Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn KHAI THÁC CẢNG HKSB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.33 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN KHAI THÁC CẢNG HKSB
CÂU 1:Trình bày ưu nhược điểm của vận tải hàng không
Vận tải hàng không có những ưu điểm nổi bật sau.



Tốc độ nhanh: vận tải hàng không có tốc độ khai thác lớn nhất so với tất cả các ngành vận tải khác cho nên vận tải

hàng không phục vụ tốt chuyên chở hành khách và hàng hóa (đặc biệt là hàng hóa có giá trị cao. có yêu cầu vận chuyển nhanh).



Tuyến đường hoàn toàn tự nhiên: khoảng cách vận chuyển giữa hai điểm gần như một đường thẳng, không phải đầu

tư xây dựng tuyến đường (trừ việc xây dựng sân bay), khả năng thông qua trên một tuyến đường gần như không hạn chế...
Vận tải hàng không có tính cơ động cao, nó có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyên chở hàng hóa về mặt thời gian
giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường.
Bên cạnh đó vận tải hàng không còn có một số nhược điểm.



Giá cước rất đắt: giá thành của vận tải hàng không cao hơn rất nhiều so với các ngành vận tải khác (gấp 5 -6 lần vận

tải biển). Nguyên nhân dẫn đến giá cước đắt: do giá máy bay cao, chi phí khấu hao lớn. luợng tiêu hao nhiên liệu lớn trọng tải
nhỏ (ví dụ: một chiếc Boeing 747 giá 100 triệu USD chỉ chở dược 400 người, tương đương với 80 -100T).



Vận tải hàng không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết cho nên ảnh hưởng đến lịch trình và tính chất

đều dặn của vận tải hàng không. Ví dụ: máy bay từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài gặp thời tiết xấu không hạ cánh được phải bay trở


vào vừa tốn kém chi phí cho cả hai lượt, vừa không đảm bảo lịch trình ngày hôm dó.



Sức chở hạn chế lại hay gặp rủi ro tai nạn và khi tai nạn xảy ra thiệt hại thường rất lớn.



Đòi hỏi công nhân, phi công kĩ sư hoa tiêu ... có trình độ kĩ thuật cao và giàu kinh nghiệm.
Từ nhừng ưu nhược điểm trên, ta có thể rút ra phạm vi áp dụng thích hợp của vận tải hàng không như sau.



Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng hóa trên khoảng cách xa.



Thích hợp với chuyên chở hàng hóa ở những nơi mà các ngành vận tải hàng hóa khác không có khả năng thực hiện

hoặc thực hiện được nhưng gặp nhiều khó khăn.



Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng lẻ giá trị cao, hàng mau hỏng, hàng có nhu cầu vận chuyển gấp.

CÂU 2: Trình bày khái niệm, lịch sử cảng HKSB
Khái niệm: Theo Luật HKDDVN sửa đổi năm 2006: “ Cảng HK là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga, trang thiết
bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi và đến, thực hiện vận chuyển hàng không”
Cảng HK là khái niệm chỉ rõ 3 yếu tố:
- Về mặt địa lí: Phần mặt đất, mặt nước ( bao gồm cả các công trình kiến trúc, các trang bị kĩ thuật) được sử dụng để

máy bay tiến hành cất cánh, hạ cánh và di chuyển. ( Mục 1.1 Chương I Annex 14 – ICAO)
- Về công năng: cảng HKSB là nơi diễn ra việc chuyển đổi từ hình thức giao thông đường không sang hình thức giao
thông khác hoặc ngược lại. Đối với Cảng hàng không quốc tế thì là cửa khẩu quốc gia.
- Về bản chất kinh tế: Cảng HKSB là một tổ hợp kinh tế - kĩ thuật – dịch vụ, cung cấp đầy đủ, tiện lợi, an toàn các dịch
vụ liên quan đến hàng không và phi hàng không.
Lịch sử hình thành :
Trải qua hơn một thế kỷ từ khi ra đời cho đến nay cảng hàng không sân bay đã không ngừng phát triển và đi qua một số
giai đoạn sau:


- Giai đoạn 1: Sân bay chỉ có đường băng và chúng được thiết lập dưới dạng một bãi đất trống- đất nện (airfield) để
cho máy bay cất và hạ cánh, lúc này sân bay hoàn toàn chưa có bất cứ một hoạt động dịch vụ nào cho hành khách cũng như cho
máy bay.
- Giai đoạn 2: Sân bay có sự phát triển bởi bãi đất trống đã được thay thế thành đường băng bê tông (aerodrome ), tại
sân bay đó có một số hoạt động phục vụ cho hành khách và tàu bay nhưng ở mức độ còn đơn giản ( Kiểm soát không lưu tạị sân
để đảm bảo an toàn cho tàu bay cất và hạ cánh, dịch vụ bán vé thu cước kiểm tra hành lý .
- Giai đoạn 3: Sân bay phát triển thành cảng hàng không sân bay, tại đó không chỉ có đường băng, mà hệ thống nhà ga
phục vụ hành khách và hàng hóa đã được thiết lập. Cảng đóng vai trò như một đầu mối giao thông phục vụ hành khách và hàng
hoá đi và đến cảng. Tại đó có tất cả các dịch vụ phục vụ hành khách và hàng hoá như check- in, soi chiếu an ninh, dịch vụ nhà
hàng khách sạn, dịch vụ siêu thị, dịch vụ du lịch, thông tin, lưu kho..Đối với tàu bay có các dịch vụ như nạp nhiên liệu, nạp khí
lạnh, dọn vệ sinh, kiểm soát không lưu, kéo dắt tàu bay, sửa chữa, cung cấp suất ăn...
Ngày nay trên thế giới đã xuất hiện cảng hàng không sân bay khổng lồ với tên Mega airport đảm đương rất nhiều chức
năng để phục vụ mọi yêu cầu về an toàn và thuận tiện cho hành khách và tàu bay cũng như hàng hoá thông qua cảng HKSB.
Câu 3: Phân loại và nêu vai trò của cảng HKSB
- Phân loại theo chủ thể quản lí:
+ Các sân bay sở hữu chung
+ Các sân bay, Cảng hàng không thuộc ngành Hàng không dân dụng
+ Các sân bay của địa phương, trung ương
+ Các sân bay tư nhân
- Phân loại theo chức năng

+ Các sân bay, cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng
+ Các sân bay dùng chung
+ Các sân bay – cảng hàng không quốc tế
+ Các sân bay – cảng hàng không nội địa
+ Các sân bay dự bị
- Phân loại theo vị trí địa lí
+ Các sân bay trên đất liền
+ Các sân bay ngoài đảo – bán đảo
+ Các sân bay trên mặt nước
- Phân loại theo phân cấp tiêu chuẩn dịch vụ của ICAO, IATA :
+ Theo kích thước đường cất hạ cánh: có 5 loại A,B,C,D,E mỗi loại có 4 tiêu chuẩn
+ Theo cường độ tầng phủ (PCN)
+ Theo tiêu chuẩn thiết bị chỉ dẫn đường chia thành 4 cấp
+ Theo tiêu chuẩn dịch vụ khẩn nguy chia làm 9 cấp
+ Theo tiêu chuẩn dịch vụ hành khách trong nhà ga
- Phân loại theo quy mô, công suất:
+ Ở đa số quốc gia phân chia thành sân bay lớn, vừa và nhỏ
+ Ở Việt Nam chia thành các sân bay quốc tế, sân bay cơ bản và sân bay dịch vụ
Vai trò của cảng hàng không


- Là đầu mối giao thông quan trọng: là điểm giao cắt từ phương tiện vận tải hàng không lên các loại hình phương tiện
còn lại và ngược lại để phục vụ hàng hoá và hành khách đi và đến cảng, là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền công nghệ
vận tải hàng không.
- Là một trung tâm điều hành bay: phục vụ cho sự hoạt động an toàn của máy bay thông quan cơ quan kiểm soát không
lưu.
- Là một trung tâm thương mại và dịch vụ: Tại cảng có rất nhiều loại hình dịch vụ phục vụ hành khách như: nhà hàng,
khách sạn, cửa hàng miễn thuế, trung tâm giải trí, câu lạc bộ, dịch vụ đổi tiền...
- Cảng hàng không sân bay còn đóng vai trò là trung tâm chuyển tải hàng hoá và hành khách quá cảnh.
Câu 4: Khái niệm , vai trò trung tâm quản lý bay

Khái niệm
Trung tâm kiểm soát bay là một tổ chức có chức năng theo dõi, giám sát hoạt động của các máy bay để đảm bảo sự an
toàn, điều hoà và hiệu quả ở phạm vi nhất định.
Vai trò của trung tâm quản lí bay
+ Cung cấp dịch vụ không lưu:
- Nội dung: bao gồm kiểm soát không lưu, thông báo bay và báo động
- Mục đích:
+ Ngăn ngừa va chạm giữa các máy bay
+ Ngăn ngừa sự va chạm giữa máy bay và các vật chứơng ngại trên khu vực hoạt động.
+ Thúc đẩy và điều hoà hoạt động bay.
+ Cung cấp tư vấn những tin tức có ích cho việc thực hiện các chuyến bay an toàn, điều hoà và hiệu quả.
+ Thông báo cho các cơ quan hữu quan về máy bay cần tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ các cơ quan này theo yêu cầu.
+ Quản lý vùng trời:
- Nội dung: bao gồm không chỉ đơn thuần là công việc bảo vệ vùng trời lãnh thổ của quốc gia chủ nhà mà phải được hiểu là tập
hợp các công việc bố trí sắp xếp việc sử dụng vùng trời ( vì nhiều tổ chức có hoạt động của máy bay trên cùng vùng trời- cho
mục đích huấn luyện quân sự, thể thao, phục vụ nông nghiệp, tìm kiếm cứu nạn...). Ngoài ra là tổ chức cơ sở hạ tầng trợ giúp
không vận, phối hợp sử dụng vùng trời.
- Mục đích: đảm bảo cho khai thác và sử dụng vùng trời một cách an toàn, điều hoà và hiệu quả.
+ Quản lý luồng không lưu:
- Nội dung: bao gồm việc nắm bắt các thông tin về các chuyến bay trên cơ sở các dự báo hoạt động bay, khả năng thông qua của
vùng trời, đường bay, sân bay để có sự điều tiết hoạt động bay từ xa.
- Mục đích: phòng ngừa tắc nghẽn, giảm bớt lưu lượng bay vào nơi dự báo sẽ bị quá tải.
Câu 5: Khái niệm , vai trò của tàu bay, kể tên 1 số hãng hàng không đang hoạt động ở Việt Nam
Khái niệm:
Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động
tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong
khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Vai trò của phương tiện vận chuyển hàng không trong ngành hàng không dân dụng:
Đây là một yếu tố cấu thành trung tâm và quan trọng của ngành hàng không dân dụng. Sự phát triển của ngành hàng
không dân dụng phụ thuộc trước hết vào sự phát triển của của phương tiện vận chuyển. Điều này nó liên quan đến những tiến bộ

và phát triển của khoa học trong việc thiết kế chế tạo các loại máy bay có công suất, tốc độ, tầm bay và các trang thiết bị được lắp
đặt trên máy bay đáp ứng đa dạng mức yêu cầu của hàng khách và hàng hóa trong vận chuyển bằng đường hàng không.
Một số hãng hàng không đang hoạt động tải Việt Nam


+ Air France ( Pháp ): Air France là hãng hàng không quốc gia Pháp. Hãng có 237 máy bay và bay tới 183 điểm trên thế giới.
+ Asiana Airlines (Hàn Quốc ): Là một trong hai hãng hàng không lớn của Hàn Quốc. Hãng này có trụ sở và trung tâm tại Sân
bay Quốc tế Incheon và trung tâm nội địa tại Sân bay quốc tế Gimpo. Hãng có tổng 63 máy bay và bay đến tất cả 77 điểm.
+ Japan Airlines (Nhật Bản) : Là hãng hàng không lớn nhất ở châu Á. Đây là 1 trong 2 hãng hàng không châu Á bay đến Mỹ
Latin. Hãng có tất cả 232 chiếc máy bay, bay đến 125 điểm và có đội tàu bay Boeing 747 nhiều nhất thế giới.
Câu 6: Trình bày sơ lược các tổ chức liên quan đến không vận
. Các tổ chức quốc tế
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế: ICAO (International Civil Aviation Organization)
Là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, thành lập tại Hội nghị quốc tế về hàng không dân dụng họp tại Chicago năm 1944.
Tổ chức này chính thức hoạt động từ năm 1947. Nó là tổ chức liên chính phủ và thuộc hệ thống các tổ chức quốc tế của Liên
Hiệp Quốc Mục tiêu hoạt động của ICAO là nghiên cứu các vấn đề hợp tác của các nước trong lĩnh vực hàng không dân dụng
quốc tế, thúc đẩy việc đưa vận tải hàng không theo kế hoạch phát triển nhằm:
Bảo đảm cho hàng không dân dụng quốc tế tăng trưởng an toàn và trật tự trên toàn thế giới.
Khuyến khích nghệ thuật thiết kế và điều khiển máy bay vì mục đích hòa bình.
Khuyến khích phát triển đường bay, sân bay và các phương tiện không vận.
Đáp ứng nhu cầu của quần chủng về vận tải hàng không an toàn, đều đặn, hiệu quả và tiết kiệm.
ICAO bao gồm các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc.
Từ khi hoạt động đến nay, ICAO đã góp phần quan trọng vào việc phát triển vận tải hàng không quốc tế, hoàn thiện kĩ
thuật chế tạo máy bay, xây dựng, sân bay quốc tế, cải tiến các chỉ tiêu khai thác máy bay... Ngoài ra ICAO đã soạn thảo hàng loạt
các công ước quốc tế như “Công ước Geneve 1948 về thừa nhận quốc tế về mặt pháp lý của máy bay". “Công ước Rome về tổn
thất trên lãnh thổ các nước do máy bay nước ngoài gây ra".
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (International Air Transport Association)
Là một tổ chức nghề nghiệp tự nguyên phi chính phủ của các hàng hàng không, thành lập 1945. Thành viên của nó là
các hàng hàng không có danh sách đăng kí ở những nước thành viên của ICAO. Hoạt động của IATA bao gồm: phối hợp hoạt
động thương mại của các công ty hàng không, qui định cước phí chuyên chở hành khách và hàng hóa, qui định các qui tắc

chuyên chở ;hàng không, qui định lịch trình của các tuyến hàng không, lập giấy gửi hàng không tiêu chuẩn ...
Hiệp hội quốc tế những người giao nhận FIATA
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và phát huy lợi ích của những người giao nhận ở mức độ quốc tế và cải tiến chất
lượng dịch vụ. Để đạt được mục tiêu này, chủ yếu là thông qua ban lãnh đạo các Viện, ủy ban kĩ thuật cùng nhau giải quyết tất cả
các lĩnh vực về nghiệp vụ giao nhận.
Việc vận chuyển hàng không của FIATA giải quyết những vấn đề cước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các
đại lý hàng không. Tổ chức này bàn bạc với IATA và những tổ chức quốc tế khác có liên quan đến công nghệ chuyên chở hàng
không.
. Các tổ chức quốc gia
Mỗi nước có cơ quan quốc gia quản lý hàng không với những tên khác nhau, làm công việc đăng kí máy bay, cấp giấy
chứng nhận đủ khả năng bay, cho phép sử dụng tuyến bay, quản lý thực hiện các qui tắc hàng không quốc gia và quốc tế, đảm
bảo an toàn an ninh máy bay ở Việt Nam là Cục hàng không dân dụng.
Các hãng hàng không quốc doanh và tư nhân là những công ty kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và
quốc tế. ở nước ta có hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines và công ty có phần Pacific Airlines. Ngoài ra có nhiều hãng


nước ngoài mở tuyến bay đến Việt Nam. Trong đó có những côna ty lớn như Air France, Lufthansa, Singapore Airlines, KLM.
Thai Ainvays ... nhận chở hàng đi nhiều nước trên thế giới.
Về giao nhận hàng hóa hàng không, nhiều nước có các tổ chức đại lý hàng hóa hàng không, đại lý IATA, thường nằm trong các
công ty giao nhận quốc tế. Có nước có hiệp hội giao nhận chung cho các tổ chức giao nhận, có nước có hiệp hội riêng của các tổ
chức giao nhận hàng hóa hàng không.
Câu 7: Nêu khái niệm khai thác cảng Hksb, các hình thức tổ chức quản lý
Khái niệm khai thác cảng HKSB
Đó là toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành, phối hợp các lực lượng vận hành các trang thiết bị và các nguồn lực của
cảng nhằm hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của nó một cách tốt nhất.
. Quá trình phát triển các hình thức tổ chức quản lí, khai thác cảng HKSB
- Trong giai đoạn sơ khai, các cảng HKSB chủ yếu làm các nhiệm vụ quân sự, thường là do các cơ quan quân sự sở
hữu, quản lí và khai thác.
- Các giai đoạn ban đầu của ngành hàng không dân dụng: Các Hãng Hàng không hoạt động thương mại chủ yếu là thực
hiện hoạt động của mình trên các sân bay quân sự và các sân bay do Nhà nước xây dựng, sở hữu, quản lý. Nhà chức trách sân bay

vừa thực hiện quyền sở hữu quản lý, vừa khai thác và cung ứng các dịch vụ.
- Giai đoạn ngành Hàng không Dân dụng phát triển với quy mô lớn: Đây là giai đoạn đa dạng hóa trong sở hữu, quản
lý, bắt đầu tách các khái niệm sở hữu, quản lý, khai thác và cung ứng dịch vụ tại các CHKSB.
- Giai đoạn bắt đầu thương mại hóa các Cảng HKSB: Giai đoạn này đã tách rõ khái niệm sở hữu, quản lý, và khai thác
cung ứng dịch vụ. Chủ sở hữu vẫn là Nhà nước, nhưng các đơn vị tham gia khai thác cung ứng dịch vụ được mở rộng theo
nguyên tác cạnh tranh, đấu thầu.
- Giai đoạn hiện nay:
+ Đa số các Cảng HKSB hiện nay được quản lý theo cơ chế kinh doanh, tự chủ về tài chính, nhưng vẫn thực hiện quyền
quản lý nhà nước về chuyên ngành.
+ Một số các CHKSB, việc quản lý vẫn thuộc Nhà nước, nhưng cho thuê mặt bằng và nhượng quyền khai thác cho các
doanh nghiệp lĩnh nhượng.
Câu 8: Nêu nguyên tắc và nội dung chính của việc khai thác cảng HKSB
- Nguyên tắc tính hệ thống: Cảng HKSB không phải là một hệ thống gồm rất nhiều bộ phận chức năng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, do đó công tác điều hành khai thác phải tuân thủ theo nguyên tắc tính hệ thống đồng bộ.
- Nguyên tắc coi đảm bảo an toàn là cao nhất: Hoạt động hàng không là hoạt động đặc thù gắn liền với yêu cầu an
toàn, an ninh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tối ưu và hiệu quả: Hoạt động của một Cảng HKSB luôn đề cao tính hiệu quả cả về điều
hành, khai thác an toàn và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực.
- Nguyên tắc đảm bảo tính trực tiếp, đơn giản hoá thủ tục: Trong điều hành khai thác hàng ngày ( day- to - day ) phải
luôn giữ được kênh thông tin trực tuyến nhằm giải quyết mọi vướng mắc mọi tình huống khai thác không bình thường một cách
kịp thời để đảm bảo mọi hoạt động thông suốt. Các yêu cầu về đơn giản hoá thủ tục của uỷ ban quốc gia đã được nghiên cứu vận
dụng để giảm tối đa các phiền hà, gây ách tắc cho hành khách.
- Nguyên tắc coi trọng yếu tố con người: nhân lực là yếu tố quan trọng trong các khâu tổ chức quản lí. Do đó phải chú
trọng đào tạo, giáo dục, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên của cảng HKSB.
Nội dung chính của việc khai thác cảng HKSB


1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác cảng HKSB bao gồm: Mục tiêu, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm
và các điều kiện đảm bảo.
2. Xây dựng và trình duyệt các văn bản khai thác ( Operational Issues ) cho các khu vực khai thác của cảng như khu

bay, ga hành khách, ga hàng hoá...
3. Lập quy trình và sơ đồ luồng hành khách, hành lý, hàng hoá, tàu bay di chuyển cho nhà ga gọi là ( Flight Plan ), cho
khu bay, sân đỗ tàu bay gọi là ( Apron Plan ). Triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được duyệt.
4. Lập kế hoạch quản lý tài sản, trang thiết bị liên quan đến khâu điều hành, khai thác.
5. Lập kế hoạch phối hợp các đầu mối liên quan trong hoạt động bình thường và tình huống khẩn nguy, ùn tắc.
6. Thực hiện công tác giám sát kiểm tra an ninh, an toàn khu vực Cảng HKSB
Câu 9 : Phân tích các mqh điều hành khai thác cảng HKSB
Mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành:
- Mối quan hệ với công an cửa khẩu. ( Liên quan tới vấn đề xuất nhập cảnh của hành khách và tổ bay).
- Mối quan hệ với hải quan. ( Liên quan tới hàng hoá, hành lý có thuộc vào loại hàng cấm hoặc hạn chế XN khẩu).
- Mối quan hệ với cơ quan kiểm dịch động, thực vật, văn hoá phẩm.
- Các cơ quan quản lý nhà nước khác.( cơ quan tài chính, cơ quan thuế)
2. Mối quan hệ với khách hàng trực tiếp:
- Các hãng vận chuyển hàng hoá và hành khách nước ngoài và trong nước thường lệ.
- Các doanh nghiệp Hàng không hoạt động tại cảng: XNDVKTTMMĐ, XNCBSA
- Các DN lĩnh nhượng (Công ty cung ứng nhiên liệu, các công ty dịch vụ sân bay....)
- Các hãng bay charter.( chuyến bay cho khách đi du lịch, thăm quan, chở dân tỵ nạn, học sinh-sinh viên...)
- Các đại lý hàng hoá, dịch vụ.(bưu điện, đổi tiền, vui chơi...)
- Các công ty quảng cáo...
3. Mối quan hệ với khách hàng gián tiếp:
- Các chủ hàng.
- Các đại lý Tour du lịch.
- Những người kinh doanh không thường xuyên.
- Các hành khách đưa đón...
4. Quan hệ với công chúng:
- Với các phương tiện thông tin đại chúng.
- Với các cơ quan địa phương.
- Với các đơn vị, cá nhân khiếu nại hoặc phản ánh...
Câu 10 : Kế hoạch khai thác cảng HKSB bao gồm những gì ?
• Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công tác điều hành khai thác chung Cảng KHSB, từng khu vực chức năng như khu

bay, ga hành khách, ga hàng hoá...
• Kế hoạch sản lượng trong khai thác chung và của từng khu vực, ví dụ:
- Số lần hạ, cất cánh ( Đối với khu bay ).
- Tổng lưu lượng hành khách thông qua ( Đối với nhà ga ).
- Tổng lưu lượng hàng hoá thông qua ( Đối với ga hàng hoá ).
• Kế hoạch triển khai công tác điều hành, khai thác:
- Phân công trách nhiệm và nhiệm vụ của từng bộ phận hoạt động của CHKSB.


- Công tác điều hành phối hợp.
- Công tác lập kế hoạch khai thác từng khu vực.
- Chế độ chỉ huy, trực ban, báo cáo.
- Các kênh thông tin chỉ huy, điều hành, báo cáo.
- Công tác giám sát kiểm tra.
- Phân công xử lý các tình huống ùn tắc, khẩn nguy.
- Phân công và xác định rõ mối quan hệ các bộ phận của nhà chức trách sân bay và giữa nhà chức trách với các đơn vị khác.
• Kế hoạch triển khai công tác phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoạt động taị Cảng HKSB.
• Kế hoạch các hoạt động các lĩnh vực có liên quan đến khai thác như: Kế hoạch cung ứng các dịch vụ khai thác, kế
hoạch duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật. kế hoạch sử dụng mặt bằng...
• Các công tác bảo đảm cho kế hoạch điều hành khai thác:
- Bảo đảm về tài chính- chi phí khai thác- nguồn thu từ khai thác
( Operational revenue & cost ).
- Bảo đảm về văn bản pháp lý cho hoạt động khai thác ( các quy chế, quy định về khai thác, điều lệ hoạt động của các
khu chức năng, các quy định về an toàn, an ninh, khẩn nguy, các quy định về tiêu chuẩn khai thác dịch vụ, công tác giám sát
kiểm tra, các quy trình của các dây chuyền khai thác toàn cảng và từng khu vực chức năng...các quy trình quy phạm của các
trang thiế bị liên quan đến các dịch vụ khai thác ).
- Bảo đảm mặt bằng, trang thiết bị và thông tin liên lạc, mạng thông tin quản lý cho công tác điều hành khai thác.
- Bảo đảm về lực lượng lao động cho công tác khai thác cả về số lượng và chất lượng.
• Xác định quy trình khai thác trong tình huống bình thường và tình huống khẩn cấp.
• Xác lập hệ thống tiêu chuẩn để giám sát kiểm tra các dịch vụ khai thác. Phân công trách nhiệm trong việc giám sát

kiểm tra, lập báo cáo, biên bản trong các tình huốngkhẩn cấp.
• Xác lập sơ đồ kênh thông tin quản lý và khai thác, các tuyến báo cáo, trực ban, xử lý phối hợp ( kèm sơ đồ và mạng
thông tin liên lạc ).
Câu 11: Khái niệm về công suất cảng HKSB , các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm chễ trong khai thác cảng HKSB
Công suất của một cảng HKSB nói lên khả năng thông qua trong một đơn vị thời gian của:
+ Tổng lưu lượng hành khách.( Tổng lưu lượng hành khách, tổng lưu lượng hành khách km trong năm, tháng, ngày,
hoặc của chuyến, tuyến)
+ Tổng lưu lượng hàng hoá, bưu kiện ( Bao gồm cả hành hoá và bưu kiện, cũng tính tương tự như trên)
+ Tổng số lần cất hạ cánh ( tính cho ngày, giờ, tháng, năm, hoặc tính cho hãng, hoặc có thể tính cho giờ cao điểm trong
ngày, ngày cao điểm trong tuần hoặc trong tháng, hoặc tháng cao điểm trong năm).
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chậm trễ trong khai thác
Sự chậm trễ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau đây:
• Yếu tố thời tiết:
Thông thường công suất một cảng hàng không được thiết kế có tính đến ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đặc biệt là ảnh
hưởng của gió, tuy nhiên khi có các diễn biến phức tạp của thời tiết xuống dưới mức quy định tối thiểu của một cảng HKSB thì
hoạt động của cảng sẽ bị ngừng trệ thậm chí phải tạm thời đóng cửa.
Để khắc phục ảnh hưởng của gió, ở nhiều cảng đã xây dựng nhiều 2 hoặc nhiều đường cất hạ cánh với các hướng tiếp
cận khác nhau. Ngoài ra người ta còn đặt nhiều thiết bị trợ giúp cho việc cất hạ cánh của máy bay trong điều kiện thời tiết không
thuận lợi.


• Do yếu tố kỹ thuật:
Một tỷ lệ không nhỏ các chậm trễ là do trục trặc kỹ thuật về máy bay( sự hỏng hóc trang thiết bị của máy bay nhất là
động cơ hoặc các thiết bị cất hạ cánh....), các trục trặc của các phương tiện kỹ thuật mặt đất ( xe folow me, thiết bị xếp dỡ hành lý
bưu kiện,thiết bị nạp khí lạnh hoặc nhiên liệu..
Các trục trặc này đòi hỏi phải được khắc phục nhanh chóng. Đối với trục trặc kỹ thuật của máy bay thì yêu cầu phải
được khắc phục trước khi máy bay cất cánh, nếu không khắc phục được thì phải huỷ chuyến bay
• Yếu tố về quản lý, điều hành:
Trong nhiều trường hợp do trục trặc trong quản lý và điều hành phối hợp không tốt cũng dẫn đến ách tắc, chậm trễ. Ví
dụ do làm thủ tục không chính xác có sự nhầm lẫn tên hành khách và hành lý nên phải chờ đợi để xác minh; đôi khi do thiếu một

hành khách đã có tên trong danh sách cũng phải chờ hoặc phải huỷ chuyến bay để đi tìm hành khách này. Ở nhièu nhà ga lớn, có
nhiều cửa ra máy bay, cần phải bố trí vị trí làm thủ tục sao cho quãng đường di chuyển của hành khách là ngắn nhất để giảm thời
gian làm thủ tục cho chuyến bay. ( ở sânbay Dallas có tới 240 cửa, nên khi di chuyển phải có 3 hệ thống tàu điện ngầm).
• Yếu tố thiết kế, công suất cảng HKSB (tình trạng bị quá tải):
Một khi nhu cầu giao thông tăng, số lượt máy bay cất, hạ cánh tăng lên quá lớn sẽ gây khó khăn cho công tác điều hành
cất và hạ cánh, nhiều khi máy bay phải xếp hàng để chờ( bay chờ) quá lâu dẫn đến giờ cất cánh chuyến tiếp bị chậm. Ví dụ cảng
Hồng kông chỉ có một đường băng trong khi một giờ có tới 29 chuyến cất hạ cánh, vì vậy chỉ cần có một máy bay có trục trặc là
sẽ ảnh hưởng tới máy bay tiếp theo.
Câu 12: Nêu cách giải quyết vấn đề ùn tắc tại cảng HKSB
+Việc giải quyết các chậm trễ, ùn tắc tại cảng HKSB là công việc chung, đòi hỏi sự phối hợp của các đơn vị, doanh
nghiệp cùng hoạt động khai thác trên cảng, trong đó công tác điều phối đặc biệt quan trọng thuộc nhà chức trách cảng KH.
+Nhà chức trách cảng phải thành lập bộ phận điều hành, phối hợp để kịp thời xử lý các tình huốngùn tắc, chậm trễ. Bộ
phận này phải giữ quan hệ thường xuyênvới các khách hàng chính, các hãng hàng không khai thác tại cảng bộ phận xử lý dịch
vụ, hành khách, hành lý, dịch vụ kỹ thuật và các cơ quan quản lý nhà nước như hải quan, công an cửa khẩu, để đảm bảo quá trình
đơn giản hoá thủ tục được thực hiện tốt.
+Việc thông báo kịp thời và xử lý các dịch vụ liên quan đến hành khách các chuyến bay bị chậm trễ cũng cần được
quan tâm giải quyết.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để tăng quá trình tự động hoá các hoạt động và dịch vụ của sân bay, cảng HKSB
không chỉ là một đầu mối giao thông, là một mắt xích trong dây chuyền SX vận tải nói chung, mà nó trở thành trung tâm đầu não
của toàn bộ dây chuyền SX vận tải hàng không.
- Hệ thống EDI cho phép cảng hàng không đặc biệt là các chủ hàng có các lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng
không biết được các thông tin về hàng hoá, hành khách trước khi máy bay về tới sân bay, do đó cảng cũng như các chủ hàng
chuẩn bị trước các thủ tục để đón nhận hành khách và hàng hoá).
- Khâu phục vụ máy bay đang được ứng dụng hệ thống APIS cho phép nối thông tin của tất cả các hệ thống phục vụ
máy bay và hành khách để giảm tối đa thời gian cung ứng dịch vụ.
- Khâu quản ký điều hành đã sử dụng hệ thống thông tin quản lý tổng thể sân bay TAMS ( Total Airporot Management
System) bao gồm các hệ thống:
* Trung tâm khai thác ( Airport Operation Center).
* Trung Tâm sử lý các tình huống ùn tắc, khẩn nguy(Crisis Control Center).
*Trung tâm quản lý mạng ( Network Management Center).

* Hệ thống bàn làm thủ tục chek in CUTE ( Common use Terminal Equipment).
* Hệ thống chek in mới (sử dụng thẻ điện tử).


+ Vận dụng các biện pháp điều chỉnh vĩ mô:
- Điều chỉnh luồng vận tải hành khách trong mạng toàn quốc theo hướng giảm quá tải một số trục lớn và ưu tiên cho
các mạng lẻ - nan hoa, tạo nên các luồng vận tải hợp lý gọi là ( Rehubbing).
- Ở những thành phố có lưu lượng hành khách quá lớn, nhà chức trách buộc phải đầu tư tăng số lượng Cảng HKSB,
hoặc tăng công suất ( theo chiều sâu) của Cảng HKSB, nhà ga.
- Trong phạm vi một sân bay, Cục Hàng không Dân dụng và nhà chức trách sân bay điều chỉnh Slot các giờ cao điểm
để giãn đều trong 24 giờ/ ngày.
- Điều này hiện nay đang gặp khó khăn vì các hãng hàng không lớn đang chiếm giữ Slot tốt nhất và tại một quốc gia
( trong đó có Việt nam ) thì hãng hàng không quốc gia đang nắm quyền điều phối Slot, coi như lợi thế để đàm phán Hàng không
song phương.
Câu 13 : Nêu đặc điểm khu vực cổng đỗ phục vụ máy bay và hành khách
-Vị trí đỗ của máy bay là khu vực MB đậu để trả và lấy khách và hành lý
Vị trí đỗ của máy bay là khu vực MB đậu để trả và lấy khách và hành lý. Các hoạt động trả khách và lấy khách thường
được kết hợp tại khu đỗ của MB, hơn nữa với số lượng chuyến bay đến và đi tại một thời điểm có thể dẫn tới sự ùn tác gây ra sự
chậm chễ trong việc phục vụ hành khách và MB. Nếu khu vực dải bảo hiểm không đủ rộng để cho phép sự di chuyển an toàn của
MB theo tiêu chuẩn của FAA thì công suất bị hạn chế. Trong một số trường hợp MB phải đỗ cố định một chỗ tại dải bảo hiểm
được thiết lập một cách lâu dài được lắp đặt các trang thiết bị tiếp nhiên liệu và năng lượng. Khi vào lúc cao điểm thì MB có thể
được phục vụ và đỗ tại vị trí rất xa vị trí sân đỗ.
Mặc dù các HHK thuê cổng qua lại, họ có thể được khai thác cầu khành khách và các trang thiết bị phục vụ MB một
cách độc quyền, tuy nhiên hợp đồng thuê cũng cho phép HHK được thoả thuận lại khi công suất các cổng phục vụ hành khách và
MB thấp dưới mức cho phép, nhưng hàng ngày MB của một HHK được HHK đó quy định vị trí cổng đỗ cho nó cho nên khi một
chuyến bay của HHK này đến và thấy toàn bộ các cổng của HHK đã thuê đều đang được sử dụng thì phải chờ cho dù các cổng
bên cạnh của các HHK khác đang rỗi.
Một số cảng sân bay có chiến lược ưu tiên và liên doanh trong việc sử dụng cổng phục vụ.
+ Chiến lược ưu tiên: Một cổng được một HHK nào đó thuê nhưng nhà khai thác cảng vẫn gữu quyền phân công cho
HHK khác sử dụng khi cổng này không được sử dụng bởi HHK thuê.

+ Chiến lược liên doanh: Một cổng thường được thuê bởi hai hoặc vài HHK. Theo cách này tương tự như sự sử dụng
độc quyền tức nhà khai thác cảng không kiên quan gì tới việc phân công các cổng phục vụ. Trừ khi ở những nơi mà số lượng MB
khai thác chuyến bay ngày quá lớn, thường các cổng được khai thác theo chiến lược ưu tiên và liên doanh phục vụ nhiều chuyến
bay hơn các cổng được khai thác theo chiến lược độc quyền.
Một số cảng sân bay thường khai thác các cổng theo phương thức sử dụng chung, theo cách thức này thì nhà khai thác cảng hoàn
toàn quyết định phân công vị trí đỗ để phục vụ cho các chuyến bay đi và đến, và thường được áp dụng cho các sân bay nhỏ.
Mức dịch vụ của hoạt động được xác định dựa vào:
+ Sự tương xứng về cơ sở vật chất kỹ thuật giữa đội tàu bay của các HHK với các cổng của cảng sân bay, chỗ đỗ tạm
thời và chỗ đỗ cố định.
+ Thời gian một máy bay và hành khách của nó có thể bị chậm chễ do sự ùn tắc tại khu vực cổng phục vụ. Với các số
liệu:
- Số vị trí đỗ : là toàn bộ số MB tại các cổng trong một thời điểm ( bao gồm cả chỗ đỗ cố định và chỗ đỗ tạm
thời).


- Hệ số sử dụng: tỷ lệ giữa thời gian cổng được sử dụng một cách hiệu quả ( thời gian phục vụ, thời gian
nghỉ, thời gian phục hồi ) với toàn bộ thời gian phục vụ (số giờ khai thác trong ngày ), nó phụ thuộc vào thời gian quay vòng
chuyến bay bao gồm thời gian quay vòng giữa các hoạt động chuyến bay liên tục.
- Số giờ khai thác : số giờ phục vụ cho phép tại một cổng loại trừ số giờ gây ồn ban đêm.
- Kế hoạch bay, sự pha trộn MB: Nó xác định liệu các cổng có sẵn hay không, có tính tới sự không ăn khớp
giữa thời gian khai thác thực tế và thời gian đã được lên kế hoạch bay, cổng phục vụ phải phù hợp cơ học với loại MB đã lên kế
hoạch bay.
Câu 14 :Nêu đặc điểm của khu vực chờ đợi của khách hang
Số lượng hành khách chờ đợi chuyến bay xuất hành, hay chuyến bay đến phụ thuộc trước hết vào số lượng MB được
phục vụ tại khu vực chờ, công suất ghế ngồi của MB, hệ số lợi dụng công suất của MB, mức độ thân nhân đến đón khách, và
khoảng thời gian giữa lúc bắt đầu cho khách lên MB và lúc MB cất cánh. Sự phụ thuộc qua lại giữa các thành phần có thể có tác
động đáng kể đến thời gian chờ đợi của khách ở các khu vực khác nhau, ví dụ sự chậm chễ tại khu vực soi chiếu an ninh có thể
gây chậm chễ cho khách đến. Sự thay đổi thời điểm xuất phát của MB cũng gây sự gia tăng thời gian chờ đợi của hành khách.
Câu 15 : Nêu đặc điểm khu vực quầy thủ tục của hành khách và hành lý
Hoạt động của bộ phận quầy thủ tục hành khách và kiểm tra hành lý bắt đầu khi hành xếp hàng để lấy vé và kiểm tra hành lý của

họ, và chấm dứt khi hành khách đó rời khỏi khu vực quầy thủ tục, việc kiểm tra hành lý là một phần của hoạt động này.
Các HHk thường thuê vị trí quầy thủ tục từ cơ quan khai thác cảng, quản lý khu vực này trên nguyên lý độc quyền. Khu
vực này có thể bao gồm không gian cho bộ phận quản lý điều hành và xếp dỡ hành lý. Bộ phận nhân lực của HHK cung cấp nhân
viên quầy thủ tục và nhân viên khai thác theo như tiến trình và tiêu chuẩn được thiết lập riêng của mình.
Câu 16 : Nêu đặc điểm khu vực đi lại ngoài cảng sân bay
Đây là khu vực mà hành khách rời phương tiện vân tải đường bộ ( xe buýt, taxi, xe tải, ...) và trở thành khách bộ hành. Hành
khách mang hành lý tới và từ công trình nhà ga kiểm tra hành lý tại khu kiểm tra sau đó chờ để lên taxi hoặc phương tiện khác. ở
một số sân bay hành khách phải đi ngang qua khu vực phía ngoài để tới khu đỗ xe
Câu 17: Nêu đặc điểm khu vực đỗ cho phương tiện vận tải bộ
Khu vực sân đỗ bao gồm các vị trí diện tích hoặc các chỗ gara để phương tiện của hành khách và những người đưa tiễn,
tuy khu vực sân đỗ là cần thiết cho sử dụng của các phương tiện nói chung, nhưng nhìn chung nó ảnh hưởng tương đối nhỏ tới
mức dịch vụ của sân bay.
Với mục đích làm kế hoạch thì sân đỗ được chia ra 2 hoặc 3 loại: trong ngắn hạn, dài hạn, và chỗ đỗ ở xa- thường là
chỗ đỗ trong lâu dài. Chỗ đỗ trong ngắn hạn thường được bố trí gần với công trình nhà ga, phí đỗ cho loại chỗ đỗ này đắt hơn, và
thời gian ở lại sân bay ít hơn 3 giờ đồng hồ. Chỗ đỗ lâu dài phục vụ hành khách để lại phương tiện của họ tại sân bay trong khi họ
tiếp tục hành trình hàng không. Như vây với loại chỗ đỗ này thời gian quay vòng rất dài và diện tích chiếm dùng khoảng 70- 80%
diện tích sân đỗ ở sân bay. Việc đi vào các khu sân đỗ được kiểm soát bởi các cửa tự động và lệ phí được thu bởi nhân viên thủ
quỹ. Sự chậm chễ do việc đỗ xe gây ra cũng là do khoảng cách phải đi bộ của hành khách từ chỗ đỗ tới nhà ga.
Câu 18: Nêu đặc điểm khu vực trả hành lí
Khu vực hành lý thường được bố trí gần kề với hướng tuyến của luồng hành khách tập kết để cung cấp một khu vực
phù hợp với hoạt động liên quan đến việc chờ đợi và lưu chuyển hàng nặng.
Thường có thanh barie được dùng để ngăn cách khu vực hành lý với khu công trình nhà ga. Khu vực này có thể do một
hoặc vài HHK thuê độc quyền hoặc cũng có thể do cảng sân bay khai thác. Tuy vậy các trang thiết bị xếp dỡ hành lý được trang
bị bởi nhà chức trách cảng sân bay, nhân viên của khu vực hành lý cơ bản là của HHK và các hoạt động trong phạm vi phòng
hành lý thường do HHK quản lý. Các HHK cố gắng tránh sụ ùn tắc và chậm chễ trước hết bởi việc cung cấp nhân viên để đáp
ứng các nhu cầu của hành khách.


Câu 19: Nêu đặc điểm khu vực thủ tục hải quan nhập cảnh
Khu vực hành lý thường được bố trí gần kề với hướng tuyến của luồng hành khách tập kết để cung cấp một khu vực

phù hợp với hoạt động liên quan đến việc chờ đợi và lưu chuyển hàng nặng.
Thường có thanh barie được dùng để ngăn cách khu vực hành lý với khu công trình nhà ga. Khu vực này có thể do một
hoặc vài HHK thuê độc quyền hoặc cũng có thể do cảng sân bay khai thác. Tuy vậy các trang thiết bị xếp dỡ hành lý được trang
bị bởi nhà chức trách cảng sân bay, nhân viên của khu vực hành lý cơ bản là của HHK và các hoạt động trong phạm vi phòng
hành lý thường do HHK quản lý. Các HHK cố gắng tránh sụ ùn tắc và chậm chễ trước hết bởi việc cung cấp nhân viên để đáp
ứng các nhu cầu của hành khách.
Câu 20 : Nêu đặc điểm khu vuecj hành khách nội tuyến
Một khả năng cuả sân bay chứa khách quá cảnh nhanh chóng và hiệu quả của khách nối tuyến cùng hành lý của họ từ
MB đến tới MB xuất hành kế tiếp trong chuyến bay thường lệ là rất quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn, thuận tiện, thoải mái
cũng như đảm bảo HHK khai thác có hiệu quả. Các sân bay đang phục vụ một số lượng đáng kể khách nối tuyến đang tăng dần
đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải hàng không quốc gia.
Hành khách quá cảnh phải đi bộ cùng với hành lý của mình từ một cổng tới một cổng khác hoặc được sự trợ giúp của
xe buýt, hoặc thiết bị cơ giới khác, đôi khi là sự di chuyển giữa các công trình nhà ga riêng lẻ, có thể lại phải vào khu vực kiểm
tra an ninh để kiểm tra, hoặc đôi khi là sử dụng các trang thiết bị làm thủ tục chek in và các trang thiết bị khác dọc đường đi. Việc
đến của khách quốc tế phải thông qua thủ tục hải quan và nhập cảnh và vào khu vực hành lý để kiểm tra lại lần nữa.
Khi một sự nối tuyến được thực hiện (giữa hai chuyến bay được khai thác bởi cùng một HHK), thì HHK cố gắng đảm
bảo rằng hành khách được guíp đỡ trong việc nối tuyến. Các hoạt động trục nan hoa của HHK phụ thuộc vào khả năng tiến hành
nối tuyến của khách được thực hiện nhanh chónh và dễ dàng. Việc nối tuyến của khách đến xuất hành trên chuyến bay của HHK
khác thì phải tiến hành một sự nôí tuyến qua lại giữa các HHK. Khó khăn lớn nhất phải đương đầu của khách nối tuyến trong
trường hợp phải nối tuyến tại một số sân bay với khoảng đi lại rất xa để đến cổng của MB chuyến chuyển tiếp, hoặc có những
cản trở như phải qua hệ thống cầu thang, hoặc không có khu vực che mưa nắng trên đường đi lại, và thông tin rất không cụ thể và
rõ ràng về việc cổng của chuyến bay tiếp theo ở đâu.
Câu 21: Trình bay nhu cầu và xu thế vận chuyển hang hóa bằng đường hang không
Xu thế :
Do tính chất của vận tải hàng không là giá thành vận chuyển rất cao cho nên dường như vấn đề vận chuyển hàng hóa
bằng hàng không trước đây không được chú trọng. Qua số liệu thống kê cho thấy sản lượng vận tải hàng hóa chỉ chiếm 1/3 tổng
sản lượng chung của vận tải hàng không, nhưng tổng doanh thu do vận tải hoàng hóa mang lại chỉ là 1/8 của tổng doanh thu vận
chuyển hàng không.
Nhu cầu
+ Vận tải khẩn cấp :vận chuyển hang khẩn cấp như thuốc, vacxin, những loiaj phụ tùng cần cho máy móc thay khẩn cấp,

hợp đồng làm ăn, giấy tờ chứng nhận tính pháp lí,giấy tờ về tài chính, phim ảnh, trường hợp khẩn cấp khi giao thông đường
bộ trở nên bị ùn tắc, hoặc khi dịch vụ bưu kiện bưu điện quốc gia bị chậm không phù hợp với yêu cầu, Nhu cầu để đáp ứng
sự khẩn cấp là không theo quy luật, không liên tục, và không bíêt trước về số lượng, quy mô của những lô hàng riêng lẻ, vì
vậy mà HHK rất khó trong việc lên kế hoạch. Yêu cầu đối với hàng hóa này là tần suất cao, khoảng không cung ứng phải tốt
điều này có nghĩa là nếu hàng hóa này không được phục vụ theu như yêu cầu thì nhu cầu vận tải hàng khẩn cấp sẽ có hệ số
sử dụng tải trọng thấp và chi phí đơn vị sẽ cao.
+ Hàng hóa có giá trị cao :vàng , bạc, trang sức, kim cương, kim loiaj có giá trị, tranh nghệ thuật loại hàng trên đòi hỏi chất
lượng dịch vụ rất cao. Chủ hàng của các lô hàng thuộc loại này thường muốn dự phòng khoảng không trên các chuyến bay
cụ thể với sự đảm bảo thời gian đến đúng lúc, họ yêu cầu được ưu tiên trong xếp dỡ, làm thủ tục hải quan, và các thông tin
về hàng hóa trong quá trình vận chuyển phải được cập nhật kịp thời. Từ quan điểm này nên chi phí vận tải là rất đắt.


+ Hàng dễ hỏng và hàng không dễ học khai thác thường lệ
-

. Hàng dễ hỏng: Sản phẩm của cá, rau quả theo mùa, báo chí, phim thời sự, vải thời trang cao cấp. đặc điểm của chúng là
vòng đời thương mại của sản phẩm thấp. Chỉ bằng vận chuyển bằng hàng không thì hàng hóa mới nhanh chóng đến được
người tiêu dùng. Đối với hàng thực phẩm người tiêu dùng đầu tiên sẵn sàng trả giá cho những hàng không bình thường và
sản phẩm theo mùa bị giới hạn về thời gian.

-

Hàng không dễ hỏng: Những hàng này cũng được vận chuyển bằng đường không bởi vì chi phí vận chuyển HK cao được bù
đắp bởi sự tiết kiệm từ các yếu tố chi phí phân phối khác ( chi phí bảo hiểm, đóng gói, thu gom phân nhóm hàng, chi phí
giao hàng, chi phí xếp dỡ, lưu kho, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn...). Việc vận chuyển loại hàng hóa này liên quan tới khái
niệm JIT. Thuộc vào loại hàng này là hàng có giá trị cao dễ vỡ như hàng điện tử, thiết bị quang học, hoặc là hàng quần áo,
máy móc...
Một vấn đề cần phải chú ý là trong vận chuyển hàng hóểutên chuyến bay riêng biệt thì khó có thể tổ chức vận chuyển hàng
hóa với hai chiều.


Câu 22 : Phân loại hang hóa vận chuyển bằng đường hang không


Phân loại theo chủng loại hàng:

-

Quần áo vải vóc, thiết bị điện tử đồ điện và thieetd bị điên, máy móc và thiết bị phụ tùng, ấn phẩm ( báo, tạp chí), hoa tươi
cây giống,hoa quả và rau tươi, trang thiết bị chụp anhe làm phim phụ tùng linh kiện, thực phẩm, sản phẩm kim loại, thuốc
men hóa chất tân dược…



Phân loại theo nhóm hàng:
Các loại hàng hóa trên có thể được phân ra làm các nhóm sau:

-

Hàng vận chuyển nhanh ( khẩn cấp): là loại hàng không được lên kế hoạch trước, trong trường hợp này yếu tố thời gian là
hết sức quan trọng. Nó gồm thuốc cho trường hợp cấp cứu khẩn cấp, hoặc là trường hợp đột xuất phải vận chuyển phụ tùng
thay thế cho một máy trong dây chuyền lắp ráp của một nhà máy mà toàn bộ dây chuyền chỉ được dừng khi máy này phải
được sửa xong (trường hợp này rất hiếm). Với loại hàng này yếu tố tốc độ được cân nhắc đầu tiên.

-

Hàng hóa dễ hỏng: Là loại hàng nhạy cảm theo thời gian, không giống như hàng khẩn cấp nó được lên kế hoạch. Nó bao
gồm hoa tươi, rau quả tươi, ấn phẩm (tạp chí, báo, đó là hàng mà giá trị của nó dễ bị mất nhanh chóng theo thời gian). Hàng
này yếu tố tốc độ cũng được cân nhắc đầu tiên.
-


Hàng hóa có thể chuyển đổi sang loại hình vận chuyển khác (đường bộ, sắt): Đây là nhu cầu vận chuyển hàng

không có được từ sự dành giật từ loại hình vận tải bộ và sắt nên ngành hàng không phải bằng mọi cách giữ cho nó không
quay trở lại loại hình vận tải ban đầu): Đối với loại hàng này loại hình vận tải hàng không được xem như là loại hình vận
tải phù hợp nhất xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế. Hoặc là chi phí vận chuyển bằng loại hình này rẻ hơn hoặc là chi phí
thêm vào là không đáng kể so với sự cải đảm bảo về an ninh và độ tin cậy. Đối viứi loại hàng này tốc độ giao trả hàng
không quá quan trọng.
-

Hàng có giá trị cao: Là loại hàng có giá trị rất cao như vàng bạc, đá quí chúng đòi hỏi sự bảo vệ hết sức đặc biệt cả về con
người và trang thiết bị.

-

Hàng nguy hiểm: Với loại hàng này đòi hỏi sự xếp dỡ và lưu kho hết sức cẩn thận ở ga cảng. Chúng đòi hỏi nhân viên làm
công tác vận chuyển, xếp dỡ hoặc bảo quản giữ kho phải được đào tạo nghiệp vụ. Theo qui định của IATA hàng hóa này
bao gồm: chất lỏng dễ cháy, khí ga nén, vật liệu ăn mòn, người bệnh, vật liệ gây nổ, chất lỏng và chát rắn gây cháy, vật liệu
nhiễm từ, chất độc, khí độc, chất phóng xạ...

-

Hàng bị cấm: Ở hầu hết các nước vũ khí và thuốc nổ chỉ có thể được nhập khẩu trong sự nghiêm cấm nghiêm ngặt. Thường
những hàng bị cấm có thể được vận chuyển trong điều kiện an ninh hết sức nghiêm ngặt.


-

Hàng động vật sống: việc vận chuyển động vật sống đòi hỏi có sự chuẩn bị về thức ăn, nước uống cho động vật sống đó,
đồng thời giữ cho chúng một môi trường phù hợp. Ở những cảng hàng không lớn như Heathrow, London đòi hỏi có đội ngũ
nhân viên riêng để chăm sóc nuôi dưỡng động vật sống.


Câu 23: Trình bày quy định về đóng gói và dán nhãn mác hang hóa trong vận chuyển hang không


Đóng gói: Các hàng hóa vận chuyển hàng không có các yêu cầu về việc đóng gói như sau:

-

Hàng được đóng trong bao bì theo đúng quy định, đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật về việc đóng gói tương ứng với từng loại
hàng hóa, để thuận tiện và chuẩn hoá trong việc đóng hàng vào các thiết bị xếp dỡ (ULD- Unit Load Devices) để đưa lên
MB, với mục đích tận dụng tối đa công suất của thiết bị chứa hàng (pallets, container và tải cung ứng của MB .

-

Bao bì đóng gói phải nguyên vẹn không rách nát, không bị kém phẩm chất để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình
vận chuyển và xếp dỡ từ người giử đến người nhận hàng.



Dán nhãn mác đối với hàng hóa:

-

Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ thì một yêu cầu cần thiết phải đặt ra là các nhãn
mác phải được dán lên bao bì của hàng hóa để tạo ra sự nhận biết về loại hàng hóa cũng như các yêu cầu và quy định trong
việc xếp, dỡ và chuyên chở. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp hàng hóa nguy hiểm, độc hại, chất dễ cháy dễ nổ,
hàng dễ vỡ...

-


Các nhãn mác cần phải được dán tại vị trí dễ nhìn thấy, khi nhãn mác mới được dán thì các nhãn mác cũ phải được xoá hoặc
bóc sạch.

-

Ngoài nhãn mác cho sự nhận dạng chủng loại và yêu cầu trong xếp dỡ và bảo quản ra thì nhãn mác nhận dạng chủ hàng
cũng cần được viết hoặc dán lên từng lô hàng. Địa chỉ của người nhận phải được ghi rõ ràng và chi tiết sao cho thuận tiện
khi trả hàng, tránh hiện tượng nhầm lẫn chủ hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Câu 24: Trình bày nguyên lý bố trí, quản lí, tổ chức lao động tại ga hang hoá
*Nguyên lí bố trí và quản lí ga hàng không
Hiện tượng ùn tắc rất dễ xảy ra tại ga hàng hóa vào giờ cao điểm. Để giải quyết vấn đề về bến bãi này thì ga hàng hóa phải được
bố trí và quản lý theo nguyên tắc:
-

Ga hàng hóa dược xây dựng riêng từ ga hành khách để tránh sự ùn tắc và tạo thuận lợi trong quản lý hàng hóa.

-

Mặt bằng ga hàng hóa phải cân xứng với lưu lượng hàng hóa thông qua cảng.

-

Việc bố trí sắp xếp và quản lý nhà ga phải sao cho:Phải tối thiểu hóa việc di chuyển hàng hóa,Hàng hóa được bảo vệ an toàn
không bị mất cắp, tổn thất thiệt hại.Thuận tiện, nhanh chóng trong việc xếp dỡ từ MB, Đảm bảo tiết kiệm chi phí.

* Tổ chức lao động tại ga hàng hóa
Do yêu cầu về thời gian xếp dỡ cũng như hoàn tất các thủ tục cần thiết đối với hàng hóa trước và sau quá trình vận chuyển
bằng MB nên đòi hỏi phải có lực lượng lao động khá lớn tại ga hàng hóa. Lao động ở đây được sử dụng cho các công việc
sau: Nhận hàng, Làm sổ sách giấy tờ,Thu tiền (thu lệ phí)

Cân hàng,Phân loại hàng hóa,Phân phối các lô hàng lên các chuyến bay phù hợp,Bảo vệ , Đội công nhân bốc xếp hàng hóa
từ MB và lên MB
Hiện nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ máy tính cho nên các thao tác trên đã dần được thay từ thủ công sang
bán tự động và hoàn toàn tự động, cụ thể là:
+ Người ta chế tạo các robot di chuyển hàng trong phạm vi ga hàng hóa
+ Phương tiện hướng dẫn tự động AGV- automatic guided vehicles là phương tiện được sử dụng thu gom và di chuyển HH
quanh khu vực cảng HH, thậm chí chúng tự động đưa lên cân để cân, phương tiện này đã được sử dụng ở sân bay Atlanta
(mỹ) .
+Từ mã vạch của hàng hóa qua hệ thống máy quét, giúp cho sự phân loại hàng hóa tự động hoặc tự động tính chi phí lệ phí,
hoặc thông qua mạng lưới máy tính giúp cho các nhân viên từ các bộ phận có được các thông tin cần thiết.


+ Hệ thông EDI Electronic Data Interchange: được xem như là thiết bị chuyển đổi các thông tin điện tử về tình hình hàng
hóa, vận đơn hàng hóa, và bất cứ chứng từ kinh doanh nào sử dụng hệ thống này.
Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại đã mang lại:
-

Tiết kiệm chi phí do giảm bớt chi phí nhân công

-

Giảm thời gian để thực hiện các thao tác phục vụ hàng hóa

-

Giảm tổn thất hàng hóa (cả số lượng và chất lượng) do chuẩn hóa thiết bị xếp dỡ.

-

Giảm bớt hiện tượng bị mất cắp hàng hóa do quá trình giám sát qua camera được nối mạng với thiết bị báo động tự động.


-

Tránh sự nhầm lẫn trong việc dán nhãn mác nhận dạng hàng hóa và địa chỉ gửu hàng (các nhãn mác được chuẩn hóa về các
thông tin chứa đựng cần thiết).

-

Thuận tiện trong công tác quản lý hàng hóa (vì tác dụng của hệ thống EDI giúp cho nhà quản lý nắm bắt tất cả các thông tin
về hàng hóa từ số lượng, chủng loại, hàng được gửu ở chuyến bay nào, địa điểm đến ở đâu, tình trạng hàng hóa ra sao, các
thủ tục của hàng hóa đã hoàn tất hay chưa (muốn nói tới có hàng đã làm thủ tục hải quan và nộp lệ phí trước khi hàng tới
cảng đích), từ đó thông báo cho người nhận một cách kịp thời.

Câu 25: Trình bày quyền hạn, nghĩa vụ của nguwoif chuyên chở, người gửi hang, nhận hang
Người chuyên chở có quyền đòi thanh toán tiền cước và các chi phí khác mà họ đã chi thay người gửi hàng (nếu có).
Trong trường hợp không được trả người chuyên chở có quyền giữ hàng cho đến khi nợ được trả xong.
Người chuyên chở cũng có nghĩa vụ thông báo cho người nhận ngay khi hàng đến địa điểm nhận hàng trừ phi có thoả
thuận khác trong hợp đồng,người chuyên chở có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hàng hóa
trong quá trình chuyên chở bằng máy bay, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng
hóa, do hành động bắt giữ hoặc cưỡng chế của nhà chức trách hoặc tòa án, do xung đột vũ trang, do lỗi của người gửi, người
nhận hàng. Ngoài ra người chuyên chở còn phải hoàn lại cho người gửi hàng cước phí về số hàng bị thiệt hại. Người chuyên chở
cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyên chậm trễ.
Quyền hạn, nghia vụ của người gửi hàng/ người nhận hàng
tùy theo nghĩa vụ nêu trong hợp đồng, người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa bằng cách lấy hàng tại sân bay đi
hay đến, hoặc giữ hàng lại trong hành trình vận chuyển tại bất cứ nơi dừng dọc đường nào, hoặc yêu cầu giao tại nơi đến hay
trong hành trình cho một người khác mà người nhận có tên trong vận đơn hoặc yêu cầu vận chuyển trở lại sân bay khởi hành.
Tuy nhiên, quyền này phải được thực hiện như thế nào đó để không tổn hại đến quyền lợi của người chuyên chở hoặc
người gửi hàng khác. Song người gửi hàng cũng có thể được yêu cầu trả chi phí mà người chuyên chở đã chi để thực hiện lệnh
của mình.
Khi hàng hóa tới nơi đến, người nhận hàng được quyền yêu cầu người chuyên chở trao cho mình vận đơn và hàng hóa

khi đà thanh toán các chi phí phù hợp với nhưng điều kiện trong vận đơn.
Người gửi hàng chịu trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và lời khai có liên quan đến hàng hóa ghi trong vận
đơn hàng không. Nếu các chi tiết và lời khai đó không chính xác, không đầy đủ, người gửi hàng chịu trách nhiệm với người
chuyên chở về mọi thiệt hại xảy ra.
Nếu người chuyên chở thừa nhận mất hàng hoặc nếu hàng hóa không tới sau 7 ngày kề từ ngày lẽ ra hàng phải tới,
người nhận hàng có quyền đòi bồi thường, theo hợp đồng chuyên chở.
Những quy định trên được thể hiện trong luật hàng không dân dụng Việt Nam.
Câu 26 : Trình bày KN, chức năng của vận đơn hang không
KN Là một chứng từ được người gửi hàng hay người thay mặt họ lập ra và được giao cho hãng hàng không cùng với hàng hóa.
.Chức năng của vận đơn hàng không
Chức năng chủ yếu là:


• Hợp đồng chuyên chở.:Nó là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường hàng không được lập giữa người chuyên
chở và người gửi hàng. Hợp đồng được người gửi hàng hay đại lý của anh ta và cũng có thể là do người chuyên chở hay đại lý
của anh ta ký.
- Trong trường hợp một đạo lý cùng một lúc vừa thay mặt người gửi hàng, vừa thay mặt người chuyên chở thì vận đơn
hàng không phải ký 2 lần.
• Hoá đơn cước phí: nó được dùng làm hoá đơn vì nó có thể chỉ ra những chi phí mà người nhận hàng phải thanh toán,
những chi phí còn nợ của người chuyên chở.
• Giấy chứng nhận bảo hiểm: vận đơn hàng không cũng có thể được dùng như là một giấy chứng nhận về mục đích bảo
hiểm nếu như người chuyên chở có khả năng bảo hiểm chuyến hàng được người gửi hàng yêu cầu.
• Giấy hải quan: vận đơn hàng không được dùng như một chứng từ cơ bản để xuất trình khai hải quan.
• Là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
• Vận đơn hàng không được dùng như một bản hướng dẫn đối với nhân viên của người chuyên chở vì nó tạo thuận lợi
cho việc làm hàng, gửi và giao hàng. Nó bao gồm những chỉ dẫn là: hàng sẽ gửi cho ai, đi đâu và ai thanh toán tiền cước nếu như
việc thanh toán sẽ thực hiện vào lúc giao hàng.
• Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam, nội dung chủ yếu của vận đơn hàng không là: chứng từ vận chuyển hàng
hóa bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Điều 60).
Câu 27 : Trình bày nội dung của vận đơn hàng không

Một vận đơn hàng không thường bao gồm những chi tiết sau:



Tên sân bay xuất phát (ghi mã 3 chừ theo IATA của sân bay thành phố xuất phát phải điền vào trên đầu, ví dụ sân bay

lân Sơn Nhất là SGN, sân bay Hà Nội là HAN).



Tên và địa chỉ của người gửi hàng.



Số tài khoản của người nhận hàng (dành cho người chuyên chở cấp vận đơn).



Tên và địa chi của người nhận hàng.



Số tài khoản của người nhận hàng (dành cho người chuyên chở giao hàng).



Đại lý của người chuyên chở cấp vận đơn, tên và thành phố.




Mã số IATA cua đại lý.



Số tài khoản của đại lý của người chuyên chở cấp vận đơn.



Tên sân bay xuất phát và tuyến bay cần đi (địa chỉ của người chuyên chở thứ nhất và tuyến đường được yêu cầu đối với

người chuyên chở thứ nhất).



Thông tin về thanh toán (thanh toán bằng séc, chuyển khoản hay tiền mặt...).



Tuyến đường và nơi đến (chỉ dùng khi qua một điểm chuyển tải có trên một người chuyên chở tham gia).



Loại tiền thanh toán ( ghi mã 3 chữ của loại tiền, ví dụ đô la Mỹ ghi là USD, đô la Hồng Kông ghi là HKD...)



Mã thanh toán - Charee Code (nêu lên phương thức thanh toán như nhờ thu tiền mặt, nhờ thu tín dụng, thanh toán trước

bằng tiền mặt. Ví dụ cước trả sau (Collect) nghi là CP, cước trả trước (Prepaid) ghi là PP...




Phí tính theo trọng lượng (Weight Charee) hoặc trị giá (Valuation Charge), trả trước/ trả sau.




Tất cả những chi phí khác ở nơi gố, trả trước / trả sau.



Trị giá khai báo dành cho việc chuyên chở. Người gửi hàng khai báo giá trị hàng hoá cho việc chuyên chở. Nếu không

khai báo trị giá thì ghi tắt NVD (No Value Daelared - không khai báo)



Trị giá khai để làm thủ tục hải quan



Sân bay đến



Chuyến bay, ngày bay ( chỉ dùng cho người chuyên chở )



Số tiền bảo hiểm




Thông tin về bốc dỡ hàng



Các chi tiết về hàng: số kiện / chiếc, trọng lượng cả bì, bậc cước, mà số hàng hoá, trọng lượng tính cước, bậc cước /

cước phí.



Tính chất, số lượng hàng ( bao gồm cả kích cỡ hay thể tích )



Cước tính theo khố lượng - trả trước/ trả sau



Cước tính theo trị giá trả trước / trả sau.



Những chi phí khác ( trừ cước trọng lượng và tính theo giá trị ) như là phí giám định lắp ráp, phí vận đơn, phí khai báo

và phí làm hàng được tính cả ở nơi đi và nơi đến, phí tạm ứng, phí bốc xếp, thuế và những khoản linh tinh khác
Toàn bộ chi phí trả cho:




Đại lý - trả trước/ trả sau.



Người chuyên chở trả sau.



Giấy xác nhận của người gửi hàng về sự chính xác của những chi tiết hàng hoá và việc chấp thuận những điều kiện

chuyên chở của người chuyên chở với chữ ký của người gửi hàng hay đại lý của ngwofi gửi hàng.



Ngày và địa điểm thực hiện vận đơn hàng không, dưới đây là chữ ký của người chuyên chở cấp vận đơn hay đại lý của

người chuyên chở.
Câu 28 : đại lý IATA cung cấp dịch vụ gì

• Cung cấp phương tiện cho việc tiếp nhận hay thu gom các lô hàng xuất khẩu
• Chuẩn bị các chứng từ, lập vận đơn hàng không, trong đó tính đủ các chi phí và bảo đảm cho các hoá đơn
và chứng từ thương mại đáp ứng mọi yêu cầu của việc vận chuyển hàng không và của cơ quan hải quan.

• Kiểm tra giấy phép xuất nhập khẩu có đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với luật lệ quốc gia không
• Bảo đảm là giấy chứng nhận đóng gói do người xuất khẩu cung cấp phù hợp với thể lệ của IATA và luật
lệ quốc gia.

• Thu xếp lưu khoang máy bay với các hãng hàng không và định lịch giao hàng tại sân bay

• Lo thu xếp bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng
• Theo dõi việc di chuyển hàng
Ngoài ra đại lý hàng không phải giao các lô hàng cho hãng hàng không trong điều kiện hàng sẵn sàng để vận
chuyển, để hưởng hoa hồng


Người đại lý phải làm những việc sau:

• Phát hành vận đơn hàng không với những chi tiết phù hợp với chỉ dẫn của người gửi hàng.
• Hoàn thành mọi chứng từ đi kèm vận đơn hàng không và kiểm tra những chứng từ đó cho mỗi lô hàng.
• Kiểm tra việc đóng gói các lô hàng, để kiện hàng chịu được điều kiện bốc dỡ thông thường. Riêng hàng
nguy hiểm và tươi sống phải đóng gói theo các quy tắc hiện hành.

• Dán nhãn bao bì hàng hoá. Riêng đối với hàng đặc biệt như hàng mau hỏng, nguy hiểm, súc vật sống....
phải dán nhãn tiêu chuẩn.
Đại lý hàng hoá IATA được hưởng khoản hoa hồng đối với hàng xuất do hãng hàng không trả, thwofng là 5%
tính trên cước phí chuyên chở
Câu.29 : Trình bày tiêu chuẩn của địa lý IATA
Để đăng ký làm đại lý IATA ngwofi giao nhận phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:



Chứng minh có khả năng phát triển dịch vụ hàng hoá hàng không



Cơ sở vật chất cần thiết, có nơi làm việc thích hợp




Có đội ngũ nhân viên thạo việc, với ít nhất 2 chuyên viên đủ trình độ làm hàng nguy hiểm, đã tốt nghiệp

các khoá học của IATA



Có đủ khả năng tài chính
Thông qua các hãng hàng không quốc gai, mỗi nước sẽ cung cấp cho cơ quan điều tracơ bản để báo cáo về

việc đại lý có phù hợp với tiêu chuẩn đã có hay không. Trong trường hợp vi phạm quy tắc của IATA, chứng nhận
đại lý có thể bị một Uỷ ban trọng tài rút lại.
Khi đã được công nhận làm đại lý hàng hoá cho IATA và được các hãng hàng không trong IATA chỉ định làm
đại lý, thì đại lý thay mặt các hãng hàng kghông tiếp thị nguồn hàng cho hãng. Hai bên, hãng hàng khôngvà đại lý
cần phải cùng nhau hợp tác để thực hịên tốt kế hoạch chuyên chở.
Câu 30 : Thế nào là dịch vụ gom hàng , nêu thủ tục gom hàng của vận tải hàng không
KN Là tập trung một số hàng lẻ, gom lại thành một lô hàng lớn gửi đi cùng một địa điểm theo cùng một địa điểm
theo cùng một vận đơn hàng không ( Master Airway Bill ). Khi hàng đến đích, đại lý của họ sẽ thu xếp để nhận lô
hàng đó, chia lẻ phân phát cho từng người nhận hàng ( Real Cónignee ). Đại lý này gọi là đại lý chia lẻ ( Break
Agent )
Thực hiện dịch vụ gom hàng, ngừoi giao nhận có lợi là thu đựơc khoản chênh lệch đáng kể do hãng hàng
không
Thủ tục:
- Hãng hàng không sẽ cấp vận đơn chủ ( Master Airway Bill - viết tắt là MAWB ) cho cả lô hàng, ghi địa chỉ người nhận
hàng là địa lý chia lẻ.
- Người giao nhận lập vận đơn riêng của mình, vận đơn nhà ( House Airway Bill - viết tắt là HAWB ) cho từng lô hàng lẻ,
giao cho từng ngwofi gửi hàng. Toàn bộ HAWB cùng bảng lược khai hàng ( Cargo Manifest ) gửi kèm theo MAWB cùng với
chuyễn bay để đại lý tại nơi đến nhận hàng và chia lẻ hàng, phân phát cho người nhận.
Trách nhiệm của người giao nhận hàng không chưa chấm dứt khi giao lô hàng cho hãng hàng không ở sân bay xuất phát,
mà còn kéo dài cho đến khi hãng hàng không giao hàng tại sân bay đích. Và nếu có yêu cầu, khẩu bằng phương thức vận tải bộ.
Người gom hàng có thể thực hiện hai vai trò:

• Một là, vai trò của người chuyên chở, chịu trách nhiệm với người gửi là bên uỷ thác vận tải hàng.


• Hai là, vai trò của hai bên chủ hàng đối với hãng hàng không là người chuyên chở cả lô hàng trên



×