Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.91 KB, 3 trang )

TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão là một trong những khuôn mặt đẹp của triều đại nhà Trần “ Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa ”
( thơ Huy Cận ) . Ông là một người văn võ toàn tài , thơ văn ông để lại không nhiều “ Tỏ lòng “ là một trong những
tác phẩm hiện còn của ông . Phạm Ngũ Lão đã viết bài Tỏ Lòng khi cuộc kháng chiến quân Nguyên – Mông lần thứ
2 sắp bắt đầu . Bài thơ thể hiện một cách sống , một niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng lập chiến công của
bậc anh hung khi tổ quốc bị xâm lược . Vởi chỉ 4 câu 28 chữ nhưng bài thơ Tứ tuyệt này lại dung chứa biết bao điều
lớn lao kì vĩ về đất nước, thời đại và đặc biệt là về con người :
“ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu . Tam quân tì hổ khí thông ngưu . Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu . “
Bài thơ được Phạm Ngũ Lão sang tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà . Triều đại nhà
Trần là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta . Ba lần kháng chiến
đánh bại Nguyên Mông hung tàn ra khỏi bờ còi giữ vững sơn hà xã tắc , nêu cao truyền thống bất khuyết của dân
tộc Đại Việt . Nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương , Hàm Tử , Bạch Đằng ..
bất tử . Khí thế hào hung oanh liệt của nhân ta và tướng sĩ đời Trần được ca ngợi là “ Hào khí Đông A “ và hào khí
ấy đã được thể hiện rất rõ qua 2 câu đầu của bài thơ :
“ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu . “
( Múa giáo … )
Hai câu thơ tuy nhỏ nhưng lại hai hình ảnh lớn một là tầm vóc lớn lao của chàng trai thời Trần hai là sức mạnh của
quân đội thời trần . “ Hoành sóc “ có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo . Hai từ “ hoành sóc “ gợi tư chế hiên ngang ,
vững chãi sẵn sàng xông lên bảo vệ Tổ quốc , lập nên những chiến công lừng lẫy . Tư thế ấy lại càng được nâng
lên khi xuất hiện trong bối cảnh kì vĩ cả về không gian lẫn thời gian . Không gian là non sông ý chỉ cả đất nước .
Thời gian là kháp kỉ thu ( mấy thu ) ý chỉ một thời gian dài . Ta có thể thấy chàng trai thời Trần không chỉ gìn giữ một
vùng , một miền mà gìn giữ , bảo vệ cả một đất nước suốt nhiều năm liền . Với sự kết hợp giữa sự mở rộng về
không gian và sự trải dài về thời gian đã làm nổi bật tư thế hiên ngang tinh thần xả thân vì nước cũng nhưng tầm
vóc lớn lao của chàng trai thời trần . Chính những chàng trai hùng thời Trần đã làm nên sức mạnh của quân đội thời
Trần : “ Tam quân tì hổ khí thôn ngưu “ . Tam quân ( ba quân ) nghĩa hẹp chỉ chỉ toàn thể quân đội thời Trần , nghĩa
rộng là chỉ hình ảnh dân tộc ta thời ấy . So sánh “ Tam quân tì hổ “ cho thấy sức mạnh quân đội nhà Trần như hổ
báo . “ Khí thôn ngưu “ có 2 cách hiểu . Cách thứ nhất là nuốt trôi trâu . Còn theo quan niệm cổ thẩm mỹ lại hiểu là
làm lấn át , lu mờ cả sao Ngưu trên trời . Bản dịch thơ đã hiểu theo cách thứ nhất là sức mạnh của ba quân có thể
nuốt trôi cả trâu cách hiểu này đem đến cảm nhận cụ thể hơn về sức mạnh của quân đội còn non trẻ đương đầu với


đội quân Nguyên - Mông hùng mạnh và thiện chiến, dường như có hàm ý ngợi ca tự hào mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ tỳ hổ
là cách so sánh mang đậm chất võ của người thống lĩnh ba quân. Trong sự liên tưởng ấy, hổ và trâu hoàn toàn
không làm mất đi giá trị thẩm mỹ của câu thơ mà làm rõ hơn cho dũng khí của quân đội nhà Trần. Với bút phát sử
thi và những hình ảnh lớn lao kì vĩ kết hợp với lối so sánh phóng đại đã ca ngợi tầm vóc lớn lao , cao cả của chàng
trai thời Trần đồng thời 2 câu thơ đã làm sống lại hào khí của 1 thời đại anh hùng – hào khí Đông A .
Nếu ở hai câu đầu như một sự thông báo kiêu hãnh với trời đất về sức mạnh và quy mô của một đội dũng binh đang
chuẩn bị xuất trận, báo hiệu một chiến thắng huy hoàng đang chờ đón trước một sức mạnh như vũ bão, thì hai câu
thơ sao lại là một tiếng thở dài trầm lắng, nhẹ nhàng để người ta suy nghĩ lại về chí làm trai, về mục đích của người
đàn ông sống trên đời :
“ Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu “


“ Công danh trái “ là nợ công danh . Đây là một quan niệm tích cực của Nho giáo về chí làm trai . Công là sự
nghiệp , danh là danh tiếng . Tức là phận làm trai phải lập công danh sự nghiệp tức là phải có sự nghiệp hiển hách
để lại tiếng thơm . Nếu xét quan niệm này thì Phạm Ngũ Lão đã có công danh rồi . Thế nhưng tại sao Phạm Ngũ
Lão lại nói rằng mình còn nợ công danh . Vậy “ công danh “ với Phạm Ngũ Lão lại là một khái niệm khác . Đó là
nghĩa vụ với dân với nước nên Phạm Ngũ Lão thấy mình vẫn còn nợ công danh vì nước nhà còn trong cảnh gian
nan, khổ ải và đau khổ vì chiến tranh, Phạm Ngũ Lão cảm thấy như mình vẫn chưa xứng đáng là một người con
nước Nam, còn chưa đánh đuổi được quân xâm lược. Chi tiết này cho thấy Phạm Ngũ Lão có ý thức trách nhiệm
cao hết lòng vì sự nghiệp chung của đất nước và niềm khao khát của vị tướng tài muốn xông pha nơi trận mạc,
muốn đánh đông dẹp bắc đánh đuổi quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi. Có lẽ vì ấp ủ món nợ công danh mà Phạm
Ngũ Lão này sinh trong tâm mình một cái thẹn :
“ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu “ . “ Thẹn “ nghĩa là mặc cảm xấu hổ . Phạm Ngũ Lão thẹn vì mình chưa có
được tài mưu lược lớn , chưa đóng góp cho dân , cho nước nhiều như Gia Cát Lượng thuở xưa . Gia Cát Lượng là
quân sư của Lưu Bị, mưu trí tuyệt vời và là một bề tôi trường cột đã giúp Lưu Bị dựng nên nhà Hán . Đó là nỗi thẹn
của người có nhân cách. Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước. Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Nỗi
thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một
con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái
tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người

Việt Nam đời Trần. Nguyễn Khuyến sau này trong bài thơ “Thu vịnh” từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm –
một danh sĩ cao khiết đời Tấn : “ Nhân hứng cũng vừa toan cất bút . Nghĩ ra lại thấy thẹn với ông Đào .” . Qua tâm
sự của Phạm Ngũ Lão ta thấy rõ quan niệm của ông : Sống là phải biết phấn đấu chứ không phải hưởng thụ phải
cống hiến cho dân cho nước .
“ Tỏ lòng “ là một bài thơ Đường luật ngắn gọn , súc tính nhưng lai chứa biết bao điều sâu sắc . Với bút pháp sử thi
cùng với những hình ảnh lớn lao kì vĩ kết hợp lối so sánh phóng đại đã thể hiện rất rõ sức mạnh của chàng trai và
quân đội trời Trần .Thêm vào đó với ý tứ hàm súc , niêm luận chặt ché , giọng thơ hào hùng mạnh mẽ càng làm nổi
bật thêm cái hào khí ngút trời của quân đội thời ấy .
Đúng là bài thơ “ Tỏ lòng “ với lời lẽ giản dị , hàm súc Phạm Ngũ Lão đã cho ta thấy “ Hào khí Đông A “ phác họa
cho người đọc thấy mẫu người anh hùng luôn khao khát lập chiến công , luôn nôn nóng được ra sức phục vụ đất
nước . Tuy chỉ là cảm xúc của một con người nhưng bài thở Tỏ lòng đã thế hiện một cách sâu sắc tư thế chiến đấu ,
khí thế xung trận và đặc biệt là khát vọng lập chiến công của bậc nam tử để “ giang sơn muôn thuở vững âu vàng “ .
Qua bài Tỏ lòng thế hệ trẻ chúng ta cũng nên rút ra những bài học cho riêng mình. Phải biết sống khiêm tốn , có chí
cầu tiến , sống có trách nhiệm với gia đình với đất nước . Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta nên cố
gắng học tập để sau này góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh .




×