Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

đặc sắc nghệ thuật trong sáng tcas xuân diệu sau năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.36 KB, 26 trang )

1

MỤC LỤC
A.Giới thiệu chung
Chương I:Xuân diệu và tập thơ “Riêng chung”
1.Xuân Diệu
1.1.Cuộc đời
1.2.Sự nghiệp

2.Tập thơ “Riêng chung”.
B.Nội dung chính
Chương II:Cái tôi trong thơ Xuân Diệu sau năm 1945 qua
tập thơ “Riêng chung”
1.Giới thiệu chung
2.Đặc điểm cái tôi Xuân Diệu sau năm 1945 trong “Riêng
chung”
2.1.Cái tôi hòa chung vào cái ta cộng đồng
2.2.Cái tôi hoài niệm mười lăm năm ân tình của Đảng


2

2.3.Cái tôi ca ngợi quê hương đất nước,vui niềm vui đất nước phát
triển
2.4.Cái tôi trăn trở với những vấn đề thời sự
2.4.Một nỗi niềm riêng

Chương III:Sự thay đổi ý thức sáng tác giữa hai giai đoạn
trước và sau 1945
1.Giai đoạn trước 1945
2.Giai đọan sau 1945



C.Kết luận


3

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN DIỆU SAU NĂM
1945 QUA TẬP THƠ RIÊNG CHUNG

Chương I:Xuân Diệu và tập thơ “Riêng chung”
1. Xuân Diệu
1.1. Cuộc đời
Nhà thơ Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha,
xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh tại quê mẹ ( bà Nguyễn Thị
Hiệp ) ở Vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vào ngày
2 tháng 2 năm 1916.
Thuở nhỏ học chữ Hán và Quốc ngữ với cha là Ngô Xuân Thọ, đỗ tú tài kép
Hán học, vốn quê xã Trảo Nha ( nay là Đại Lộc ), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
1927, Xuân Diệu vào học trường Cao đẳng tiểu học Qui Nhơn, được cấp học
bổng và nội trú tại trường.


4

1933, ông sáng tác bài thơ đầu tay "Bài thơ tuổi nhỏ", sau này được in vào tập
Thơ Thơ.
1934, ông đỗ bằng Thành chung tại Qui Nhơn.
1935 - 1936, Xuân Diệu ra học tú tài phần thứ nhất tại trường Trung học Bảo hộ
Hà Nội.
1936 - 1937, vào học tú tài phần thứ hai tại trường Trung học Khải Định Huế.

Tại đây, ông gặp Huy Cận và hai người kết nghĩa với nhau cho đến cuối đời.
1938 - 1940, ông ra Hà Nội sống với Huy Cận ở gác 40 Hàng Than, ghi tên
học luật và dạy học ở trường tư thục Thăng Long do Hoàng Minh Giám làm
giám đốc).
Tháng 12 năm 1938 xuất bản tập thơ đầu Thơ Thơ với tựa của Thế Lữ và trình
bày mỹ thuật của Lương Xuân Nhị.
1939, cùng với Huy Cận tự tái bản Thơ Thơ và cho xuất bản truyện ngắn "Phấn
thông vàng".
Đầu 1940, ông thi đậu vào nghành tham tá thương chính và được bổ nhiệm vào
sở Đoan Mỹ Tho.
1943, Xuân Diệu thôi việc ở Mỹ Tho, ra Hà Nội sống với Huy Cận, tham gia
Việt Minh bí mật cùng với Huy Cận.


5

Tháng 2 năm 1945, ông làm cuộc diễn thuyết đầu tiên về đề tài "Sinh viên với
quốc văn" do Tổng hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Về sau được xuất bản với
tên đề mở rộng : Thanh niên với quốc văn.
Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính
quyền tại Hà Nội. Ông hăng hái tham gia các hoạt động lên án bọn Việt cách,
Việt quốc chống phá chính quyền cách mạng, và làm nhiều bài thơ đả kích mạnh
mẽ bọn này.
1946, Xuân Diệu được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I. Tháng 5 năm 1946,
một phái đoàn quốc hội Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn
sang Pháp; Xuân Diệu tham dự với tư cách là đại biểu các nhà báo. Sau chuyến
đi này, Xuân Diệu đã đăng trên báo Cứu quốc thiên phóng sự "Từ trường bay
đến trường bay" và cho xuất bản tập"Việt Nam nghìn dặm", viết về đời sống và
cuộc đấu tranh của Việt kiều, lính chiến và lính thợ tại Pháp từ 1940 - 1946.
Kháng chiến toàn quốc, Xuân Diệu ở suốt chín năm trong các chiến khu tại Việt

Bắc. Ông đã đi theo Đài tiếng nói Việt Nam năm 1947 và phụ trách mỗi tuần nói
một "câu chuyện văn hóa" ở đài, về sau tập hợp in thành tập "Việt Nam trở dạ".
1948, Xuân Diệu được bầu là Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Văn nghệ Việt Nam.
Tham gia Ban biên tập tạp chí văn nghệ cơ quan của hội.
1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Huy Tưởng và
Nguyễn Đình Thi giới thiệu. Xuân Diệu còn tham gia các đợt phát động quần
chúng giảm tô và cải cách ruộng đất ở Nghệ An và Thanh Hóa. Sau đó xuất bản
tập thơ về đề tài này.


6

Sau hiệp định Giơnevơ 1954, từ chiến khu trở về Hà Nội, Xuân Diệu lại
vào cuộc chiến đấu mới, một phần quan trọng trong các tập thơ anh là đề tài đấu
tranh thông nhất, chống Mỹ-ngụy, và chuyên đề này chiếm toàn bộ tập "Mũi Cà
Mau"(1962). Khi nhóm Nhân văn - Giai phẩm đi theo đường lối chống Đảng,
chống chủ nghĩa xã hội trong văn nghệ, Xuân Diệu đã viết một loạt bài tiểu luận
ứng chiến, in thành tập "Những bước đường tư tưởng của tôi"(1958).
Năm 1958, ông là diễn giả trong lễ kỷ niệm 138 năm ngày mất của Nguyễn Du,
và đây cũng là thời điểm của một loạt công trình nghiên cứu của Xuân Diệu về
các nhà thơ lớn truyền thống của dân tộc.
1961, xuất bản tập tiểu luận kinh nghiệm sáng tác "Trò chuyện với các bạn làm
thơ trẻ".
1975, Xuân Diệu trở lại miền Nam ngay sau khi đất nước hoàn toàn được giải
phóng. Thăm lại quê má Bình Định, Sài Gòn, Mỹ Tho, Cà Mau,...sau hơn ba
mươi năm xa cách.
1980, ông dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà văn thế giới bảo vệ hòa bình lần
thứ hai ở Xôphia.
1981, Xuân Diệu được mời sang Pháp nói chuyện về thơ Việt Nam tại các
trường đại học Pari VII, Nixo, Xoooscbon.

1982, dự lễ mừng thọ của nhà thơ dân tộc Cuba Nicolai Ghiden bẩy mươi tuổi tại
La Havana, dịch và giới thiệu tập thơ "Nicolai Ghiden".


7

1983, Xuân Diệu được Viện Hàn lâm nghệ thuật cộng hòa dân chủ Đức bầu làm
Viện sĩ thông tấn.
1985, ông tham gia đoàn đại biểu Việt Nam tại Liên Xô.
Xuân Diệu từ trần lúc 19 giờ 45 phút ngày 18 tháng 12 năm 1985 sau một
cơn đau tim đột ngột tại Hà Nội. Ông được Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam tặng Huân chương độc lập hạng Nhất, an táng tại nghĩa trang
Văn Điển, nay đã cải táng về nghĩa trang Mai Dịch.
I.1.2. Sự nghiệp
Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển trên suốt hơn nửa thế kỷ. Ông
là một tác gia lớn trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại với một phong cách
riêng đặc sắc. Thi sĩ họ Ngô có đóng góp và có thành tựu lớn ở cả hai thời kỳ
trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Xuân Diệu đã để lại một khối lượng
tác phẩm đồ sộ, có giá trị lâu dài về nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, nghiên cứu
phê bình, dịch thuật,... Với cây bút tài năng này, ở thể loại nào ông cũng đạt
được những thành tựu, in đậm dấu ấn riêng.
Tác phẩm chính đã xuât bản:
Thơ : Thơ Thơ (1938, tái bản nhiều lần); Gửi hương cho gió (1945, tái bản
nhiều lần); Ngọn Quốc kỳ (1945); Hội nghị non sông (1946); Dưới sao vàng
(1949); Mẹ con (1954); Ngôi sao (1954); Riêng chung (1960); Mũi Cà Mau Cầm tay (1962); Một khối hồng (1964); Hai đợt sóng (1967); Tôi giầu đôi mắt
(1970); Hồn tôi đôi cánh (1976); Thanh ca (1982); Một chùm thơ (tuyển,
Pari,1983); Tuyển tập Xuân Diệu, tập I (1983).


8


Văn xuôi : Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945); Miền Nam nước Việt
(1945); Việt Nam nghìn dặm (1946); Việt Nam trở dạ (1948); Ký sự thăm nước
Hung (1956); Triều lên (1958);
Tiểu luận phê bình : Thanh niên với quốc văn (1945); Những bước đường
tư tưởng của tôi (1958); Dao có mài mới sắc (1963); Và cây đời mãi mãi xanh
tươi (1971); Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978); Các nhà thơ cổ
điển Việt Nam (2 tập, 1981-1982); Công việc làm thơ (1984);
Dịch : Thi hào Nadim Hitmet (1962); Vây giữa tình yêu (1968); Thơ
Nicolai Ghiden (1982); Những nhà thơ Bungari (1985);...

2.Tập thơ Riêng chung
Tập thơ được sáng tác vào giai đoạn năm 1960,xuất bản năm 1962.Tập thơ đã
đánh dấu một sự chuyển đổi ý thức tích cực của tác giả,hòa mình vào chung với
dòng Cách mạng.Nhan đề “Riêng chung” cũng đã thể hiện phần nào ý tứ nội
dung của tập thơ.Xuyên suốt tập thơ này là trái tim yêu nước,yêu Đảng,niềm tin
yêu cuộc sống mới,ca ngợi Đảng,ca ngợi thành quả Cách mạng và khoa học kĩ
thuật.

Chương II:Đặc điểm cái tôi Xuân Diệu sau năm 1945
1.Giơí thiệu chung:
Ta đã từng nghe Hoài Thanh nhận định trong “Thi nhân Việt Nam”:”Một
hồn thơ rộng mở như Thế Lữ;mơ màng như Lưu Trọng Lư;hùng tráng như Huy
Thông;trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp;ảo não như Huy Cận;quê mùa như


9

Nguyễn Bính;kì dị như Hàn Mặc Tử,Chế Lan Viên;thiết tha,rạo rực,băn khoăn
như Xuân Diệu”

Và,trong số các nhà thơ hiện đại tên tuổi đó, Xuân Diệu là một tác giả tiêu biểu,
từng được vinh danh là ông Hoàng thơ tình. Đến với thơ ông, bạn đọc sẽ cảm
nhận được một trái tim yêu đời, khao khát hạnh phúc và thiết tha giao cảm đầy si
mê và lôi cuốn:
Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp
Và lòng tôi mời mọc bạn chia nhau
(Lời thơ vào tập gửi hương)
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một trong một cái hôn nhiều...
(Vội vàng)
Trải qua nhiều chặng đường sáng tác thơ ca, cái tôi trữ tình của thơ Xuân
Diệu biểu hiện hết sức phong phú. Vậy, đặc điểm nổi bật của cái tôi trữ ở
sáng tác của ông hoàng thơ tình sau năm 1945 như thế nào và có những
hình thức biểu hiện ra sao?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tập thơ “Riêng
chung”.

2. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu sau năm
1945 qua tập thơ “Riêng chung”
Tập thơ riêng chung là một trập thơ nổi tiếng của Xuân Diệu sau năm
1945,được xuất bản năm 1962,để những sự thay đổi rất đáng khích lệ qua một
chặng đường sáng tác dài gắn với lịch sử.Vâng,qua thời gian,tất cả sẽ thích nghi


10

được với môi trường mới,không gian mới.Nói vậy,không phải nhà thơ đã hoàn
toàn lột bỏ cái khả năng thiên phú về thơ tình của mình,mà là sự thay đổi hình

thức,vẫn giữ lại cái vị ngọt ngào,tha thiết,lãng mạn nhưng cũng đề cập đến
những vấn đề thiết thực với cuộc sống hơn.Và,chúng ta sẽ cùng nhau khám phá
để thấy rõ được Xuân Diệu đã thay đổi cái nhìn của mình thế nào trong quá trình
sáng tác.
II.2.1. Cái tôi hòa chung vào cái ta cộng đồng
“Từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả”(Pôn Eluya), hành
trình như thế là con đường của nhiều tác giả thơ Mới sau cách mạng tháng
Tám. Nhà thơ Xuân Diệu qua sáng tác của mình đã bộc lộ cái thiết tha, khát khao
có mặt ở mọi sự kiện của xã hội, mặc dù vấn đề riêng –chung cũng là trăn trở
của tác giả ở bước ngoặt 1945:
-Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao.
-Lòng sướng vui như muốn vỡ òa chan hòa nước mắt.
Trước cách mạng, lòng yêu đời qua tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên thì sau
1945 tình yêu cụ thể hơn, yêu đất nước, cuộc sống, con người. Cái tôi trữ tình
yêu đời lúc này xuất phát từ cái tôi công dân có tình yêu mặn nồng với đất
nước.Không còn xa cách,không còn ôm mình trong vỏ ốc của thơ tình,ông đã
gắn cuộc đời mình với nhân dân,với đất nước,để thưởng thức,để cảm thụ cái tình
cảm sâu sắc,thiêng liêng:
... Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên
Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ.
(Trở về)


11

Trời ơi quần chúng hóa tình nhân
(Mê quần chúng)

Xuân Diệu đến với quần chúng từ những ngày đầu cách mạng và cảm thấy chất
thơ phải được khơi nguồn từ cuộc đời mới. Đó là cái tôi của một nhà thơ – chiến
sĩ sau cách mạng tháng Tám, cái tôi của lòng tin yêu xuất phát từ cách nhìn
cuộc sống thân thiện, mến yêu:
Có một suối thơ chảy từ gần gũi
Ra xa xôi và lại đến gần quanh
Một suối thơ lá ngọt với hoa lành
Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố
(Nguồn thơ mới)
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để cho bà nói má thơm của cháu
Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu
(Đôi mắt xanh non)
Cái tôi cá nhân giờ đây đã hòa chung với cái ta làm một,không còn khoảng cách
nào nữa.Hầu hết các bài thơ trong tập thơ này đều thể hiện tinh thần ấy.Gắn với
kỉ niệm thì cũng gắn với nhân dân,với Đảng.Ca ngợi thì cũng ca ngợi nhân
dân,ca ngợi Đảng.Yêu thương thì cũng yêu thương nhân dân,yêu thương
Đảng….Tất cả đều gằn với vận mệnh chung của dân tộc.
II.2.2.Cái tôi hoài niệm mười lăm năm ân tình của Đảng
Trong những năm tháng chiến đấu và gắn bó với đất nước,Xuân Diệu đã hòa cái
tôi với quần chúng nhân dân,cảm thông,thấu hiểu,chia sẻ.Và,cũng có không ít
những kỉ niệm. Ông gắn bó với Đảng,với chế độ một cách chân thành.Mười lăm
năm ân tình của Đảng ,biết bao hạnh phúc,khổ đau,hi sinh,mất mác. …..Tất cả
cùng đọng lại trong những vần thơ tha thiết,dạt dào
Không phải chuyện đời xưa, mà chuyện đời nay,
Có một người chất vạn gánh trên vai,
Vạn gánh đầy tràn, gánh to, gánh nhỏ,



12

Gánh như núi, gánh dồn như thác đổ
Trên đôi vai. Người ấy gánh, và đi!
(Gánh)
Vượt qua biết bao gian truân,sóng gió,trong lòng ông vẫn chứa chan niềm tin yêu
và hi vọng. Nhưng người gánh to,gánh nhỏ ấy là ai?Ai có đủ khả năng và sức
mạnh để đảm đương điều đó?Chính là Đảng.Xuân Diệu đã ca ngợi Đảng như
một người mẹ hiền ôm ấp,che chở đàn con nhỏ,Đảng đã đưa đất nước đi đến
vinh quang,gánh một mình đôi bờ vai nặng trĩu nhưng vẫn đấy khí thế,hiên
ngang và bất khuất.Chính vì vậy,nhà thơ đã gắng cuộc đời mình với Đảng,với
nhân dân để hòa chung nhịp đập,như người vợ chung thủy với tình yêu,một cách
làm thơ tình duyên dáng và mới lạ:
Em lấy anh từ ngày hăm nhăm tuổi,
Đến bây giờ em đã bốn mươi,
Anh trả cho em trời đất để làm người.
Anh trả cho em Tổ quốc và sông núi.
Mười lăm năm anh cho em gần gụi
Người, những con người,
Tay, những bàn tay
Vĩ đại, bình thường, tinh khéo, thơ ngây.
Mười lăm năm ăn hạt gạo của anh,
Uống ngụm nước,
Ăn ngọn rau,
Thấm nghĩa nặng tình!
Hạt gạo của những người thắt bụng,
Quả trứng của những người mặt hãy còn xanh.
Đĩa đèn dầu dọc, anh thắp soi trang;
Trang sách giấy thô, đọc vào: sán lạn!
Tấm áo đắp ôm, tấm chăn bầu bạn;

Em ngã anh nâng, đau ốm có anh.


13

Ở với anh hai thứ tóc đã chen,
Anh đã vào trong em như ánh sáng.
Anh đã hoá như đêm ngày, mưa nắng,
Như khí trời em thở, nước lớn em bơi.
Em mặc anh như tấm áo rạng ngời,
Kiêu hãnh chói con ngươi em sáng rực!
Mười lăm năm là sách vàng em đọc,
Mười lăm năm là tràng ngọc em đeo.
Trong tâm hồn em, anh mãi mãi buông neo;
Nghe tiếng nói anh, thấy lòng vui reo bát ngát;
Đẻ với anh những đứa con tinh thần, biết ca biết hát.
Vâng,quả thật là ông Hoàng thơ tình,tình yêu của ông với Đảng,với nhân thắm
thiết mặn nồng như tình chồng vợ son sắt không phai.Cái tình ấy như một thứ
tình riêng nhưng lại thể hiện trong một cái tình yêu chung sâu sắc,đậm đà.Chính
cái tình đố đã giúp cho ông có một cái nhìn trẻ trung,sâu sắc với đời.Và,ông tình
nguyện gắn mình mãi với quê hương đất nước,với những gì tươi đẹp hôm nay.
Mười lăm năm qua,
Chứ ba mươi năm nữa,
Muôn đời, muôn thuở,
Có bao giờ em sống xa anh!
(Mười lăm năm)
Ở nơi đâu,Đảng cũng soi sáng,Đảng cũng dẫn đường.Đối với nhà thơ,Đảng cao
quí,tôn nghiêm,chân tình,thân thiện.Tất cả đều hòa vào nhau làm một,Đảng và
nhân dân như hình với bóng. Với nghệ thuật lặp ngữ pháp,bài thơ “Lý
tưởng”như một khúc ca ca ngợi Đảng”Nơi ấy Đảng cùng ta đi tới”.Nơi ấy-bất

chấp nơi nào Đảng cũng cùng “ta” đi tới.Dù đường đi có vất vả gian nan thế
nào,có chông gai,sóng gió thì Đảng và “ta” vẫn mãi cùng đi,đi tới mãi để đến với
hòa bình,tự do,đến với nơi ươm mầm sống tương lai tốt đẹp.Cái ta ở đây nghe
như là cái tôi tác giả nhưng đó cũng chính là cái ta đồng bào.Cách dùng từ đa
nghĩa cũng đã tạo nên một sự hoà quyện độc đáo:
Có một nguồn trong hơn thuỷ tinh
Soi mình lại thấy cả muôn mình.


14

Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới.
Có một trời ai cũng thấy xanh,
Bốn xuân no ấm mãi hoà bình
Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới.
Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới,
Dù đã sáng hay còn đêm tối,
Dù mình ta một nửa còn đau,
Dù thời gian nơi chậm, nơi mau.
Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới,
Cả trái đất là ngôi nhà mới
Cơm tràn trề, bánh chín phây phây,
Nồi Thạch Sanh ăn mãi còn đầy.
(Lý tưởng)
Bài thơ “Lệ” lại là một dòng tâm sự chứa chan cảm xúc.Nó như một trang nhật
kí khái quát cả cuộc đời nhà thơ từ thưở nhỏ.Những câu thơ đầu là dòng tâm
trạng đau thương khi chứng kiến cảnh đất nước nhà tan,tràn ngập tội ác của quân
thù với giọng thơ đầy đả kích.Có thể thấy trước đây Xuân Diệu làm thơ luôn nhẹ
nhàng,tha thiết,ca ngợi,tràn ngập tình yêu.Nhưng bài thơ này lại thấm đẫm
hương vị chua xót,đả kích và căm thù.Vì sao lại có sự thay đổi lớn như vậy?Bởi

cái tôi của tác giả giờ đây đã hòa làm một vào cái ta chung của cộng đồng,gắn
bó,sống chết có nhau,đầy ắp chia sẻ và yêu thương:
Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông,
Biển chứa long lanh sóng vạn trùng!
Trái đất - ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung.
Máu của linh hồn là nước mắt
Còn rơi biết đến lúc nào thôi?
Cách miêu tả thật ấn tượng nhưng quả thật đã đánh thức trái tim độc giả.Trái đất
đã chiếm ba phần tư là nước mắt,trái đất ấy là một giọt lệ giữa không trung,bao
trùm toàn bộ nỗi đau khổ của con người.Hình ảnh ấy chân thực và hết sức sinh


15

động.Rơi nước mắt là một sự tổn thương về tinh thần,câu hỏi của tác giả .thấm
đượm tinh thần nhân văn sâu sắc.
Và rồi,nhà thơ đã ra đời trong hoàn cảnh éo le như vậy,chứng kiến mọi đau
thương.Chính từ lòng đồng cảm,ông đã gắn cuộc đời mình với Cách mạng,gắn
với nhân dân,cùngchiến đấu,cùng hi sinh bản thân mong một ngày toàn thắng:
Đến bây giờ Cách mạng tuổi mười hai,
Đã bốn mươi năm Cách mạng tháng Mười,
Vui Khởi nghĩa, gian khổ cùng Kháng chiến,
Chia với nhân dân cay đắng ngọt bùi,
Như gỗ thuyền ăn chịu cùng muối biển,
Cách mạng dần dần thay đổi hồn tôi.
Chính điều đó đã làm nên một con người mới,hàng triệu triệu con người mới.Họ
tin tưởng vào Cách mạng,cùng nhau làm Cách mạng để cùng nhau chiến
thắng,vinh quang.Họ không còn buồn thương,khóc sầu khi bất lực nhìn kẻ thù
hủy diệt.Giờ đây,với sức mạnh của mình,họ đã làm nên nhiều chiến thắng,những

giọt lệ đã không còn,mà phải chăng đó là những giọt lệ của niềm vui:
Đến bây giờ rộng mở cả mai sau;
Những đảo cô đơn, Đảng nối nhịp cầu;
Yêu nhau quá, ta để tràn tâm tưởng,
Lòng càng khóc, càng nhẹ nhàng sung sướng!
Suốt mười lăm năm ông tự nguyện gắn chặt cuộc đời mình với Đảng,với chế
độ.Dù biết thơ của mình đôi lúc “còn hơi non một tý”,nhưng ông vẫn gắng
sức,”coi mỗi bài thơ là một cái bước,một nấc thang,những bài thơ sau sẽ vượt
qua những bài thơi trước mà đi dần đến thành tựu”.Vâng,và cuối cùng thì nhà
thơ cũng đã làm được,tự nguyện gắn bó mình với dân tộc”như gỗ thuyền cùng ăn
chịu muối biển”,có biết bao kỉ niệm vui,buồn,hạnh phúc,khổ đau…Tất cả cùng
hòa trong những vần thơ tha thiết,trữ tình.
II.2.3.Cái tôi ca ngợi quê hương,niềm vui đất nước đổi mới,phát triển
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng tám,miền Bắc đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội,hàn gắn vết thương chiến tranh và tiếp tục chi viện giúp đỡ miền Nam.Đất
nước đã bắt đầu có những chuyển biến,đổi mới từ những mái ngới mới cao cao:


16

Khắp nơi, trên những đường tôi đi,
Tôi đã nghe xao xuyến, rầm rì:
Ngói mới,
Trên những đường tôi dạo, tôi qua
Tôi đã nghe nhiều, những khúc ca:
Ngói mới.
…………….
Tôi đi trên đất nước thân yêu,
Không biết bao nhiêu, chỉ biết nhiều:
Ngói mới.

Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh,
Có lẽ tôi cũng hoá thành:
Ngói mới.
(Ngói mới)
Cao, lên cao xây dựng,
Từng bước ta lên cao.
Những người tuổi trẻ máu đang đỏ
Thích lên thật cao, nhìn thật tỏ!
Trước trèo đèo núi diệt xâm lăng,
Nay thấy không gian, say muốn băng!
Móng đào dưới đất đã kiên cố,
Gạch xây lên trời không sợ nhào.
Ta cao thật đấy - muôn tinh tú
Trong vòm bàn tay ta ước ao!
(Cao)
Nhà thơ thể hiện niềm vui vẻ lạc quan khi đất nước đã bắt đầu xây dựng và phất
triển,tuy đã bớt vẻ tơ tằm nhưng thơ ông vẫn “má đào hơ hớ’,ở đâu cũng sâu
sắc,cũng ngọt ngào đến lạ thường.Thiên nhiên,đất nước bây giờ hiện lên một vẻ
đẹp lạ thường,nhà thơ say sưa với khung cảnh ấy. Bởi đó là dấu hiệu của một
cuộc sống vui vẻ,hòa bình,độc lập,tự do.Còn gì vui hơn nữa khi hi vọng đang
được hoàn thành.Hạnh phúc đã về tay nhân dân sau những năm tháng gian truân
vất vả,chiến đấu hi sinh,đánh đổi tất cả chỉ mong lấy hòa bình.Cũng đã sống,đã
chứng kiến đau thương và đã hòa vào quần chúng để giành giật lại cuộc sống tự


17

do.Giờ phút này đây,niềm vui ấy đang dâng trào,cảm xúc dạt dào về một tương
lai mới đã đọng lại trong những vần thơ,vui một niềm vui chung với dân tộc.
Bên cạnh niềm vui đất nước đang đổi thay từng ngày là sự tự hào,ca ngợi quê

hương đất nước với những con người
Hỡi chị Mường ơi khăn trắng tinh,
Hỡi anh bộ đội bước đi nhanh,
Hỡi nhà sàn ấy ai đang lợp,
Hỡi ruộng cày bên nương sắn xanh;
Hỡi những bông lau tím bạc hoa!
Hỡi xe đang chạy với bu gà!
- Mến yêu, tôi muốn vang lên gọi
Tất cả rừng sâu! cả núi xa!
(Thăm Hòa Bình)
Ôi bao nhiêu, bao nhiêu hào khí đẹp,
Áo Hạ Long Tổ quốc mặc oai hùng!
Mắt ngắm mãi. Lòng hãy còn kinh ngạc.
Tàu ta qua rồi, đẹp vẫn mênh mông.
(Chào Hạ Long)
Đất nước muôn vàn tươi đẹp,đổi thay từng ngày là niềm tự hào của nhà thơ.Có
gì đẹp hơn Tổ quốc thân yêu đang thay áo mới.Đó là một tấm chân tình của một
người con thiết tha yêu Tổ quốc,yêu nhân dân,yêu Đảng.Với nhà thơ bây giờ,tất
cả đều đẹp,đều đáng tự hào.Nhà thơ đã hết lời ca ngợi từ thiên nhiên,xứ sở và cả
con người.
Đất nước ơi, ta quyện với mình chặt lắm
Nên đi rồi, lòng không thể gỡ ra.
Tuyên quang, Tuyên Quang, đâu là mình, đất thắm,
Và phần nào là hồn thẳm của ta?
(Về Tuyên)
Không chỉ là tự hào Tổ quốc mà có còn là sự tự hào về những con người kiên
cường,bất khuất,hi sinh anh dũng cho tự do,độc lập của dân tộc.Vâng,dân tộc


18


Việt Nam đẹp từ tư tưởng đến hành động,đất nước Việt Nam tươi đẹp từ thiên
nhiên đến con người.Đó là anh Bế Văn Đàn hiên ngang chống giặc:
Mộ Bế Văn Đàn trong sáng trong gương.
Mộ Bế Văn Đàn trong viện Bảo tàng quân đội.
Khách viếng qua đây
Dừng chân đứng lại:
- Nơi đây mộ Bế Văn Đàn,
Nơi đây gió nội trăng ngàn,
Nơi đây chim ca hoa nở,
Đất tổ quốc là một nền nhung đỏ,
Nơi đây bốn mùa muôn thuở vãng lai...
(Mộ Bế Văn Đàn)
Hay đó còn là một chị Lý cũng hiên ngang,bất khuất,cũng như hình ảnh chị Võ
Thị Sáu hay chị Út Tịch…..Những người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng có thể
xông pha bão đạn,quên thân vì Tổ quốc,không phải như các cô nàng đoan trang
chuyên chính,cầm kì thi họa như ngày xưa nữa.GIÒ đây,họ cũng không thua
kém gì đàn ông nữa,bằng cách và sức riêng của mình,họ cố gắng bảo vệ đất nước
cho đến hơi thở cuối:
Chị Lý ơi!
Chị từ vùng Mỹ-Diệm
Xé lưới chết, ra đây.
Máu ba năm còn rỉ,
Lòng yêu tin vẫn đầy.
Chị Lý ơi, xin chị nằm dưỡng nghỉ,
Chị mau lành, cả miền Bắc chăm nom.
Hạt thóc mạnh hơn muôn trùng ác quỷ;
Những cực hình xé chị, chị cao hơn!
(Thép cứng nhất là thép người)
II.2.4.Đề cập đến những vấn đề thời sự

Trong giai đoạn bấy giờ,đất nước đã có những thay đổi đáng kể.Sự ra đời của
các nhà máy,những sản phẩm làm từ công nghệ của Việt Nam đã ra đời dấy lên


19

một niềm tự hào và nỗi vui sướng của mỗi người dân Việt Nam,Xuân Diệu cũng
không nằm ngoài số đó:
Tôi muốn rót cốc bia đầu thứ nhất
Nâng lên cao, như đoá hoa thành tích!
Cách mạng mình còn chống hạn, trừ sâu,
Chống phong ba, còn trị lụt, bắc cầu,
Một cốc vàng như đồng lúa chín
Bọt trắng phau như trên đầu sóng biển.
Một cốc vàng ánh sáng xuyên qua
Cốc tươi cười, ta ca hát chúng ta!
(Bia Việt Nam)
Có thể nói,sự thay đổi này đánh dấu một giai đoạn phát triển mới,một tương lai
mới đang chờ đón chúng ta phía trước,đánh dấu một nền kinh tế sẽ vượt qua
nghèo đói mà đi lên sánh vai với các nước phát triển khác.Bên cạnh đó,Xuân
Diệu còn đề cập đến những vấn đề thời sự khác
Đây là hạt đầu tiên
Ta gieo vào vũ trụ;
Như nguyên tử lần đầu khi tách nổ,
Một mầm đầu đến nở giữa đồng sao,
Sẽ kéo theo muôn Bắc đẩu, Nam tào,
Sẽ chuyển rúng cả bầu cao, khoảng biếc...
Và trước nhất: một Hành tinh Xô viết!
(Đẻ một hành tinh)
Xuân Diệu đặt hi vọng lớn vào tên lửa vệ tinh đầu tiên của nước bạn chủ nghĩa

xã hội Liên Xô.Từ đây đã có nền móng vững chắc cùng với tình bạn sâu đậm
giữa hai quốc gia sẽ đua Việt Nam ta phát triển.Một vấn đề mùi vị chính trị thời
sự nóng bỏng như vậy mà lại được tác giả thể hiện một cách ngọt ngào đến
vậy,cứ như những vần thơ thiếu nhi hồn nhiên nhí nhảnh,đáng yêu một cách lạ
thường:
Chào Chị Trăng! Lần này tôi chưa ghé.
Đường đi lên, nhiệm vụ hãy còn cao.


20

Hẹn với Mặt trời,
những là này ước mai ao,
Đến trước thái dương, tôi sẽ quay chào,
Và cũng có bốn mùa
trên mình tôi sẽ chuyển!
Ôi Trái đất! mẹ muôn lần yêu mến,
Nghìn đời sau, nhưng bóng vẫn dần lui,
Xuân thế gian, Người đã sẻ cho trời!
Và, xao xuyến, các Vì sao bạn lứa!
Giữa các anh đang sôi sùng sục lửa,
Tôi, hành tinh, nhưng là mắt trông tìm,
Một bàn tay, một trái tim,
Một chiếc thuyền, một con chim,
Tôi xúc cảm như mộng Người ấp ủ!
Trăng có tay người lên tới nơi,
Chuyển từ trăng lạnh hoá trăng tươi.
Tàu ta mai mốt lên đây đỗ,
Dìu dặt cung trăng đặt bước người.
Từ hôm nay, trăng dọi lòng sông,

Trăng soi mặt hồ, hay chiếu vào mắt biếc,
Mỗi bóng trăng trên núi, biển, rừng, đồng
Đều dọi xuống ảnh búa liềm xô viết.
(Đã đến mặt trăng)
Xuân Diệu lúc nào cũng vậy,không bao giờ mất đi cái ngọt ngào,cái lãng
mạn.đáng yêu của mình.Dù có là chính trị,là thời sự,dù là ca ngợi chủ nghĩa xa
hội,ca ngợi sự phát triển của khoa học kĩ thuật,đã đưa lên tới mặt trăng….thì vẫn
luôn mang một màu xanh trẻ trung đầy hi vọng,lãng mạn,trữ tình.
II.2.5.Một nỗi niềm “riêng “
Trong không khí ngập tràn hương vị Cách mạng,Xuân Diệu vẫn đưa người đọc
đắm vào men say cùng những vần thơ tình lãng mạn,phảng phất đâu đó chút dư


21

hương của thơ tình trước đó.Đã lâu lắm,Xuân Diệu không làm thơ tình
yêu.Người ta đón chờ,và khá đông thanh niên bắt gặp nỗi lòng của mình trong
những bài thơ có dáng dấp ca dao.Nhưng họ lại cho răng những bài thơ ấy riêng
quá và không giống với thực tế hiện tại,vừa yêu,vừa khắc khoải,vừa tự giày vò
mình.Trong chế dộ mới thì tình yêu đã thoải mái hơn,không còn ràng buộc.Tuy
vậy,tình yêu là một thứ diệu kì,mỗi người sẽ có cách yêu,cách cảm nhận và thể
hiện tình yêu của riêng mình.Có người cho rằng điều đó mang tính cất riêng tư
quá khi chưa hòa vào cái chung triệt để,vẫn mãi vấn vương với cảm hứng
cũ.Nhưng,tình yêu vốn là chuyện riêng,cuộc đời thì luôn phải có tình yêu,trong
tim vẫn phải khát khao ấp ủ một tình cảm cho riêng mình thì mới có thể tồn tại
và sáng tác.Nếu người thi sĩ chỉ biết đến cái chung mà quên mất caí riêng bản
thân thì quả thật đáng buồn.Những cái chung bao giờ cũng xuất phát từ nhiều cái
riêng đa dạng và sinh động.Phải có trong tim một phần nhỏ của cuộc đời mình để
chiêm nghiệm và như vậy mới thật sự có ý nghĩa.Bản thân tập thơ đã là ‘Riêng
chung” thì bên cạnh caí chung phải có cái riêng.Đừng ích kỉ mà chỉ nhận diện

vấn đề một chiều như vậy.Hẫy để tâm hồn thi nhân được ấp ủ cái riêng của bản
thân một cách nhẹ nhàng và sâu lắng thì họ mới thật sự mãi là họ_những bông
hoa tỏa ngát hương cho đất nước.Xuân Diệu cũng thổn thức trong trái tim một
tình cảm riêng tư,tha thiết:
Một năm thêm mấy tháng rồi,
Thu đi, đông lại, bồi hồi sắp xuân.
Gặp em, em gặp mấy lần,
Tưởng quen mà lạ, tưởng gần mà xa.
Ai làm cách trở đôi ta,
Vì anh vụng ngượng, hay là vì em?
Trăng còn đợi gió chưa lên,


22

Hay là trăng đã tròn trên mái rồi?
Hằng ngày em nói bao lời
Với cha, với mẹ, với người chung quanh,
Với đường phố, với cây xanh;
Sao em chưa nói với anh một lời?
Tương tư ăn phải miếng mồi,
Đứng đi trên lửa, nằm ngồi trong sương.
Phải duyên, phải lứa thì thương,
Để chi đêm thẳm ngày trường, hỡi em!
(Hỏi)
Một tình cảm tương tư khắc khoải,day dứt nhưng hết sức nhẹ nhàng,lôi cuốn.Đó
mới thật sự là ông Hoàng thơ tình.Vâng,tương tư là cảm giác bồn chồn,khó chịu
nhất,ăn không ngon ngủ không yên,thao thức bồi hồi.Tình cảm ấy chịu sự giày
vò của tâm trạng ta đi không được mà ngồi không xong.Xuân Diệu vẫn mãi là
Xuân Diệu của ngày nào,không bao giờ đánh mất cái tôi đáng yêu thơ tình của

mình.
Đó cũng là nỗi nhớ,tình yêu thương da diết đậm đà,chung tình,son sắt
Tôi cầm mùi dạ lan hương
Trong tay, đi đến người thương cách trùng.
Dạ lan thơm nức lạ lùng,
Tưởng như đi mãi chưa cùng mùi hương.
(Dạ hương)
Nhớ em như một vết thương
Trong lòng; như vỡ mảnh gương trong lòng.
Như cầm cốc thuỷ tinh trong
Trong tay bóp nát, máu dòng dòng sa.
Em là vui sướng của ta;
Mến yêu vô tận, em là nỗi đau,
Sống trên quả đất tìm nhau,
Nhớ em như nước xoáy sâu đập bờ.


23

Hỡi người yêu mến muôn xưa,
Yêu muôn sau, với bấy giờ đang yêu,
Những ai lướt sóng cưỡi triều,
Biển ân tình - có trải nhiều xót xa?
(Nhớ em)
Dù có đi đâu,về đâu,có đọc bao nhiêu bài thơ tình hay thì thơ Xuân Diệu vẫn
luôn chiếm ngự trong lòng độc giả.Đó là một cái tôi rất riêng,tha thiết,chất chứa
tình cảm,chân thành và sâu lắng,phảng phất một chút hương vị say nồng nàn.

Chương III :Sự thay đổi ý thức sáng tác từ trước
và sau năm 1945

Trước năm 1945,ta đã rất quen thuộc với những vàn thơ tình lãng mạn của
ông.Hẳn mỗi độc giả đều sẽ nhận ra được sự thay đổi ý thức và quan niệm sáng
tác theo dòng năm tháng đó của tác giả.Vâng,để thấy rõ hơn điều đó,chúng ta sẽ
cùng so sánh đẻ thấy được nét nổi bật giữa hai thời kì.

1.Giai đoạn trước 1945
Đó là Cái tôi buồn,cô đơn
“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”
(Chiều - Xuân Diệu)
Có khi cái tôi của thi nhân cảm thấy mình bé nhỏ lạc lõng tội nghiệp:
“Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ,
Mà vạn vật là muôn đá nam châm;
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm,
Sao lại trách người thơ tình lơi lả”
(Cảm xúc - Xuân Diệu)
Rồi lại là một Cái tôi trữ tình mang khát vọng sống mãnh liệt,khát khao giao
cảm với đời,khi vui cũng như khi buồn Xuân Diệu đều nồng nàn tha thiết trước


24

cuộc sống.Khát vọng sống và yêu mãnh liệt dẫn đến cuồng si muốn ôm tất cả sự
sống thế giới tự nhiên làm của riêng. Thiên nhiên là đối tượng lí tưởng để thi
nhân gửi gắm nỗi niềm tâm sự.
Mùa xuân: Gợi cho tâm hồn thi nhân thêm nhiều sức sống là mùa của niềm vui
niềm hạnh phúc mùa của tuổi trẻ tình yêu và sự sống đã trở thành nguồn cảm
hứng vô tận cho thi nhân.
Xuân Diệu rất yêu thiên nhiên giao hòa tha thiết cùng thiên nhiên, chỉ có thiên
nhiên là mối tâm tình với thi nhân. Nhà thơ khát khao giao cảm với đời rung

động trước cuộc đời cuồng nhiệt với cuộc đời:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều:
Cả non nước cả cây và cỏ rạng
Cho chếch choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê hương sắc của thời tươi :
Hỡi Xuân Hồng - Ta muốn cắn vào ngươi”
(Vội Vàng - Xuân Diệu)
Và,đó cũng là Cái tôi trữ tình qua tình yêu tuổi trẻ.Tình yêu là đề tài muôn
thuở của thơ ca. Trong thơ Xuân Diệu tình yêu thể hiện qua nhiều giai điệu khác
nhau: yêu hấp tấp vội vàng, yêu van xin,tình yêu chân thành cuồng si,một tình
yêu cuộc sống nơi trần thế.Tình yêu phải giao cảm về thể xác và đạt đến độ vô
biên:
Hãy sát đôi đầu hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài !
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm ! "


25

2.Giai đoạn sau 1945
Nếu trước 1945 là vậy,thì đến “Riêng chung”,Xuân Diệu vẫn khát khao được

giao cảm với con người,với cuộc sống,nhưng niềm khát khao đó,tình yêu tuổi trẻ
cháy bỏng đó đã hòa mình với quần chúng,tình yêu đó hòa chung vào với tất cả,
cái tôi đã hòa vào cái ta,thể hiện là một cái tôi yêu nước;thân thành,thiết tha và
tin yêu Đảng,gắn bó suốt mười lăm năm trời;cảm giác vui sướng khi nhìn thấy
đất nước đổi mới,không còn cô đơn lạc lõng nữa.Đồng thời,cái tôi luôn ấy luôn
trăn trở với từng bước đi của non sông,đề cập đến nhiều vấn đề thời sự ảnh
hưởng đến sự phát triển của non sông trong thời kì mới.Vâng,nhưng không hề
đánh mất hết một trái tim yêu cuồng nhiệt thưở nào,ông vẫn giữ lại một khoảng
trời riêng để mặc sức rong ruổi trong thế giới tình yêu đầy thi vị và quyến rũ.
Tóm lại,cái tôi ấy,sự ý thức ấy đã chuyển dổi theo một hướng tích cực,dẹp bỏ
những ý nghĩ tiêu cực mang tính cộng đồng trong giai đoạn trước để bước qua
cánh cửa thời đại mà hòa vào với nhân dân.Có thể nói,đây cũng là hành động của
nhiều nhà thơ khác.Ta đã từng thấy một “Tố Hữu” đã bắt kịp thời đại,vui niềm
vui cuộc sống với Đảng,với nhân dân kể “Từ ấy”.Vâng,Xuân Diệu có lẽ cũng
mang dáng dấp đó.Qua đó,phải khẳng định rằng Xuân Diệu cũng như Tố Hữu có
một cái tôi rất nhạy cảm,dễ dàng bắt nhịp cuộc sống để cống hiến tài năng cho
đất nước.

KẾT LUẬN
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của phong trào thơ Mới nói riêng và của thơ ca Việt
Nam nói chung. Trong quá trình sáng tạo, Xuân Diệu không chỉ dân chủ hóa lời
thơ tức là đưa lời thơ gần gũi với điệu nói để diễn tả chân thực nội dung, tình
cảm phức tạp, mà ông còn tìm nhiều phương thức để biểu đạt cái tôi trữ tình


×