Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đánh Giá Tác Động Và Xây Dựng Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Nước Biển Dâng Cho Giao Thông Đường Bộ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 15 trang )

Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI
PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Report on Results of Impact Assessment and Constructing
Response Solution for Climate Change and Sea Level Rising for
Vietnam Road Traffic
KS. Đặng Thị Phương Nga
ThS. Đinh Trọng Khang
ThS. Nguyễn Thị Minh Hiền
Trung tâm KHCN và Bảo vệ môi trường, ITST
Tóm tắt: Năm 2011, Viện KHCN GTVT đã được Bộ GTVT giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Dự án
"Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho giao thông
đường bộ Việt Nam" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Mã số:
CC101002. Kết quả của dự án đã đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH, NBD đối với giao thông
đường bộ; Đề xuất được một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của BĐKH, NBD cho
hệ thống giao thông đường bộ; đồng thời đã xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ chịu ảnh hưởng bởi BĐKH, NBD đối với một số đoạn tuyến thuộc các quốc lộ, như QL6,
QL279, QL10, QL48, QL46, QL8A, QL9, QL49B, QL14, đường Hồ Chí Minh, QL51-55, QL91, QL80,
QL53, QL1.
Abstract: In 2011, Ministry of Transport assigned Institute of Transport Science and Technology
(ITST) to direct the implementation of Project “Impact Assessment and Constructing Response Solution
for Climate Change and Sea Level Rising for Vietnam Road Traffic” under National Target Program to
Respond to Climate Change. Code: CC101002. The results of this Project were (i) the potential impact
assessment of climate change, sea level rising to road traffic; (ii) proposal of some solutions to adapt
and mitigate their impacts for road traffic system; (iii) construction of GIS database on road traffic
infrastructure impacted by climage change and sea level rising for some national road sections, such as
NR6, NR279, NR10, NR48, NR46, NR8A, NR9, NR49B, NR14, Ho Chi Minh highway, NR51-55,


NR91, NR80, NR53, NR10.

1. Thông tin chung
Dự án "Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu. Mã số: CC101002” do Viện KHCN GTVT chủ trì thực hiện tại Quyết định
số 199/QĐ-BGTVT ngày 26/01/2011 của Bộ GTVT.
Dự án được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thực hiện nghiên cứu tổng quan về biến đổi khí hậu; đánh giá tác động và
xây dựng giải pháp ứng phó với BĐKH, nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam
khu vực phía Bắc (nghiên cứu cụ thể cho các tuyến QL6, QL10 và QL279); Thời gian thực
hiện 2010-2011.
- Giai đoạn 2: Thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó
với BĐKH, nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam khu vực miền Trung - Tây
Nguyên (nghiên cứu cụ thể cho các tuyến QL48, QL46 ở Nghệ An; QL8A ở Hà Tĩnh; QL 9 ở
Quảng Trị; QL49B ở Huế; Đường Hồ Chí Minh từ Thanh Hóa đến Tây nguyên); Thời gian
thực hiện 2012-2013.
- Giai đoạn 3: Thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó
với BĐKH, nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam khu vực miền Nam (nghiên
cứu cụ thể QL1A đoạn Khánh Hòa - Cà Mau, QL53, QL91, QL51-55, QL80). Thời gian thực
hiện 2013-2014.
Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 124


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015


Mục tiêu của dự án là: Tăng cường khả năng thích ứng của hoạt động GTVT ĐBVN với
hiện tượng BĐKH, NBD; Xây dựng CSDL GIS về kết cấu hạ tầng GTĐB do sự BĐKH, NBD
đối với hệ thống đường bộ Việt Nam; Xây dựng chương trình hành động ngành GTVT ứng
phó với BĐKH, NBD cho lĩnh vực đường bộ Việt Nam.
2. Cách tiếp cận của dự án
Về cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH nhóm thực hiện dựa theo “Tài liệu
hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng” của
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, năm 2011. Vì vậy, quy trình đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu của dự án như sau:
i) Bước 1: Xác định các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
ii) Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội;
iii) Bước 3: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu;
iv) Bước 4: Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo kịch bản: Đánh
giá tác động đến các tuyến đường nghiên cứu và các công trình trên tuyến;
v) Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của biến đổi khí hậu;
vi) Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng và đề xuất các giải pháp ứng phó cụ thể trong
tương lai.
3. Kết quả của dự án
Các sản phẩm hoàn thành của dự án bao gồm:125 chuyên đề trong ba giai đoạn; 3 báo
cáo tổng kết các giai đoạn và 1 báo cáo tổng hợp. Nội dung chính kết quả nghiên cứu của dự
án như sau:
a) Tổng quan về BĐKH:
- Kể từ năm 1990 trở lại đây, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác
động của BĐKH đối với mọi mặt của tự nhiên - xã hội.
- Tất cả các nghiên cứu, triển khai trên phạm vi toàn cầu đã được tổng hợp trong 5 báo
cáo của IPCC: Báo cáo đánh giá lần thứ 1 (AR1) năm 1990; Báo cáo đánh giá lần thứ 2 (AR5)
năm 1995; Báo cáo đánh giá lần thứ 3 (AR3) năm 2001; Báo cáo đánh giá lần thứ 4 (AR4)
năm 2007 và Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) năm 2013&2014.
- Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90 của thế kỷ
trước. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về BĐKH đối với tài

nguyên, kinh tế, xã hội, môi trường cho từng Bộ ngành, từng địa phương. Tuy nhiên đối với
ngành GTVT đường bộ hiện nay các nghiên cứu về BĐKH còn rất hạn chế.
b) Hiện trạng GTVT đường bộ Việt Nam và định hướng phát triển:
Theo số liệu báo cáo 4/2012 mạng lưới giao thông đường bộ phân bố tương đối hợp lý
trên toàn lãnh thổ quốc gia với tổng số 300.137 km, trong đó quốc lộ là 17.646 km chiếm
5,88%.
- Về cấp kỹ thuật của đường:
Đường cao tốc:
120
km (chiếm 0,68%)
Đường cấp I:
150
km (chiếm 0,85%)
Đường cấp II:
450 km (chiếm 2,55%)
Đường cấp III:
5400 km (chiếm 30,6%)
Đường cấp IV:
4800 km (chiếm 27,2%)
Đường cấp V:
2620 km (chiếm 14,84%)
Đường cấp VI:
160 km (chiếm 0,91%)
Chưa vào cấp kỹ thuật:
3850 km (chiếm 21,81%)
Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 125



Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

- Về kết cấu mặt đường
Bê tông xi măng:
450 km (chiếm 2,55%)
Bê tông nhựa:
11300 km (chiếm 64,03%)
Láng nhựa:
5200 km (chiếm 29,46%)
Cấp phối đá:
450 km (chiếm 2,55%)
Đường đất:
240 km (chiếm 1,36%)
- Về chiều rộng mặt đường
Lớn hơn 14m
900 km (chiếm 5,1%)
Từ 7m đến 14m
5000 km (chiếm 28,33%)
Từ 5m đến 7m
5400 km (chiếm 30,6%)
Nhỏ hơn 5m
3000 km (chiếm 17,0%)
Chưa xác định
3300 km (chiếm 18,7%)
Đối với mạng lưới quốc lộ, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình (cấp I, II, III)
mới chỉ chiếm 47%, còn lại 53% là đường cấp thấp (cấp IV chiếm 32%, cấp V chiếm 21%).
Nhiều đoạn tuyến đường quốc lộ quan trọng đã được xây mới, nâng cấp đạt chất lượng
tốt như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1, quốc lộ 10, quốc lộ 2, quốc lộ 3,… đã xây dựng nhiều

cầu lớn như cầu Mỹ Thuận, Kiền, Bãi Cháy, Thanh Trì, Bính, Rạch Miễu, Cần Thơ; xây dựng
và đưa vào sử dụng nhiều hầm đường bộ như hầm Hải Vân, hầm Đèo Ngang, các hầm trên
đường Hồ Chí Minh,… Tỉ lệ rải mặt hệ thống quốc lộ và đường tỉnh tăng lên rõ rệt, đặc biệt
hệ thống quốc lộ với tỉ lệ rải mặt đạt 95%, còn lại 5% đường cấp phối.
- Về vận tải, trong giai đoạn vừa qua, các phương thức vận tải phát triển chưa hài hòa,
hợp lý, vận tải đường bộ đã phát triển rất mạnh. Tỷ lệ đảm nhận vận tải đối với hành khách
bằng đường bộ là quá cao, chiếm tới 91,4%. Đường sắt chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 0,5%,
đường thủy nội địa 7,2% và hàng không 1%. Đối với vận tải hàng hóa đường bộ cũng chiếm
tỷ trọng rất cao tới 70,8%, đường sắt chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ đạt 1%, đường thủy nội địa
17,5%, đường biển 10,7%, đường hàng không 0,06% .
- Về hành lang an toàn giao thông đường bộ: hiện nay hiện tượng vi phạm hành lang an
toàn giao thông đường bộ ngày càng đa dạng và phức tạp. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến
chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng và lưu thông của các phương tiện.
- Về phương tiện vận tải hàng hóa: Số lượng xe tải tính đến năm 2013 là 442.277 chiếc
bao gồm xe tải nhẹ, tải nặng, xe công-ten-nơ, xe siêu trường, siêu trọng.
Phương tiện vận tải hành khách tính đến năm 2013 gồm 113.946 xe con và 89.240 xe
khách. Lưu lượng xe con tăng mạnh theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu sử dụng cá
nhân. Số lượng xe khách tăng không nhiều, chủ yếu là xe khách mới được đưa vào để thay thế
cho xe khách cũ đã hết niên hạn sử dụng.
Phương tiện mô tô, xe máy có xu hướng phát triển nhanh. Số lượng xe máy tính đến năm
2013 vẫn tăng ở mức cao (cả nước hiện có khoảng 38.000.000 chiếc).
- Về quy hoạch phát triển GTVT đường bộ: Nội dung của việc điều chỉnh quy hoạch,
chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 được quy định cụ thể tại Quyết định số 355/QĐ-TTg và Quyết định số 356/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
c) Tác động tiềm tàng của BĐKH, NBD đối với ngành GTVT đường bộ
(i) Hiện tượng thời tiết cực đoan
Thời tiết cực đoan luôn là mối đe dọa đến sự ổn định và lưu thông của các tuyến đường
bộ. Trong điều kiện BĐKH ở tương lai thì xu hướng các hiện tượng thời tiết cực đoan như thế
nào?

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 126


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

Để có cơ sở đánh giá tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhóm thực hiện dự
án đã thu thập số liệu về các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ) và các thiệt hại trong 13
năm trở lại đây từ 2001-2013. Cụ thể như sau:

Hình 1. Biểu đồ thống kê bão đổ bộ vào Việt Nam (2001-2013)

Hình 2. Biểu đồ thống kê kinh phí khắc phục (2001-2013)

Qua hai biểu đồ trên có thể thấy rằng trong tương lai xu hướng gia tăng số lượng các hiện
tượng thời tiết cực đoan; thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với ngành GTVT
đường bộ tăng khá nhanh qua từng năm.
(ii) Đánh giá tác động tiềm tàng của BĐKH
* Tác động của mưa bão, lũ và ngập lụt
- Gây ra các hiện tượng ngập đường dẫn giảm tuổi thọ khai thác của đường, gây ách tắc
giao thông làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội - chính trị khu vực.
- Gây ra lũ quét có thể cuốn trôi cầu, cắt đứt đường giao thông.
- Gây ra hiện tượng lở đất có thể phá huỷ một đoạn đường, làm ách tắc giao thông, ảnh
hưởng đến tính mạng người tham gia giao thông.
- Làm giảm các điều kiện khai thác đường như giảm ma sát mặt đường, giảm tầm nhìn
chạy xe dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn giao thông.


Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 127


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

- Các cơn bão thường kèm theo gió lốc và mưa lớn nên mức độ thiệt hại do bão gây ra là
rất lớn cho công trình giao thông đường bộ vùng ven biển. Hoàn lưu bão có thể gây ra mưa
lớn ở vùng núi, là nguyên nhân gây ra lũ quét và sạt lở đất.
* Tác động do nhiệt độ tăng
- Tiêu hao nhiên liệu trong vận chuyển và khi vận hành các phương tiện giao thông;
- Gia tăng tình trạng phong hóa và hư hỏng các công trình; tình trạng sụt lún mái taluy
một phần cũng do tình trạng giãn nở và phong hoá của các lớp đất đá;
- Gây hư hại và làm giảm mỹ quan của các công trình, đặc biệt đối với các công trình có
cấu kiện chủ yếu bằng sắt, thép.
- Đẩy nhanh quá trình ôxy hoá đối với các cấu kiện bằng sắt thép, do đó chi phí cho các
hoạt động bảo trì sẽ tăng cao hơn thường lệ.
- Sự giản nở không đều giữa các cấu kiện có thể làm hư hại công trình hoặc làm giảm khả
năng làm việc của kết cấu; ảnh hưởng đến kết cấu áo đường, kết cấu dầm cầu;
- Nhiệt độ tăng cao cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự tập trung của người tham gia giao
thông;
- Gây nên hiện tượng quang hoá đối với khu vực lưu lượng xe lớn dẫn đến dễ gây ra tai
nạn giao thông;
- Tăng nhanh sự mài mòn, lão hoá lốp xe dẫn đến tăng chi phí vận tải và gia tăng tai nạn
giao thông.
* Tác động của nước biển dâng và xâm nhập mặn:
- Gây ngập úng dẫn đến phá huỷ công trình, giảm tĩnh không thông thuyền đối với công

trình cầu vượt gần cửa biển;
- Sóng biển làm xói mòn đường bờ biển, đánh sập các kết cấu gia cố bờ biển;
- Nước biển xâm nhập ăn mòn vật liệu, phá huỷ kết cấu áo đường, phá huỷ kết cấu cầu
thép, cầu bê tông cốt thép.

Đoạn nền thấp phải gia cố mái taluy bằng đá hộc xây
nhằm duy trì độ ổn định của đường trước tác động của
mưa lũ (QL49B)

Đoạn ngập sâu đơn vị quản lý đã cắm cọc thủy chí
cảnh báo và dẫn hướng khi đường bị ngập, lề đường
đã có hiện tượng hư hỏng do ngập nước lâu ngày

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 128


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

Mưa lớn gây ngập trên đường miền núi (đường Hồ
Chí Minh)

Đoạn ngập sâu được cắm cọc thủy chí cảnh báo trên
đường miền núi (đường Hồ Chí Minh)

Mặt đường rạn nứt chân chim do tác dụng nhiệt và
ảnh hưởng của nước mưa, của độ ẩm (Quốc lộ 8A)


Mưa lớn là nguyên nhân cuốn trôi đất đá trên sườn núi
xuống mặt đường

Sạt lở đất trên quốc lộ 14. Gia tăng cường độ mưa
theo kịch bản BĐKH là một trong những nguyên
nhân.

Chống xâm thực bằng rọ đá hộc tại Thuận An - Huế

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 129


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

Gia tăng mưa, nhiệt độ là một trong những nguyên
nhân làm giảm tuổi thọ mặt đường

2015

Gia tăng nhiệt độ là một trong những nguyên nhân
làm trầm trọng thêm hiện tượng hằn lún vệt bánh xe

Hình 3.Một số hình ảnh về ảnh hưởng của BĐKH, NBD

(iii) Đánh giá tác động của BĐKH cho một số tuyến nghiên cứu cụ thể
Để đánh giá tác động của BĐKH cho một số tuyến nghiên cứu cụ thể trước hết cần
phải xác định được các tuyến đặc trưng để nghiên cứu, tiếp đó lựa chọn được các vị trí đặc

trưng trên tuyến đặc trưng để nghiên cứu. Việc xác định các nội dung trên được dựa trên các
tiêu chí đánh giá thông qua ý kiến của các chuyên gia tại các hội thảo khoa học.
* Tiêu chí lựa chọn tuyến đường đặc trưng:
- Thứ nhất, tuyến thuộc các khu vực có đặc điểm địa chất dễ bị tác động của các tác
nhân thời tiết (địa chất đất phù sa, trầm tích sông biển, cát, đất đá phong hóa mạnh).
- Thứ hai, khu vực chịu tác động mạnh mẽ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, hiện
tượng BĐKH.
- Thứ ba, khu vực các tuyến nghiên cứu chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn,
hải văn của hiện tượng NBD.
- Thứ tư là tuyến đường trọng điểm nối các trung tâm văn hóa - chính trị - xã hội.
Có thể hình dung đây là phương pháp chồng bản đồ để xác định các đối tượng dễ bị
tổn thương nhất.
* Tiêu chí lựa chọn vị trí nhạy cảm trên tuyến đường:
Tương tự như lựa chọn tuyến đặc trưng, việc nghiên cứu lựa chọn các điểm dễ bị tổn
thương điển hình trên các tuyến đặc trưng cũng được đánh giá bằng các tiêu chí lựa chọn. Sơ
đồ như sau:

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 130


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

Hình 4. Sơ đồ lựa chọn các vị trí ngập lụt đại diện

Hình 5. Sơ đồ lựa chọn các vị trí sạt lở đại diện


* Đánh giá tác động cụ thể của BĐKH cho các điểm dễ bị tổn thương:
Việc đánh giá tác động cụ thể của BĐKH, NBD cho các điểm dễ bị tổn thương về
ngập lụt và sạt lở được lựa chọn dựa trên kịch bản BĐKH năm 2012 của Bộ TNMT, các số
liệu khảo sát về địa chất, thủy văn, nhiệt độ, lượng mưa thu thập được. Cụ thể như sau:

Hình 6. Sơ đồ đánh giá các vị trí ngập lụt

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 131


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

Hình 7. Sơ đồ đánh giá các vị trí sạt lở

d) Các giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH, NBD đối với ngành GTVTĐB
Từ các kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đưa ra một số biện pháp giảm thiểu tác
động của BĐKH, NBD đối với ngành GTVT đường bộ với các nội dung chính như sau:
(i) Giải pháp phi công trình:
- Xây dựng hệ thống thể chế, chính sách để ứng phó với BĐKH và NBD;
- Nâng cao kiến thức, nhận thức và kỹ năng của công nhân viên trong các đơn vị trực
thuộc ngành về phòng ngừa và giảm nhẹ và khắc phục tác động của BĐKH;
- Bố trí nhân lực đầy đủ với cơ chế tổ chức phù hợp, trách nhiệm rõ ràng để đảm nhận
nhiệm vụ ứng phó BĐKH;
- Xây dựng chương trình cộng đồng ứng phó với BĐKH;
- Bố trí nguồn tài chính đầy đủ và ổn định để đảm bảo các hoạt động ứng phó BĐKH
được thực hiện tốt;

- Đa dạng hóa nguồn cung cấp, bố trí nguồn nguyên, nhiên liệu dự phòng để đảm bảo
không bị gián đoạn khi có các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra;
- Đa dạng hóa các đối tác, chia sẻ rủi ro, hình thành mạng lưới tương trợ, hợp tác khi có
thiên tai xảy ra;
- Cảnh báo sớm để chủ động ứng phó với BĐKH;
- Nghiên cứu phát triển KHCN trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính;
- Tăng cường trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn phủ xanh đất trống, đồi trọc.
(ii) Giải pháp công trình:
- Giải pháp trực tiếp:
+ Gia cố mái ta luy;
+ Xây dựng hệ thống tường chắn;
+ Tăng cường độ lớp móng, mặt đường.
Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 132


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

- Giải pháp gián tiếp:
+ Điều chỉnh dòng chảy, thay đổi dòng chảy của sông suối tránh tác động tới nền đường;
+ Xây dựng hệ thống đê bao tại các vị trí xung yếu bảo vệ công trình;
+ Xây dựng hệ thống bể tiêu năng, tường tiêu năng cho các khu vực qua khe tụ thủy có
độ dốc sườn lớn...
(iii) Giải pháp quy hoạch
Điều chỉnh quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ thích ứng với BĐKH là rà soát
lại các thực tiễn, kế hoạch, phương án thích ứng hiện tại của các đối tượng đánh giá có đủ khả
năng thích ứng với các rủi ro do biến đổi khí hậu hay không và đề xuất giải pháp nhằm tăng

khả năng thích ứng BĐKH cho hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ.
Việc rà soát, đánh giá về quy hoạch được đánh giá thông qua các tiêu chí và cho điểm
trọng số, sơ đồ thực hiện như sau:

Hình 9. Sơ đồ đánh giá quy hoạch thích ứng với BĐKH

Sau khi cho điểm các tiêu chí trên dựa vào các đặc trưng cụ thể của từng tuyến đường sẽ
đánh giá mức độ phù hợp của quy hoạch thông qua điểm tác động.
Điểm tác động = Tổng điểm kinh tế xã hội - Tổng điểm tự nhiên
Điểm tác động < 0, việc nâng cấp tuyến đường theo quy hoạch sẽ gây tổn hại nhiều đến
tài nguyên thiên nhiên. Do vậy cần có giải pháp điều chỉnh quy hoạch
Điểm tác động = 0, việc nâng cấp tuyến đường theo quy hoạch đảm bảo phát triển hài hòa
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo khả năng thích ứng với BĐKH ở mức cân
bằng. Giới hạn này sẽ rất có thể chuyển sang không đảm bảo khả năng phát triển bền vững (<
0) nếu thiếu sự quản lý, quy hoạch chặt chẽ sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội - môi trường.
Điểm tác động > 0, việc nâng cấp tuyến đường theo quy hoạch đã phát triển được kinh tế
- xã hội địa phương đồng thời sử dụng hữu ích các nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên. Giá trị
điểm tác động càng lớn tức là giải pháp quy hoạch càng hiệu quả.
(iv) Giải pháp điều chỉnh tiêu chuẩn, quy chuẩn
Khi đầu tư xây dựng một tuyến đường những số liệu tự nhiên bao gồm: địa hình, địa mạo,
khí hậu thời tiết, lượng mưa, thủy văn, địa chất công trình, địa chất thủy văn, vật liệu... cần
được thu thập, điều tra khảo sát và thí nghiệm.
Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 133


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015


Trong giai đoạn khai thác sử dụng, cũng vẫn những yếu tố trên đây thường xuyên tác tác
động lên tuyến đường và là thử thách cho sự đúng đắn của đồ án thiết kế và chất lượng thi
công.
Để giảm thiểu tác động của BĐKH và NBD trên phương diện các Quy chuẩn, tiêu chuẩn
có thể chia thành 2 nhóm giải pháp như sau:
- Nhóm giải pháp đối với các tuyến đường đầu tư xây dựng mới;
- Nhóm giải pháp đối với những tuyến đường đã có, đang khai thác.
Ở từng nhóm giải pháp trên, nhóm tác giả đã tham khảo các ý kiến chuyên gia tại các
cuộc hội thảo để đề xuất các định hướng điều chỉnh tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để thích
ứng với BĐKH trong tương lai.
(v) Giải pháp về công nghệ vật liệu mới
Xu hướng chung hiện nay khi cải tiến các loại vật liệu trên là nghiên cứu các loại phụ gia
để tạo ra hỗn hợp có tính năng tốt hơn so với các loại vật liệu ban đầu. Một số công nghệ về
vật liệu đã và đang được nghiên cứu triển khai cho kết quả tốt:
* Công nghệ gia cố đất:
- Gia cố đất bằng các hợp chất vô cơ như xi măng, vôi hoặc hỗn hợp xi măng và vôi;
- Gia cố đất bằng cọc xi măng, hệ thống neoweb;
- Gia cố đất bằng vải địa kỹ thuật, bấc thấm, cọc cát, đệm cát;
- Gia cố đất bằng phương pháp hút chân không...
* Công nghệ cải tiến cường độ BTXM
- Bê tông cường độ cao siêu dẻo
- Bê tông chất lượng cao (HPC)
- Bê tông siêu nhẹ
- Bê tông tự đầm
- Bê tông cốt sợi...
* Công nghệ cải tiến cường độ bêtông nhựa
- Bê tông nhựa thông thường
- Bê tông matic nhựa polyme đá dăm sMa
- Bê tông nhựa polyme cải tiến pMa

- Bê tông nhựa đúc Gussasphalt
- Bê tông nhựa Epoxy
- Bê tông nhựa rỗng...
(vi) Một số sản phẩm CSDL GIS cho một số tuyến đường nghiên cứu cụ thể
Sản phẩm CSDL GIS cho một số tuyến đường nghiên cứu trong dự án được thực hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 đối với khu vực vùng núi, thưa dân cư và 1:2.000;
1:5.000 đối với khu vực đồng bằng tập trung đông dân cư. Sơ đồ thực hiện bao gồm các bước:

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 134


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

Hình 10. Sơ đồ các bước thực hiện tạo lập CSDL GIS

Một số sản phẩm của dự án:

Hình 10. Một số hình ảnh sản phẩm CSDL GIS cho các tuyến quốc lộ

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 135


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên


2015

4. Kết luận
Thực hiện hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu nhóm
nghiên cứu Dự án “Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và
nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam” đã thực hiện được:
- Đánh giá tổng quan được những thiệt hại do thiên tai thời tiết cực đoan đến hệ thống
giao thông đường bộ hiện nay, trong đó chủ yếu đánh giá mức độ hư hỏng, sụt trượt của các
tuyến quốc lộ. Tuy nhiên, theo đánh giá thì đến nay mức độ ảnh hưởng của BĐKH, NBD cho
ngành giao thông đường bộ Việt Nam là chưa lớn, nhưng cũng cần có những giải pháp dự
phòng cho tương lai gần.
- Những yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất tới sự ổn định, tuổi thọ và điều kiện khai
thác của các tuyến đường ô tô đã được xác định là “nước” và “nhiệt độ” Những diễn biến của
nước và nhiệt độ và những yếu tố khác phát sinh từ nó, theo chu kỳ thời gian (ngày, mùa, một
năm, 20 năm hay 100 năm).
- Qua những số liệu thống kê và phân tích hiện trạng các quốc lộ đã cho thấy do tác động
của biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến cường độ và tần suất những tai biến về thời tiết và tai
biến địa chất đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến bất thường (bất thường so với quy
luật thống kê từ nhiều năm qua).
- Trên cơ sở các số liệu, dữ liệu thu thập, đo vẽ mặt cắt về các tuyến quốc lộ, đã xây dựng
được cơ sở dữ liệu GIS cho các tuyến đường lựa chọn nghiên cứu, trong đó quản lý các lớp
dữ liệu cơ bản, các lớp dữ liệu về điểm, khu vực nhạy cảm, đánh giá mức độ quan trọng và dự
báo trong tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam năm 2011.
- Sau khi đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các quốc
lộ của Việt Nam, Dự án đã xây dựng được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho từng quốc lộ đã lựa chọn nghiên cứu, có thể áp dụng trong các thiết kế
công trình giao thông đường bộ.
- Các kết quả này ngoài ý nghĩa khoa học còn có ý nghĩa thực tiễn trong công tác BVMT,
giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với BĐKH, NBD. Kết quả của dự án sẽ giúp cho
các cơ quan lý của ngành GTVT, đặc biệt là các nhà tư vấn thiết kế, khu, hạt quản lý đường

bộ thấy rõ hơn về sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như thế nào đối
với các công trình giao thông đường bộ, để từ có những nghiên cứu, chỉ dẫn và phương pháp
duy tu bảo trì phù hợp hơn.
- Kết quả nghiên cứu của Dự án cũng cho thấy tính thời sự và cấp bách của vấn đề ứng
phó với BĐKH, NBD đối với ngành GTVT hiện nay, vì thế các giải pháp đưa ra là hợp lý và
có khả năng ứng dụng.
5. Những hạn chế của dự án
(i) Tác động và ứng phó với BĐKH là một quá trình phức tạp và được chia thành 7 pha
kế tiếp nhau bao gồm: i) Pha 1: Hoạt động KT - XH và phát thải KNK; Pha 2: Chu kỳ cácbon
và nồng độ KNK trong khí quyển; Pha 3: Sự ấm lên toàn cầu/BĐKH; Pha 4: Tác động của
BĐKH tới các hệ sinh thái (HST) và xã hội; Pha 5: Thích ứng với BĐKH; Pha 6: Giảm nhẹ
BĐKH; và Pha 7: Thay đổi hệ thống xã hội và lối sống. Mặc dù lý thuyết là như vậy nhưng
việc nghiên cứu đầy đủ các pha là rất khó khăn, đặc biệt là ngành GTVT đường bộ Việt Nam
với phạm vi nghiên cứu rộng, qua nhiều khu vực khí hậu và địa hình khác nhau. Do vậy, nội
dung của dự án mới chỉ tập trung nghiên cứu được các pha 4 (cũng mới chỉ nghiên cứu được
tác động của BĐKH đối với các công trình GTVT), pha 5 và pha 6.
(ii) Đối với việc nghiên cứu cụ thể các tác động của BĐKH, NBD tại từng vị trí tổn
thương cụ thể cần có chuỗi số liệu thống kê sự thay đổi về khí tượng, thủy văn, các hiện
tượng thời tiết cực đoan trên đoạn tuyến. Tuy nhiên, điều này là khó khăn do các trạm quan
trắc hiện nay cũng chỉ có hạn.
Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 136


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

(iii) Chưa đủ chuỗi số liệu thống kê đầy đủ về hiện trạng hư hỏng của từng tuyến đường,

cầu, cống; thống kê các thiệt hại và nguyên nhân gây ra do vậy việc xác định nguyên nhân
gây ra tổn thất cho công trình là do các yếu tố kỹ thuật hay do sự biến đổi khí hậu đang là một
vấn đề hết sức khó khăn.
(iv) Các giải pháp giảm thiểu và thích ứng đưa ra do đó cũng chỉ mới mang tính định
hướng do thiếu dữ liệu, số liệu để nghiên cứu trong dự án này (ví dụ như việc gia tăng nhiệt
độ chắc chắn là ảnh hưởng đến cường độ và tuổi thọ mặt đường nhưng việc xác định mức độ
ảnh hưởng như thế nào thì cần phải có nghiên cứu cụ thể hơn).
6. Đề xuất các ưu tiên tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn tới
BĐKH là một vấn đề phức tạp có phạm vi ảnh hưởng lớn do vậy nghiên cứu - triển khai
về BĐKH cần có tính hệ thống và liên ngành. Do vậy, trong giai đoạn tới việc nghiên cứu về
BĐKH nên triển khai theo hướng tiếp cận liên ngành thì hiệu quả các giải pháp giảm thiểu và
thích ứng sẽ phù hợp hơn.
a) Hướng tiếp cận ngành GTVT
- Thành lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu được cập nhật hàng năm cho hệ thống quốc lộ
Việt Nam (Hiện trạng, tình trạng chất lượng, các hư hỏng, thời gian hư hỏng, biện pháp khắc
phục, thời gian bảo trì thường xuyên, thời gian bảo trì đột xuất, kinh phí, lưu lượng xe, tải
trọng xe...) nhằm để có chuỗi số liệu thống kê đầy đủ để đánh giá khi nghiên cứu về BĐKH
và quản lý chung của ngành GT.
- Nghiên cứu, đánh giá định lượng mức độ tác động của sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa
và các hiện tượng thời tiết cực đoan tới kết cấu nền mặt đường, các công trình trên tuyến từ
đó đề xuất việc điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, thi công, bảo trì theo hướng
thích ứng với BĐKH.
- Nghiên cứu, đánh giá định lượng mức độ tác động của sự gia tăng nhiệt độ, lượng mưa
tới phương tiện vận tải đường bộ, nhiên liệu, người tham gia giao thông để từ đó đề xuất giải
pháp phù hợp thích ứng với BĐKH.
- Nghiên cứu, đánh giá và phân vùng các khu vực dễ bị tổn thương trước tác động của
BĐKH, NBD từ đó đề xuất quy hoạch tổng thể ngành GTVT theo hướng thích ứng với
BĐKH.
- Trên cơ sở phân vùng về BĐKH, nghiên cứu các loại vật liệu xây dựng phù hợp theo
tiêu chí là tận dụng vật liệu tại địa phương, giá thành hợp lý.

b) Hướng tiếp cận tài chính: Cần nghiên cứu mức độ tác động của BĐKH, các giải pháp
giảm thiểu mà ngành GTVT đề xuất trên phương diện đánh giá tài chính (tổn thất do BĐKH
gây ra, khả năng đáp ứng tài chính cho các giải pháp thích ứng, giảm thiểu).
c) Hướng tiếp cận sinh thái: Cần nghiên cứu mức độ tác động của BĐKH, các giải pháp
giảm thiểu mà ngành GTVT đề xuất bằng cách tiếp cận hệ sinh thái.
d) Hướng tiếp cận xã hội học: Trên quan điểm của các nhà xã hội học sẽ phân tích và
đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành GTVT và ngược lại từ đó đưa ra các giải pháp
điều chỉnh xã hội theo hướng thích ứng.
e) Hướng tiếp cận công nghệ và năng lượng: Biến đổi khí hậu là hiện hữu, vấn đề an ninh
năng lượng đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Do vậy rất cần thiết nghiên cứu về BĐKH của
ngành GTVT trên hướng tiếp cận công nghệ mới tiết kiệm năng lượng và các nguồn năng
lượng mới, năng lượng tái tạo trong tương lai.
f) Hướng tiếp cận quy hoạch môi trường: Quy hoạch phát triển GTVT và Quy hoạch bảo
vệ môi trường ngành GTVT là hai yếu tố cần được lồng ghép nhằm hướng tới phát triển bền
vững. Trong nghiên cứu BĐKH của ngành GTVT nhất thiết phải kết hợp được quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch bảo vệ môi trường và phân vùng tác động của BĐKH.
Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 137


Tuyển tập báo cáo - Hội nghị Khoa học Công nghệ thường niên

2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện KH&CN GTVT. Báo cáo “Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho giao thông đường bộ Việt Nam" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu. Mã số: CC101002”, 2014.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2012.

3. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Các kịch bản nước biển dâng và khả năng
giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết dự án hợp tác với Đan Mạch, 2010.
4. Trần Thục, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Văn Thắng, Trần Hồng Thái. Biến đổi khí hậu và nghiên
cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường, 2009.
5. PGS.TS. Doãn Minh Tâm và nnk. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và điều kiện áp dụng công nghệ
mới trong phòng chống đất sụt trên các tuyến đường bộ, 2008.
6. GS.TS. Trương Quang Học chủ biên, Một số điều cần biết về Biến đổi khí hậu - NXB Khoa học và
Kỹ thuật, năm 2011.
7. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Quá trình biến đổi khí hậu, Tạp chí Khí tượng thuỷ văn, tháng
11/2007.
8. Potential Impacts of Climate 7Change on U.S. Transportation. Transportation Research Board
Washington, D.C. 2008.
9. Transport and Climate Change - Report prepared for the Climate Change Working Group of the
Commission for Integrated Transport, September 2007.
10. John Church, Sea-level rise and global climate change, World Climate Research Programm,
02/2008.
.........

Ngày nhận bài: 27/8/2015
Ngày chấp nhận đăng: 6/9/2015
Người phản biện: TS. Lê Công Thành
ThS. Lê Anh Tuấn

Nghiên cứu ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng các hoạt động của ngành GTVT hướng tới
sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp.
Page 138




×