Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Ảnh hưởng của các công cụ phái sinh đến ngành cao su công ty cổ phần cao su Phước Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.47 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------Họ

tên
:

TIỂU

Mai
Thị


1
5
A
4
0
1
0
1
2
5

Nguy
ễn
Thị
Mai
Sươn
g

1


5
A
4
0
1
0
3
9
2

ĐỀ
ẢNH
Cấn
Thị
Hươn
g
Gian
g

1
5
A
4
0
1
0
1
1
3


Trần
Thùy
Linh

1
4
A
4
0
1
0
7
0
9

LỚP
Giáo


Nguy
ễn
Thị
Đan
Phượ
ng

1
5
A
4

0
1
0
7
6
0

LUẬN MÔN:
CÔNG CỤ PHÁI SINH
TÀI:
HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH

CÔNG CỤ PHÁI SINH THỨ 4 CA 3-4
viên giảng dạy: Ths. Vũ Thị Kim Oanh
Nội, Tháng 9 năm 2015


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN

1. Sơ lược về thị trường cao su thiê nhiên thế giới
1.1. Giới thiệu chung
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống
chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có
điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên qui mô diện tích
lớn.
Thời gian khai thác của cây cao su thường kéo dài khoảng 20 năm. Giai đoạn thiết kế
cơ bản của lô cao su tính từ năm trồng được qui định tuỳ theo mức độ thích hợp của
vùng đất canh tác, trung bình giai đoạn này kéo dài từ 6-8 năm. Giai đoạn này đòi
hỏi nhiều sự đầu tư về vật chất, kỹ thuật, phân bón cũng như là sự chăm sóc.
Cao su tự nhiên là nguyên vật liệu có vai trò quan trọng hàng đầu với hơn 50 000

công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong công nghiệp cũng như đời sống
hàng ngày. Với đặc tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén, cao su có vai trò là nguyên
liệu đầu vào quan trọng của các lĩnh vực sản xuất săm lốp xe, sản phẩm chống mài
mòn, vỏ dây điện, dụng cụ y tế…

1.2 Tình hình thị trường thế giới
Về sản xuất cao su
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) và Tập đoàn nghiên
cứu cao su quốc tế(IRSG), sản lượng cao su thế giới năm 2013 đạt 27,53 triệu tấn,
trong đó cao su nhân tạo 15,5 triệu tấn, cao su thiên nhiên 12,04 triệu tấn; so với năm
2012, sản lượng cao su nhân tạo tăng 2,6%, cao su thiên nhiên tăng 3,7%, với diện
tích cho khai thác mủ khoảng 10 triệu ha, trong đó châu Á chiếm 92,4 %, châu Mỹ
chiếm 5,14%, châu Phi 2,4% và Mỹ la tinh 2,5%. Diện tích đưa vào kinh doanh hàng
năm khoảng 150-200 ngàn ha, nhưng khi giá cao su xuống quá thấp, các nhà trồng cao
su sẽ thanh lý diện tích già cỗi và giảm diện tích trồng mới, giảm đầu tư chăm sóc cây
cao su.


Về tiêu thụ cao su
Tiêu dùng cao su thế giới năm 2013 đạt 26,8 triệu tấn, trong đó tiêu dùng cao su nhân
tạo 15,5 triệu tấn, cao su thiên nhiên 11,3 triệu tấn. Tăng trưởng tiêu dùng cao su hàng
năm 3,2% trong 5 năm (2008-2013), trong đó cao su thiên nhiên tăng 2,15%, cao su
nhân tạo tăng 4,0%/ năm, so với tăng trưởng sản xuất cùng kỳ là 3,8% và 4,05%. Sản
lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên năm 2013 của các nước thành viên Hiệp hội các
nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) tăng 5,6%, đạt 7,04 triệu tấn
Cơ cấu tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới năm 2013-2015 không có nhiều thay đổi so
với các năm trước, châu Á chiếm 72% tổng tiêu dùng cao su thế giới, kế đến là châu
Mỹ 15%, châu Âu 10%. Trung Quốc chiếm khoảng 34%, Hoa Kỳ 9,5%, Ấn độ
9%,Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, mỗi nước 4%, Nhật Bản 6,6%, các
nước khác khoảng 26%; cơ cấu tiêu dùng theo lĩnh vực công nghiệp, săm lốp các

phương tiện vận tải tiêu thụ 68%, sản phẩm latex 12%, giày dép 5%, keo dán 3% và
các sản phẩm công nghiệp khác 12%.


Triển vọng ngành cao su thế giới
Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế(IRSG) dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ sao su trên thế
giới năm 2015 sẽ đạt 29,1 triệu tấn và tăng lên 30,3 triệu tấn vào năm 2016.Trong đó,
nhu cầu cao su tổng hợp sẽ tăng từ 16,8 triệu tấn năm 2015 lên 17,5 triệu tấn năm
2016 và đến 2023 là 21,5 triệu tấn. Đồng thời, IRSG cho biết nhu cầu đối với cao su
thiên nhiên sẽ đạt 12,3 triệu tấn trong năm 2015, sau đó tiếp tục tăng lên 12,9 triệu tấn
năm 2016 và 16,5 triệu tấn năm 2023.Thị trường cao su tổng hợp silicone được dự báo
sẽ gia tăng giá trị từ 6,5 tỷ USD năm 2013 lên 11 tỷ USD vào năm 2019, với tốc độ
tăng trưởng là 9,3% trong giai đoạn 2014 – 2019.

1.3 Đặc điểm ngành cao su Việt Nam
a. Diện tích cây cao su
Tính đến giữa năm 2014, tổng diện tích cao su cả nước đạt 955.600ha, vượt hơn
115.600 ha so với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ ký hồi đầu năm 2009.Tuy
nhiên, năm 2015, diện tích trồng cao su giảm nhẹ do các hộ nông dân chặt bỏ cây vì
giá cao su giảm mạnh, không đủ để bù đắp chi phí.


Khu vực Đông Nam Bộ được xem như thủ phủ cao su thiên nhiên của Việt Nam,
chiếm 56% diện tích trồng cao su của cả nước, kế đến là Tây Nguyên, Duyên Hải
miền Trung và Bắc Bộ.

b.Thị trường ngành
Vị thế ngành cao su Việt Nam:
Việt Nam là nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới sau Thái Lan và
Indonesia, trong khi là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới sau Thái Lan, Indonesia và

Malaysia. Thị trường nhập khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, với
tổng lượng cao su xuất khẩu qua Trung Quốc chiếm 4% xuất khẩu năm 2014, tăng
44% so với năm 2013. Diện tích trồng cao su vào khoảng 977.700 ha. Sản lượng cao
su năm 2014 ước đạt 953.700 tấn, tăng 0,7% so với năm trước. Sản lượng cao su Việt
Nam chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, đứng sau Thái Lan (34,1%)
Indonesia(26,9%).
Tình hình tiêu thụ
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giai đoạn 2015-2016 là những năm khó khăn nhất
của ngành cao su trong nước. Nguyên nhân là Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn
nhất với 60% lượng cao su Việt Nam trong nhiều năm qua “ngưng mua” vào. Kết quả,
doanh nghiệp trong nước có muốn bán cũng không bán được. Thống kê của Bộ
NNPTNT cho biết, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt 519.000 tấn, kim ngạch 760
triệu USD. Dù xuất khẩu cao su đã tăng 13,6% về khối lượng nhưng lại giảm 9,2% về
giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm
cũng giảm xấp xỉ 22,3% so với cùng kỳ năm 2014, còn 1.457 USD/tấn.


.
Xuất khẩu
Xuất khẩu cao su trong 5 tháng đầu năm 2015 tăng 30.1% về sản lượng nhưng giảm
2.9% về giá trị.
Theo số liệu Bộ NN&PTNT, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 5 năm 2015
đạt 78 nghìn tấn với giá trị 114 triệu USD, ước tính này 5 tháng đầu năm 2015 xuất
khẩu cao su đạt 330 nghìn tấn, giá trị đạt 475 triệu USD, tăng 30,1% về khối lượng
nhưng giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014..Theo số liệu Tổng cục Thống
kê, xuất khẩu cao su Việt Nam trong tháng 5 đạt 70 nghìn tấn , trị giá 103 triệu USD.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 342,91 nghìn tấn
tăng 28% về sản lượng nhưng lại giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu cao su từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2015



*Nhập khẩu:
Nhập khẩu cao su trong 5 tháng đầu năm 2015 tăng 29,6% về sản lượng và tăng 9,8%
về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo số liệu Bộ NN&PTNT, ước tính khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng
5/2015 ước đạt 39 nghìn tấn với giá trị đạt 65 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu
mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt 160 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 273
triệu USD, tăng 29,6% về khối lượng và tăng 9,8% về giá trị so với cùng kỳ năm
2014. Thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc ( chiếm
19,9%), Nhật Bản (16,3%) và Campuchia (13,4%).

Biểu đồ: Kim ngạch nhập khẩu cao u từ tháng1/2014 đến tháng 5/2015
*Triển vọng của ngành cao su Việt Nam
Dự báo nhu cầu lốp xe thế giới sẽ tăng trung bình 4,3% mỗi năm lên 2,9 tỷ chiếc vào
2017. Về giá trị, tiêu thụ lốp xe dự báo sẽ tăng 7,9% mỗi năm lên 281 tỷ USD.
Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), nguồn cung cao su
thiên nhiên được tăng nhanh tại Việt Nam và một số quốc gia khác do diện tích tăng
và có xu hướng vượt nhu cầu thế giới trong giai đoạn 2014-2025, sẽ tiếp tục tạo áp lực
làm giá cao su thiên nhiên khó tăng cao trong năm 2015 và xu hướng giá thấp có thể
kéo dài sang nhiều năm tới


CHƯƠNG 2: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa là một trong các đơn vị có diện tích lớn trong
ngành cao su Việt Nam, nằm trong vùng chuyên canh cao su, vị trí trung tâm của vùng
cao su Đông Nam Bộ, cách TP Hồ Chí Minh 65km rất thuận lợi về mặt giao thông.
Công ty được hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ Phần

số 4603000509 ngày 03/3/2008, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bình Dương cấp
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa niêm yết cổ phiếu PHR ngày 04/08/2009 tại Sở
Giao Dịch Chứng Tp.HCM (HOSE) và chính thức giao dịch ngày 18/08/2009.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA.
- Tên tiếng Anh: PHUOC HOA RUBBER JOINT STOCK COMPANY.
- Tên giao dịch (tên viết tắt) của doanh nghiệp: PHURUCO.
- Mã Chứng khoán: PHR
- Mã số thuế: 3700147532
- Địa chỉ trụ sở chính: Ấp 2 - Xã Phước Hòa - Huyện Phú Giáo - Tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: 0650 - 3657106 - Fax: 0650 - 3657110.
- Email:
- Website: ;
- Tổng Giám đốc: Ông Lê Phi Hùng.
- Vốn điều lệ: 813 tỷ đồng.
* Ngành nghề kinh doanh:
- Trồng cây cao su.
- Khai thác và chế biến mủ cao su.
- Kinh doanh cao su
- Thu mua mủ nguyên liệu.- Bán lẻ xăng dầu.
- Mua bán gỗ cao su.
- Chế biến gỗ cao su.
- Thi công xây dựng và sửa chữa cầu đường, công trình giao thông và khu dân cư.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
- Kinh doanh địa ốc. Kinh doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ khu công
nghiệp.
- Đầu tư tài chính.
Thị trường xuất khẩu:
+ Châu Á: Japan, China, Taiwan, Korea, India...
+ Châu Âu: Germany, Turkey, Italy, France, Belgium, Spain, Greece, Czech

Republic ...


+ Châu Mỹ: United State, Brazil, Canada, Argentina, Mexico...
+ Australia.
Vị thế trong ngành cao su
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa là một trong những công ty có diện tích
cao su lớn của ngành, nằm trong tốp 5 đơn vị quản lý diện tích và sản lượng cao
su lớn nhất ngành.
- Hiện tại nền công nghiệp có sử dụng sản phẩm cao su đang trong giai đọan
phát triển nên nhu cầu cao su để phục vụ phát triển là rất lớn. Khả năng đáp ứng
cho nhu cầu trong nước và quốc tế của ngành cao su còn rất hạn chế từ đó, đôi
khi tạo ra sự khan hiếm cho thị trường. Trong những năm vừa qua, giá bán sản
phẩm cao su của công ty luôn trong tốp 5 đơn vị có giá bán cao nhất ngành, năm
2008 giá bán của công ty cao thứ 2 toàn ngành.
Chiến lược phát triển


Công ty sẽ tăng cường công tác đáp ứng, thõa mãn nhu cầu của khách
hàng, kể cả khách hàng nội địa và quốc tế, để nâng cao tỷ lệ doanh thu và
hiệu quả.



Tăng cường quản lý và khai thác hiệu quả các dự án Công ty tham gia
góp vốn và tính toán cân nhắc hiệu quả khi đầu tư các dự án mới.



Sử dụng tối đa công năng các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để

đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả.



Tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ chế
biến để có thể nâng cao năng suất khai thác vườn cây và chất lượng sản
phẩm.



Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, bảo vệ để hạn chế đến mức
thấp nhất tình trạng thất thoát mủ cao su khi khai thác.


MÔ HÌNH SWOT
TIÊU CHÍ

ĐIỂM
MẠNH

ĐIỂM YẾU

Ngành nghề

-Phước Hòa
là một trong
những doanh
nghiệp cao su
lớn trong
ngành cao su

VN

Cơ sở vật
chất

-PH có hệ
thống cơ sở
vật chất vườn
cây, nhà máy
chế biến, kho
bãi hoàn
chỉnh

-Khấu hao tài
sản hàng năm
lớn

Đầu vào

-6 nông
trường cao su
có diện tích
lớn trong
ngành

-khó khăn
trong việc
quản lý và
chăm sóc


Đầu ra thị
trường tiêu
thụ

- Thị trường
lớn, khách
hang truyền
thống nhiều

- phụ thuộc
nhiều vào thị
trường Trung
Quốc

CƠ HỘI

THÁCH
THỨC

-ngành cao su
tự nhiên là
ngành chủ
lực theo định
hướng xuất
khẩu của
Chính phủ

-ngành trồng
cây cao su
ảnh hưởng

nhiều của
thời tiết do đó
ảnh hưởng
đến khả năng
sản xuất

- Diện tích
cây cao su
lâu năm lớn,
năng suất
giảm dần
-đầu vào chịu
ảnh hưởng
nhiều của
biến động
thời tiết
-Thái Lan
đang áp dụng
thuế đối với
các mặt hang
cao su xuất
khẩu do vậy
chi phí giá
vốn của cao
su TL có xu
hướng tang

-giá cao su
đang có u
hướng giảm

trong những
năm gần đây


giảm sức
cạnh tranh
trên thị
trường thế
giới, khách
hàng tìm đến
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1 Công tác sản xuất.
Năm 2014 công ty khai thác được 19.186,81 tấn mủquy khô, đạt 103,71%
kếhoạch năm (vượt 687 tấn), năng suất vườn cây bình quân đạt 2,03 tấn/ha (liên
tục 9 năm công ty đạt năng suất trên 2 tấn/ha). Các nông trường đều hoàn thành
và vượt kếhoạch công ty giao, trong đó vượt sản lượng cao nhất là nôngtrường
Lai Uyên (116,89%), Hội Nghĩa (110,48%), Nhà Nai (106,82%). Ngoài ra, công
ty đã tổchức tốt việc thu mua 12.296,18 tấn mủtừvườn cây khoán, vườn cây
tưnhân trên địa bàn.
Trong năm chếbiến được 31.300,64 tấn mủthành phẩm, cơcấu sản phẩm gồm
có:
STT

CHỦNG LOẠI

SỐ LƯỢNG (tấn) TỶ LỆ (%)

1

SVR CV 50,60


10.902,78

34,83%

2

Latex

3.155,77

10,08%

3

SVR L,3L, 5

6.741,73

21,54%

4

SVR 10, 20

10.121,72

32,34%

5


Skim block, khác

378,64

1,21%

31.300,64

100%

Tổng

2.2 Hoạt động kinh doanh. Trong năm công ty tiêu thụ được 34.177,77 tấn mủ
thành phẩm, vượt 13,93% so với kế hoạch năm 2014, bằng 115,54% so với năm
2013. Cơ cấu tiêu thụ thành phẩm như sau:
Số lượng

Doanh thu trong năm
Thành tiền
(USD)

Thành tiền
(VND)

Đơn giá
bq/tấn
(đồng)



Xuất khẩu
trực tiếp

10.835,45

22.588.131

477.492.464.
418

44.067.601

Ủy thác xuất
khẩu

322,56

657.130

13.948.253.1
56

43.242.352

Nội tiêu

23.019,75

825.450.900.
477


35.858.381

Cộng

34,177,76

1.316.891.70
8.051

38.530.656

23.245.260

Doanh thu thành phẩm đạt 1.316,89 tỷ đồng với giá bán bình quân 38,53 triệu
đồng/tấn, giảm 28,37% so với năm 2013. Ngoài ra, công ty tiêu thụ các loại
mủtận thu khác thu được 8,49 tỷ đồng. Tổng doanh thu từ sản phẩm cao su cả
năm đạt 1.324,98 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ sản lượng vườn cây công ty đạt
829,38 tỷ đồng, doanh thu từ mủ thu mua 495,6 tỷ đồng)

STT Chỉtiêu

Năm 2013

Năm 2014

Tỷ lệ
(%)

1


Tổng giá trịtài sản

3.403.190.796.37
3

3.428.830.145.12
7

100,75
%

2

Doanh thu thuần

1.895.752.675.83
9

1.604.981.334.26
4

84,66%

3

Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh

411.272.779.468


191.327.812.979

46,52%

4

Lợi nhuận khác

68.761.659.638

141.425.961.687

205,68
%

5

Lợi nhuận trước

489.326.369.154

343.632.402.843

70,23%


thuế
6


Lợi nhuận sau thuế

371.639.046.691

263.847.346.666

71,00%

7

Tỷ lệ cổ tức

30%

20%

66,67


CHƯƠNG 3: CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY

1.Rủi ro tỷ giá
Trong kinh doanh thương mại quốc tế thì điều bắt buộc là hợp đồng được ký kết và
thanh toán bằng ngoại tệ. Chính vì vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng vô cùng lớn tới
hoạt động kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Những hoạt động mà dòng tiền
thu vào và chi ra khác nhau đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá Hiện Trung Quốc vẫn
là thị trường nhập khẩu nguyên liệu cao su lớn nhất của Việt Nam. Và việc xuất nhập
khẩu cao su của Việt Nam cũng bị tác động bởi sự biến động tỷ giá của các đồng tiền
mạnh như: JPY, USD,…Ảnh hưởng lớn nhất khi đồng NDT mất giá, các sản phẩm

cao su Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam càng tăng tính cạnh tranh nhờ giá bán rẻ
hơn.
2.Rủi ro lãi suất
Công ty chịu rủi ro về lãi suất do giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của
một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất trên thị trường khi
công ty có phát sinh các kkhoản tiền gửi có hoặc không có kỳ hạn, các khoản vay và
nợ chịu lãi suất thả nổi,công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình
cạnh tranh trên thị trường để có được lãi suất có lợi cho mục đích của công ty.
Theo ước tính, cuối năm 2014 PHR đã chi gần 43 tỷ cho chi phí lãi vay. Trong khi đó
nếu theo tính toán với mức lãi suất tại thời điểm hiện tại thì trong năm 2015 PHR sẽ
phải chi ra ít nhất là 50 tỷ cho chi phí lãi vay. Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch lớn
này là do sự biến động của lãi suất trên thị trường trong năm 2015 gây ra sự chênh
lệch lớn này. Chi phí tài chính trong năm 2014 chiếm 3,24%.trên tổng doanh thu.
Trong khi đó, trong năm 2015 công ty còn có kế hoạch đầu tư vào các công ty con và
triển khai nhiều dự án mới do đó lượng tiền mặt có nhu cầu sẽ ngày càng tăng cao.
Hơn nữa trước sự thay đổi không ngừng của lãi suất trên thị trường hiện nay thì việc
gặp phải rủi ro lãi suất đối với công ty là điều không thể tránh khỏi. Việc tính toán làm


thế nào để được vay với một mức lãi suất hợp lý với công ty là điều mà công ty cần
cân nhắc kỹ lưỡng.
3.Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là một bên tham gia công cụ tài chính hoặc hợp đồng không có khả
năng thực hiện được nghĩa vụ về hợp đồng dẫn đến tổn thất về tài chính cho Công Ty
Công Ty có các rủi ro tín dụng từ hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ yếu đối với các
khoản phải thu khách hàng) và hoạt động tài chính (bao gồm tiền gửi ngân hàng ,cho
vay và các công cụ tài chính khác)
4.Rủi ro cạnh tranh
Cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu ở dạng thô và phương thức xuất
khẩu chủ yếu là qua đường tiểu ngạch. Thực tế này khiến sản phẩm cao su tự nhiên

của Việt Nam nói chung của doanh nghiệp nói riêng gặp rủi ro cao với sản phẩm thay
thế và không chủ động được về giá xuất khẩu.Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu
cao su ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất
khẩu, một điểm mà doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Không những thế, công nghiệp chế
biến thành phẩm cao su còn gặp khó khăn trong cạnh tranh với những sản phẩm nhập
khẩu không được kiểm soát về giá cả, thiếu hàng rào kĩ thuật trong thương mại để
ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng này, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và
cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước.
4. Rủi ro biến động giá cổ phiếu
Công ty chịu rủi ro về giá của các công cụ vốn phát sinh từ các khoản đầu tư cổ phiếu
ngắn hạn và dài hạn do tính không chắc chắn về giá tương lai của cổ phiếu đầu tư. Các
khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn được nắm giữ với mục đích chiến lược lâu dài, tại thời
điểm kết thúc kỳ kế toán Công ty chưa có kế hoạch bán các khoản đầu tư nay
5.Rủi ro giá cả
Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn chưa hoàn toàn phục hồi
sau khủng hoảng. Giá cao su thế giới vẫn ở mức thấp sau thời gian liên tiếp sụt giảm
vừa qua, đây là kết quả của thực tế nguồn cung cao su toàn cầu tăng mạnh trong khi
nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sụt giảm.Thực tế này khiến hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp cũng hạn chế hơn.Bên cạnh đó, giá dầu giảm cũng ảnh hưởng đến giá
cao su thiên nhiên.Trong ngắn hạn, giá cao su khó có thể hồi phục lại đà tăng trưởng.
6. Rủi ro pháp lý
Là một Công ty cổ phần đã niêm yết trên sàn chứng khoán, Công ty cổ phần Cao su
Thống Nhất phải chịu sự ảnh hưởng và chi phối của các bộ luật Luật Doanh nghiệp,
Luật Chứng khoán, Luật Thuế, Luật pháp Quốc tế, Luật thương mại Quốc tế…các
Nghị định, Thông tư và các văn bản luật pháp liên quan khác. Trong điều kiện hệ
thống pháp lý Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bất cứ thay đổi nào
trong chính sách hay quy định có liên quan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.


Thêm vào đó, việc thu thuế xuất khẩu cao su tự nhiên sẽ làm giảm sức cạnh tranh về

giá cả của mặt hàng này trên thị trường thế giới so với các nước Thái Lan, Indonesia,
Malaysia.
7. Rủi ro khác
Những rủi ro khác như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…là những rủi ro bất ngờ có thể
gây thiệt hại to lớn về người và tài sản cho Công ty đồng thời để lại những hậu quả
nặng nề cho cả nền kinh tế.

CHƯƠNG 4: GIẢ ĐỊNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CAO SU VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA RỦI RO
I.Giả định hợp đồng gốc
Ngày 1/9/2015 Công ty cao su Phước Hòa ký hợp đồng xuất khẩu cho công ty TNHH
The YOKOHAMA Nhật Bản
Hàng hóa: cao su RSS3
Khối lượng: 200 tấn
Giá trên hợp đồng: theo mức giá thị trường tại ngày thanh toán
Ngày giao hàng: 15/2/2016
Ngày thanh toán : 1/3/2016
Phương thức thanh toán: thanh toán bằng đồng Yên (JPY) Nhật Bản
II Các rủi ro CTCP Cao su Phước Hòa có thể gặp phải khi ký kết hợp đồng
1. Rủi ro do biến động giá cao su RSS3 trên thị trường

Công ty đã ký hợp đồng gốc thỏa thuận bán sản phẩm RSS3 cho ITOCHU Corporaton
với giá trị thanh toán theo giá thị trường vào đúng ngày thanh toán. Rủi ro mà công ty
gặp phải là giá giao ngay RSS3 vào ngày thanh toán sẽ giảm mạnh so với giá RSS3
giao ngay tại thời điểm hiện tại, khiến cho thu nhập mà công ty nhận được khi bán sản
phẩm này giảm xuống, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của công ty.


2. Rủi ro tỷ giá


Công ty đồng ý nhận thanh toán bằng đồng JPY.Khi đó, công ty sẽ phải đối mặt với
rủi ro về tỷ giá JPY/VND giảm trong tương lai.Ở vị thế bán, đến ngày thực hiện giao
dịch, công ty sẽ phải bán đồng JPY, mua VND. Nếu tỷ giá JPY/VND giảm mạnh thì
thu nhập từ chuyển đổi tiền của công ty giảm xuống.
3. Rủi ro lãi suất

Cơ cấu nguồn vốn của một công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.Để công ty
sản xuất ra sản phẩm thì công ty đã bỏ ra một khoản chi phí trước đó.Vì vậy, công ty
có thể phải đi vay các tổ chức khác để quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Công ty
sẽ gặp rủi ro khi lãi suất đi vay tăng lên. Điều này sẽ làm tổng chi phí sản xuất sản
phẩm tăng có thể dẫn đến khoản lỗ khi ký hợp đồng.
4. Rủi ro pháp lý

Giao dịch trên các thị trường khác nhau sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống quy phạm
pháp luật khác nhau, đặc biệt là giao dịch giữa hai công ty ở hai quốc gia khác nhau,
điều này ảnh hưởng đến rủi ro và quyền lợi của Công ty cổ phần cao su Thống Nhất.
Vì vậy trước khi giao dịch, công ty cần làm rõ các nguyên tắc, quy định có tính chất
pháp lý liên quan đến giao dịch.

III Cách phòng ngừa rủi ro
1.Xu hướng biến động của giá cao su trong giai đoạn từ 2015-2016
a.Các nhân tô tác động đến giá cao su
-Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung. Nguồn cung cao su phụ thuộc chủ yếu vào
diện tích khai thác của các nước sản xuất cao su lớn, gồm Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc. Ngoài ra, nguồn cung cao su còn phụ thuộc vào
một số yếu tố khác như:
• Khí hậu và thời tiết;
• Chính sách xuất khẩu của các quốc gia
-Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu cao su: Cao su tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào nhu
cầu tiêu thụ săm lốp trên thế giới. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới các nhu cầu này:

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên
lớn nhất thế giới, chiếm 34,7% nhu cầu, nhờ tiềm năng sản xuất và nhu cầu của người


dân trong ngành ô tô. Giá cao su tự nhiên và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong
quá khứ thể hiện mối quan hệ khá tương đồng.
-Giá dầu thô: Dầu thô là nguyên liệu sản xuất cao su nhân tạo, sản phẩm thay thế cao
su tự nhiên. Cho tới đầu năm 2011, diễn biến giá dầu và giá cao su là khá tương đồng,
tuy nhiên sau đó khi dư thừa cao su đạt mức quá lớn, ảnh hưởng của giá dầu lên giá
cao su đã không còn nhiều.
-Tăng trưởng tại các thị trường khác: nhu cầu tiêu thụ ô tô tại các thị trường mới nổi
như khu vực Asean, Brazil, Nga và đặc biệt là Ấn Độ đang trở thành một yếu tố quan
trọng tác động tới giá cao su. Ngoài ra, mặc dù động lực tăng trưởng không còn lớn,
thị trường tiêu thụ ô tô tại Mỹ và châu Âu cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới giá cao su
thiên nhiên
-Tồn kho cao su. Kho dự trữ cao su của Thái Lan, nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế
giới, hiện đã lên đên 210.000 tấn. Chính phủ Thái Lan hiện vẫn đang nghiên cứu thời
điểm mở bán kho dự trữ nhằm cắt giảm chi phí lưu kho vào tạo điều kiện để chính phủ
tiếp tục mua vào để hỗ trợ nông dân. Lượng tồn kho cao này gây ra một áp lực tiềm
tàng tới giá cao su thế giới.
- Ngành săm lốp dự báo tăng trưởng chậm lại. Lượng ô tô bán ra trên toàn cầu có xu
hướng tăng trưởng chậm lạido những khó khăn về điều kiện kinh tế thế giới.
Nhu cầu tại Trung Quốc giảm mạnh.Nền kinh tế thứ hai trên thế giới sau chuỗi những
ngày tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã có những dấu hiệu cho thấy nó đang gặp phải
các khó khăn.
- Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Các số liệu dự báo cho thấy kinh tế thế giới và
các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU Nhật hay các nền kinh tế mới nổi như Nga, Brazil và
Asean… duy trì đà tăng trưởng kinh tế chậm trong năm tới. Đây là các thị trường lớn
của ngành công nghiệp săm lốp.Mức tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế này sẽ làm
giảm sức tiêu thụ cao su trên toàn thế giới.

b.Dự báo về diễn biến giá cao su giai đoạn 2015-2016
Dựa trên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới giá cao su trong phân tích
trên, trong giai đoạn 2015-2016, mức dư thừa cao su dự báo vẫn ở mức cung nhiều
hơn cầu đáng kể..Do vậy giá cao su trong thời gian tới được dự báo sẽ đi xuống với
biên độ dao động nhẹ và có thể tăng nhẹ trở lại trong nửa cuối năm 2015. Tuy nhiên
trong năm 2016 giá cao su vẫn có xu hướng giảm nhẹ từ 0.9-1.2%
2.Phòng ngừa rủi ro bằng các công cụ phái sinh
Trước những biến động bất lợi của giá cao su, để phòng ngừa rủi ro cho công ty,
Phước Hòa có thể sử dụng 3 công cụ phái sinh là: Hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ
hạn, Hợp đồng quyền chọn để giảm thiểu rủi ro cho công ty.

A. Hợp đồng tương lai


Để phòng ngừa rủi ro giá cao su giảm vào tương lai, công ty có thể sử dụng hợp đồng
tương lai.
Công ty ký hợp đồng bán tương lai với:
Số lượng hợp đồng: 20 hợp đồng (mỗi hợp đồng 10 tấn)
Kỳ hạn 6 tháng kể từ ngày 1/9/2015
Đơn giá trên hợp đồng tương lai: 159.7 JPY/kg
Khi giá giảm thì doanh thu của công ty sẽ giảm nên công ty bán hợp đồng tương lai tại
thời điểm này sẽ cố định được mức thu nhập.
Theo giả định ở hợp đồng gốc: giá giao ngay là giá thị trường tại ngày thanh toán
Thực tế giá giao ngay tại thời điểm thanh toán là 152.96JPY/kg.
+ Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng gốc = 152.96x 200000=30.592.000 JPY
+ Khi công ty thực hiện hợp đồng khoản lãi nhận được là =
(159.7 – 152.96)x200000= 1. 348.000 JPY
Vậy khoản thu nhập công ty nhận được tại ngày 1/3/2016 là
30.592.000+ 1.348.000=31.940.000 JPY
Như vậy: từ việc tính toán để sử dụng hợp đồng tương lai đã mang lại cho công ty

khoản lợi nhuận là 1.348.000 JPY so với việc không thực hiện hợp đồng
Bảng số liệu

tháng

Giá TL

Aug-15
Sep-15
Oct-15
Nov-15
Dec-15
Jan-16
Feb-16

160.2
162.9
157
159.1
156.24
154.83
152.96

Lãi/lỗ hàng tháng

540000
-1180000
420000
-572000
-282000

-374000

Lãi/lỗ tích lũy

460000
-720000
-300000
-872000
-1154000
-1528000

Số dư tài kkhoản ký quỹ
4818000
5278000
4098000
4518000
3946000
3664000
3290000

Ký quỹ bổ sung
0
0
0
0
0
0
-3290000




Ưu điểm



Tính thanh khoản cao: có thể tất toán hợp đồng trước hạn, có thể bán lại trên thị
trường một cách dễ dàng.



Rủi ro tín dụng thấp: do hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức.
Hai bên tham gia sẽ phải thực hiện ký quỹ, nếu tài khoản ký quỹ ở dưới mức ký quỹ


duy trì sẽ phải ký quỹ bổ sung. Điều này sẽ làm tăng trách nhiệm thực hiện hợp đồng
của mỗi bên.


Tính toán được những khoản lãi/ lỗ theo từng ngày vì giá trị hợp đồng được điều
chỉnh từng ngày.



Nhược điểm



Chi phí giao dịch cao do hai bên sẽ phải thông qua nhà môi giới để thực hiện
giao dịch.




Nếu hợp đồng tương lai gặp rủi ro, công ty không đủ tài chính để thực hiện ký quỹ bổ
sung, sở giao dịch sẽ tất toán hợp đồng đó. Khi đó, khoản lỗ của công ty là rất lớn.

B. HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
Với hợp đồng kỳ hạn công ty cũng ký kết hợp đồng bán hợp đồng kỳ hạn
-Số lượng hợp đồng: 1
- Kỳ hạn: 6 tháng ( từ 1/9/2015 đến 1/3/2016)
-Sản phẩm : cao su RSS3
-Giá kỳ hạn: 159.7JPY/kg
Giá thị trường vào ngày giao hàng là 152.96 JPY/kg
Như vậy khoản lợi nhuận của HDKH trên 1 đơn vị sản phẩm là:
St – K = 159.7 – 152.96= 6.74 JPY/kg
Ưu điểm:
-Mềm dẻo ,linh hoạt do các điều khoản do Phước Hòa và bên A thỏa thuận với
nhau.Tránh rủi ro về giá cho Phước Hòa khi dựa vào các biến động thị trường dự đoán
được giá giảm trong tương lai đã thực hiện bán hợp đồng kỳ hạn với bên A
-Không yêu cầu thế chấp
-Mặc dù bị lỗ nhưng bên A bắt buộc phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn vì về mặt
pháp lý của hợp đồng hai bên tham gia trong hợp đồng không bên nào có thể từ chối
thực hiện cam kết.
Nhược điểm:


-Rủi ro tín dụng cao
-Tính thanh khoản thấp vì hai bên sẽ phải nắm giữ hợp đồng cho đến khi đáo hạn
C.HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
Công ty sẽ mua quyền chọn bán 200 tấn cao su RSS3 với giá 159.7 JPY/kg
Giá hiện tại của cao su trên thị trường là 160.2 JPY/kg

Thời gian đáo hạn sau 6 tháng, phí quyền chọn là 3JPY/kg. Số tiền đầu tư ban
đầu mua quyền chọn là 1000.000 JPY
Công ty ký hợp đồng quyền chọn Châu Âu ngày đáo hạn là 1/3/2016
Theo giá thị trường tại ngày thanh toán 1/3/2016 là 152.96 JPY/kg. Khi đó công ty sẽ
quyết định thực hiện quyền chọn bằng cách bán 200 tấn cao su với giá 159.7 JPY/kg
Thu nhập từ hợp đồng gôc là 152.96x 200000=30592000JPY
Lãi nhận được từ thực hiện quyền chọn là: (159.7-152.96-3)x200000=748000JPY
Thu nhập của công ty là : 30592000 + 748000=31340000JPY
Như vậy nhờ vào việc sử dụng hợp đồng quyền chon, công ty đã thu về được
31.340.000 JPY thay vì chỉ thu được 30.592.000 JPY

 Ưu điểm: Lỗ, lãi được tối thiểu hóa , biết trước và xác định chắc chắn. Vừa giúp công
ty kiểm soát rủi ro tỷ giá, vừa tận dụng thời cơ để đầu cơ nếu tủ giá biến động thuận
lợi. Tính chủ động cao, công ty không có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng mà có thể
lựa chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn hay mua giao ngay để có lợi nhất cho mình

Nhược điểm: Phải bỏ ra chi phí mua quyền chọn dù có thực hiện hay không. Khi
tỷ giá ít biến động người mua hợp đồng quyền chon sẽ bị mất khoản phí không đáng
có. Vì vậy, khi chắc chắn về tỷ giá thì không nên làm hợp đồng quyền chọn mà chọn
hợp đồng kỳ hạn
 Như vậy:sau khi xem xét những khoản lợi ích từ các công cụ phái sinh thì công cụ
Hợp đồng tương lai mang lại cho công ty nhiều lợi ích nhất. Do đó, để phòng ngừa rủi
ro cho công ty, công ty quyết định sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro.
3.Đặc điểm của hợp đồng tương lai trên sàn TOCOM JAPAN
Phước Hòa quyết định lựa chọn hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tối ưu cho
hợp đồng xuất khẩu cao su.Hợp đồng tương lai sẽ giúo công ty giảm thiểu rủi ro và
được tiêu chuẩn hóa, được phép giao dịch trên sàn giao dịch. Những đặc điểm của hợp
đồng tương lai:
-Hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường tập trung
-Địa điểm: sàn TOCOM

-Giá niêm yết: JPY/kg


-Loại tài sản giao dịch: Cao su RSS3
-Quy mô hợp đồng: 1000kg/hợp đồng
-Thời gian đáo hạn: 1/3/2016
-Trạng thái nắm giữ: <= 100 hợp đồng
Theo bảng tính Excel ta có:
Cov(S,F)=0.261011
Corr(S,F)=0.142655
=> Hệ số phòng ngừa rủi ro tối ưu là:
H=
=0.16242
Số lượng hợp đồng tối ưu cần mua là:
N==32.48433 hợp đồng
Vậy để phòng ngừa rủi ro cho giả định trên, công ty tién hành ký kết bán hợp đồng
tương lai với số lượng hợp đồng tối ưu là 33.Mỗi hợp đồng có giá trị 1000 kg.Ngày
đáo hạn là 1/3/2016.

Bảng excel.xlsx



×