Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga - Thực Trạng Và Giải Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.7 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT
NAM VÀO NGA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Văn Mạnh

Mã sinh viên

: 1111110156

Lớp

: Anh 6 - Khối 2 KT

Khóa

: 50

Người hướng dẫn khoa học : TS. Vũ Thành Toàn


Hà Nội, tháng 5 năm 2015

MỤC LỤC




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ASEAN

Tiếng Anh
The Association of Southeast Asian
Nations
Best Aquaculture Practices

Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
BAP
Thực hành nuôi trồng
thuỷ sản tốt nhất
CAGR
Compound Annual Growth Rate
Tỷ lệ tăng trưởng kép
hàng năm
CIA
Central Intelligence Agency
Cơ quan tình báo trung
ương
CV
Cheval Vapeur
Công suất
EU

European Union
Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organization of Tổ chức lương thực và
the United Nations
nông nghiệp Liên Hợp
Quốc
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ Quốc tế
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GMP
Good Manufacturing Practices
Hướng dẫn thực hành
sản xuất tốt
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control Phân tích mối nguy và
Points
điểm kiểm soát tới hạn
NAFIQACEN
Trung tâm kiểm tra chất
lượng và vệ sinh thuỷ sản
NN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính

thức
SSOP
Sanitation Standard Operating
Quy phạm vệ sinh
Procedures
TAC
Total allowable catch
Tổng sản lượng đánh bắt
cho phép
USDA GAIN United States Department of
Cục thông tin nông
Agriculture: Global Agriculture
nghiệp toàn cầu, bộ
Information Network
Nông nghiệp Hoa Kỳ
VASEP
Vietnam association of seafood
Hiệp hội chế biến và xuất
exporters and producers
khẩu thuỷ sản Việt Nam
VietGAP
Vietnamese Good Agricultural
Thực hành sản xuất
Practices
Nông nghiệp tốt ở Việt
Nam
VPSS
Veterinary and Phytosanitary
Cục kiểm dịch động thực
Surveillance Service

vật Liên bang Nga
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới


XTTM

Xúc tiến thương mại


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐÔ
Bảng

Biểu đô

Sơ đô


6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vai trò của
hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Trong
hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay, thủy sản vốn là mặt hàng đóng vai trò
chủ lực, cùng với những nhóm hàng trọng yếu khác như hàng điện tử, dệt may, giày
dép, đã và đang đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với
bờ biển dài trên 3000 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang),
trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các

dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm
nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có nhiều
vịnh, đầm phá, cửa sông, là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác
và nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm,
nguồn nhân lực dồi dào, cũng là những thuận lợi để ngành thủy sản Việt phát triển.
Nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, hàng thủy
sản Việt Nam đã có mặt trên rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. So với các thị
trường trọng điểm của thủy sản Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, có
thể nói, thị trường Nga là thị trường mới và tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính, với những yêu cầu rất khắt
khe, đặc biệt là về vấn đề chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, mặc dù tại thị trường
này, thời gian qua, chúng ta giành được những thành công nhất định trong xuất
khẩu nhưng đây cũng chính là một trong những thị trường mà hàng thủy sản của
Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất.
Thực tiễn hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thời gian
gần đây, cùng với những tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản của nước ta,
đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần tiếp tục xây dựng những chương trình, đề ra
những chính sách cụ thể cho ngành thủy sản; bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu
sâu để đánh giá chính xác thị trường thủy sản Nga trong những năm tới. Bởi đó, đề
tài : "Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Nga: Thực trạng và giải
pháp" được đưa ra nhằm góp phần nghiên cứu và xác định những căn cứ quan


7

trọng về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này; trên cơ sở đó, đề
tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
sang thị trường Nga.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài: “Xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Nga: Thực

trạng và giải pháp" được chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nga đầy tiềm
năng của Việt Nam trong những năm tiếp theo, từ đó tìm hiểu những thực trạng,
những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội cho ngành sản xuất xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất xuất
khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị
trường Nga.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn 2009 - 2014,
từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, diễn dịch để giải quyết vấn
đề đặt ra.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, nội dung nghiên cứu
kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan thị trường thuỷ sản Nga
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nga
những năm gần đây
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Nga trong thời gian tới


8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN
NGA

1.1. Khái quát chung về thị trường Nga
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Nga có tên đầy đủ là Liên bang Nga là một quốc gia nằm ở phía bắc lục địa
Á - Âu, thủ đô là Moskva. Nga là nước rộng lớn nhất thế giới, với diện tích
17.098.242 km², bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Lãnh thổ
nước Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, trải rộng trên 11
múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường khí hậu và địa hình (theo CIA, 2014). Lợi
thế đặc biệt về lãnh thổ giúp cho Nga trở thành nước có trữ lượng khoáng sản và
năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Ngoài ra,
nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một
phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Tính đến thời điểm ngày 1/7/2014, Nga là quốc gia đông dân thứ 9 trên thế
giới với 142.470.272 người, chiếm 2,03% dân số thế giới (theo CIA, 2014). Liên
bang Nga là một xã hội đa sắc tộc, là nơi sinh sống trên 190 nhóm sắc tộc và người
bản xứ khác nhau (theo Tổng điều tra dân số Nga, 2010). Tron đó, người Nga chiếm
77,7% dân số, người Tatar chiếm 3,7%, người Ukraina chiếm 1,4% (theo CIA,
2014). Mặc dù dân số Nga khá lớn, tuy nhiên mật độ dân số lại thấp bởi diện tích vĩ
đại của nước này. Dân cư tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy
Ural, và ở phía tây nam Siberia. Tại Nga, hiện có 73,8% dân số sống tại các khu vực
đô thị, và lượng cư dân thành thì tăng khoảng 0,13%/năm (theo CIA, 2014). Bên
cạnh đó, Nga cũng là một quốc gia đa tôn giáo. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái
giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga. Chính điều này đã tạo cho
trường văn hoá Nga vô cùng phong phú và đa dạng.
Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên bang,
được cấu thành bởi 83 chủ thể là các khu vực lãnh thổ - hành chính gồm: 1 nước
cộng hoà, 46 tỉnh, 01 tỉnh tự trị, 09 vùng, 4 khu tự trị, 02 thành phố trực thuộc trung
ương là Moskva và Sankt-Peterburg (theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2012). Bộ máy
nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống. Nga theo chế độ đa



9

đảng với 4 đảng phái lớn là đảng Nước Nga thống nhất, đảng Cộng sản Liên bang
Nga, đảng Dân chủ tự do Nga và đảng Nước Nga công bằng. Trong đó, đảng Nước
Nga thống nhất liên tục cầm quyền và chiếm ưu thế trong những năm gần đây.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Nga là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với tổng giá trị sản phẩm quốc nội
(GDP), tính theo ngang giá sức mua, năm 2014 đạt 3559 tỷ USD (theo IMF, 2014).
Tính đến hết năm 2013, ngành nông nghiệp chiếm 3,9%, công nghiệp chiếm 36,3%
và dịch vụ giữ 59,8% trong tổng giá trị GDP (theo WB, 2013). Bình quân GDP đầu
người, tính theo ngang giá sức mua, đạt khoảng 25 nghìn USD/người.

Nguồn: IMF World Economic Outlook, October 2014
Thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đang chậm lại. Trong
giai đoạn 2010 - 2012, GDP của Nga tăng trung bình khoảng 5,96%/năm. Đến năm
2014, do tác động của việc sụt giảm mạnh giá dầu thô và cấm vận kinh tế từ Mỹ và
EU dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP của Nga, tính theo ngang giá sức mua, chỉ còn
0,2%. Một điểm cần lưu ý khác là chỉ số lạm phát của nền kinh tế Nga đang tăng
cao trong vòng 3 tháng trở lại đây (theo trang thống kê điện tử Inflation.eu, 2015).
Theo trang tin của ngân hàng Trung ương Nga (2015), đến tháng 2/2015, chỉ số lạm
phát của Nga đang ở mức cao đột biến 16,2%, điều này làm giảm giá trị đồng rúp
Nga và đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức
tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những
người hưởng lương hưu hay công chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
Bên cạnh đó, theo trang tin điện tử của cơ quan thống kê Liên bang Nga gks.ru
(2015), tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm tháng 1/2015 ở Nga đang ở mức 5,5% (không
trừ các yếu tố mùa vụ). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Nga đang có xu
hướng tăng nhẹ so với mức trung bình 5,2% của năm 2014.
Xét về thương mại, chính sách thương mại của Nga vẫn mang tính bảo hộ
cao, đặc biệt đối với các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, sắt, thép và nông sản… Năm

2014, tổng kim ngạch thương mại của Nga đạt 804,7 tỷ USD, chiếm 39,1% GDP
(tính theo giá hiện hành); giảm 6,9% so với kim ngạch năm 2013 (theo trang tin
điện tử gks.ru, 2014). Trong đó xuất khẩu đạt 496,7 tỷ USD, giảm 5,1% so với năm


10

2013; với các mặt hàng chính là dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, khí tự nhiên,
kim loại, gỗ và sản phẩm gỗ, vũ khí, hóa chất. Theo số liệu thống kê của CIA
(2012), đối tác xuất khẩu chính của Nga là Hà Lan (chiếm 14,2% tổng giá trị xuất
khẩu), Trung Quốc (6,8%), Đức (6,8%). Nhập khẩu của Nga năm 2014 đạt 308,0 tỷ
USD, giảm 9,8% so với năm 2013; với các sản phẩm chính là máy móc và thiết bị,
ô tô, nông sản, hàng may mặc, hàng thuỷ sản. Các bạn hàng nhập khẩu lớn của Nga
gồm Trung Quốc (chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu), Đức (12,2%), Nhật
Bản (5%).
Một đặc điểm dễ nhận thấy trong nền thương mại của Nga qua giai đoạn
2013 - 2014 cũng như các giai đoạn trước, đó là kim ngạch xuất nhập khẩu luôn
chiếm tỉ trọng cao trong GDP (năm 2014 là 39,1%, năm 2013 là 41%) và cán cân
thương mại Nga thường xuyên thặng dư. Năm 2014, mức thặng dư là 188,7 tỷ
USD, tăng 3,7% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ ngoại thương của Liên bang
Nga đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Các kết quả trên có được là nhờ
vào một loạt các chính sách của Chính phủ Nga về việc dỡ bỏ dần các rào cản đối
với đầu tư nước ngoài vào Nga, giảm dần hàng rào thuế quan vào Nga và đẩy mạnh
việc xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Trong năm 2014, đồng rúp
Nga trượt giá khiến tổng giá trị xuất khẩu giảm sút so với năm 2013, tuy nhiên,
cũng vì lí do này, Nga hạn chế nhập khẩu hàng hoá hơn để tránh thâm hụt nguồn dự
trữ ngoại tệ, do đó, cán cân thương mại của Nga vẫn thặng dư với tỉ lệ tăng so với
năm trước. Vấn đề hạn chế nhập khẩu này có thể coi là một thách thức không nhỏ
đối với các bạn hàng nhập khẩu của Nga. Mặt khác, việc Nga cấm vận Mỹ và EU
đối với một số mặt hàng, trong đó có thuỷ sản lại là một cơ hội không nhỏ đối với

các thị trường xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam.
1.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ thuỷ sản trong nước của Nga
1.2.1. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga
Thủy sản là thực phẩm phổ biến và được người tiêu dùng ưa thích tại Liên
bang Nga. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA,
2014), tiêu thụ thủy sản bình quân của người dân Nga là khoảng 22 kg/người/năm.
Như một kết quả của các sáng kiến của Chính phủ Nga trong các quy định về ngành
thuỷ sản, cùng với những nỗ lực để tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản, mức tiêu


11

thụ nêu trên ở Nga được dự báo sẽ đạt 28 kg vào năm 2020. Theo báo cáo của
Honkanen (2010), khoảng 20% người tiêu dùng Nga (trong số những người được
hỏi) thích thực phẩm thủy sản. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại
nước này đang có xu hướng tăng lên. Theo nghiên cứu của tổ chức Irish Food
Board (2014), thị phần của lượng thuỷ sản tiêu thụ tại Nga so với toàn ngành bán lẻ
đã tăng từ 7,4% của năm 2011 đến 8,2% vào năm 2012. Một trong những nguyên
nhân của sự gia tăng trên là do người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến an toàn
thực phẩm. Bởi lẽ, người tiêu dùng Nga tin rằng, thuỷ sản tốt cho sức khoẻ hơn
những sản phẩm khác từ chăn nuôi. Thuỷ sản không chỉ đem hương vị thơm ngon
mà còn cung cấp nguồn giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản, cụ thể là cá không những
cung cấp nhiều đạm, vitamin và khoáng chất mà còn ít lượng mỡ béo chứa
cholesterol vốn có nhiều trong các loại thịt, không tốt cho tim mạch, đặc biệt với
người già. Ngoài ra, trong một số loại thuỷ sản như cá hồi, có chứa nhiều axit béo
Omega – 3, là loại axit béo lành mạnh vốn đã được chứng minh có tác dụng tốt cho
hệ tuần hoàn và não bộ, ức chế sự hình thành máu đông, cải thiện thị lực… Bên
cạnh đó, sự phong phú và đa dạng của thuỷ - hải sản cộng thêm việc chế biến trong
các món ăn khác nhau có thể thoả mãn khẩu vị của người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự xuất hiện của những căn bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm

trong những năm trở lại đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân
Nga tăng dần lượng thuỷ sản tiêu thụ trong khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, cũng
phải nói thêm rằng, việc tiêu thụ thuỷ sản tại Nga cũng như những quốc gia khác
trên thế giới vẫn chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của hộ gia đình cũng như
giá cả của các loại thuỷ sản.
1.2.2. Thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Nga
Nhắc đến khía cạnh này, có thể hiểu thị hiếu một cách đơn giản là xu hướng
ham thích, ưa chuộng, thường là của một số đông người và trong một thời kì nhất
định về một lối, một kiểu nào đó đối với những hàng hoá sử dụng hoặc thưởng thức
hằng ngày. Và trong trường hợp này, hàng hoá ở đây là thuỷ sản.
Thị hiếu của người tiêu dùng Nga đối với các sản phẩm thuỷ sản rất đa dạng
và phong phú, bởi lẽ, sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ ở Nga gồm nhiều loại, từ sản
phẩm rẻ tiền đến các sản phẩm đắt tiền, từ thuỷ sản tươi sống đến thuỷ sản đông


12

lạnh và thuỷ sản khô, từ thuỷ sản đóng hộp hay đóng túi, thuỷ sản được cắt khúc
trong sơ chế hay để nguyên con…
1.2.2.1. Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản của người tiêu dùng Nga
Theo báo cáo tháng 1 năm 2011 về khảo sát người tiêu dùng thực phẩm Nga
của tổ chức Agriculture and Agri-food Canada, ước tính Nga có khoảng gần 140
triệu người tiêu dùng. Cũng theo báo cáo trên, tiêu chí tiêu dùng thực phẩm nói
chung và tiêu chí tiêu dùng thuỷ sản nói riêng mà đại bộ phận người tiêu dùng Nga
quan tâm đến đầu tiên là chất lượng sản phẩm mà không phải là giá cả, đặc biệt là
các sản phẩm nhập khẩu. Nguyên nhân là do Nga có khoảng 73% dân số sống ở
thành thị với nguồn thu nhập nhìn chung là cao và ổn định, họ mong muốn sản
phẩm có chất lượng cao để xứng đáng với đồng tiền họ phải trả và phải tốt cho sức
khoẻ khi tiêu dùng. Chất lượng của sản phẩm được xác định trên danh tiếng của sản
phẩm in trên nhãn mác hay xuất xứ của sản phẩm. Nói một cách cụ thể, các sản

phẩm thuỷ sản được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu truyền thống hay được sản
xuất, phân phối từ những nhà chế biến, phân phối hàng đầu, hiển nhiên luôn có
được sự đón nhận của người tiêu dùng Nga và được tiêu thụ nhiều hơn. Chẳng hạn
như, sản phẩm cá hồi được nhập khẩu từ thị trường cá hồi truyền thống Na Uy - vốn
là đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất sang Nga trước khi bị cấm vận vào 8/2014,
luôn được ưa chuộng hơn và tin tưởng hơn về chất lượng so với sản phẩm cá hồi
được nhập khẩu từ Việt Nam.
Tiêu chí lựa chọn thuỷ sản tiêu dùng thứ hai mà người Nga quan tâm đó là
giá cả, nhất là với khoảng 27% dân số Nga sống ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp
và không ổn định, và đặc biệt với 11,2% dân số sống dưới mức nghèo khổ ở Nga
(theo báo điện tử Rbth, 2012). Trong vòng 1 năm qua, nền kinh tế Nga có dấu hiệu
sụt giảm. Từ đầu năm 2014 là giai đoạn khó khăn của Nga khi đất nước này liên tục
đối mặt với những bất ổn: những lệnh trừng phạt từ phương Tây, giá dầu và khí đốt
giảm, đồng nội tệ lao dốc… Nội tệ mất giá đã khiến giá cả hàng hoá leo thang, nhất
là với những mặt hàng nhập khẩu trong đó có hàng thuỷ sản. Điều đó khiến cho giá
cả trở thành tiêu chí được người tiêu dùng Nga ngày một quan tâm nhiều hơn. Theo
đó, các hàng hoá nói chung và sản phẩm thuỷ sản nói riêng có nhãn hiệu ít nổi tiếng


13

hơn nhưng chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng đang và sẽ dần được lựa chọn
nhiều hơn tại các siêu thị hay cửa hàng bán lẻ.
Cũng theo báo cáo khảo sát của tổ chức Agriculture and Agri-Food Canada
(2011), một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Nga sẵn sàng thay đổi thương hiệu
hàng hoá họ sử dụng theo những đợt giảm giá, khuyến mại. Đây sẽ lần một điểm
cần lưu ý cho các doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức xúc tiến thương mại cho sản
phẩm của mình tại Nga.
1.2.2.2. Địa điểm mua sắm thuỷ sản
Theo báo cáo của tổ chức Agriculture and Agi-Food Canada (2011), việc

mua sắm tại các siêu thị, đại siêu thị đã trở nên phổ biến tại Nga, nhất là đối với khu
vực thành thị, nơi sinh sống của hơn 73% dân số Nga. Như vậy, có thể nói rằng địa
điểm mua sắm hàng hoá nói chung và thuỷ sản nói riêng hàng đầu của người dân
Nga phải kể đến là hệ thống các siêu thị lớn nhỏ rộng khắp cả nước. Siêu thị là nơi
mua sắm thuỷ sản nhằm phục vụ mực đích tự nấu nướng cho gia đình, bạn bè, trong
các bữa tiệc, ngày lễ, hay các nhà hàng mua nguyên liệu về để chế biến. Người dân
Nga cũng như các nước phương Tây, thường rất tin tưởng vào hệ thống phân phối,
bán lẻ qua các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn về mặt chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ,
ở Nga, Mỹ hay các nước châu Âu, các mặt hàng thuỷ sản cũng như thực phẩm khác,
trước khi được đưa vào các địa điểm tiêu thụ nói trên đều phải trải qua việc kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm, vốn luôn được thực hiện rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Hơn nữa người dân Nga, nhất là người dân sống ở thành thị, với một cuộc sống bận
rộn, họ rất quý trọng thời gian, siêu thị là nơi họ có thể lựa chọn nhiều loại sản
phẩm cùng lúc một cách nhanh nhất. Tại đó, các sản phẩm thuỷ sản từ dạng tươi
sống, đông lạnh, đóng hộp hay đóng túi, cá, tôm hay nhuyễn thể, đều được bày bán
và sắp xếp ngăn nắp tại khu vực riêng của các siêu thị này với hệ thống làm lạnh,
bảo quản hiện đại, tạo ra sự tiện lợi tối đa cho người tiêu dùng.
Nếu như đại siêu thị và siêu thị đã trở thành phổ biến trong các đô thị, thì tại
các khu vực khác, nơi người tiêu dùng chủ yếu có mức thu thập dưới trung bình và
thấp, họ thường đến các cửa hàng bán lẻ, nhất là trong các dịp giảm giá, khuyến mại
để mua sắm. Dĩ nhiên, các sản phẩm thuỷ sản tại đây có mức giá phù hợp hơn với
túi tiền của họ.


14

Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo của tổ chức Agriculture and Agri-Food
Canada (2011), trong thời gian vừa qua, việc bán thực phẩm qua mạng Internet (bao
gồm một số các mặt hàng thuỷ sản) đã gặt hái được những thành công nhất định,
đặc biệt là tại những thành phố lớn như Moskva hay Sankt-Peterburg, nơi ùn tắc

giao thông từ lâu đã trở thành một vấn đề phiền toái, phần nào khiến người tiêu
dùng ngại phải trực tiếp đi mua sắm ở các siêu thị - những nơi vốn đã rất đông đúc.
Hình thức mua sắm này tương đối tiện lợi khi người tiêu dùng chỉ việc chọn lựa sản
phẩm mình muốn trên website bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, hình thức này cũng
có hạn chế khi nó chưa bao gồm các loại thuỷ sản tươi sống, mà chủ yếu là các loại
thuỷ sản đóng hộp, đóng túi.
1.2.2.3. Các loại thuỷ sản và nhóm sản phẩm thuỷ sản được ưa chuộng tại Nga
Theo báo cáo của USDA (2014), những loại thuỷ sản được ưa chuộng của
người dân Nga gần như vẫn giữ nguyên trong những năm qua và bao gồm cá trích,
cá minh thái, cá thu, cá hồi, cá hương và cá tầm (nuôi lấy trứng hoặc làm thương
phẩm). Những loại thuỷ sản ở phân khúc giá thấp như cá trích, cá minh thái…,
thường được tiêu thụ chủ yếu bởi những người có thu nhập trung bình và thấp ở khu
vực nông thôn. Trong khi đó, người tiêu dùng thành thị với mức thu nhập cao, lại ưa
chuộng những thuỷ sản cao cấp hơn như cá thu, cá hồi, cá tầm, tôm thương phẩm…
Theo nghiên cứu của Agriculture and Agri-Food Canada (2012), các loại thuỷ sản
cao cấp thường được người tiêu dùng thu nhập cao tiêu thụ từ một đến hai lần một
tuần, còn đối với người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp, họ thường chỉ sử
dụng chúng làm thức ăn cho những ngày lễ tết hay các dịp đặc biệt, cụ thể là ở mức
trung bình một lần trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tháng.
Một điểm quan trọng cần phải nhắc đến, đó là sự đa dạng và chất lượng sản
phẩm thuỷ sản ngày càng trở nên quan trọng đối với người tiêu dùng Nga. Để đáp
ứng nhu cầu này, các nhà cung cấp và phân phối, hệ thống các siêu thị, cửa hàng
bán lẻ đã cung cấp cho người dân một sự lựa chọn rộng rãi, bao gồm cả các loại
thuỷ sản truyền thống cũng như các mặt hàng ngoại lai. Nói cách khác, ngoài các
sản phẩm thường thấy như cá trích, cá thu, cá hồi, người tiêu dùng bây giờ có thể
thoải mái lựa chọn các loại thuỷ sản khác như các loại mực, ốc, sò, hàu…


15


Trên đây là các loại thuỷ sản được ưa chuộng tại Nga. Xét về nhóm sản
phẩm thuỷ sản được tiêu dùng tại thị trường này, ta có thể phân chia thành hai loại
hình sản phẩm chính đó là sản phẩm tươi sống (fresh) và sản phẩm đóng gói
(packaged).
Đối với nhóm các sản phẩm tươi sống (Fress fish and seafood), dựa trên báo
của Agriculture and Agri-Food Canada (2013), bảng dưới đây cho biết lượng tiêu
thụ cụ thể của nhóm này qua các năm (từ năm 2010 đến năm 2012 là số liệu thực tế,
từ năm 2013 đến năm 2017 là số liệu dự tính):
Bảng 1.1: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ tại Nga qua các năm
(đơn vị: nghìn tấn)

Loài giáp xác

Các loại cá

Nhuyễn thể, thân mềm

Tổng
(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Như vậy, có thể thấy rằng, những năm gần đây, các loại cá vẫn là lựa chọn
được ưu ái nhất, vượt trội hơn hẳn về mặt số lượng trong các loại thuỷ sản tươi sống
được tiêu thụ của người tiêu dùng Nga. Lượng cá tiêu thụ liên tục tăng qua các năm,
đồng thời, tỉ trọng nhóm sản phẩm cá luôn đạt ở mức rất cao và có xu hướng tăng
dần. Cụ thể, tỉ trọng của nhóm này đạt 97,6% vào năm 2010, đến năm 2012, con số
này tăng đến 98,06%, và được dự đoán sẽ dừng lại ở mức 98,26% vào năm 2017.
Bên cạnh đó, hai nhóm sản phẩm tươi sống còn lại là giáp xác và nhuyễn thể, thân
mềm có vẻ như chưa chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng khi mức tiêu thụ gần
như không thay đổi trong những năm vừa qua, thậm chí còn giảm đối với nhóm



16

giáp xác. Cụ thể, lượng tiêu thụ các loại thuỷ sản giáp xác đã liên tục giảm từ 28,2
nghìn tấn (năm 2010) xuống còn 22,2 nghìn tấn (năm 2012). Cùng với sự gia tăng tỉ
trọng của nhóm sản phẩm cá là sự giảm xút tỉ trọng của hai nhóm thuỷ sản còn lại,
đó là mức giảm 0,39% từ 1,3% (năm 2010) xuống 0,91 (năm 2012) của nhóm giáp
xác và mức giảm 0,1% từ 1,1% (năm 2010) xuống 1% (năm 2012) của nhóm
nhuyễn thể, thân mềm. Mặc dù lượng tiêu thụ của hai nhóm thuỷ sản này được dự
báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới, tuy nhiên do mức tăng còn thấp
hơn so với mức tăng của các sản phẩm cá nên tỉ lệ nêu trên có thể còn tiếp tục giảm
trong tương lai.

Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2015
Xét trên phương diện lượng tiêu thụ bình quân đầu người của người dân Nga
đối với từng nhóm thuỷ sản tươi sống ta có bảng số liệu sau đây:
Bảng 1.2: Lượng thuỷ sản tươi sống tiêu thụ bình quân đầu người theo nhóm
qua các năm
(đơn vị: kg/người)
201
0

201
1

201
2

2013
*


2014
*

2015
*

2016
*

2017
*

Loài giáp xác

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2


Các loại cá

14,8

15,9

16,7

17,4

18,0

18,9

19,9

21,0

Nhuyễn thể, thân
mềm

0,2

0,2

0,2

0,2


0,2

0,2

0,2

0,2

Tổng

15,2

16,3

17,1

17,8

18,4

19,3

20,3

21,4

(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013



17

Bảng số liệu trên đã thể hiện một cách chi tiết hơn lượng thuỷ sản tươi sống
trung bình được tiêu thụ theo từng loại của một người dân Nga. Theo đó, lượng cá
tiêu thụ bình quân đầu người tăng đều qua các năm trong giai đoạn từ 2010 – 2012,
và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong vòng 3 năm, lượng cá
trung bình mà một người dân Nga tiêu thụ đã tăng 1,9 kg. Điều này cho thấy người
tiêu dùng Nga ngày càng ưa chuộng hơn và nhận thấy rõ hơn giá trị của nhóm thuỷ
sản giàu dinh dưỡng này. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, lượng tiêu thụ bình quân
đầu người của các loại thuỷ sản giáp xác và nhuyễn thể, thân mềm không có sự thay
đổi trong thời gian vừa qua, cũng chưa có những dự báo cho những tín hiệu tích cực
hơn của tình trạng này trong những năm tiếp theo.
Tỷ lệ tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống nêu trên trong giai đoạn
2012 – 2017 được dự báo cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1.3: Dự báo tăng trưởng của từng loại thuỷ sản tươi sống, 2012 - 2017
(đơn vị: %)

Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Có thể thấy rằng, theo dự tính, tỉ lệ tăng trưởng chung cho cả giai đoạn 2012
– 2017 cũng như tỉ lệ tăng trưởng kép, nhìn chung là tương đối cao, nhất là đối với
sản phẩm cá. Đây cũng là một điểm đáng chú ý trong khâu nghiên cứu thị trường
cho các nhà đầu tư cũng như các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập thị trường này.
Đối với nhóm các sản phẩm đóng gói (Packaged fish and seafood) , bảng
dưới đây cho thấy số liệu thực tế trong giai đoạn 2010 – 2012 và số liệu dự báo
trong giai đoạn 2013 – 2017 về lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ tại Nga:
Bảng 1.4: Lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ qua các năm tại Nga
(đơn vị: nghìn tấn)



18

Thuỷ sản ướp lạnh
Thuỷ sản đóng hộp/ được bảo

Thuỷ sản đông lạnh đã qua chế
Tổng
(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-food Canada, 2013
Trong giai đoạn 2010 – 2012, có thể thấy rằng tổng lượng thuỷ sản đóng gói
được tiêu thụ tại Nga liên tục tăng nhẹ. Tính riêng năm 2012, đã có 628,1 nghìn tấn
thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ tại thị trường Nga, tăng 32,8 ngìn tấn (5,5%) so với
năm 2010. Tuy nhiên, khi so sánh tương quan giữa lượng thuỷ sản tươi sống và
thuỷ sản đóng gói được tiêu dùng tại Nga, rõ ràng, lượng thuỷ sản tươi sống luôn
nhiều gấp gần 4 lần so với lượng thuỷ sản đóng gói, và tỉ lệ này đang có xu hướng
tiến gần về 4 hơn. Cụ thể, hết năm 2010, lượng thuỷ sản tươi sống bán ra nhiều gấp
3,64 lần lượng thuỷ sản đóng gói; con số này đạt 3,87 tại thời điểm cuối năm 2012.
Điều này cho thấy, mặc dù người tiêu dùng Nga đã có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn
đối với cả hai nhóm sản phẩm thuỷ sản, tuy nhiên, rõ ràng thuỷ sản tươi sống vẫn
được họ ưu tiên lựa chọn hơn.
Nếu như trong nhóm thuỷ sản tươi sống, các sản phẩm cá chiếm ưu thế gần
như tuyệt đối, đạt 98% (năm 2012), trong nhóm thuỷ sản đóng gói, tỉ trọng từng
nhóm sản phẩm lại được phân bổ đồng đều hơn trong những năm qua và trạng thái
ổn định này được dự tính sẽ được duy trì trong giai đoạn sắp tới. Ta có thể thấy điều
nay qua biểu bồ dưới đây:

Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2015
Như vậy, trong các sản phẩm đóng gói, nhóm sản phẩm ướp lạnh (Chilled)
được người tiêu dùng ưa chuộng nhất với tỉ trọng 47,5% (năm 2012), nhóm sản
phẩm đóng hộp/được bảo quản (Canned/preserved) là sự lựa chọn thứ hai với

35,5% (năm 2012) và nhóm sản phẩm đông lạnh đã qua chế biến (Frozen


19

processed) được tiêu thụ ít hơn cả với 18% (2012). Trong giai đoạn tiếp theo 2013 –
2017, thị trường thuỷ sản đóng gói được dự tính sẽ chứng kiến sự giảm nhẹ trong tỉ
trọng của nhóm thuỷ sản ướp lạnh, đồng thời là sự đi lên của nhóm thuỷ sản đông
lạnh đã qua chế biến, trong khi đó các loại thuỷ sản đóng hộp/được bảo quản gần
như không có sự thay đổi trong tỉ trọng.
Sự ổn định của thị trường thuỷ sản đóng gói Nga được thể hiện chi tiết hơn
qua số liệu về lượng tiêu thụ bình quân đầu người trong bảng dưới đây:
Bảng 1.5: Lượng thuỷ sản đóng gói tiêu thụ bình quân đầu người theo từng
nhóm qua các năm tại Nga
(đơn vị: kg)

Thuỷ sản ướp lạnh
Thuỷ sản đóng hộp/ được bả

Thuỷ sản đông lạnh đã qua c
Tổng
(Lưu ý: *: năm dự tính)
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Ta thấy rằng, trên phương diện bình quân đầu người, cả 3 nhóm thuỷ sản
đóng gói, nhìn chung đều có sự nhích lên về mặt số lượng. Sự tăng lên này, dù là
thực tế trong cả giai đoạn vừa qua (2010 – 2012) hay dự báo trong giai đoạn sau
(2013 – 2017) đều chưa thực sự đáng kể.
Cũng theo Agriculture and Agri-Food Canada (2013), tỉ lệ tăng trưởng bình
quân và chỉ số tăng trưởng kép trong giai đoạn 2012 – 2017 được ước tính như sau:


Bảng 1.6: Dự báo tăng trưởng của từng nhóm thuỷ sản đóng gói 2012 - 2017
(đơn vị: %)


20

Tỉ lệ tă
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013
Kết thúc giai đoạn 2012 – 2017, tổng lượng thuỷ sản đóng gói được tiêu thụ
ước tính sẽ tăng trưởng với tỉ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 2,7%, đạt 718,4 nghìn
tấn. Nhìn chung, tỉ lệ này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức 5% của nhóm thuỷ
sản tươi sống. Trong nhóm này, tuy rằng được dự tính vẫn chiếm thị phần nhỏ nhất
nhưng thuỷ sản đông lạnh đã qua chế biến lại có khả năng phát triển nhanh nhất với
tỉ lệ tăng trưởng kép đạt 5%. Giải thích cho điều này nằm ở xu hướng tiêu thụ thuỷ
sản hướng tới những sản phẩm tiện lợi hơn của người tiêu dùng thành thị, cụ thể
nhất phải kể đến 2 thành phố lớn là Moskva và Sankt-Peterburg, nơi mà những loại
thuỷ sản đã qua chế biến đã trở nên rất phổ biến.
1.2.3. Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản
Theo báo cáo về thị trường thuỷ sản Nga của Bộ Thương mại và Đầu tư Anh
(2012), hệ thống kênh phân phối thuỷ sản của Nga bao gồm các nhà nhập khẩu, các
nhà phân phối (hay các nhà bán buôn) và các kênh bán lẻ. Cách thức hoạt động của
hệ thống phân phối theo sơ đồ như sau:
Sơ đô 1.1: Hệ thống kênh phân phối thuỷ sản tại Nga

Nhà phân phối/
Nhà nhập khẩu

Nhà bán lẻ
bán buôn


Nguồn: Bộ Thương mại và Đầu tư Anh, 2012
Thông thường, các nhà phân phối sẽ là các công ty riêng biệt với các nhà
nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một vài nhà nhập khẩu lớn, thuỷ sản sẽ được trực tiếp
chuyển đến các kênh bán lẻ mà không qua các nhà phân phối khác. Tại thời điểm
năm 2012, ước tính có khoảng 1500 công ty tham gia vào việc nhập khẩu và phân
phối thuỷ sản tại Nga. Phần lớn các công ty này đều tập trung tại thủ đô Moskva -


21

điểm trung chuyển chính của đất nước. Bên cạnh đó, tại vùng Viễn Đông, thành phố
cảng Vladivostok sẽ là địa điểm phân phối chính.
Hệ thống các kênh bán lẻ là phương thức mà qua đó phần lớn lượng thuỷ sản
được bán ra tại Nga. Theo nghiên cứu của tổ chức Agriculture and Agri-Food
Canada (2013), xét trên phương diện số lượng, các nhà bán lẻ đóng góp 88% trong
tổng số lượng thuỷ sản bán ra của toàn thị trường Nga trong năm 2012. Trong khi
đó, dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn) và các cửa hàng nhỏ lẻ giữ thị phần lần
lượt là 9,2% và 2,8%.
Mặc dù, về mặt tổng thể, có thể nói các nhà bán lẻ đang chiếm lĩnh thị
trường thuỷ sản Nga, tuy nhiên, về mặt đơn lẻ, không có nhà bán lẻ nào đang giữ
thế độc quyền trong ngành công nghiệp bán lẻ này. Nói cách khác, lĩnh vực phân
phối thuỷ sản tại Nga tương đối phân mảnh. Tổng thị phần của 5 nhà bán lẻ lớn nhất
chỉ chiếm 16,1% thị phần toàn ngành, cụ thể như trong bảng dưới đây:
Bảng 1.7: Top 5 nhà bán lẻ lớn nhất tại thị trường thuỷ sản Nga, 2012
Nhà bán lẻ
X5 Retail Group
Magnit
Auchan
Dixy Group
Metro Group

Tổng

Tổng số cửa hàng
Thị phần
(nghìn cửa hàng)
(%)
3.790
5,8
6.884
5,3
128
2,3
1498
1,7
87
1,0
6.749
16,1
Nguồn: Agriculture and Agri-Food Canada, 2013

1.3. Thị trường thuỷ sản Nga
1.3.1. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản
Theo Globlefish (2005), trước khi Liên bang Xô Viết tan rã, ngành thuỷ sản
của Nga lớn thứ tư trên thế giới sau Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong đó,
Nga đóng góp một phần tư sản lượng thuỷ sản tươi sống và đông lạnh của thế giới
và khoảng một phần ba sản lượng cá đóng hộp. Theo FAO (2014), xét theo sản
lượng đánh bắt thuỷ sản, Nga hiện đang đứng thứ 5 thế giới về sản lượng thuỷ sản
đánh bắt trên biển (Marine capture fisheries) - hải sản và thứ 11 về sản lượng thuỷ
sản đánh bắt trong đất liền (Inland capture fisheries). Ngày nay, ngay cả khi xem
xét thực tế rằng Nga có một lãnh thổ nhỏ hơn đáng kể so với Liên Xô, Nga vẫn sở



22

hữu tiềm năng rất lớn cho ngành thuỷ sản phát triển khi có đường bở biển dài tới
37.653 km, kéo dài từ biển Baltic tới Thái Bình Dương và từ Bắc Băng Dương tới
Biển Đen. Nga tiếp giáp và có quyền khai khác với 12 biển và vùng biển, bao gồm:
biển Azov, biển Đen, biển Baltic, biển Barents, biển Trắng, biển Kara, biển Laptev,
vùng biển phía đông biển Siberi và Chukchi ở Bắc Băng Dương, biển Bering, vùng
biển Okhotsk và biển Nhật Bản ở Thái Bình Dương, biển Thái Bình Dương, và biển
Caspian. Ngoài ra, Nga có diện tích mặt nước rộng lớn, lên đến 720.500 km² cũng
là lợi thế đặc biệt cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nước ngọt (CIA World
Factbook).

Nguồn: tổng hợp dữ liệu từ báo cáo của USDA
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, 2014), sản lượng thủy
sản đánh bắt tự nhiên năm 2013 của Nga là tương đối ổn định ở mức 4,15 triệu tấn;
thấp hơn 0,15 triệu tấn so với năm 2011. Tuy nhiên, mức này đã tăng nhẹ, cụ thể là
50 nghìn tấn so với mức 4,1 triệu tấn của năm 2012. Mặc dù, có sự ổn định xét về
mặt tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt đánh bắt tự nhiên tại Nga, tuy nhiên, sản
lượng đánh bắt theo từng loại thuỷ sản chủ chốt lại có sự thay đổi đáng kể trong
năm 2013, cụ thể sản lượng cá tuyết và cá trích tăng mạnh, mức tăng tương ứng là
54% và 60%, trong khi sản lượng cá hồi lại giảm 20% và sản lượng cá minh thái
giảm gần 5%.

Nguồn: USDA, 2014
Có thể thấy rằng, trong những năm vừa qua, cá minh thái, cá tuyết, cá trích
và cá hồi vẫn là 4 nhóm thuỷ sản hàng đầu của Nga về sản lượng khai thác tự nhiên.
Trong năm 2013, mặc dù có sự sụt giảm về sản lượng, cá minh thái vẫn đóng góp
37,5% tổng sản lượng đánh bắt thuỷ sản tự nhiên của Nga. Vị trí tiếp theo lần lượt

thuộc về cá tuyết Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với 12,3% và cá trích với
11,4%. Cá hồi vốn là loại thuỷ sản được khai thác nhiều thứ 2 trong năm 2012, hiện
chỉ đứng thứ tư với 8,7%, tuy nhiên nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ
sản của Nga nhờ giá trị kinh tế cao mà nó mang lại. Bên cạnh đó, một số loại thuỷ


23

sản quan trọng khác như cá thu, cá ốt vảy nhỏ, cá thu đao Thái Bình Dương, cá
chim lớn, cá tuyết chấm đen và cua chiếm khoảng 23% tổng sản lượng.

Nguồn: USDA, 2014
Sản lượng khai thác tự nhiên thuỷ sản của Nga không chỉ có sự thay đổi
trong từng loại thuỷ sản chủ yếu mà còn thay đổi theo các khu vực đánh bắt chính.
Tại lưu vực Viễn Đông, năm 2013, ngư dân Nga đã đánh bắt được 2,805 triệu tấn cá
và thủy sản các loại, ít hơn 81.500 tấn so với năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng
này này là do sự sụt giảm trong sản lượng đánh bắt cá hồi cũng như tổng sản lượng
đánh bắt cho phép (Total Allowable Catch - TAC) đối với cá minh thái ở biển
Okhotsk, biển Bering và biển Nhật Bản. Tuy nhiên, đây vẫn là khu vực đóng góp
lượng thuỷ sản đánh bắt nhiều nhất cho ngành thuỷ sản Nga, với xấp xỉ 68%.
Bên cạnh đó, tại lưu vực phía Bắc, sản lượng đánh bắt năm 2013 ước tính đạt
605.400 tấn, cao hơn 40.300 tấn so với năm 2012 nhờ sự gia tăng về sản lượng khai
thác cá tuyết và cá tuyết chấm đen.
Trong vùng biển Baltic, do sự sụt giảm trong sản lượng đánh bắt của loại cá
trích cơm và cá trích Baltic, sản lượng đánh bắt tự nhiên đã có sự giảm nhẹ trong
năm 2013 và ước tính đạt khoảng 40.100 tấn.
Điều kiện thời tiết thuận lợi từ đầu năm 2013 đã giúp sản lượng đánh bắt tại
biển Azov, biển Đen và biển Caspian tăng lên. Cụ thể, sản lượng tại biển Azov và
biển Đen ước tính đạt 29.900 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012 và sản lượng
tại lưu vực biển Caspi là 39.600 tấn, tăng 4.400 tấn so với năm 2012.

Ngoài ra, tại các vùng khai thác của quốc gia khác (được điều chỉnh bởi
Công ước), ngư dân Nga đánh bắt khoảng 443.900 tấn thủy sản các loại, tăng
69.300 tấn so với năm 2012. Tại các vùng biển ngoài khơi mở, lượng khai thác tăng
21,5% so với năm 2012 và đạt mức 170.700 tấn.
1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Theo FAO, dựa trên địa điểm nuôi trồng thuỷ sản, Nga có 2 loại hình, đó là
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (Freshwater Aquaculture) và nuôi trồng thuỷ sản ven
biển (Marine Aquaculture – Mariculture). Diện tích mặt nước của Nga rất lớn, bao
gồm 22,5 triệu ha tổng diện tích các hồ, 4,3 triệu ha diện tích ao chứa nước, 960


24

nghìn ha hồ chứa nông nghiệp, 142,9 ha ao đầm, 523 nghìn km sông suối,… phù
hợp cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên, thực tế việc nuôi trồng được tập
trung chủ yếu tại phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu (đặc biệt là khu vực phía tây
bắc, nơi nuôi trồng cá hương phát triển mạnh), phía nam Siberia, và vùng Viễn
Đông.
Vùng biển Nhật Bản, tỉnh Primorye là nơi có sản lượng nuôi trồng hải sản
lớn nhất của Nga. Ngoài vùng này, việc nuôi trồng hải sản cũng được tập trung phát
triển ở khu vực thuộc châu Âu, tương tự như đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt;
cụ thể là ở khu vực biển Barents, biển Trắng và biển Đen, với các loại hải sản như
cá hồi, cá hương biển và vẹm vỏ xanh.
Cũng theo FAO, tại Liên Nga, có 4 loại hình hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
đó là: nuôi trồng thuỷ sản giống, nuôi trong ao đầm, nuôi trồng công nghiệp và nuôi
trồng với mục đích giải trí. Nuôi trồng thuỷ sản giống thực chất là tạo ra sự sinh sản
nhân tạo của cá và thuỷ sản khác trong điều kiện được kiểm soát và đưa những con
giống khả thi vào các vùng biển và vùng nước ngọt. Các loài thuỷ sản quan trọng
nhất được nuôi giống là các loại cua, các loại cá thịt trắng (như cá tuyết, các tuyết
chấm đen), cá hồi, một số loại cá ăn thực vật (như cá mè, cá trắm cỏ…) và tầm.

Loại hình nuôi trồng này đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể vào tổng sản
lượng thuỷ sản đánh bắt hàng năm của Nga.
Loại hình nuôi trồng trong ao đầm vốn đóng vai trò chính yếu trong ngành
nuôi trồng thuỷ sản tại Nga. Loại hình này tập trung nhiều nhất ở miền Nam và
miền Trung của vùng liên bang Volga.
Lồng và bể với là những đơn vị sản xuất cho việc nuôi thuỷ sản công nghiệp.
Hình thức nuôi trồng này phát triển mạnh ở Cộng hoà Kareliya và vùng Leningrad
với Cá hương và cá tầm là hai loại thuỷ sản chính.
Việc nuôi thuỷ sản cho mục đích giải trí tại Nga thường được thực hiện trên
diện tích mặt nước nhỏ hơn 1 ha tại những nơi gần các thành phố lớn. Hiệu quả của
việc nuôi trồng này không nằm ở sản lượng cá mà được quyết định bởi doanh thu
dịch vụ mà nó mang lại.
Xét về tình hình cụ thể, theo số liệu của FAO (2014), sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản toàn thế giới năm 2012 đạt 90,4 triệu tấn, giá trị 144,4 tỉ USD; trong đó có


25

23,8 triệu tấn các loại rong tảo. Nếu như ngành đánh bắt thuỷ sản của Nga đóng vai
trò quan trọng trong toàn ngành đánh bắt thuỷ sản của thế giới thì ngành nuôi trồng
thuỷ sản của Nga lại chưa làm được điều này. Năm 2012, sản lượng nuôi trồng thuỷ
sản của Nga chỉ đạt 146.455 tấn, chiếm khoảng 0,16% của toàn thế giới, với giá trị
490,3 triệu USD (FAO).

Nguồn: dữ liệu tổng hợp từ FAO
Nhìn chung, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại Nga có xu hướng tăng dần
trong giai đoạn 2008 – 2012. Trong năm 2012, sản lượng nuôi trồng đã tăng đáng
kể, ở mức 16,8 nghìn tấn, tương đương với 13% so với năm 2011. Đây có thể coi là
dấu hiệu tích cực cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Nga.
1.3.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản

Theo báo cáo của cục thông tin nông nghiệp toàn cầu, bộ Nông nghiệp Hoa
kỳ (USDA GAIN, 2013), Ngành chế biến thủy sản của Nga vẫn chưa thực sự phát
triển, và điều này là một trong những nguyên nhân của sự sự gia tăng nhập khẩu các
sản phẩm thủy sản của Nga thời gian qua. Hệ thống cơ sở chế biến còn trong điều
kiện nghèo nàn, lạc hậu đã khiến cho Nga ở vị thế bất lợi khi cạnh tranh với những
nước sản xuất khác trên thế giới. Trong thực tế, một số lượng đáng kể các loại thuỷ
sản nhập khẩu vào Nga từ Trung Quốc đã thực sự được bắt ở Nga và sau đó được
vận chuyển đến Trung Quốc để chế biến. Chính phủ Nga đã cố gắng kiểm soát các
hoạt chế biến thuỷ sản tại nước ngoài này bằng cách đưa ra dự luật yêu cầu tất cả
thuỷ sản đánh bắt trong phạm vi lãnh thổ của Nga phải được thông quan bởi hải
quan Nga tại cảng, thay vì được phép vận chuyển trực tiếp từ các tàu biển. Thực tế
đã cho thấy hiệu quả của yêu cầu này khi sản lượng đánh bắt trở về cảng nhiều hơn,
và do đó đã làm lợi cho nhà chế biến tại các thành phố cảng như Vladivostok,
những nơi được báo cáo về sự gia tăng tính sẵn có cũng như sự giảm giá thành của
các sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó, ngày 7/3/2013, chính phủ Nga đã thông qua
nghị định đưa ra một chương trình để phát triển ngành thuỷ sản của Nga (Theo Irish
Food Board, 2014). Chương trình được lên kế hoạch trong giai đoạn 2013-2020 với
mục tiêu thay đổi trọng tâm của ngành thuỷ sản từ sản xuất và xuất khẩu nguyên


×