Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ văn 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.1 KB, 6 trang )

GV: Phạm Văn Thiện
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - NĂM HỌC 2015 - 2016

Đề*chính thức

Môn: Ngữ Văn . Khối 12
Thời gian: 180 phút)
(Không kể thời gian phát đề)

Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính,
chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt” hơi
nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
Khi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta không nói đến việc nhiệt độ mùa hè năm nay
nóng hơn năm ngoái, mà ta nói về biến đổi khí hậu, những thay đổi lớn làm ảnh hưởng
đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Biến đổi khí hậu làm ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của
con người.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng El Nino, làm cho mực nước
xuống mức thấp, tình trạng xâm nhập mặn diễn biến gay gắt. Theo báo cáo của Bộ
NNPTNT, đến nay, do hạn, mặn, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
ĐBSCL bị thiệt hại khoảng 5.572 tỷ đồng, 390.192 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Riêng
Đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại khoảng 230.586 ha diện tích cây trồng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người nông dân. Đến nay,
Đồng bằng sông Cửu Long đã có 11/13 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn,
trong đó đã có 10/13 tỉnh, thành phố công bố thiên tai năm 2016.
Tình trạng hạn, mặn hiện nay là đợt thiên tai nghiêm trọng nhất trong vòng 100
năm qua và kéo dài nhất trong lịch sử. Dự đoán, tình trạng hạn, mặn này có thể kéo dài
đến đầu tháng 6. Trước tình hình trên, thời gian qua, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã
công bố thiên tai và triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ để giúp nông dân các địa phương


kịp thời chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sớm khôi phục ổn định sản xuất, cải
thiện cuộc sống và phát triển bền vững.
Câu 1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?(0.25 điểm)
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả, địa phương nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do xâm nhập mặn từ
biến đổi khí hậu?(0.25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy chỉ ra những giải pháp để giúp nông dân các địa phương kịp thời chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu.(Trả lời trong khoảng 5-7 dòng). (0.5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc


Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Nguyễn Khoa Điềm,Thơ Việt nam, NXB Văn học, Hà Nội,
1985)
Câu 5. Xác định thể thơ của văn bản trên. (0.25 điểm)
Câu 6. Hãy chỉ ra 2 biện pháp nghệ thuật tu từ và cho biết hiệu quả của chúng trong bài
thơ.. (0.5 điểm)
Câu 7. Qua b à i th ơ trên, tác giả muốn thể hiện những tâm tư, tình cảm gì? (0.25

điểm)
Câu 8. Hãy viết đoạn văn (từ 5 – 7 dòng) trình bày ý thức trách nhiệm của anh/chị đối với công
ơn người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình.(0.5 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (3.0 điểm)
Trong bức thư gửi thầy giáo của con, một vị phụ huynh viết: Xin thầy hãy giúp
cháu có đủ sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo
như thế.
Anh/chị hiểu nguyện vọng của vị phụ huynh này như thế nào? Hãy viết một bài
văn ngắn (khoảng 600 từ) phát biểu suy nghĩ của mình về điều đó.
Câu 2: Nghị luận văn học (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành. Từ đó, hãy bình luận ý nghĩa của chân lí: Chúng nó đã cầm
súng, mình phải cầm giáo.
-------------------------- Hết -------------------------Ghi chú : - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- Học sinh không được sử dụng tài liệu
E. Xây dựng đáp án
Câu
Phần

Nội dung
Câu 1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ: Khoa học

Điểm
0.25


I.
Đọc –
hiểu

(3.0
điểm)

Phần
II.
Làm
văn
Câu 1
(3.0
điểm)

Câu 2. Đặt nhan đề cho văn bản: Nhan đề phải ngắn gon nhưng phản
ánh đúng nội dung chính của văn bản. Ví dụ:
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam.
- Hạn hán, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu.
Câu 3. Theo tác giả, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do xâm
nhập mặn từ biến đổi khí hậu là Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Viết được đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng và nêu được: những
giải pháp để giúp nông dân các địa phương kịp thời chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như: Làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục ý thức; Bảo vệ môi trường; Hưởng ứng phong trào giờ trái
đất; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp...
Câu 5. Thể thơ của văn bản trên: Tự do
Câu 6. Hãy chỉ ra 2 biện pháp nghệ thuật tu từ và cho biết hiệu quả
của chúng trong bài thơ..
- Các biện pháp nghệ thuật:
+ Phép điệp cấu trúc câu: Những mùa quả..../ Những mùa quả...
+ So sánh: Những mùa quả lặn rồi lại mọc/ Như mặt trời, khi như mặt
trăng...
+ Ẩn dụ: Quả non xanh...( ẩn dụ chỉ người còn nhiều khuyết điểm, chưa

trưởng thành)....
- Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh người mẹ khó nhọc và mong
mỏi đợi chờ, cho thấy niềm lo lắng và ý thức trách nhiệm của người con.
Câu 7. Qua b à i th ơ trên, tác giả muốn thể hiện những tâm tư,
tình cảm:
- Thể hiện lòng biết ơn, trân trọng, yêu thương đối với người mẹ.
- Niềm lo lắng, ý thức trách nhiệm đền đáp công ơn.
Câu 8. Viết được đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng và nêu được: ý thức
trách nhiệm của mình đối với công ơn người đã nuôi nấng, dạy dỗ. Đó là
lòng biết ơn, hiếu thảo; phải cố gắng học tập để xứng đáng với tấm lòng
người mẹ...
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng
bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ,
rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết
luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân
bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được nhận thức của cá nhân.

0.5

0.25
0.5

0.25
0.5


0.25

0.5


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận,
nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần
Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn
hoặc cả bài viết
chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái
độ/quan điểm của con người trước những tác động của đám đông trong
cuộc sống.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề
khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định
hướng sau:
1. Giải thích:
- Sức mạnh: khả năng tác động hoặc chịu/không chịu tác động một
cách mạnh mẽ, tạo hiệu quả ở mức độ cao.

- Chạy theo đám đông: làm theo người khác một cách thiểu suy
nghĩ, dễ dãi, làm theo mà không biết chuyện gì đang xảy ra.
-> Ý của vị phụ huynh: mong muốn con mình có đủ khả năng, bản
lĩnh, có chính kiến để không bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu của
đời sống.
2. Phân tích, bình luận:
- Một nguyện vọng đúng đắn, chính đáng và hết sức tha thiết của
người cha yêu thương con, có trách nhiệm, có hiểu biết sâu sắc:
+ Đám đông chạy theo nhau (tất cả mọi người) mà vị phụ huynh
nói ở đây là một xu thế a dua, nhiều người tham gia cùng một sự
việc nhưng hoàn toàn không có chính kiến, không hiểu bản chất sự
việc. Họ chiếm ưu thế về số lượng nhưng không có sự liên kết,
không có sự đồng tâm hiệp lực nên không tạo ra sức mạnh bền
vững. Sức mạnh này có tính nhất thời, song có thể gây hậu quả nghiêm
trọng.
+ Những người chạy theo đám đông là những người thiếu bản lĩnh,
thiếu niềm tin vào bản thân, dễ bị lôi kéo, kích động. Hành vi
chạy theo đám đông là hành vi đáng phê phán...
+ Khi có sức mạnh (được tạo nên bởi ý thức về giá trị, về năng


lực...của bản thân), con người tin vào khả năng của bản thân, có bản
lĩnh để không chạy theo người khác một cách mù quáng.
- Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học trò có
được sức mạnh trên, được phụ huynh đề cao: xin thầy hãy giúp
cháu.
- Liên hệ:
+ Thực tế hiện nay: xu thế chạy theo đám đông trong cuộc sống là
khá phổ biến, nhất là trong giới trẻ.
+ Tác hại của việc chạy theo đám đông, của thói a dua: hình

thành một thói quen xấu là chỉ biết làm theo người khác. Lối hành xử
ấy dễ dẫn đến việc đánh mất bản ngã, thiếu bản lĩnh, thiếu tính tiên
phong,...trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Cần phân biệt đúng sai, tốt xấu trong các mối quan hệ xã hội, giữa
cá nhân với cộng đồng.
- Rèn luyện bản lĩnh sống, nâng cao tinh thần tự chủ.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan
điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức
và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện
được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan
điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
Câu 2
(4.0
điểm)

a/ Về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Về kiến thức:
- Giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm, vị trí của nhân vật Tnú…
1. Hình tượng nhân vật Tnú:
- Số phận: Chịu nhiều đau thương trong chiến tranh chống Mĩ. Anh

mang 3 nỗi đau: Nỗi đau cá nhân, gia đình và buôn làng…
- Vẻ đẹp:
+ Là hiện thân cho tính cách Tây Nguyên: Gan dạ, dũng cảm, thông
minh, nhanh nhẹn; Tuyệt đối trung thành với cách mạng và có tính kỉ
luật cao; Giàu tình yêu thương và cháy bỏng lòng căm thù giặc…
(mỗi ý lấy dẫn chứng để chứng minh)

0.5
0.5
1.5


+ Là nhân vật điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng
của người dân Xô Man: Tnú với tất cả sức mạnh cá nhân… nhưng do
chỉ có hai bàn tay không nên đã thất bại trước kẻ thù…Anh chỉ được
cứu thoát khi dân làng đã cầm vũ khí đứng lên chiến đấu… (mỗi ý lấy
dẫn chứng để chứng minh)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Mang đậm tính sử thi và cảm hứng bi
tráng; Xây dựng chi tiết điển hình; ngôn ngữ đậm chất Tây Nguyên;
Kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng…
2. Bình luận ý nghĩa của chân lí: Chúng nó đã cầm súng, mình phải
1.0
cầm giáo.
- Ý nghĩa: Qua câu nói của cụ Mết, tác giả đã gián tiếp ngụ ý:
+ Dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng.
+ Con đường đấu tranh của dân tộc ta là vũ trang đồng khởi chống lại
kẻ thù; Từ tự phát lên tự giác.
+ Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có
cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ
tàn ác

- Bình luận: Chân lí đó đúng đắn, thể hiện tinh thần bất diệt và lòng
yêu nước bất khuất. Có được đọc lập như hôm nay chính là nhờ tinh
thần đó của dân tộc. Tuy nhiên, đó không phải là con đường duy nhất,
mà còn cần sự bình tĩnh, sáng suốt và khôn ngoan…
0.5
c. Kết bài: Đánh giá về hình tượng… Liên hệ bản thân



×