Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

Giáo án điện tử về An toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 48 trang )

Trường: Cao đẳng Vĩnh Phúc
Khoa: Giáo dục Tiểu học
Lớp: K16 – Tiểu học B

Giảng viên: Lê Thị Thanh Thảo
Nhóm: 1. Đặng Thị Quỳnh
2. Ngô Thị Yến
3. Ôn Thị Thanh
4. Phan Thị Huyền
5. Nguyễn Thị Ngọc (10-6)
6. Dương Thị Thanh Hoa
7. Nguyễn Thiều Yến Hoa
8. Nguyễn Thị Phương (9-1)


A. Mục tiêu
-

Nhận biết các loại đường, phương tiện được phép
tham gia giao thông cho từng loại đường.
Nhận biết, định dạng được các loại biển báo, đèn tín
hiệu của các loại đường.
Nhận biết được hành vi tham gia giao thông là đúng
hay sai.
Có ý thức tham gia giao thông.
Giáo dục mọi người thực hiện an toàn giao thông
đúng quy định pháp luật.

B. Các loại hình giao thông
Nước ta có 4 loại đường giao thông chủ yếu:
- Đường bộ


- Đường sắt
- Đường thủy
- Đường hàng không


ĐƯỜNG BỘ
1. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được giao thông đường bộ,
các loại biển báo, đặc điểm của các loại hình giao
thông đường bộ.
- Phân biệt được các loại đường bộ.
- Giáo dục học sinh thực hiện đúng giao thông
đường bộ.


2. Thực trạng của an toàn giao thông ở nước ta:
-

-

Tai nạn giao thông đường bộ là tai nạn giao thông xảy ra
đối với những phương tiện giao thông đang tham gia giao
thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên
dụng và đối với người đi bộ. Đây là loại tai nạn giao thông
phổ biến và làm nhiều người bị thiệt mạng, bị thương,
nhất là ở các quốc gia đang phát triển khi mà cơ sở hạ
tầng cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông
của người dân còn kém.
Hiện nay, tai nạn giao thông đang là một trong những vấn
đề nổi cộm trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.



Năm 2011:
- Trong 6 tháng đầu năm 2011, cả
nước có trên 5500 người chết vì tai
nạn giao thông. Một tháng trở lại
đây liên tiếp xảy ra những vụ tai
nạn giao thông thảm khốc. Mất an
toàn giao thông vẫn là nỗi lo
thường trực của mỗi người dân,
mỗi gia đình bởi có quá nhiều
bước chân ra khổi nhà mà không
có cơ hội trở về.
- Theo thống kê của Cục CSGT
đường bộ- đường sắt và Uỷ ban
ATGT Quốc gia, tính đến hết tháng
9, cả nước đã xảy ra tới 10.518 vụ
TNGT làm 9.510 người chết và
10.700 người bị thương. Điều này
dẫn đến hậu quả về kinh tế và gánh
nặng cho xã hội là rất lớn.


Năm 2012:
- Báo cáo tại hội nghị, ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải, Phó Trưởng ban thường trực
Ủy ban ATGT quốc gia cho hay, trong năm 2012, toàn
quốc xảy ra 36.376 vụ, làm chết 9.838 người, bị
thương 38.060 người, giảm 17% về số vụ, 14% số
người chết và 20% số người bị thương so với năm

2011.
- So với cùng kỳ năm 2011, giảm 7.446 vụ (16,99%),
giảm 1.614 người chết (14,09%), giảm 9.529 người bị
thương (20,02%). Có 40 tỉnh, thành phố giảm trên 10%
số người chết và tai nạn giao thông; 10 tỉnh, thành
phố có số người chết vì tai nạn giao thông giảm từ 5dưới 10%; có 11 tỉnh, thành phố có số người chết vì
tai nạn giao thông giảm từ 1 đến dưới 5%, trong đó có
tỉnh Bình Dương; 02 tỉnh có số người chết vì tai nạn
giao thông tăng là Bắc Kạn, Đồng Nai; có 24 tỉnh,
thành giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số
người bị thương và 04 tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số
vụ, số người chết và số người bị thương trên 30%:
Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Tĩnh.


- Riêng tỉnh Bình Dương, trong năm 2012 đã xảy ra 348
vụ tai nạn giao thông (giảm 12 vụ), làm chết 371 người
(giảm 18 người), 240 người bị thương (tăng 19 người),
593 phương tiện bị hư hỏng. Ngoài ra, toàn tỉnh xảy ra
3.936 vụ va chạm giao thông (tăng 5,3% so với năm
2011), bị thương nhẹ 5.512 người, hư hỏng 6.336
phương tiện.


- Trong năm 2012, Hà Nội đã xảy ra 777 vụ TNGT,
làm 619 chết, 397 người bị thương, giảm cả ba
tiêu chí so với năm 2011, không xảy ra vụ tai nạn
đặc biệt nghiêm trọng.
- Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao
thông đường bộ, đường sắt, trong bốn ngày nghỉ

lễ (29-12-2012 đến 1-1-2013) và ngày 2-1-2013, cả
nước xảy ra 163 vụ tai nạn giao thông, làm chết
121 người, bị thương 142 người.


Năm 2013:
Theo số liệu tổng hợp, 6 tháng đầu năm 2013,
cả nước xảy ra 5.514 vụ tai nạn trên các tuyến
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội
địa, làm chết 4.913 người, bị thương 3.465 người.
So với cùng kỳ năm 2012 tăng 193 vụ, 255 người
chết, giảm 440 người bị thương.
Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã
kiểm tra, lập biên bản trên 464.000 trường hợp vi
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; phạt
tiền 262,520 tỉ đồng; tạm giữ 2.720 xe ôtô, 50.918
môtô và 607 phương tiện khác; tước 40.190 giấy
phép lái xe.


Trong 6 tháng đầu năm nay nhiều vụ tai nạn giao
thông (TNGT) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài
sản. Mỗi tháng đều xảy ra những vụ tai nạn kinh hoàng
ở các tỉnh như Lâm Đồng, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế,
Bình Thuận, Long An…khiến TNGT đã trở thành nỗi ám
ảnh của bao gia đình:
-Chiều 16/2, trên quốc lộ 20, đoạn chân đèo Bảo Lộc
(địa phận huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) xảy ra vụ tai nạn
do xe tải đâm vào xe máy.Theo đó, xe tải BKS: 60P1678 đã vượt một ô tô khác và tông liên tiếp 3 xe máy,
làm 6 người (trong đó có 3 trẻ em) chết tại chỗ. Sau khi

gây tai nạn, xe tải lao xuống vực sâu hàng trăm mét.


- Trong tháng 3/2013, vụ tai nạn gây hậu quả
nghiêm trọng nhất xảy ra vào sáng 8/3, trên QL 1A
đoạn qua phường Cam Nghĩa (Cam Ranh, Khánh
Hòa). Tai nạn khởi nguồn khi xe khách 30 chỗ BKS
76M-1154 chạy theo hướng Bắc - Nam đã đấu đầu
trực diện vào xe khách 77B-00369. 11 người thiệt
mạng, hơn 50 người khác phải đưa đi cấp cứu tại
bệnh viện là hậu quả của cú va chạm kinh hoàng
này.


- Trong tháng 4, dư luận ở TP.Hạ Long, Quảng Ninh cũng
bàng hoàng trước cái chết của 4 nữ sinh do TNGT vào trưa
ngày 23/4. 4 nữ sinh này “tải 4” trên chiếc Piagio Vespa S
BKS 14S1- 9555 bất ngờ đổ ra đường sau khi va quệt vào
xe đạp đi cùng chiều. Cả 4 nữ sinh đi trên xe đã bị chiếc xe
tải chở hàng đi phía sau lao lên cán qua người dẫn đến tử
vong ngay tại chỗ.

- Khoảng 8 giờ 30 sáng 11/5, trên Quốc lộ 1A thuộc địa phận
xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, Bình Thuận xe khách BKS
86H-4479 chạy hướng Phan Thiết - TP HCM đã bị xe
container BKS 51C-06499 tông trực diện. Hậu quả, 7 hành
khách đã tử vong, hơn 10 người khác trên xe khách bị
thương nặng. Cũng trong ngày 11/5, trên Quốc lộ 1A, đoạn
qua phường Khánh Hậu, TP Tân An, tỉnh Long An cũng đã
xảy ra một vụ TNGT thảm khốc làm 10 người thương vong.



- Vào sáng 7/6 trên đường đèo Khánh Lê - Đà Lạt, thuộc
địa phận xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa),
một vụ tai nạn làm 7 người chết và 23 người bị thương
cũng khiến dư luận cả nước bàng hoàng. Tai nạn xảy
ra khi xe khách 30 chỗ chở đoàn giáo viên Trường tiểu
học Hòa Phước 2 (Hòa Vang, Đà Nẵng) đi du lịch đâm
mạnh vào vách núi. Cú đâm quá mạnh khiến xe bị đá
đè và mắc kẹt.


3.Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông:
Nguyên nhân của tai nạn giao thông đường bộ
gần đây, theo các nghành chức năng vẫn không
nằm ngoài 2 vấn đề:
- Ý thức của người tham gia giao thông và cơ sở hạ
tầng giao thông.
- Ý thức đạo đức của tài xế hay sự bất lực của các
nghành chức năng.
a. Ý thức của người tham gia giao thông và cơ sở hạ
tầng giao thông.
- Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân
còn yếu, thậm chí coi thường tính mạng của bản
thân và gây tổn hại cho người khác. Người điều
khiển giao thông thường xuyên vi phạm tốc độ, đi
sai phần đường, say rượu bia,...


- Trong số vụ tai nạn do mô-tô, ô-tô chiếm tỉ lệ cao

và thời gian xảy ra tai nạn thường từ 18h-23h
trong ngày. Đối tượng gây ra tai nạn chủ yếu là
nam thanh niên điều khiển phương tiện giao
thông.


- Hạ tầng cơ sở giao thông ở nhiều địa bàn chưa đáp
ứng được yêu cầu của sự gia tăng nhanh của nhu cầu
giao thông. Tại một số thành phố lớn mặc dù cũng đã
được đầu tư quy hoạch, làm mới và nâng cấp nhiều
tuyến đường giao thông đông và khá hoàn chỉnh
nhưng lại thiếu đồng bộ, đặc biệt tại các giao cắt, hệ
thống biển báo,...chưa hợp lý gây nhiều hụt hẫng,
thiếu sót hay cản trở khi điều khiển phương tiện tham
gia giao thông.
- Số liệu từ Cục cảnh Sát Giao thông đường bộ - đường
sắt cho biết có tới 80% số vụ tai nạn giao thông
nghiêm trọng do xe khách gây ra , chủ quản lí xe là tư
nhân . 97% số vụ do vi phạm tốc độ, không đi đúng
phần đường , tránh vượt sai quy định , thiếu chú ý
quan sát.


b. Ý thức đạo đức tài xế hay sự bất lực của các
ngành chức năng.
- Phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông
đặc biệt nghiêm trọng cho thấy chủ yếu là do ý
thức, đạo đức và sức khỏe của người lái xe không
đảm bảo theo quy định:
Vi phạm về tốc độ (khoảng 18% - 24%)

Đi sai phần đường (24% -32%)
Vượt xe không đúng quy định (12% - 19%).
- Quá trình đào tạo , sát hạch cấp giấy phép lái xe
đăng kiểm phương tiện đang còn nhiều gian lận,
đào tạo thiếu bài bản, bớt xén thời gian học.


4. Hậu quả
- Tai nạn giao thông gây mất mát về người (chết,
tàn tật), thiệt hại về của ( hỏng phương tiện, hỏng
cơ sở hạ tầng giao thông,hư hại các công trình,
phải đền bù người bị hại ). Chi phí bình quân
thuốc men điều trị đối với mỗi vụ tai nạn giao
thông đường bộ là rất lớn . Vì thế , tai nạn giao
thông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến đói nghèo của nhiều gia đình.


- Ngoài những thiệt hại rất lớn về tính mạng , xã hội còn
phải gánh chịu hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông
gây ra. Thượng tá Trần Sơn – phó phòng hướng dẫn
luật và điều tra xử lí tai nạn giao thông , Cục Cảnh Sát
Giao Thông đường bộ - đường sắt cho biết : theo
đánh giá của ngân hàng phát triển Châu Á thì Việt
Nam mất tới 885 triệu USD/năm cho chi phí tổn thất
về người và vật chất do tai nạn giao thông gây ra . Đó
là chưa kẻ đến nguồn nhân lực lớn của ngành y tế
giành cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng cho các
nạn nhân.



5. Các giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
- Để hạn chế tai nạn giao thông việc đầu tiên là cần
nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông đường
bộ của người dân . Khi người dân chưa hiểu biết
về luật giao thông đường bộ , chưa thấy được tác
hại do mình gây ra đối với người khác. Nhiều chủ
giao thông vẫn thiếu ý thức chấp hành các quy
định về giấy phép lái xe, đội mũ bảo hiểm , kiểm
định xe.
- Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng
cao ý thức đối với người dân việc chung tay vào
cuộc của mọi cấp , mọi ngành và an toàn xã hội là
hết sức cần thiết . Trong đó quan trọng và xuyên
suốt là phải năng cao hiệu lực quả lí nhà nước về
an toan giao thông các cấp , các ngành và từng
địa phương . Đề cao hơn nữa vai trò , công tác
cảnh báo , giáo dục phòng ngừa tai nạn cần làm
mạnh hơn.


- Thời gian qua các cơ quan chức năng đã đưa ra
nhiều biện pháp đẻ thiết lập an toàn giao thông
nhưng mức độ chuyển biến chậm , chưa vững
chắc nơi nào có cấp ủy đảng quan tâm , có biện
pháp kiên quyết thì tìh trạng vi phạm luật giao
thông giảm , hạn chế được một số vụ tai nạn rủi ro
. Ngược lại , thời điểm nào , nơi nào thiếu quan
tâm thì tai nạn giao thông tăng , tình trạng lấn
chiếm vỉa hè lòng đường lại tái diễn .



- Nhanh chóng khắc phục các điểm đen về tai nạn
giao thông , kịp thời nâng cấp sửa chữa sự xuống
cấp, quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông . Đầu
tư quy hoạch cơ bản , dành diện tích đất thích đáng
cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
- Cần có cơ chế hợp pháp để có cơ cấu phương tiện
tham gia giao thông hợp lí tránh những giải pháp
phạm luật tính khả thi thấp như thời gian qua . Phải
nói đây là bài toán khó không thể một sớm một
chiều . Nếu chúng ta giải quyết được nếu các cơ
quan có trách nhiệm quyết tâm làm cùng với các
nhà hạch định . Hệ thống phương tiện công cộng
cần được tiếp tục đầu tư quan tâm hơn nữa theo
hứng tiện lợi cho người sử dụng , khuyến khích
người dân sử dụng xe công cộng , hạn chế sử dụng
xe tư , các cơ quan cần vận động việc đi làm bằng
xe đạp hay đi bộ nếu cự li có thể


- Đảm bảo tính chiến lược lâu dài theo xu thế phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước , kiên quyết không đưa vào
lưu thông phương tiện đã sử dụng nhiều năm hoặc không
đảm bảo hệ số an toàn . Hiện nay, nước ta vẫn là thị
trường sử dụng nhiều đồ cũ trong đó có xe gắn máy ,…
Nhiều chủ phương tiện ít quan tâm đến việc kiểm tra và
bảo dưỡng xe vì vậy hệ số an toàn ít và thấp nên khi xảy
ra tình huống bất trắc thường dễ gây tai nạn và hậu quả thì
rất nghiêm trọng .



- Bên cạnh các biện pháp trên

để hạn chế rủi ro thời gian
tới chúng ta phải có những
giải pháp đồng bộ tích cực ,
kiên quyết của mọi cấp
ngành và điều quan trọng
từng người phải đề cao ý
thức tuân thủ luật khi tham
gia giao thông . Trước mắt
phải nâng cao chất lượng
hiệu quả công tác phổ biến
pháp luật nói chung pháp
luật về an toàn giao thông
đồng thời xử lí nghiêm các
trường hợp vi phạm luật
giao thông.


6. Kinh nghiệm
- Khi đi đường phải tập trung chú ý cao độ , không
để phân tán tư tưởng tuyệt đối tránh những thao
tác đột ngột . Khi chuyển hướng , rẽ trái , rẽ phải
hoặc quay đầu xe. Thông qua các thông tin về
điều khiển phương tiện giao thông kịp thời rút ra
những bài học cho riêng mình. Rèn luyện các kỹ
năng trong điều khiển phương tiện, bình tĩnh xử lí
khi gặp các tình huống bất chắc nguy hiểm .

- Cần biết phán đoán tốc độ , giữ khoảng cách an
toàn giữa các xe . Cần luyện tập thói quen sử
dụng cả hai phanh , sử dụng có hiệu quả hệ thống
còi , đèn ngày và đêm để các chủ phương tiện
khác dễ dàng nhận biết , không đâm vào mình.
- Không được chủ quan với trình độ tay lái của
mình, phải nắm bắt luật giao thông đường bộ ,
hiểu rõ tác dụng , ý nghĩa của hệ thống biển báo
đường bộ và thường xuyên củng cố nó , hiệu lệnh
của người điều khiển giao thông , đèn tín hiệu ,
biển báo hiệu …


×