là 34 triệu/tháng.
- Ngắn hạn: là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi một số các đầu
vào trong khi một hay một số đầu vào khác cố định. Quyết định trong ngắn hạn dễ dàng
thay đổi. Ví dụ: Trong 1 năm,một nhà máy sản xuất xi măng,có thể thay đổi kĩ thuật
mới nhưng không thể đập đi rồi xây lại được.
- Dài hạn: là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào của
quá trình sản xuất. Các quyết định không dễ thay đổi hoặc đảo ngược. Ví dụ: Trong một
năm,1 cửa hàng bán bún cá có thể thay đổi nguyên liệu,bàn ghế, bát đũa,… bằng các
yếu tố đầu vào tương đương.
9


Câu 20: Nêu định nghĩa, công thức của các loại chi phí trong ngắn hạn.
Định nghĩa
Công thức
Chi phí cố định Không phụ thuộc vào sản lượng
Chi phí biến đổi Là những chi phí để trả cho các yếu
tố đầu vào như: lao động,nguyên vật
liệu,..
_ Phụ thuộc vào sản lượng.
Tổng chi phí

Gồm chi phí cố định và chi phí biến
đổi
Chi phí cận biên Là phần tăng thêm của tổng chi phí
ngắn hạn và chi phí biển đổi ngắn
hạn khi tăng sản lượng lên 1 đơn vị.
Chi phí bình Là tổng chi phí cho 1 sản phẩm
quân
Chi phí cố định là chi phí cố định cho 1 sản phẩm
bình quân
Chi phí biến đổi Là chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm
bình quân

FC
VC

TC=FC+VC
MC=(TC)’Q=(MC)’
Q

AVC=(TC+FC)/Q=
AFC+AVC
AFC=FC/Q
AVC=VC/Q

Câu 21:Phân biệt thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất? Khi giá thị trường thay đổi
thì thặng dư có thay đổi không? Thặng dư sản xuất có phải là lợi nhuận của doanh
nghiệp không?
- Thặng dư tiêu dùng(CS) là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa MU của người tiêu dùng
với chi phí cận biên (MC) để thu được lợi ích đó,tức là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu
dùng sẵn sàng trả cho một sản phẩm và giá thực tế đã trả khi tiêu dùng sản phẩm đó.

Ví dụ: Anh A khát nước và sẵn sàng trả 50k/1 chai nước Coca. Tôi chỉ đi mua nước Coca cho
em tôi uống,tôi trả 10k/1 chai.
- Thăng dư sản xuất: là phần chênh lệch giữa mức giá thực tế mà nhà sản xuất nhận được với
mức giá tối thiểu mà họ cần bán.
Ví dụ: Trên thị trường,1 nhà sản xuất xi măng bán 100k./1 bao,nhưng họ bán 80k/1 bao vẫn
hòa vốn.
_ Khi giá thị trường thay đổi thì thặng dư cũng thay đổi bởi thặng dư phụ thuộc vào P (giá cả).
_ Thặng dư sản xuất chính là phần lợi nhuận của doanh nghiệp thu được.
10


Câu 22:Trình bày về thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Giải thích đường cầu của thị
trường và của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là thị trường mà cả người bán và người mua không có sức
mạnh thị trường.
+ Có vô số người bán và người mua
+ Hàng hoá là đồng nhất
+ Thông tin đầy đủ, công khai
+ Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia và rút lui trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Giải thích đường cầu của thị trường và của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
+ Đường cầu của thị trường trong cạnh tranh hoàn hảo là 1 đường tuyến tính dốc xuống dưới
hướng từ trái qua phải.
+Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang song song với trục
OQ và cắt OP tại PE.
Câu 23:Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là gì?
Trình bày quyết định sản lượng của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
- Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
+ Lợi nhuận là mức chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí sản xuất.
+ Để tối đa hóa lợi nhậm, tức là phải chọn mức sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh
thu(TR) và tổng chi phí sản xuất(TC) là lớn nhất.

- Quyết định sản lượng của doanh nghiệp trong ngắn hạn: Doanh nghiệp nên sản xuất với
điều kiện P>=AVCmin bởi AVCmin là mức giá mà doanh nghiệp đóng cửa sản xuất.
+ Nếu P1>ATCmin=> Doanh nghiệp có lợi nhuận là : (P1 – ATCmin )*Q1
+ P2=ATCmin=> hòa vốn
+ P3<ATCmin=> Doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn sản xuất. Lỗ: (ATCmin-P3)*Q3
+ P4<AVCmin=>Doanh nghiệp đóng cửa sản xuất.
Câu 24:Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là gì? Trình bày
trạng thái cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
- Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là: đường MC tính từ AVCmin
trở lên vì:
+ MC là đường cung: bởi vì nó là gồm giá cả và lượng cung
11


+MC tính từ AVCmin trở lên vì:
• Nếu P1>ATCmin=> Doanh nghiệp có lợi nhuận là : (P1 – ATCmin )*Q1
• P2=ATCmin=> hòa vốn
• P3<ATCmin=> Doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn sản xuất. Lỗ: (ATCmin-P3)*Q3
• P4<AVCmin=>Doanh nghiệp đóng cửa sản xuất.
- Trạng thái cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: xảy ra khi tất cả các doanh
nghiệp trong ngành tối đa hóa được lợi nhuận,không có doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập
hoặc rút khỏi ngành,vì tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều thu được lợi nhuận bằng
không,giá của sản phẩm ở mức mà lượng cung của ngành bằng lượng cầu của tất cả những
người tiêu dùng.
Câu 25:Trình bày khái niệm năng suất bình quân và năng suất cận biên. Phát biểu quy
luật năng suất cận biên giảm dần và cho ví dụ minh họa.
_ Năng suất bình quân: là số lượng sản phẩm thu được tính trên mỗi đơn vị lao động sử dụng.
_ Năng suất cận biên: là số đầu ra được sản xuất khi thêm số lao động đầu vào tăng lên 1 đơn
vị.
Câu 26: Độc quyền bán là gì? Đặc điểm? Trình bày các nguyên nhân hình thành độc

quyền bán và cho ví dụ.
Độc quyền bán là một thị trường,trong đó chỉ có một người bán nhưng có nhiều người mua.
Đặc điểm:
+ Người bán có sức mạnh thị trường
+ 1 người bán, vô số người mua
+ Thông tin không công khai, không đầu đủ.
+ Rất khó khăn để gia nhập thị trường.
Nguyên nhân
+ Do yêu cầu bắt buộc phải sản xuất để phụ vụ lợi ích của toàn dân,yêu cầu về vốn cũng như
quy mô lớn
+ Bằng phát minh,sáng chế,luật sở hữu trí tuệ cho phép các nhà sản xuất có được vị trí độc
quyền về bán một sản phẩm hoặc một quy trình,công nghệ mới trong một khoảng thời gian
nhất định
+ Một số ngành do nhà nước quản lý và sản xuất nhằm bảo vệ an ninh quốc gia
+ Sở hữu hay kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất
12


+ Quy định của Chính phủ: Một doanh nghiệp có thể trở thành độc quyền hợp pháp,nếu nó là
người duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó
Câu 27:Trình bày những nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán, ví dụ minh họa.
- Do yêu cầu bắt buộc phải sản xuất để phụ vụ lợi ích của toàn dân,yêu cầu về vốn cũng
như quy mô lớn(ví dụ như xây dựng nhà máy thủy điện,cung cấp nước sạch,…)
- Bằng phát minh,sáng chế,luật sở hữu trí tuệ cho phép các nhà sản xuất có được vị trí
độc quyền về bán một sản phẩm hoặc một quy trình,công nghệ mới trong một khoảng
thời gian nhất định.(ví dụ: bài hát Dòng thời gian do nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong sáng
tác,anh ấy có quyền bán hay sử dụng để hát nhằm mục đích thương mại,..).
- Một số ngành do nhà nước quản lý và sản xuất nhằm bảo vệ an ninh quốc gia(ví dụ:
sản xuất vũ khí,tên lửa,..)
- Sở hữu hay kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất(ví dụ: Nam Phi sở hữu

lượng kim cương nhiều nhất thế giới,Trung Quốc có nguồn đất hiếm nhiều nhất thế
giới,..)
- Quy định của Chính phủ: Một doanh nghiệp có thể trở thành độc quyền hợp pháp,nếu
nó là người duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh một loại sản phẩm hay dịch vụ nào
đó(ví dụ: đường sắt Việt Nam,bưu điện Việt Nam,…)
Câu 28:Phân biệt các loại thị trường: Cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền thuần túy.
Cạnh tranh hoàn hảo
Độc quyền thuần túy
Khái
Là thị trường trong đó cả người bán và Là thị trường trong đó
niệm
người mua đều không có sức mạnh thị người bán có sức mạnh
trường.
thị trường.
Đặc
_Số lượng người mua và người bán: có _ Chỉ có duy nhất 1
điểm
vô số người mua và người bán tham gia người bán
thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
_Sản phẩm họ bán trên
_Về hàng hóa: bán 1 lượng sản phẩm thị trường là duy nhất.
đồng nhất.
_ Thông tin không công
_ Thông tin: Công khai,đầy đủ.
khai,không đầy đủ.
_ Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham _ Sự gia nhập thị trường
gia và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh rất khó khăn.
hoàn hảo.
Ví dụ: điện,nước,dịch
vụ bưu điện,…

Ví dụ: bán xăng,dầu,..

13


Câu 29:Tại sao không có đường cung trong độc quyền bán? Doanh nghiệp độc quyền
bán gây nên tổn thất cho xã hội như thế nào?
_ Không có đường cung trong độc quyền bán bởi vì quyết định sản lượng của nhà độc quyền
phụ thuộc không chỉ vào chi phí cận biên,mà còn vào hình dáng đường cầu. Do đó sự dịch
chuyển của đường cầu,không kéo theo một loạt các mức giá và các sản lượng như với đường
cung cạnh tranh hoàn hảo. Trong độc quyền bán,sự dịch chuyển của cầu có thể dẫn tới sự thay
đối giá mà sản lượng không thay đổi.
_ Doanh nghiệp độc quyền bán gây nên tổn thất cho xã hội: Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá
cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo,nên ta dễ thấy người
tiêu dùng bị thiệt hại còn người sản xuất thì được lợi. Nhưng nếu coi phúc lợi của người tiêu
dùng và người sản xuất tính thành một tổng thể sẽ không được lại bằng trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Có thể thấy điều này khi so sánh thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
được tạo ra trong ngành cạnh tranh hoàn hảo và trong ngành độc quyền bán.
Câu 30:Trình bày các thất bại của thị trường.
1. Không đạt được cơ cấu sản lượng tối ưu (hiệu quả Pareto) do thông tin thị trường không
đầy đủ và không cân xứng
Nếu người tiêu dùng không có thông tin xác đáng về giá cả và chất lượng sản phẩm thì hệ
thống thị trường sẽ vận hành một cách kém hiệu quả. Tình trạng thiếu thông tin ấy có thể
khích lệ những người sản xuất cung cấp quá nhiều sản phẩm này và quá ít sản phẩm khác
gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa dịch vụ làm cho giá cả thay đổi.
2. Thế lực thị trường (sức mạnh thị trường)
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quyết định sản xuất của các hãng hưóng theo tiêu
chuẩn chi phí cận biên bằng giá cả và do vậy cũng bằng lợi ích biên đối với người tiêu
dùng.
Doanh nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn đầu ra mà ở đó MR = MC và bán ra một số đầu ra ít

hơn để có giá cao hơn so với thị trường có sức cạnh tranh, gây ra một khoản mất không .
3. Ảnh hưởng của các ngoại ứng
Một ngoại ứng xuất hiện khi nào một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu dùng của những người khác mà không thông qua
giá cả thị trường.
4. Việc cung cấp các sản phẩm công cộng
Sản phẩm công cọng là loại hàng hóa mà ngay cả khi một người đã dùng, thì người khác
vẫn có thể dùng được. Nói cách khác, là với sản phẩm công cộng, mọi người đều tự do
hưởng thụ các lợi ích do các sản phẩm đó mang lại và sự hưởng thụ của người này, không
làm giảm thiểu khả năng hưởng thụ của người khác. Sản phẩm công cộng chính là trường
hợp mà ta có tác động ngoại ứng mạnh hoàn toàn là lợi ích.
14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×