Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài dự thi tìm hiểu về học viện kỹ thuật quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.29 KB, 10 trang )

Câu 1: đồng chí cho biết Phân hiệu II Đại học bách khoa ( tiền thiên
của Học viện Kỹ thuật Quân sự ngày nay) được thành lập vào ngày, tháng, năm
nào? Nhiệm vụ là gì? Thời gian, địa điểm tổ chức lễ thành lập Phân hiệu II ? Vì
sao lại lấy tên là Phân hiệu II Đại Học Bách khoa?
Học viện Kỹ thuật Quân sự ra đời trong điều kiện cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất. Để đáp ứng yêu cầu
sự nghiệp xây dựng , bảo vệ Tổ quốc, được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng và Bộ
Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp ( nay là Bộ giáo duc vào Đào tạo) Phân hiệu
II Đại học bách khoa ( tiền thân của Học viện Kỹ thuật Quân sự ngày nay) đã được
thành lập và tổ chức khai giảng khóa học đầu tiên ngày 28 tháng 10 năm 1966 tại
Hội trường của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Mục tiêu của Phân hiệu II là đào tạo những chuyên gia cho các quân binh , binh
chủng có trình độ giác ngộ chính trị cao , kỹ thuật giỏi, hiểu biết về quân sự, để đáp
ứng về yêu cầu quản lí, bảo quản, sự dụng trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện
đại của quân đội.
Nhiệm vụ của Phân hiệu II lúc này là đào tạo , bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật các loại
hình có trình độ đại học phục vụ yêu cầu riêng biệt của các quân, binh chủng
chuyên môn thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Và đúng 19h ngày 28/10/1966 , tại hội trường lớn Đại học Bách Khoa Hà Nội, lễ
thành lập Phân hiệu II chính thức được tiến hành. Sự ra đời của Phân hiệu II Đại
học Bách Khoa đã đánh dấu mốc son khẳng định sự phát triển về công tác đào tạo ,
nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự của quân đội ta lúc bấy giờ.
Theo nhận thức của bản thân thì lúc bấy giờ lấy tên là Phân hiệu II Đại học Bách
Khoa bở vì:
Thứ nhất, vì đây là cơ sở đào tạo kỹ sư theo yêu cầu riêng biệt của quân đội, có các
chuyên ngành tương tự như Đại học Bách khoa nhưng hoạt động độc lập với
trường đại học bách khoa . Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của Đẳng ủy
quân sự trung ương.
Thứ hai, lây tên là Phân hiệu II là để ngụy trang, đánh ljac hướng sự chú ý của kẻ
địch cũng như các thế lực phản động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực
lượng cán bộ kỹ thuật trong thời chiến.


Thứ ba, là để giao trách nhiệm cho trường đại học Bách khoa một trường đã có bề
dày xây dựng lực lượng và kinh nghiệm phải ủng hộ và giúp đỡ Phân hiệu II Đại


học Bách khoa trong những ngày đầu thành lập với mọi trình độ và khả năng của
mình.
CÂU 2: Đồng chí cho biết từ khi thành lập đến nay, Học viện Kỹ thuật
Quân sự đã mang những tên gọi nào? Vào thời gian nào ? học viện được công
nhận là trường Đại học trọng điểm Quốc gia vào ngày tháng năm nào?
Từ khi thành lập (28/10/1966) cho đến nay , Học viện Kỹ thuật Quân sự đã mang
những tên gọi và thời gian đó là :
Thứ nhất là vào ngày 08/08/1966 , Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 146 –
CP mở Phân hiệu II đại học Bách khoa đào tạo cascn bộ cho lực lượng vũ trang
nhân dân.
Thứ hai là ngày 28/10/1966 , Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp , Bộ quốc
phòng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu II đại học Bách khoa
đồng thời khai giảng khóa I tại thủ đô Hà Nội. Từ đó tới nay ngày 28/10 trở thành
ngày truyền thống của trường.
Thứ ba là ngày 18/6/1968, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định chuyển Phân
hiệu II – Đại học Bách khoa thành trường Đại học Kỹ thuật Quân Sự.
Thứ tư là ngày 15/12/1981 , Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 412
QĐ/QP thành lập Học Viện Kỹ thuật Quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng trên cơ
sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
Thứ năm là vào năm 1991, Học viện Kỹ thuật Quân sự được chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng ( nay là Chính phủ) cho phép mang them tên dân sự là Đại học Lê Quý Đô.
Với những thành tựu đã đạt được kể từ khi thành lập thì Học viện Kỹ thuật Quân
sự được nhà nước công nhận là trường Đại học trọng điểm Quốc gia vào ngày
21/01/2008 . Điều này khẳng định sự ghi nhận của Đảng , Nhà nước ta đối vớ
những đóng góp của Học viện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quôc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và lớp lớp cán bộ nhân viên học viên sinh viên , hạ sĩ quanbinh sĩ Học viện Kỹ thuật Quân sự cần phát huy hơn nữa để xứng đáng với truyền

thống Hoc viện Kỹ thuật Quân sự anh hùng.
CÂU 3: Trong quá trình xây dụng và phát triển , Học viện Kỹ thuật
Quân sự đã mấy lần đón được Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm? Thời gian
nào ? Lời chỉ đạo, huấn thị của đại tướng : “ các đồng chí muốn phát triển mối
quan hệ giữa Hoc viện với các trường đại học , các cơ quan , các viện quân đội ,
các đồng chí phải thực hiện liên kết cho tốt. Phải mở rộng và phát triển them


lực lượng khoa học với các địa phương xung quanh, nếu không, Học viện sẽ trở
thành một ốc đảo trì trệ , nó sẽ không tỏa sang được . Học viện Kỹ thuật Quân
sự phải là mội “Làng đjai học” , phải làm sao cho chất xám của học viện tỏa
sang ra xung quanh” đã được học viện khái quát như thế nào?.
Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình , Học viện Kỹ thuật Quân sự đã
rất vinh dự có ba lần được đón Đại tưỡng Võ Nguyên Giáp về thăm.
Ngày 16/3/1971, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phó Thủ tướng ,Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng đến thăm và làm việc với ban giám hiệu
Ngày 05/09/1976 Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phó Thủ tướng ,Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng đến thăm và làm việc với trường Đại học Kỹ thuật Quân sự
Ngà 05/05/1989 Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phó Thủ tướng ,Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đến thăm và làm việc tại Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Ngày 05/05/1989, khi về thăm và làm việc tại Học viện , Đại tướng đã căn dặn
“các đồng chí muốn phát triển mối quan hệ giữa Hoc viện với các trường đại học ,
các cơ quan , các viện quân đội , các đồng chí phải thực hiện liên kết cho tốt. Phải
mở rộng và phát triển them lực lượng khoa học với các địa phương xung quanh,
nếu không, Học viện sẽ trở thành một ốc đảo trì trệ , nó sẽ không tỏa sang được .
Học viện Kỹ thuật Quân sự phải là mội “Làng đjai học” , phải làm sao cho chất
xám của học viện tỏa sang ra xung quanh”
Với những tình cảm chân thành , cao cả mà cố Đại tướng đã dành cho lớp lớp cán
bộ nhân viên , học viên , sinh viên, hạ sỹ quan-binh sỹ của Học viện , lời căn dặn
và huấn thị của đại tướng đã được học viện khái quát , cô đọng lại thành: “Trí tuệ

tỏa sáng”
CÂU 4: Đồng chí hãy nêu một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu
biểu của Học viện đã được ứng dụng trong thực tiễn chiến đấu , huấn luyện và
sản xuất góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua Học viện Kỹ thuật Quân sự đã không ngừng phát triển về
quy mô cũng như lực lượng .Cũng trong thời gian ấy những công trình nghiên cứu
khoa học đã ra đời và đóng góp vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy tinh
nhuệ và từng bước hiện đjai qua đó góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xac hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu được áp dụng và có những đóng
góp nhất định đó là :


Thứ nhất là đề tài “ Nghiên cứu phóng bom cháy khói CBU của không quân Mỹ
thành trang bị cho bộ binh “ của tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh năm 1989-1991.
Thứ 2 là đề tài “ tiết kế , chế tạo máy phát thông tin vô tuyến bán dẫn sóng ngắn
công suất nhỏ 15w “ của phó giáo sư , Tiến sỹ Phạm Văn Bính năm 1990.
Thứ ba là đề tài “ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác Đảng. công
tác chính trị trong các trường đại học , cao đẳng kỹ thuật trong tình hình mới “ của
Đồng chí Nguyễn Đình Thắng năm 1995-1996.
Thứ tư là đề tài” Thiết kế cải biên mát thông tin sóng cực ngắn cấp chiến thuật trên
cơ siwr PRC-10” của Phó Giáo sư , Tiến sỹ Võ Kim năm 1991-1992.
Thứ năm là đề tài “ Nghiên cứu các phương tiện và thủ đoạn trinh sát đường hàng
không bằng công nghệ cao của địchvà biện pháp phòng chống” của Phó Giáo sư ,
Tiến sỹ Nguyễn Đứa Luyện năm 2000 – 2001.
Thứ 6 là đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng lập phương án tác chiến trên mô hình số 3
chiều , thử nghiệm quy trình làm việc cộng tác trên mạng” của Tiến sỹ khoa học
Nguyên Công Định năm 2002-2003 .
Thứ bảy là đề tài “ Nghiên cứu , thiết kế chế tạo Rada cỡ nhỏ tầm gần HR” của
Giáo sư , Tiến sỹ khoa học Phạm thế Long 2009-2012.

Đây sẽ là động lực để thúc đẩy hơn nữa khả năng và tiềm lực nghiên cứu khoa học
của Học viện trong thời gian tới.
CÂU 5:Đông chí hãy cho biết từ ngày thành lập đến nay (25/3/2016) ,
Học viện có bao nhiêu đông chí được công nhận đjat chuẩn chức danh giáo sư ,
phó giáo sư? Bao nhiêu đồng chí Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú? Đông
chí hãy kể tên các đồng chí được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân?
Kể từ khi thành lập (28/10/1996) cho đến nay (25/03/2016) Học viện Kỹ thuật
Quân sự đã được hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận 19 Giáo sư và
144 Phó giáo sư.
Cũng trong thời gian này, với những đóng góp, công hiến to lớn cho sự nghiệp
giáo dục và xây dựng Học viện, xây dựng quân đội thì Hội đồng thi đua khen
thưởng Quốc gia xét và trao tặng cho 4 Nhà giáo Nhân dân và 44 Nhà giáo Ưu tú.
Danh sách các đồng chí được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cụ thể là:
STT
1

Cấp bậc
Trung tướng

Họ và tên
Nguyễn Hoa Thịnh

Năm phong tặng
1990


2
3
4


Trung tướng
Đại tá
Đại tá

Nguyễn Đức Luyện
Hoàng Xuân Lượng
Phạm Huy Chương

2000
2009
2010

CÂU 6: đảng bộ Học viện đã trải qua bao nhiêu kỳ đại hội? thời gian
diễn ra các kỹ đại hội ? chủ đề Đại hội? phương hướng chính được đại hội xác
định?
Tính từ khi thành lập (28/10/1966) cho đến nay, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã trải
qua 9 kỹ Đại hội , cụ thể đó là:
1: Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ I(18/12/1979)
Chủ trương , phương hướng: trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối
nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, tích cực xây
dựng Nhà trường trở thành Học viện Kỹ thuật Quân sự có tiềm lực mạnh, đủ sức
đáp ứng việc mở rộng quy mô đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
quân sự bậc đại học và trên đại học chất lượng cao đồng thời đẩy mạnh việc
nghiên cứu khoa học.
2. Đại hội đảng bộ Học viện Kỹ thuật quân sự lần thứ II (9/1986)
Chủ trương, phương hướng : Quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm
chỉnh Nghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng , nhiệm vụ của quân đội và của học
viện . Nâng cao trách nhiệm của mọi người mọi tổ chức hoàn thành các nhiệm vụ
đào tạo . đưa các hoạt động của học viện vào nền nếp ổn định phấn đấu khắc phục
sự giảm sút và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo . Đẩy mạnh công tác NCKH

đồng bộ, củng cố các mối quan hệ hợp tác khoa học, tập trung vào một số mũi
nhọn trọng điểm đã được xác định. Tham gia có chọn lọc vào các chương trình
trọng điểm của nhà nước.
Tổ chức lao động sản xuất với quy mô thích hợp để tạo nguồn tài chính . vật chất
kỹ thuật phục vụ đào tạo nghiên cứu , ổn định đời sống và giải quyết chính sách hộ
gia đìnhcán bộ.
Phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh có sức chiến đấu cao nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên đẩy mạnh công tác tư tưởng tổ chức và nâng cao hiệu
quả của các mặt công tác này.
3. Đại hội Đảng bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự lần thứ II(10/1989)


Phương hướng, nhiệm vụ: đổi mới toàn diện và đồng bộ , đảm bảo sự ổn định và
phát triển đúng hướng. Xây dượng cho mỗi đảng viên cũng như toàn Đảng bộ tinh
thần đoàn kết nhất trí cao , tin tưởng vũng chắc vào đường lối đổi mới của Đảng.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện. Nhạy bén , năng động, sang
tạo và luôn vững vàng trước diễn biến phức tạo của tình hình,bám sát thực tiễn ,
phát hiện nhu cầu mới, nắm bắt kịp thời sự phát triển của tình hình.
Nghiên cứu thành tựu mới của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại,
khoa học của tổ chức quản lí.
Tìm ra những bước đi và hình thức thích hợp để xây dựng học viện tương xứng là
một trọng điểm , một trung tâm đào tạo và nghiêm cứu khoa học của Quân đội và
Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả sự gắn bó chặt chẽ giữa đào tạo , nghiên cứu
khoa học và sản xuất.Xây dựng tiềm lực đủ mạnh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài…
4.Đại hội Đảng bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự lần thwsIV(11/1991)
Phương hướng nhiệm vụ: quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đjai hội
Đảng VII, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, nghiêm chỉnh chấp hành các nghị
quyết của đảng và Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên, luôn nhạy bén năng động
vận dụng sang tạo thực tiễn của đảng bộ, có chủ trương đúng, kịp thời biến nghị

quyết thành hành động thiết thực. Tiếp tục đổi mới , ổn định và phát triển nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và lao động sản
xuất đồng thời nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công tác khắc.
Xây dượng Đản bộ học viện Kỹ thuật Quân sự vững mạnh về chính trị tư tưởng và
tổ chức, có sực chiến đấu cao, bản lĩnh vững vàng. Xây dựng Học viện vững mạnh
về mọi mặt xứng đáng là một lực lượng đáng tin cậy về chính trị, khoa học của
Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
5. Đại hội Đảng bộ Học viện Kỹ Thuật Quân sự lần thứ V (02/1996)
Phương hướng, nhiệm vụ: Tăng cường lãnh đạo của Đảng tỏng mọi lĩnh vực hoạt
động và công tác của Hoc viện, xây dựng Học viện Kỹ thuật Quân sự thành một
trung tâm đào tạo chất lượng cao , một trung tâm khoa học- công nghệ quan trọng
của nhà nước góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đjai
hóa đất nước, và xây dựng quân đội vững mạnh , chính quy , tinh nhuệ từng bước
hiện đại, kết hợp với quốc phòng vs kinh tế_ kinh tế với quốc phòng. Đảm bảo học
viện luôn luôn là lực lượng trung thành của đảng : ổn định về chính trị, kiên định
vững vàng trong mọi tình huống , đoàn kết thông nhất , phát huy được yếu tố cong


người , củng cố và xây dựng tiềm lực về mọi mặt đủ sức giải quyết được nhiệm vụ
của Học viện trong gian đoạn 1996-2000 và đón trước được nhiệm vụ mới nặng nề
hơn ở giai đoạn phát triển tiếp theo
6. Đại hội Đảng bộ Học viện Kỹ thuật quân sự lần thứ VI(11/2001)
Phương hướng nhiệm vụ: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và phát
triển khoa học công nghệ, tập trung xây dựng và phát triển mạnh một số hướng học
kĩ thuật mũi nhọn , một số chuyên ngành khoa học kỹ thuật quân sự đặc thù,góp
phần đắc lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội nhaanh dân cách mạng , chính
quy , tinh nhuệ, từng bước hiện đại ; đáp ứng tốt yêu cầu cũng cố quốc phòng và
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đjai hóa, phát triển kinh tế- xã hội. Tăng
cường nguồn lực con người , năng lực giáo dục đào tạo năng lực khoa học- công
nghệ và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch

vững mạnh, Học viện vững mạnh toàn diện sẵn sang đảm nhận và hoàn thành mọi
nhiệm vụ Đảng và nhà nước, Quân đội giao cho.
7. Đại hội Đảng bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự lần thứ VII(11/2005)
Phương hướng, nhiệm vụ:Thường xuyên quán triệt sâu xắc và tổ chức thực hiện
nghiêm túc đường lối , chủ trương , nghị quyết , chỉ thị của Đảng . Luôn bám sát
yêu câu nhiệm vụ chính trị, phát huy mọi tiềm lực con người, cơ sở vật chất để
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục- đào tạo, nghiên cuwsukhoa học công nghệ
theo những hướng mới của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng; mở rộng quan hệ
hợp tác về đào tạo , nghiên cứu khoa học công nghệ góp phần tích cực vào sự
nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại và
công nghiệp hóa đất nước. Xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện , trở thành
trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học chất lượng cao của nhà nước và quân đội.
8. Đại hội Đảng bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự lần thứ VIII(8/2010)
*Chủ đề đại hội:
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ
HỌC VIỆN, NẮM VỮNG THỜI CƠ ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC, XÂY DỰNG HỌC VIỆN VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN , HOÀN
THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI.
*Phương hướng, nhiệm vụ:
Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị , nghị quyết của cấp
trên , Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ VIII. Nâng cao năng


lực lãnh đạo toàn diện sức chiến đấu của các cấp ủy , tổ chức Đảng , xây dựng
Đảng bộ Học viện trong sạch vững mạnh , Học viện vững mạnh toàn diện, xứng
đáng là trường trọng điểm quốc gia, Trung tâm nghiên cứu khoa học, chất lượng
cao của quân đội và nhà nước, tranh thủ cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các
trường đại học của liên bang Nga và các nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực khoa
học với chat lượng cao cho quân đội và cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đật nước. Giữ vững và nâng cao uy tín của học viện hướng tới mục tiêu xây

dựng học viện trở thành trường đjai học nghiên cứu từng bước hội nhập các
trường đại học tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
9.Đại hội Đảng bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự lần thứ IX( 8/2015)
*Chủ đề đại hội:
PHẢI PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP , TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NÂNG CAO
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO , NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TĂNG CƯỜNG THƯC
HIỆN NỀN NẾP CHÍNH QUY, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT XÂY DỰNG HỌC VIỆN
VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN, HOÀN THIỆN SUẤT SẮC NHIỆM VỤ
*Phương hướng, nhiệm vụ:
Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết chỉ thị của Đảng, Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ học viện lần thứ IX .
Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các cấp ủy , tổ chức
đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên . Thường xuyên bám sát yêu cầu nhiệm
vụ chính trị , phát huy mọi nguồn lực về con người, cơ sở vật chất thực hiện hai
khâu đột phá đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, nghiên cứu khoa
học.Tăng cường thực hiện nền nếp chính quy , rèn luyện kỹ luật cải cách hành
chính, trí tuệ , ỷ cường, chất lượng hiệu quả trên mọi lĩnh vực.
CÂU 7: Đồng chí hãy nêu những nét khái quát về truyền thống học
viện? Nêu khái quát chữ vàng học viện , đồng chí đề xuất những chữ nào, ý
nghĩa chữ đó?
Học viện Kỹ thuật quân sự ra đời (28/10/1966) đánh dấu mốc son mới trong sự
nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam, kịp
thời phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước góp phần quan trọng
trong xâu dựng quân đội cách mạng , chính quy , tinh nhuệ và tựng bướ hiện đại.
Với truyền thống 50 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện kỹ thuật quân sự đã
đào tạp được hàng chục nghìn kỹ sư quân sự và dân sự có đầy đủ phẩm chất và


năng lực , trình độ chuyên môn của con người mới xã hội chủ nghĩa. Góp phần

quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nowsc và mở cửa hội
nhập , hợp tác quốc tế ngày nay.
Hiện nay , Hoc viện Kỹ thuật Quân sự đang ra sức phát huy truyền thống “ đoàn
kết, trí tuệ, sang tạo, chủ động khắc phục khó khan hoàn thành mọi nhiệm vụ”
phấn đầu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng
như hợp tác quốc tế . Qua đó hội nhập và phù hợp với trình độ , kỹ năng đào tạo
của các nước trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng là Trường Đại học trọng
điểm quốc gia.
Đề xuất chữ vàng: “Đoàn kết, sáng tạo, kỉ luật” qua các chữ vàng này ta thấy được
tinh thần đoàn kết của Học viện, từ trên xuống dưới, từ các sỹ quan,đến học viên
sinh viên, chiến sĩ…bên cạnh đó là sự sáng tạo của các thầy giáo, các học viên,
sinh viên, trong Học viện. Sáng tạo trong cách giảng dạy, sáng tạo trong việc tiếp
thu bài giảng, rồi rộng ra là sáng tạo trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học
vào cuộc sống, vào nền quốc phòng đất nước. Nhưng trên hết, vẫn là một nền kỉ
luật nghiêm ngặt của quân đội, vì chính kỷ luật đa làm nên một Học viện Kỹ thuật
Quân sự trong sạch vững mạnh, một nền quốc phòng ổn định an toàn.
CÂU 8: Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành , học viện đã vinh dự
được Đảng, nhà nước , Quân đội trao tặng những phần thưởng cao quý nào?
Thời gian?
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, với những cống hiến đóng góp cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cũng như xây dựng
quân đội cách mạng, chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Học viện Kỹ thuật
Quân sự đa vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà
nước, và Quân đội trao tặng đó là:
-

Danh hiệu Anh hùng lực lưỡng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới ( năm 2005)
Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2011).
Huân chương Độc lập hạng nhất(2001)
Huân chương Độc lập hạng 3( năm 1991)

02 Huân chương Quân công hạng nhất( năm 1984,1996).
02 Huân chương chiến công hạng nhất, nhì, ba (năm 2003,1979,1974)

Và nhiều phần thưởng cao quý khác do đảng, Nhà nước, Chính phủ trao tặng.
CÂU 9: Đồng chí hãy viết những cảm nghĩ sâu sắc, kỉ niệm của mình về
Học viện , về một tấm gương cán bộ, giáo viên, học viên nhân viên, chiến sĩ


tiêu biểu, trong giảng dạy học tập, công tác(kể cả đồng chí đã nghỉ hưu,) hoặc
đề xuất ý tưởng , giải pháp để xây dựng học viện phát triển theo hướng trường
đại học nghiên cứu .
Đã hơn 20 năm, kể từ cái ngày đầu tôi đặt bước chân vào Học viện Kỹ thuật Quân
sự, bao nhiêu bỡ ngỡ, lạ lùng của buổi đầu tiên. Thế rồi thời gian cứ trôi đi, ngày
nối tiếp ngày, tôi cũng đã công tác ở ngôi trường này được hơn hai mươi năm rồi.
Đã không còn cảm giác lạ lùng bỡ ngỡ, thay vào đó là sự quen thuộc, thân thiết.
Quen từ cái cây, quen từ khung cảnh quanh trường, đến những người gác cổng,
rồi cả các đồng chí, đồng nghiệp xung quanh. Hai mươi năm qua, mái trường này
đã cho tôi vô vàn kỉ niệm, cảm xúc vô cùng sâu sắc, kỉ niệm về những ngày đi
làm đêm mùa đông rét run, kỉ niệm về những ngày hè oi ả nóng bức. Rồi cả kỉ
nệm với những người đồng nghiệp vui vẻ hòa đồng. Tôi đã quen, đã quá quen
thuộc với nó, với mái trường này, với môi trường làm việc kỷ luật nghiêm khắc
của quân đội. Giờ nhìn lại, thấy Học viện đổi thay quá, lớn mạnh quá, từ những
ngày đầu mới vào, vẫn còn thô sơ, mà giờ đây đã mọc lên những tòa nhà cao chọc
trời, những trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ cán bộ giáo viên
cũng ngày càng nhiều lên đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu của Học
viện.Hơn hai mươn năm qua, tôi từng ngày theo dõi sự trưởng thành lớn mạnh
của Học viện, từng tháng từng năm, thấy Học viện đổi thay từng khóa học viên
sinh viên ra trường trong lòng tôi lại thấy vui.
Là một quân nhân chuyên nghiệp, công tác trong trường nhiều năm qua thấy được
sự lớn mạnh của trường, trong đó sự thành công có nhiều sự hạn chế cũng có tồn

tại.Trong những năm vừa qua, sự thành công trong việc đào tạo học viên quân sự
và dân sự là không thể phủ nhận, bên cạnh đó cũng còn có mặt hạn chế. Theo tôi
thấy cần sát sao hơn trong việc dạy và học của của học viên và sinh viên, nên tổ
chức nhiều hơn nữa các cuộc thi cấp khoa, caaso học viện, đến cho học viên sinh
viên có cơ hội thể hiện mình, và cũng là để cọ sát kiến thức.cũng nên tổ chức
nhiều them các sân chơi trí tuệ cho sinh viên, có thể trong học viện hoặc giao lưu
với các trường đại học khác, nhằm trao dồi kiến thức lẫn nhau.
Trên đây là cảm xúc và ý kiến của tôi về học viện , trong những năm qua. Hy
vọng rằng, trong những năm tới, Học viện kỹ thuật quân sự sẽ còn tiếp tục phát
triển và lớn mạnh hơn nữa, để xứng đáng là trường Đại học trọng điểm quốc gia,
xứng đáng với lòng tin của Đảng của nhà nước và của nhân nhân.



×