Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phương pháp tìm kiếm thông tin trên internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.3 KB, 18 trang )

Học Viện Hành Chính Quốc Gia

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu
Internet là một công cụ thuận tiện để tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng, tìm ra
được khối lượng khổng lồ tài liệu trên khắp thế giới, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, các
bộ máy tìm kiếm chưa thể tách ra được thông tin chính xác, phù hợp cho mục đích cuả
bạn. Bạn cần biết cách chọn lọc thông tin cần thiết cho nghiên cứu mà không phải đọc
hết các tài liệu rất hỗn độn do các bộ máy tìm kiếm đưa ra. Hơn nưã, chắc chắn bạn
không thể đọc hết được.
Các câu hỏi có thể đặt ra từ đó là làm sao để cải thiện hiệu suất tìm kiếm thông tin,
làm sao để nhanh chóng tìm được các tài liệu đáp ứng đúng nhu cầu của mình, làm
sao để có nhiều tài liệu tập trung vào đúng chủ đề mình cần quan tâm mà không phải
mất quá nhiều thời gian, làm sao để có được nhiều tài liệu đáng tin cậy, làm sao để
giảm "nhiễu thông tin" trong kết quả tìm kiếm, làm sao để nhanh chóng chọn lọc được
các tài liệu phù hợp trong rất nhiều kết quả, làm sao để đánh giá độ tin cậy và phù hợp
của kết quả,.. . Bài viết sau sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề đó.


Học Viện Hành Chính Quốc Gia

I.

Vài nét về Internet và Thông tin

1. Internet
a) Giới thiệu chung về internet:
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dựán
nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiênvào
tháng 7 năm 1969 bao gồm: viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, LosAngeles,


Đại học Utal và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liênkhu vực
(Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện
lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫnđược gọi là ARPANET. Năm 1983, giao
thức TCP/IP chính thức được coi như mộtchuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả
các máy tính nối với ARPANET phải sửdụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET
được chia ra thành hai phần: phần thứnhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc
nghiên cứu và phát triển; phần thứ haiđược gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục
đích quân sự. Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan
trọng nhấtlà khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 2


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
này cùngvới các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và
thương mạikết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng
(SuperNetwork).Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổchức
khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớnvới
nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sangNSFNET và do
đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đãngừng hoạt động vào
khoảng năm 1990. Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng
khác đã tạora một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995,
NSFNETthu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
Internet – cũng được biết với tên gọi Net – là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc
chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính trên thế giới
được nối lại với nhau.
Internet bao gồm rất nhiều mạng trên thế giới kết nối với nhau và cho phép bất kỳ
một máy tính nào trong mạng có thể kết nối bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin

với nhau. Một khi đã kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng
chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trênthế
giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quânsự,
nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internetkhông
ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mạiđiện tử
trên Internet. Trong hơn 2 thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời và phát triển
mạngmẽ của mạng và internet. Internet ra đời được coi là 1 phát minh lớn trong thế
kỷ 20và nó đã làm thay đổi thế giới. Nhờ internet, khoảng cách địa lý bị xóa nhòa, thế
giớihội nhập và mở rộng ra xu hướng phát triển mới. Không những thế, internet là 1
môitrường chia sẻ và cung cấp tài nguyên thông tin rất lớn. Nhờ đó, kho tàng tri thức
củanhân loại được khai thác hiệu quả hơn. Với việc tràn ngập những thông tin nên
việc khai thác các thông tin cũng như dữliệu trên internet cần phải có những kỹ năng ,
đó là điều kiện tối thiểu để bạn tiếp xúcvà thu thượm dữ liệu một cách hiệu quả nhất.
b) Internet cung cấp cho bạn những gì?

Internet là hạ tầng thông tin rất quan trọng với những đặc điểm nhanh nhất, rẻ
nhất và tương đối an toàn.
Internet là môi trường kinh doanh hấp dẫn nhất trong tương lai. Các ứng dụng
ngày càng phong phú trên Internet như giáo dục, y tế, giải trí … sẽ làm thay đổi, phong
phú hơn cuộc sống của chúng ta.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong
các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 3


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển

ngân và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học
ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Đặc biệt trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 nhờ sự phát triển của các trình duyệt web
và hệ quản trị nội dung nguồn mở đã khiến cho website trở nên phổ biến hơn, thế hệ
web 2.0 cũng góp phần đẩy cuộc cách mạng web lên cao trào, biến web trở thành một
dạng phần mềm trực tuyến hay phần mềm như một dịch vụ.
Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không dây,
vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.
2. Thông tin
Giới thiệu chung
Thông tin là tập hợp các số liệu, các dữ kiện làm tăng sự hiểu biết của con người.Có
thể nói thông tin là tất cả những gì hình thành trong quá trình giao tiếp, đó là những
tri thức mà con người nghiên cứu được hoặc thu thập được từ người khác. Nóicách
khác thông tin là tập hợp các số liệu các dữ kiện tồn tại và vận động trong khônggian
và theo thời gian. Thông tin marketing là những dữ kiện và tin tức có lien quan và
phục vụ cho quátrình quản trị marketing.
a)

Thông tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức. Nên dùng như động từ, không nên
dùng như danh từ. Tin tức có thể dùng như danh từ chẳng hạn: tin tức về máy móc,
điện toán, hay nói gọn là tin về... Ngày nay, thuật ngữ thu thập tin tức được sử dụng
khá phổ biến. Tin tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con
người luôn có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài,
xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của con
người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định
Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá,
được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ... Ngày nay, thuật ngữ "thông tin"
(information) được sử dụng khá phổ biến. Thông tin chính là tất cả những gì mang lại
hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập thông tin bằng nhiều
cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông

tin làm tăng hiểu biết của con người, là ngườn gốc của nhận thức và là cơ sở của
quyết định.
b)

Các dạng lưu trữ thông tin trên mạng

Thông tin được lưu trữ trên mạng internet với rất nhiều hình thức khác nhau
nhưdưới dạng sách,báo,hình ảnh,video,….

Nhóm 5 – KH13A2

Trang 4


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Thống kê các số liệu của internet trong năm 2010 được Pingdom sử dụng
nhiềunguồn từ khắp nơi trong thế giới mạng để tổng hợp lại. Đơn vị này cũng đã làm
mộtsố tính toán bổ sung để giúp bạn có thêm số liệu chính xác.
Email









107 nghìn tỷ – Email được gửi trong năm
2010294 tỷ – Email trung bình mỗi ngày.

1.88 tỷ – Người dùng email trên tòan thế giới.
480 triệu – Người dùng email mới tính từ năm trước.
89.1% – Lượng email được gửi là thư rác.
262 tỷ – Thư rác được gửi mỗi ngày (giả sử 89% là thư rác)
2.9 tỷ – Tài khoản email trên tòan thế giới.
25% – Tài khoản email là của các tổ chức.

Website



255 triệu – website tính đến tháng 12 năm 2010
21.4 triệu – website mới mở trong năm 2010.

Web server





2010.


39.1% – Tăng trưởng về số lượng các trang web Apache trong năm 2010.
15.3% – Tăng trưởng về số lượng các trang web IIS trong năm 2010.
4.1% – Tăng trưởng về số lượng các trang web nginx trong năm 2010
5.8% – Tăng trưởng về số lượng các trang web Google GWS trong năm
55.7% – Tăng trưởng về số lượng các trang web Lighttpd trong năm

2010.

Tên miền
















88.8 triệu – Tên miền .COM tính đến cuối năm 2010.
13.2 triệu – Tên miền .NET tính đến cuối năm 2010.
8.6 triệu – Tên miền .ORG tính đến cuối năm 2010.
79.2 triệu – Quốc gia có tên miền cấp cao nhất (như .CN, .UK, .DE, …).
202 triệu – Tên miền cấp cao nhất (tháng 10 năm 2010).
7% – Sự gia tăng của tên miền kể từ năm trước.Người sử dụng internet
1.97 tỷ – Người dùng internet trên thế giới (tháng 6, 2010)
14% – Lượng người sử dụng Internet tăng tính từ năm trước.
825.1 triệu – Người dùng internet ở châu Á.
475.1 triệu – Người dùng internet ở châu Âu.
266.2 triệu – Người dùng internet Bắc Mỹ.
204.7 triệu – Người dùng internet khu vực Mỹ Latinh/ Caribê.
110.9 triệu – Người dùng internet ở châu Phi.

63.2 triệu – Người dùng internet ở Trung Đông.
21.3 triệu – Người dùng internet ở châu Đại Dương.

Truyền thông xã hội
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 5


Học Viện Hành Chính Quốc Gia


152 triệu – blog trên internet (theo BlogPulse).

+ Twitter:
25 tỷ – lượng “tweet” trên Twitter năm 2010.
100 triệu – tài khoản Twitter mới năm 2010.
175 triệu – người dùng Twitter tháng 9, 2010.7.7 triệu – người theo dõi
@ladygaga (Lady Gaga, Twitter có lượng người theo dõinhiều nhất)




+ Facebook:







600 triệu – người sử dụng Facebook năm 2010.
250 triệu – Tài khoản Facebook mới vào năm 2010.
30 tỷ – nội dung (link, note, ảnh, …) chia sẻ trên Facebook mỗi tháng.
70% – lượng người dùng Facebook bên ngoài nước Mỹ.
20 triệu – ứng dụng Facebook được cài đặt mỗi ngày.

Video
2 tỷ – Video được xem trên Youtube mỗi ngày35 – giờ video được tải lên
Youtube mỗi phút.
 186 – Video online mà trung bình người sử dụng internet xem mỗi tháng
(Mỹ).
 84% – người dùng internet xem video online (Mỹ).
 14% – người dùng internet upload video lên mạng (Mỹ).Hơn 2 tỷ – Video
được xem trên Facebook mỗi tháng.
 20 triệu – Video upload lên Facebook mỗi tháng.
Hình ảnh
 5 tỷ – Ảnh lưu trữ trên Flickr (tháng 9, 2010).3000+ – Ảnh được upload
lên Flickr mỗi phút.
 130 triệu – Ảnh upload lên Flickr mỗi tháng.3+ tỷ – Ảnh upload lên
Facebook mỗi tháng.
 36 tỷ – Ảnh upload lên Facebook mỗi năm.


II.

Phương pháp tìm kiếm thông tin trên Internet

1. Vấn đề tìm kiếm thông tin trên mạng
Với sự bùng nổ của internet thì việc tìm kiếm thông tin trở nên rất dễ dàng và
internet đã trờ thành 1 môi trường tìm kiếm thông tin hiện nay. Có rất nhiều loại

thôngtin được lưu trữ trên đó với nhiều hình thức và chủng loại khác nhau. Có thông
tinchính xác cũng như không chính xác vì vậy đòi hỏi người dung phải sang suốt
trongquá trình lựa chọn thông tin.Khi truy cập và tìm kiếm thông tin trên internet cần
chú ýcác đặc điểm sau đây để việc tìm kiếm có hiệu quả:
- Vì nội dung trên internet luôn được cập nhật bổ sung ,không có bất kì số liệuthống
kê chính xác nào về số lượng thông tin có thể truy cập trên internet
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 6


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
- Tài liệu trên internet không được xử lí bằng 1 hệ thống hợp chuẩn nào. Nếu như
danh mục tài liệu trong các thư viện được xử lisbao gồm những từ khóa chuẩn có
iểmsoát thì nguồn tin trên internet hoàn toàn không sử dụng bất cứ công cụ nào như
vậy.Vì vậy bạn luôn phán đoán những từ ngữ,thuật ngữ khác nhau sẽ được sử
dụngtrong trang web mà bạn cần
- Khi tiến hành tìm kiếm thông tin trên internet thì ko tiến hành tìm kiếm 1
cáchtrực tiếp vì điều này không thực hiện được. Internet là tổng hợp của nhiều trang
webđược lưu trữ tại nhiều máy chủ khác nhau trên khắp thế giới. Máy tính cảu bạn
khôngthể kết nối được với tất cả máy chủ.Điều bạn có thể làm là truy cập vào 1 hay
nhiềucông cụ gián tiếp hiện nay. Các công cụ tìm kiếm sẽ cho bạn tìm kiếm trong cơ sở
dữliệu của nó-và mỗi cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm cũng chỉ là 1 phần nhỏ so
vớimạng lưới thông tin toàn cầu. Công cụ tìm kiếm cũng cho bạn kết nối với trangweb.
Bạn nhấp chuột vào đường kết nối và tải về các văn bản,hình ảnh âm thanh từkhắp
nơi trên thế giới.
2. Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu dùng Internet tìm kiếm
Vấn đề quan trọng nhất khi tìm kiếm thông tin là biết mình đang đi tìm cái gì. Bởi
nếu không, chúng ta sẽ dễ dàng "thất lạc" trong "hỗn độn thông tin" trên Mạng.
Thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng, những mục quan trọng. Kết

quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa
bằng cách thu hẹp chủ đề, bạn sẽ tìm kiếm thông tin theo chiều sâu. Những
thông tin này có thể ít hơn nhưng sẽ sát với chủ đề mà bạn muốn tìm.
 Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hay những người trợ giúp nghiên cứu trong
các thư viện.
 Liệt kê những trang web nổi tiếng, có các đánh giá, chọn lọc…
 Ghi vào sổ tay các địa chỉ trang web chuyên về chủ điểm đang cần nghiên
cứu có thể mục lục, tuyển tập liệt kê theo chủ đề…
 Nhẩm lại những từ khóa hay chủ đề quan trọng trong đầu để sử dụng nó
trên công cụ tìm kiếm.


Sử dụng công cụ, chức năng tìm kiếm (search engine)
Sự ra đời các công cụ dò tìm là rất hữu ích cho người dùng Internet. Các trang này
được ví như “danh bạ” để tìm địa chỉ, tên người, nội dung trang…nói chung tìm mọi
thứ mà các trang web khác đưa lên hoặc tự nó tìm đến.
Bạn nên sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Mỗi công cụ tìm kiếm có một
dữ liệu khác nhau về danh sách các trang web. Một vài công cụ tìm kiếm cỡ lớn còn
tìm ra luôn cả những công cụ tìm kiếm nhỏ khác. Kết quả tìm đối với trang này có thể
ít, nhưng trang khác thì rất phong phú hoặc ngược lại. Do đó, bạn nên dùng nhiều
trang tìm kiếm khác nhau để tìm cùng một vấn đề mới có hiệu quả. Tất nhiên, bạn sẽ
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 7


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
mất nhiều thời gian hơn. Vậy, kiên nhẫn là yếu tố giúp bạn sở hữu được thông tin cần
thiết.
Các trang web có công cụ dò tìm nổi tiếng hiện nay là: google.com, yahoo.com...(nổi

tiếng toàn thế giới) hay monava.vn, xalo.vn, zing.vn, bamboo.vn... (ở Việt Nam).
3. Phương pháp tìm kiếm
Bạn có biết Internet là kho kiến thức của nhân loại? Trên Internet bạn có thể tìm
được vô số thông tin bổ ích và các kiến thức về mọi lĩnh vực từ khoa học cho đến lịch
sử, văn học... Chính vì thế phương pháp tìm kiếm thông tin trên Internet được xem là
một kỹ năng vô cùng quan trọng.
a. Đặc điểm của môi trường thông tin trên Internet
 Internet không phải là một thư viện
 Không có hệ thống xử lý thông tin tiêu chuẩn
 Không có thống kê cụ thể nào về số lượng thông tin có trên Internet
 Ai cũng có thể xuất bản thông tin lên Internet
 Không phải mọi thông tin đều miễn phí
 Các thông tin khó tìm thấy trên Internet

Các bài báo chuyên ngành/bài báo khoa học dạng toàn văn

Các tài liệu cũ/cổ

Nội dung thông tin có chất lượng cao
b. Phương pháp tìm tin trên internet
 Tìm theo thư mục chủ đề (Directories)

Danh mục chủ đề là hệ thống hỗ trợ tìm tin sắp xếp tài nguyên trên mạng theo chủ
đề theo chiều từ tổng quát đến chi tiết.
Danh mục theo chủ đề giúp tìm kiếm thông tin trên mạng thông qua danh sách địa
chỉ các trang thông tin điện tử (website). Một số danh mục còn có chức năng tìm kiếm
như công cụ tìm tin.
Các ưu điểm của danh mục theo chủ đề
Các danh mục theo chủ đề được cấu trúc theo chủ đề và thường kết nối đến
trang chủ của một website chứ không đến những liên kết khác. Do vậy các danh

mục theo chủ đề là phương tiện hiệu quả nhất trong việc tìm kiếm thông tin về
một chủ đề tổng quát, rồi đi sâu vào chi tiết cụ thể.
• Danh mục theo chủ đề còn cung cấp các nguồn thông tin với độ tin cậy cao.


Điểm khác biệt giữa danh mục theo chủ đề và các công cụ tìm tin
Công cụ tìm tin(vd: Goolge...) thường dẫn trực tiếp đến các trang thông tin cụ thể của
một website. Trong lúc đó,trang Web Yahoo có phần danh mục theo chủ đề sẽ cung
cấp đường dẫn đến trang thông tin của website đó.
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 8


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Các trang Web có danh mục theo chủ đề
tintuc.vnn.vn/danhbaweb
www.diachi.net/
asia.dir.yahoo.com
dir.yahoo.com

Chiến lược tìm tin (danh bạ chủ đề)

Phân tích yêu cầu tin: xác định chủ đề của câu hỏi

Tìm chủ đề phù hợp nhất trong danh bạ để bắt đầu

Đi sâu dần vào các thư mục con bên trong chủ đề (các chủ đề con) đến
khi tìm được câu trả lời


Không tìm được thì bắt đầu lại từ một chủ đề khác






 Tìm kiếm theo từ/ cụm từ khóa

Từ khoá: Nên sử dụng từ khoá trong quá trình tìm kiếm, không nên gõ tất cả các từ
liên quan vào khung tìm kiếm: tên đề tài, tên tác giả, tựa tài liệu
Ngoại trừ những chủ đề hết sức đặc biệt, mà bản thân tên gọi chủ đề đã là một từ
khoá tốt giới hạn ngay lập tức phạm vi tìm hiểu, thì thông thường từ khoá phải được
xác định dần dần, từ tổng quát đến chi tiết, sao cho tìm được những khái niệm đặc
trưng nhất, có tính đại diện cao nhất cho chủ đề cần tìm tài liệu.
Nếu chưa nắm rõ các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang quan tâm, hãy xuất phát
từ các danh bạ mạng và các từ điển thuật ngữ chuyên ngành, bộ thuật ngữ chuyên đề
(thesaurus).
Chọn các thuật ngữ từ cấp tổng quát nhất đi xuống, để xác định dần các khái niệm
cơ bản được sử dụng trong từng chuyên ngành hẹp, tránh sử dụng các khái niệm do
bản thân tra từ điển tiếng và... dịch ra (?!).
Chọn từ khoá phù hợp với nguyên tắc hoạt động của mỗi công cụ tìm kiếm. Đặc biệt
lưu ý là các từ khoá dùng hiệu quả trong các bộ máy tìm kiếm không phải lúc nào
cũng cho kết quả tốt trong các cơ sở dữ liệu.
Đối với các bộ máy tìm kiếm phổ thông (như Google, Yahoo!, v.v.), ngoài các từ khoá
tổng quát (sơ cấp), cần dùng kèm các từ khoá chi tiết (thứ cấp) để xác định càng chính
xác càng tốt những tài liệu cần tìm: vì các bộ máy tìm kiếm trong toàn bộ nội dung
từng trang web, cần phán đoán các từ khoá thứ cấp được sử dụng trong nhan đề
trang, các đề mục con trong trang, tên tác giả, các khái niệm quan trọng trong nội
dung bài, v.v

Nói chung, ngay từ đầu quá trình tìm kiếm, thường chỉ xác định được những từ
khoá cơ bản nhất. Và sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi cách kết hợp các từ khoá sẽ được
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 9


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
thực hiện liên tục trong suốt quá trình tìm kiếm, qua số lượng kết quả thu được và
mức độ phù hợp của các kết quả sau mỗi lượt tìm kiếm.
Những điều lưu ý khi sử dụng từ khoá
Ngoại trừ trường hợp cần tìm một chuỗi chính xác, không nên dùng các từ không
mang khái niệm, ngữ nghĩa cụ thể. Ví dụ: of, the, a, at, in, on,... (trong tiếng Anh) hay le,
la, les,... (trong tiếng Pháp).
Đa số các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ in và chữ thường.
Nhiều bộ máy tìm kiếm không phân biệt chữ có dấu và không dấu. Tuy nhiên, điều
này chỉ đúng đối với các thứ tiếng thuộc ngữ hệ Latin, còn đối với tiếng Việt có dấu
Unicode thì vẫn thường có sự khác biệt.
Một số search engine
www.xalo.vn
www.panvietnam.com
www.hoatieu.com
www.google.com
www.search.live.com
www.ask.com
www.altavista.com
Chiến lược tìm tin (máy tìm tin)

Phân tích yêu cầu tin


Thể hiện yêu cầu tin dưới dạng các từ khóa cụ thể

Xác định các toán tử Bool cần sử dụng trong lệnh tìm (biểu thức tìm)

Xây dựng lệnh tìm và thực hiện tìm

Quan sát 20 kết quả tìm đầu tiên

Nếu kết quả không phù hợp  sử dụng các từ khóa và/hoặc toán tử Bool
khác.








 Chú ý

Chiến lược nào: tìm từng trang, bài hay tìm nguồn tài liệu?
Các bộ máy tìm kiếm là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên Mạng. Cần
phải thừa nhận tính hữu ích, tiện lợi của các bộ máy tìm kiếm, tuy nhiên mỗi công cụ
đều có những ưu điểm và phạm vi phát huy hiệu quả của nó.
Có hai cách tiếp cận về chiến lược tìm kiếm thông tin:
Chiến lược tìm trang, bài: dùng khi muốn tìm các từ chính xác trong toàn bộ nội
dung của các trang web.
Cách này hữu hiệu khi dùng bộ máy tìm kiếm để tìm các trang, bài có tính chất thời
sự, hoặc các trang mô tả thông tin cá nhân, sự việc cụ thể.
Nhóm 5 – KH13A2


Trang 10


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chiến lược này đòi hỏi phải chọn lựa bộ từ khoá tốt và biết kết hợp linh hoạt các
công thức tìm kiếm.
Hạn chế của chiến lược này là không có tính chọn lọc thông tin và không khai thác
được phần mạng ẩn hay mạng tầng sâu.
Chiến lược tìm nguồn: mục tiêu của chiến lược này là tìm các nguồn cung cấp loại
thông tin phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm.
Các danh bạ mạng, các cổng thông tin chuyên đề sẽ giúp xác định được nhiều nguồn
cung cấp thông tin về một chủ đề nào đó.
Sử dụng những nguồn cung cấp kết quả phù hợp đã biết (ví dụ: khi tìm bằng các bộ
máy tìm kiếm, chọn lọc được một tài liệu phù hợp từ một nguồn nào đó), dùng các
chức năng tìm kiếm hoặc mở các chuyên mục của chính nguồn cung cấp đó để tìm tiếp
các tài liệu liên quan.
Khai thác các mục "Liên kết website" của những nguồn cung cấp thông tin phù hợp
đã biết.
Hạn chế của chiến lược này là cần phải hiểu rõ các nguồn cung cấp tài liệu cũng
như cấu trúc Không có chiến lược nào là hoàn hảo! Điều quan trọng nhất là biết được
ưu điểm và nhược điểm của mỗi chiến lược là gì, và biết mình cần tìm gì, để kết hợp
linh hoạt và nhuần nhuyễn nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau để đạt được
hiệu quả tối đa trong tìm kiếm thông tin.tổ chức các website.
 Một số công cụ dụng cụ tìm kiếm hay dùng.

Sau đây là danh mục một số search engine hay dùng
* Google search: tại />Google search là công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất, cho phép bạn tìm kiếm tronghơn
8 tỷ trang web, giao diện dễ sử dụng, tím kiếm cực nhanh, hỗ trợ nhiều thứ tiếngtrong
giao diện, với nội dung trang web được cached sẵn trên Google.

* Yahoo search: tại />Yahoo search đứng thứ nhì về thị phần tìm kiếm, với trên 4 tỷ trang web đượcđánh
chỉ mục, giao diện dễ sử dụng, đặc biệt là Yahoo search gợi ý cho bạn một số từkhoá
dựa trên từ khoá bạn sử dụng trong phép tìm kiếm. Yahoo đang thử nghiệm search
engine Y!Q Searchs ( sử dụng từ khoá và contex tbổ
sung được tạo từ đoạn text bạn chọn.
* MSN Search tại />MSN search ra sau, nhưng chất lượng tìm kiếm cũng rất tốt, với trên 4 tỷ trangweb
được đánh chỉ mục, công cụ MSN Search builder ( />bạn tạo câu lệnh một cách thuận tiện và điều chỉnh ranking kết quả theo ba tiêuchí
mới cập nhật, độ phổ biến và mức độ chính xác.
* Ask Jeeves và Teoma tại và />Nhóm 5 – KH13A2

Trang 11


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Tuy là các search engine nhỏ, nhưng Ask Jeeves và Teoma nổi bật ở các tínhnăng
quản lý tri thức. Các website được đánh chỉ mục theo phương pháp liên kết chủđề, đưa
ra các gợi ý về các chủ đề liên quan tới từ khoá tìm kiếm, gợi ý các websitechuyên gia
liên quan.
Mỗi công cụ tìm kiếm đều có phần hướng dẫn sử dụng riêng, khi cần khai thác một
số tính năng nào đó. Nếu có điều kiện, tìm hiểu kĩ cấu trúc Mạng và Internet, hiểu rõ
cách xây dựng các website, các trang web, để nắm được bản chất hoạt động của các
công cụ tìm kiếm, tức đủ khả năng diễn dịch được các kết quả mà chức năng tìm kiếm
nâng cao mang lại.
 VÍ DỤ TÌM KIẾM .

Dường như ai cũng có thói quen bắt đầu việc tìm kiếm thông tin trên Mạng bằng...
Google! Theo thống kê của Baromètre référencement (Pháp), có đến 1/3 người dùng
mạng bắt đầu phiên làm việc của mình bằng cách mở một bộ máy tìm kiếm, và tỉ lệ sử
dụng Google hằng tháng của người dùng mạng trên tổng số các bộ máy tìm kiếm
thống kê được là trên dưới 80 %.

Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định:
Từ khóa (Key Word) của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ
khóa là từ đại diện cho thôngtin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì
sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rấtnhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như
mong muốn. Còn nếu từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có. Thông
thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với Google (Search)hoặc nhấn
phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến
trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuộtvào địa chỉ
liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm. Nhấn vào nút Xem trang đầu
tiên tìmđƣợc thì Google sẽ tìm và tự động mởtrang Web đầu tiên trong kết quả tìm
kiếm. Các lựa chọn tìm kiếm trên: Web: Tìm trên cả các Web Site. Những trang viết
bằng tiếng Việt: Chỉ tìm những trang hiển thị tiếng Việt. Những trang từ Việt Nam: Chỉ
tìm những trang từ Việt Nam. Ngoài ra để cho kết quả tìm kiếm được chính xác hơn
Google còn cho phép sửdụng các thông số và điều kiện chọn lọc kèm theo từ khóa.
Sau đây là các thông số và điều kiện lọc thông dụng: Loại bỏ một từ nào đó ra khỏi
kết quả tìm kiếm Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm nhưng
không có từ bị loại bỏ.
Cú pháp: từ khóa -từ loại bỏ
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính -máy Google sẽ tìm các trang cótừ
khóa vi tính nhưng không có từ máy trong đó. Bắt buộc phải có một từ nào đó ra trong
kết quả tìm kiếm Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm và bắt
buộc phải cóthêm từ bắt buộc.
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 12


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Cú pháp: từ khóa +từ bắt buộc
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính +máy Google sẽ tìm các trang có từ

khóa vi tính và có từ máy trong đó. Rút gọn từ khóa cần tìm Dùng để đại diện cho một,
nhiều ký tự hoặc nhiều từ khóa quá dài.
Cú pháp: Từ khóa * từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google máy * tính Google sẽ tìm các trang có
từkhóa máy vi tính. Tìm chính xác từ khóa Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ
khóa được chỉ định.
Cú pháp: "từ khóa"
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google "máy tính" Google sẽ cho ra kết quả làmáy
tính, nhưng nếu dùng từ khóa máy tính thì kết quả có thể là máy vi tính. Các điều kiện
lọc và thông số kèm theo từ khóa (từ muốn tìm) để giúp cho kếtquả tìm kiếm chính xác
như mong muốn, các điều kiện lọc này được kết thúc bằngdấu hai chấm (:) và tiếp liền
theo sau (không có khoảng cách) là thông số hay từ khóacần tìm. Tìm từ khóa theo
tiêu đề trang web Google sẽ tìm tất cả các trang Web có tiêu đề chứa từ khóa cần tìm.
Cú pháp: intitle:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google intitle:buaxua Google sẽ tìm các trangcó từ
buaxua trong tiêu đề. Tìm từ khóa trong một Web Site Google chỉ tìm các trang có từ
khóa trong một web site được chọn đó thôi.Không cần chú ý đến các Web Site khác.
Cú pháp: từ khóa site:website
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính site:buaxua.vn Google sẽ tìm cácbài
viết có từ khóa vi tính trong Web Site buaxua.vn. Tìm từ khóa trong địa chỉ trang Web
Google sẽ tìm những địa chỉ liên kết có từ khóa cần tìm.
Cú pháp: inurl:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google inurl:buaxua Google sẽ liệt kê nhữngtrang
có từ buaxua trong địa chỉ liên kết của nó. Tìm File (tập tin) có cùng loại Google sẽ tìm
những trang có File (tập tin) có cùng loại (ext) và có tên giống từkhóa cần tìm.
Cú pháp: từ khóa filetype:ext Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính
filetype:html Google sẽ liệt kênhững File html có từ vi tính. Tìm Web Site có từ khóa
liên quan với nhau Google sẽ tìm những Web Site có từ khóa giống nhau.
Cú pháp: related:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google related:joomla Google sẽ liệt kê nhữngWeb

Site có từ khóa liên quan với joomla.
Tìm lại Web Site không còn hoạt động
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 13


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Google sẽ tìm những Web Site đã ngưng hoạt động nhưng vần còn lưu trữ
trongkho dữ liệu của Google. Cú pháp: cache:website Thí dụ: Thí dụ nhập vào ô tìm
kiếm của Google cache:www.buaxua.vn Googlesẽ liệt kê những trang của Web Site
buaxua.vn đã được lưu trữ trong kho dữ liệu củaGoogle. Có thể sử dụng một trong các
điều kiện và thông số trên hoặc ghép chúng lại với nhau.
Thí du nhập vào ô tìm kiếm của Google: vi tính filetype:html site:buaxua.vn sẽ cho
kết quả là tất cả các File html có nội dung vi tính trên Web Site buaxua.vn
Một số quy tắc tìm kiếm cơ bản trong Google


Không phân biệt chữ hoa/chữ thường khi tìm kiếm (not case sensitive).

 Ví dụ: Information library = iNfORmaTioN LiBraRy
Tìm chính xác 1 cụm từ ta để cụm từ đó trong dấu nháy kép (các từ sẽ đứng gần
nhau)
 Ví dụ: “information library science”
 Toán tử và (+) là toán tử mặc định được thêm vào nếu trong câu hỏi tìm
kiếm có nhiều hơn 1 từ.
 Ví dụ: Information library = Information+library
 Toán tử hoặc (OR – viết hoa)
 Ví dụ: library OR information / "Vietnam museum” OR "Laos museum
 Toán tử phủ định NOT (-)

 Ví dụ: "information science"-"library science"
 Tìm cả các từ khoá đồng nghĩa, nghĩa tương đương hoặc liên quan:
 Ví dụ: ~vietnamese culture ~food (tìm những thông tin không chỉ về lương thực
(food) mà cả những thông tin về dinh dưỡng, nấu ăn, ...)
 Tìm trong một tên miền cụ thể (site:tên miền)
 Ví dụ: scholarships site:www.stanford.edu
 Tìm các định nghĩa, khái niệm (define hoặc define:thuật ngữ)
 Ví dụ: define:World Wide Web
 Tìm kết quả phép tính
Ví dụ:
5+3*2 (phép cộng, phép nhân)
2^16 (phép lũy thừa)
 Tìm theo một kiểu file cụ thể
Ví dụ: “Information literacy” filetype:doc
c. Những bước cơ bản để tìm kiếm:

Sau khi gõ từ khóa vào và tìm kiếm thì một loạt kết quả sẽ hiển ra. Mỗi kết quả là
một đường link đến trang web có chứa từ khóa hoặc chủ đề mà bạn đang muốn tìm.
Việc bạn cần làm lúc này là xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra:
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 14


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
- Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm.
- Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/ xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ
khác thay thế.
- Bạn cũng nên thử xem qua những kết quả đầu tiên. Nếu những trang đó chưa hữu
ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác

Để tìm kiếm một cách chi tiết hơn nữa thì bạn hãy sử dụng mục tìm kiếm nâng cao
của chức năng tìm kiếm. Các kiểu tìm có thể dựa vào:
- Kết hợp các từ khóa, bao gồm cả chuỗi Boolean tức là các từ: AND (VÀ), OR
(HOẶC), NOT(KHÔNG). Ở đây Hiếu Học xin nói rõ thêm về ý nghĩa từ khóa: Từ khóa là
một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh
một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó. Ví dụ bạn đang
muốn tìm tài liệu để luyện thi đại học thì từ khóa ở đây là "luyện thi đại học" hay cụ
thể hơn (để cho ra kết quả chính xác hơn) là "tài liệu thi đại học", bạn có thể chọn từ
hay cụm từ đồng nghĩa như với từ khóa đó như "ôn thi đại học".
- Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy. Ví dụ: ở tiêu đề, ở đoạn thứ nhất, hay ở đoạn
mã.
- Ngôn ngữ để tìm kiếm. Đây là một chi tiết đáng lưu ý vì nếu bạn muốn tìm tài liệu
bằng tiếng Việt thì bạn nên chuẩn bị một bộ gõ tiếng Việt như Vietkey hay Unikey để
có thể gõ những từ khóa mà bạn muốn tìm bằng tiếng Việt, khi đó kết quả dò tìm sẽ
chính xác hơn nhiều.
- Các trang web bao gồm các file hình ảnh, video, MP3/nhạc, ActiveX, JAVA...)
- Thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới.
Sau cùng, bạn nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách:
- Liệt kê những trang bạn đã xem qua, thời gian xem.
- Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày bạn tìm thấy
Những thao tác tải và lưu thông tin sau khi bạn đã tìm được
- Nếu lưu văn bản (file text, htm) : vào File – Save as (chọn các kiểu lưu văn bản)
- Nếu lưu file (.doc,.pdf, .exe) : Nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng những công cụ tải thông tin. Trên Internet hiện nay có
khá nhiều công cụ hỗ trợ tải (download) file khá hiệu quả như: Get right, Mass
download, Internet Download Manager, Flashget, Gigaget… là những công cụ tải file
hay Teleport, Webcopyer…là những công cụ tải web.
Tìm kiếm thông tin trên Internet không phải là một khoa học chính xác và luôn có
phần nào đó dựa trên sự tình cờ. Chính vì vậy, nền tảng của nghệ thuật tìm kiếm thông
Nhóm 5 – KH13A2


Trang 15


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
tin là sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên tắc chính xác và tính ngẫu nhiên. Và, như
Louis Pasteur đã nói: "Sự ngẫu nhiên chỉ làm thăng hoa những tư tưởng đã chín
muồi."

III.

Mười nguyên tắc vàng khi tìm kiếm thông tin trên
Internet

Thật nhiều vấn đề trong việc tìm kiếm thông tin trên Mạng đã trình bày trong các
phần trên có thể tựu trung lại thành mười nguyên tắc vàng sau đây:
1. Biết hỏi
Giáo sư Jacques Wallet (Đại học Rouen, Pháp), trong một chuyến làm việc tại Đại
học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, đã nói: "Biết đặt câu hỏi tốt có nghĩa là đã biết cách
tìm được câu trả lời".
Trong tìm kiếm thông tin trên Mạng, biết đặt ra những câu hỏi tốt về chủ đề, biên
độ và các khía cạnh liên quan, phạm vi giới hạn, các khái niệm quan trọng, v.v. chính là
nền tảng để có được kết quả tốt. Và cần nhắc lại một lời khuyên tưởng như... ngược
đời: để tìm kiếm thông tin trên Mạng, việc đầu tiên phải làm là không lên Mạng!
2. Làm chủ trình duyệt mạng
Đây là điệu kiện cần, nếu muốn thực hiện tốt quá trình tìm kiếm thông tin trên
Mạng. Các trình duyệt (như Mozilla Firefox, Internet Explorer, Netscape, v.v.) có nhiều
công cụ giúp duyệt mạng tốt hơn, quản lí và lưu trữ thông tin tốt hơn, an toàn hơn.
Tốt nhất là nên tập để sử dụng tốt hai trình duyệt có cách tiếp cận khác nhau và bổ
sung cho nhau.

3. Chọn từ khoá tốt
Các công cụ, đặc biệt là các bộ máy tìm kiếm, thường chỉ có thể tìm được những gì
nó đã lưu trữ một cách tự động máy móc mà hoàn toàn không hiểu ngữ nghĩa của từ.
Do đó, người tìm kiếm thông tin phải là người bù đắp khiếm khuyết đó, bằng cách lựa
chọn tốt những từ khoá xuất phát và liên tục ghi nhận, điều chỉnh bộ từ khoá trong
suốt quá trình tìm kiếm sao cho phù hợp nhất.
4. Tìm được nguồn tốt
Các nguồn tốt luôn là điểm tựa tốt, giúp người dùng Mạng định vị tốt, hướng đến
những nơi có thông tin hữu ích cho các mục tiêu học tập, đào tạo, nghiên cứu.
Thông thường, một nguồn cung cấp thông tin nghiêm túc sẽ có mục giới thiệu các
liên kết đã chọn lọc, có liên quan đến cùng lĩnh vực.
5. Luôn phân tích thông tin

Nhóm 5 – KH13A2

Trang 16


Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Vì bất cứ ai cũng có thể đưa bất cứ thông tin gì lên Mạng, nên người dùng mạng rất
cần có óc phân tích các thông tin tìm được, đánh giá nhanh độ tin cậy và giá trị của
thông tin, tìm hiểu tác giả và thời gian cung cấp thông tin.
Một thông tin bình thường đã cần có độ xác tín như vậy, một thông tin có mục đích
khoa học, giáo dục càng phải được yêu cầu cao hơn. Nguyên tắc này cần được giữ
thường trực trong đầu, nhằm tránh xu hướng thái quá trong việc sử dụng thông tin
khoa học kĩ thuật hiện nay: đưa vào tài liệu khoa học những thông tin tìm thấy trên
Mạng mà chưa trải qua các bước phân tích, đánh giá nghiêm túc.
6. Lưu trữ và sắp xếp thông tin
Một trong những thói quen dẫn đến xu hướng không phân tích, đánh giá nghiêm
túc các tài liệu tìm được trên Mạng, đó là do không biết lưu trữ và sắp xếp thông tin

một cách trật tự và khoa học.
Biết làm chủ các trình duyệt sẽ có thể giúp sắp xếp, lưu trữ các nguồn cung cấp
thông tin cần thiết, luôn sẵn sàng để có thể kiểm tra lại bất cứ thông tin, tài liệu nào
đã tìm được.
Biết sắp xếp các tài liệu đã tìm được một cách trật tự, theo những phương pháp
riêng (theo tác giả, theo chủ đề, theo thời gian,...) sẽ giúp quản lí tốt thông tin, tài liệu,
đặc biệt là khi số lượng tài liệu trở nên quá nhiều. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình nghiên cứu, vì có thể dễ dàng tra cứu các thông tin tham khảo cần thiết vào
bất cứ giai đoạn nghiên cứu nào, đối với bất cứ vấn đề nghiên cứu nào nảy sinh.
7. Biết tự giới hạn
Cái gì cũng có giới hạn. Thông tin trên Internet cũng có giới hạn, đặc biệt là về mặt
thời gian. Người tìm kiếm không nên quá cầu toàn để mong tìm thấy tất cả mọi thứ
mình muốn. Trên Mạng chỉ tồn tại những thông tin gì mà có người đưa lên. Có những
thứ tuy muốn, nhưng không thể tìm thấy trên Mạng, cũng chỉ đơn giản vì không có ai
đưa lên.
Rất thông thường, những thông tin cung cấp trên Mạng là nhằm góp phần trả lời
cho câu hỏi: "Tìm thấy ở đâu?", tức là giúp tìm những thông tin dẫn tới những thông
tin khác.
8. Luôn tỉnh táo
Nếu không giữ được sự tỉnh táo, người dùng mạng sẽ bị đắm chìm ngay trong một
biển thông tin hỗn độn. Cần phải hiểu mình cần đi tìm gì, và có mộtchiến lược tìm kiếm
rõ ràng.
Những người dùng mới thường có xu hướng chọn những website cung cấp thật
nhiều thông tin, có thật nhiều người truy cập, vì không muốn mất nhiều thời gian để đi
Nhóm 5 – KH13A2

Trang 17


Học Viện Hành Chính Quốc Gia

tới ngay cốt lõi vấn đề. Và sau một thời gian thích nghi với nguồn thông tin đó, họ có
thể có ngay những kết quả chờ đợi.
Những người dùng có kinh nghiệm lại có xu hướng tìm những nguồn thông tin
"hiếm", ít "phổ thông" hơn, có thể phải mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng bù
lại họ có nhiều khả năng tìm được những kết quả độc đáo.
9. Phối hợp hài hoà các công cụ
Do có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau, có tính năng khác nhau, được phát
triển theo những mục tiêu khác nhau, nên hầu như không một công cụ nào đáp ứng
hoàn hảo các nhu cầu tìm kiếm thông tin trên Mạng.
Người tìm kiếm do đó cần phải tự rèn luyện khả năng sử dụng các công cụ tìm kiếm
khác nhau, tích luỹ kinh nghiệm, để biết được cách kết hợp thật hài hoà các công cụ và
phương thức tìm kiếm khác nhau, tuỳ theo nhu cầu của mình trong mỗi hoàn cảnh.
10. Nhanh nhẹn
Đối diện trước một lượng thông tin khổng lồ trên Mạng, người dùng cần có một sự
nhanh nhẹn nhất định mới có thể thực hiện quá trình tìm kiếm thông tin một cách hiệu
quả: thực hiện cùng lúc nhiều lượt tìm kiếm, đọc và đánh giá nhanh thông tin, kết nối
các thông tin với nhau, chuyển đổi qua nhiều cửa sổ và công cụ, truy tìm nguồn gốc
thông tin, nhận diện các loại tài liệu, v.v.

The end!

Nhóm 5 – KH13A2

Trang 18



×