Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KW – 1D MÔ PHỎNG DÕNG CHẢY LŨ LƢU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG – TRẠM ĐỒNG TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƢƠNG HỌC

Ngô Liên Hƣơng

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KW – 1D MÔ PHỎNG
DÕNG CHẢY LŨ LƢU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG
– TRẠM ĐỒNG TRĂNG

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Thủy văn

HÀ NỘI – 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƢƠNG HỌC

Ngô Liên Hƣơng

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KW – 1D MÔ PHỎNG
DÕNG CHẢY LŨ LƢU VỰC SÔNG CÁI NHA TRANG
– TRẠM ĐỒNG TRĂNG

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Thủy văn


Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Sơn

HÀ NỘI – 2012

2


MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................4
Chƣơng 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên lƣu vực sông Cái Nha Trang .....................5
1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................5
1.2. Địa hình ........................................................................................................5
1.3. Địa chất ........................................................................................................8
1.4. Thổ nhƣỡng ..................................................................................................8
1.5. Thảm phủ thực vật .....................................................................................10
1.6. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................12
1.7. Đặc điểm thủy văn .....................................................................................14
Chƣơng 2. Tổng quan các mô hình mƣa – dòng chảy .........................................20
2.1. Các mô hình mƣa – dòng chảy .................................................................20
2.2. Các phƣơng pháp tính thấm ......................................................................29
2.3. Mô hình sóng động học một chiều và phƣơng pháp phần tử hữu hạn ......31
2.4. Phƣơng pháp SCS và phát triển ................................................................38
Chƣơng 3. Ứng dụng mô hình sóng động học để mô phỏng lũ cho lƣu vực sông
Cái Nha Trang – trạm Đồng Trăng ......................................................................41
3.1. Tình hình số liệu ........................................................................................41
3.2. Xây dựng bộ thông số sóng động học một chiều trên lƣu vực sông Cái
Nha Trang – trạm Đồng Trăng ..................................................................................42
3.3. Ứng dụng mô hình sóng động học một chiều – phƣơng pháp phần tử hữu
hạn và SCS mô phỏng lũ trên lƣu vực sông Cái Nha Trang – trạm Đồng Trăng .....49
Kết luận ....................................................................................................................59

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................60
Phụ lục ......................................................................................................................61

3


LỜI NÓI ĐẦU
Trên lãnh thổ nƣớc ta hiện tƣợng lũ lụt xảy ra với quy mô và cƣờng độ ác liệt
đặc biệt ở những nơi địa hình ngắn, dốc. Việc tìm hiểu, dự báo và hạn chế các tác
hại do lũ gây ra là một vấn đề thời sự và đƣợc nhiều cấp quan tâm. Ngày nay, một
trong những hƣớng mới trong nghiên cứu thủy văn ở nƣớc ta là sử dụng mô hình
toán phục vụ công tác tính toán và dự báo lũ. Theo hƣớng đó khóa luận này dựa trên
mô hình KW – 1D, sử dụng phƣơng pháp SCS và phƣơng pháp phần tử hữu hạn để
mô phỏng quá trình mƣa – dòng chảy trên lƣu vực nhằm khai thác đƣợc các thông
tin về mặt đệm đa dạng với số liệu khí tƣợng thủy văn và các bản đồ số thông qua
công nghệ GIS.
Khóa luận trình bày cách xác lập lƣới các phần tử và lựa chọn các thông số
mặt đệm để triển khai mô hình lấy lƣu vực sông Cái Nha Trang trạm Đồng Trăng
làm đối tƣợng nghiên cứu. Việc tối ƣu hóa các thông số và thử nghiệm mô phỏng
một số trận lũ cho kết quả khả quan, hy vọng có thể dùng làm cơ sở cho việc thiết
lập các phƣơng án, cảnh báo lũ phục vụ phòng chống thiên tai lũ lụt.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức phân tích tổng hợp, thời gian nghiên cứu,
kinh nghiệm nên khóa luận này còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp tận tình của các thầy cô và các bạn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thanh
Sơn đã chỉ bảo tận tình trong quá trình em làm khóa luận, các thầy cô trong bộ môn
Thủy văn khoa Khí tƣợng Thủy văn và Hải dƣơng học, ThS Ngô Chí Tuấn đã giúp
đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, tháng 5/2012

Ngô Liên Hƣơng
Lớp K53 Thủy văn

4


Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƢU VỰC
SÔNG CÁI NHA TRANG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Lƣu vực sông Cái Nha Trang (hay còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù) là
lƣu vực sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý nằm trong khoảng 12003' –
12037' vĩ độ Bắc, 108041' – 109012' kinh độ Đông, bao trùm toàn bộ thành phố Nha
Trang, huyện Diên Khánh, huyện Khánh Vĩnh và một phần diện tích của huyện
MaĐrăk tỉnh ĐăkLăk. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Đông giáp biển Đông,
phía Nam giáp huyện Khánh Sơn và Cam Ranh, phía Tây giáp tỉnh ĐăkLăk và Lâm
Đồng [4]. Sông bắt nguồn từ đỉnh ChƣTgo, cao 1475m, chảy theo hƣớng Tây Bắc –
Đông Nam, khi đến sông Buôn Trai đổi sang hƣớng Tây – Đông, là hƣớng chảy chủ
yếu của sông suốt chặng đƣờng còn lại cho đến khi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù
Huân). Diện tích lƣu vực F = 2000km2, chiều dài sông chính L = 79km, độ dốc sông
chính J = 0,37%, độ rộng bình quân lƣu vực B = 25,3km [5].
1.2. ĐỊA HÌNH
Lƣu vực sông Cái có địa hình rất phức tạp. Phần phía Đông là đồng bằng
Diên Khánh – Nha Trang với diện tích 135km2. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi
những dãy núi đâm ra biển, đƣợc cấu tạo từ đất phù sa cũ và mới, nhiều nơi pha lẫn
sỏi cát hoặc đất cát ven biển. Phía Nam và Tây Nam của lƣu vực là một vùng núi
rộng lớn với những đỉnh núi cao trên 1500m đến trên 2000m, trong đó có đỉnh Hòn
Giao (2062m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh, là đỉnh núi cao nhất Khánh Hòa.
Do có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi khe, suối, sông tạo thành nhiều hẻm,
vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông. Các phụ lƣu của sông Cái Nha

Trang đều bắt nguồn ở độ cao 800m đến 1500m, nhƣng lại rất ngắn, thƣờng dƣới
20km nên độ dốc rất lớn (độ dốc trung bình 22,8%). Phần thƣợng lƣu sông Cái Nha
Trang có rất nhiều thác. Từ cửa sông Chò trở lên có thác Đồng Trăng, thác Ông
Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng. Qua khỏi thác Võng có thác
Dằng Xay, thác Tham Dự, thác Ngựa, thác Hông Tƣợng, thác Trân Đụng...[1, 5].
1.3. ĐỊA CHẤT
Địa chất lƣu vực sông Cái Nha Trang phân bố khác nhau từ Đông sang Tây,
từ núi cao xuống đồng bằng ven biển. Địa chất lƣu vực sông Cái cơ bản thuộc các
nhóm: nhóm đá Macma phân bố phần lớn phía Tây lƣu vực; nhóm đá phiến phân bố

5


chủ yếu ở Khánh Vĩnh; nhóm trầm tích đệ tứ phân bố vùng ven sông, suối, sƣờn núi
đến chân núi với thành phần bở rời [5].

Hình 1. Lƣu vực sông Cái Nha Trang – trạm Đồng Trăng

6


Hình 2. Địa hình lƣu vực sông Cái Nha Trang – trạm Đồng Trăng

7


Hình 3. Độ dốc lƣu vực sông Cái Nha Trang – trạm Đồng Trăng

8



1.4. THỔ NHƢỠNG
Thổ nhƣỡng lƣu vực sông Cái Nha Trang gồm nhiều loại đất khác nhau, chủ
yếu là:
– Nhóm đất đỏ vàng: chiếm tỷ lệ lớn và phân bố rộng, nhất là những vùng
đồi núi có Feralit xảy ra mạnh. Đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch.
– Đất mùn vàng trên núi cao 900 – 1000m.
– Đất thung lũng có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình và đất phù sa
phân bố dọc các sông suối trong lƣu vực.
– Đất cát thành phần cơ giới nhẹ và thô, kết cấu rời rạc, phân bố phần lớn
vùng ven biển phía Đông.
– Đất mặn và phèn mặn phân bố ở vùng trũng ven biển. [2, 5]
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 lƣu vực sông Cái Nha Trang

Diện tích

Loại rừng

STT

(km2)

Phần trăm
diện tích
(%)

1

Đất rừng tự nhiên nghèo


323,22

22,22

2

Đất rừng tự nhiên giàu và trung bình

380,05

26,14

3

Đất trảng cây bụi

636,3

43,74

4

Đất lúa, màu

50,15

3,44

5


Đất chuyên lúa

44,26

3,03

6

Đất chuyên rau màu và cây CNNN

20,97

1,38

7

Đất đồng cỏ

1,06

0,068

9


Hình 4. Hiện trạng sử dụng đất lƣu vực sông Cái Nha Trang –
trạm Đồng Trăng

10



Hình 5. Rừng lƣu vực sông Cái Nha Trang – trạm Đồng Trăng

11


1.5. THẢM PHỦ THỰC VẬT
Lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hình thành lũ lụt
đó là khả năng điều tiết nƣớc. Theo điều tra rừng năm 2000 của tỉnh Khánh Hòa, đất
lâm nghiệp chiếm 75% đất tự nhiên, độ che phủ rừng là 34% diện tích toàn tỉnh.
Thực vật gồm hai loại chính là thực vật tự nhiên nhƣ rừng nhiệt đới núi thấp, rừng
truông gai, cây bụi và thực vật trồng nhƣ cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công
nghiệp dƣợc liệu theo thời vụ [5]. Với độ che phủ của các loại rừng đƣợc thể hiện
trong bảng 2.
Bảng 2. Lớp phủ thực vật theo mức độ che tán và tỉ lệ % so với lƣu vực

1

2

3

4

5
6

Diện tích Diện tích Mức độ

Loại rừng


STT

Rừng rậm thƣờng xanh cây lá rộng nhiệt đới
gió mùa ít bị tác động
Rừng rậm thƣờng xanh cây lá rộng nhiệt đới
gió mùa đã bị tác động
Rừng rậm thƣờng xanh hỗn giao cây lá rộng,
lá kim nhiệt đới gió mùa
Rừng rậm thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa tre
nứa hoặc rừng nửa rụng lá
Rừng thƣa rụng lá hoặc trảng cây bụi có cây
gỗ rải rác
Cây trồng nông nghiệp ngắn ngày xen dân cƣ

(km2)

(%)

tán che

173,2

11,92

> 90

576,78

39,7


70  90

20,76

1,43

60  70

44,87

3,09

50  60

416,27

28,65

30  40

218,26

15,02

<5

1.6. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Nhìn chung lƣu vực sông Cái Nha Trang chịu sự chi phối của khí hậu nội chí
tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hƣởng khí hậu đại dƣơng [1]. So với các vùng phía

Bắc thì mùa đông ít lạnh hơn, mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các vùng phía Nam
thì mùa mƣa muộn hơn. Mùa khô bắt đầu từ tháng I và kết thúc vào tháng VIII,
trong mùa khô xuất hiện thời kỳ mƣa tiểu mãn vào khoảng trung tuần tháng V đến
hạ tuần tháng VI. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào trung tuần tháng
XII, tập trung vào hai tháng X và XI, lƣợng mƣa các tháng này thƣờng chiếm trên

12


50% tổng lƣợng mƣa trong năm.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng và ven biển dao động
từ 26,3 – 26,90C, lên đến độ cao 400m nhiệt độ giảm xuống khoảng 23,0 – 24,00C.
Nhìn chung trong năm ít xảy ra các đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày gây
ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống.
– Độ ẩm: Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm dao động từ 74 – 83% trên toàn
lƣu vực và khoảng 80% tại thành phố Nha Trang. Biến trình năm của độ ẩm tƣơng
đối tƣơng tự nhƣ biến trình mƣa. Từ tháng IX đến XII là các tháng đầu mùa đông
mƣa nhiều, độ ẩm tƣơng đối cao, trung bình 85%. Còn trong nửa cuối mùa đông độ
ẩm giảm xuống 80 – 83%. Tháng ẩm nhất là tháng XI có độ ẩm khoảng 85 – 87%.
– Bốc hơi: Tổng lƣợng bốc hơi trung bình nhiều năm dao động từ 1000 –
1100mm/năm tức là bằng 2/3 lƣợng mƣa. Trong 3 tháng (từ tháng VI – VIII), mỗi
tháng lƣợng bốc hơi đạt tới 120 – 150mm, vƣợt quá lƣợng mƣa các tháng này. Thời
kỳ bốc hơi ít nhất là các tháng mùa mƣa từ tháng X – XII, lƣợng bốc hơi chỉ khoảng
60 – 80mm.
- Gió: Gió là một trong những nhân tố khí hậu quan trọng nhất nó phản ánh
các điều kiện hoàn lƣu khí quyển và tác động đến nhiều mặt của sinh hoạt thiên
nhiên. Chế độ gió đƣợc rất nhiều ngành (giao thông, đƣờng biển, xây dựng hàng
không, nông nghiệp ...) quan tâm trong hoạt động thực tiễn.
Chế độ gió ở lƣu vực sông Cái Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói
chung là sự luân chuyển các hƣớng gió theo hai mùa trong năm rất rõ rệt. Tuy

nhiên, do ảnh hƣởng của địa hình nhất là hƣớng các dãy núi đã tạo ra chế độ gió
trong cùng một mùa hay từng thời đoạn ngắn ở các vùng có thể khác nhau.
Mùa Đông chịu ảnh hƣởng của tín phong Đông Bắc, với không khí thịnh
hành là nhiệt đới Thái Bình Dƣơng. Gió mùa mùa hạ đến lƣu vực sông Cái theo hai
luồng: một luồng từ phía Tây, Tây Nam thổi tới qua các dãy núi Campuchia và Hạ
Lào đã đem lại thời tiết khô nóng trong các tháng mùa hạ, thƣờng gọi là gió Tây
khô nóng. Luồng thứ hai là một phần của tín phong Nam bán cầu thổi đến theo
hƣớng Nam hoặc Đông Nam, sau khi trải qua quãng đƣờng dài trên biển, luồng
không khí này đã đem lại thời tiết mát mẻ hơn vào các tháng cuối mùa hạ.
– Mưa: Do địa hình phức tạp nên lƣợng mƣa giữa các khu vực có sự chênh
lệch nhau khá lớn. Lƣợng mƣa trung bình năm trên lƣu vực sông Cái Nha Trang
khoảng từ 1300 – 1500mm. Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa khoảng 900 – 1059mm,

13


chiếm khoảng 67 – 75% lƣợng mƣa năm; tổng lƣợng mƣa mùa khô khoảng 300 –
450mm. Những trận mƣa, lũ lớn chủ yếu tập trung vào tháng X và XI.
1.7. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN
– Đặc điểm sông ngòi
Sông Cái Nha Trang (ở phần thƣợng lƣu còn gọi là sông Thác Ngựa) thuộc
loại sông vừa với diện tích lƣu vực 2000km2. Đây là con sông lớn nhất tỉnh, có lƣu
vực chiếm hầu hết huyện Khánh Vĩnh, huyện Diên Khánh, thành phố Nha Trang và
một phần diện tích ngoài tỉnh thuộc Đắc Lắc, chiều dài sông chính 79km, độ rộng
bình quân lƣu vực là 25,3km, với hệ số uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng là 0,3, độ dốc
sông 3,70/00, mật độ lƣới sông 0,8km/km2. Sông bắt nguồn từ đỉnh ChƣTgo cao
1475m, chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Khi đến Buôn Trai, sông đổi sang
hƣớng Tây – Đông là hƣớng chảy chủ yếu suốt chặng đƣờng còn lại [1, 5].
Các sông nhánh của sông Cái Nha Trang phân bố dạng cành cây, theo dọc
sông từ thƣợng nguồn ra tới cửa sông gồm các sông nhánh chính sau:

Tại Giang Chè, cách cửa ra 43km, sông nhận thêm nƣớc của sông Khế, là
phụ lƣu bên phải, bắt nguồn từ núi NQuang cao 1500m, chảy theo hƣớng Tây Nam
– Đông Bắc, có chiều dài 22km, diện tích lƣu vực 75km2, hệ số uốn khúc 1,2, hệ số
hình dạng 0,2, độ dốc lòng sông 3,70/00.
Cách cửa ra 41km, sông nhận thêm nƣớc bổ sung của sông Giang là phụ lƣu
bên trái, bắt nguồn từ phía sƣờn Đông của núi cao Chƣtupsa cao 1977m, chảy theo
hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, có chiều dài 40km, diện tích lƣu vực 180km2, hệ số
uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng 0,1, mật độ lƣới sông 1,0km/km2.
Tại vị trí cách cửa ra 39km, từ bên phải, sông nhận thêm nƣớc của sông Cầu
là phụ lƣu phát nguồn từ núi Giaicata cao 1200m, chảy theo hƣớng Tây Nam –
Đông Bắc, có chiều dài 27km, diện tích lƣu vực 190km2, hệ số uốn khúc 1,2, hệ số
hình dạng 0,3, mật độ lƣới sông 1,0km/km2.
Tại Đồng Trăng, ở vị trí cách cửa ra 31km, từ bên trái sông nhận thêm nƣớc
của sông Chò là phụ lƣu rất lớn, bắt nguồn từ núi ChƣKhon cao 946m, thuộc địa
phận tỉnh Đắc Lắc, chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam có chiều dài 63km, diện
tích lƣu vực 588km2, hệ số uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng 0,1, mật độ lƣới sông
0,5km/km2.

14


Tại Thành Diên Khánh, cách cửa ra 16 km, sông nhận nƣớc của Suối Dầu là
phụ lƣu bên phải, bắt nguồn từ núi phía Nam cao 775m, chảy theo hƣớng Tây Nam
– Đông Bắc, có chiều dài 32km, diện tích lƣu vực 273km2, hệ số uốn khúc 1,3, hệ
số hình dạng 0,3, mật độ lƣới sông 0,7km/km2.
Nƣớc sông đổ thẳng ra biển Đông tại cửa Hà Ra – Nha Trang, cách đƣờng
quốc lộ 1 khoảng 1km về phía hạ lƣu.
Do các phụ lƣu chảy qua các khu vực mƣa khác nhau, trong đó có nhiều tâm
mƣa lớn (nhƣ tâm mƣa Hòn Bà với lƣợng mƣa năm 2500 – 3000mm) nên dòng
chảy sông Cái Nha Trang khá dồi dào. Sông Cái Nha Trang từ lâu đã là nguồn nƣớc

chủ yếu đối với nông nghiệp, lâm nghiệp của các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh,
đối với công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy sản, và nƣớc sinh hoạt của thành phố
Nha Trang (hiện là thành phố cấp II). Trong tƣơng lai không xa cùng với sự phát
triển kinh tế xã hội vai trò này sẽ càng tăng lên gấp bội.
Bảng 3. Các đặc trƣng chính của sông Cái Nha Trang
Tên
sông
chính

Tên sông
nhánh

S.Cái
NT

Độ cao Diện tích Độ dài Độ rộng Độ dốc
nguồn lƣu vực sông
BQ
sông
(km)
(m)
(km)
(0/00)
(km2)
1475

2000

79


25,3

S.Khế

1000

75

22

S.Cầu

1200

190

Suối Dầu

775

Suối Giang
S.Chò

3,7

Hệ số
uốn
khúc

Hệ số Mật độ

hình lƣới sông
dạng (km/km2)

1,4

0,3

0,8

3,4

1,2

0,2

27

7,0

1,2

0,3

1,0

272

32

8,5


1,3

0,3

0,7

1500

186

40

4,6

1,4

0,1

1,0

275

586

63

9,3

1,4


0,1

0,5

– Chế độ dòng chảy:
Sông Cái chịu ảnh hƣởng của khí hậu Đông Trƣờng Sơn rõ rệt. Mùa mƣa từ
tháng IX – XII chiếm 65 – 75%, mùa khô từ tháng I – VIII chiếm 25 – 35% lƣợng
mƣa năm. Tháng XI thƣờng xảy ra lũ lớn nhất trong năm, những năm muộn xuất
hiện vào tháng XII, một số năm có bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động sớm, lũ lớn trái
mùa xảy ra giữa mùa khô (tháng III/1991, VI/1994...) [5].

15


Do các phụ lƣu chảy qua các lƣu vực khác nhau trong đó có những tâm mƣa
lớn nhƣ tâm mƣa Hòn Bà và lƣợng mƣa bình quân năm lƣu vực là 1722mm. Dòng
chảy sông Cái Nha Trang dồi dào nhất so với các sông trong tỉnh Khánh Hòa, cụ thể
các đặc trƣng dòng chảy năm lƣu vực sông Cái Nha Trang nhƣ sau:
Bảng 4. Cán cân nƣớc trên lƣu vực sông Cái Nha Trang (1977 – 2009)

STT

TÊN LƢU VỰC

Tổng
Hệ số
lƣợng
dòng
dòng chảy

chảy
(triệu m3)

2

(km )

X0
(mm)

Dòng
Bốc hơi
chảy
Z0
Y0
(mm)
(mm)

1840

1808

1129

679

0.62

2078


160

2248

1496

752

0.66

239

2000

1931

1159

772

0.60

2319

Diện
tích F

Mƣa

Sông Cái Nha Trang

1

(Trong tỉnh)
Sông Cái Nha Trang

2

(Ngoài tỉnh)
Sông Cái Nha Trang

3

(Toàn bộ)

Trên lƣu vực sông Cái Nha Trang mùa lũ bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào
tháng XII, mùa kiệt bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII.
Nhƣ vậy, lƣợng dòng chảy 4 tháng mùa lũ chiếm từ 65 – 66% lƣợng dòng
chảy cả năm, lƣợng dòng chảy 8 tháng mùa cạn chỉ chiếm từ 34 – 35% lƣợng dòng
chảy cả năm. So sánh với nhu cầu dùng nƣớc, sự phân phối dòng chảy hai mùa nhƣ
trên bất lợi cho sản xuất: trong khi nhu cầu dùng nƣớc trong các tháng I – VIII (mùa
kiệt) rất cao thì dòng chảy trên sông rất nhỏ, trái lại nhu cầu dùng nƣớc trong các
tháng mùa lũ không cao lắm thì phần lớn nƣớc tập trung vào những tháng này. Vì
vậy những biện pháp tích nƣớc trong mùa lũ để điều tiết phục vụ nhu cầu dùng
nƣớc trong mùa cạn là hết sức cần thiết.
Từ tháng I đến tháng IV, lƣợng mƣa trên các lƣu vực không đáng kể, lƣợng
dòng chảy trên các triền sông trong tỉnh thời kỳ này chỉ là lƣợng nƣớc đƣợc điều tiết
từ mặt đệm lƣu vực có xu hƣớng ngày càng giảm. Hệ số phân phối dòng chảy B(%)
có trị số từ 6 – 7% đối với tháng I, giảm xuống 2 – 3% đối với tháng IV.
Từ tháng V – VI là mùa lũ tiểu mãn, lƣợng dòng chảy trên các triền sông
đƣợc tăng lên đáng kể.


16


Nói chung lũ tiểu mãn nhỏ hơn nhiều so với lũ chính vụ, nhƣng là nguồn
nƣớc quý giá đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng nƣớc thời kỳ khô hạn kéo dài 8
tháng (từ tháng I – VIII)
Mùa lũ bắt đầu từ tháng IX – XII, đây là thời kỳ mƣa nhiều nhất trong năm,
là nguyên nhân của sự tập trung dòng chảy lũ sông Cái Nha Trang. Dòng chảy
tháng XI thƣờng có trị số lớn nhất trong năm, do dòng chảy tháng này một mặt
đƣợc thừa hƣởng lƣợng nƣớc khá lớn đƣợc điều tiết từ tháng X, mặt khác lƣợng
mƣa của chính tháng XI thƣờng rất lớn.
– Dòng chảy sông ngòi
Dòng chảy trên các sông chủ yếu do mƣa cung cấp, nên sự phân bố của dòng
chảy tƣơng tự sự phân bố của mƣa. Độ sâu dòng chảy trên lƣu vực sông Cái Nha
Trang là 1159 mm.
Lƣợng dòng chảy 4 tháng mùa lũ chiếm từ 65% – 66% lƣợng dòng chảy cả
năm, lƣợng dòng chảy 8 tháng mùa cạn chỉ chiếm từ 34% – 35% lƣợng dòng chảy
cả năm. Tổng lƣợng dòng chảy W phụ thuộc vào độ sâu dòng chảy Y và diện tích
lƣu vực F, có giá trị lớn nhất đối với sông Cái Nha Trang 2319 triệu m3.
– Dòng chảy mùa lũ
Lũ các sông thuộc lƣu vực sông Cái Nha Trang tƣơng tự các sông khác ở khu
vực miền Trung, khi có mƣa nƣớc tập trung nhanh, lên xuống đột ngột, đƣờng quá
trình có dạng răng cƣa. Nguyên nhân gây lũ nhƣ đã nêu chủ yếu do mƣa có cƣờng
độ lớn, lũ do các hình thế thời tiết đơn độc gây ra thƣờng là lũ thời kỳ đầu và cuối
mùa, đƣờng quá trình lũ có đỉnh nhọn (tháng IX, tháng XII); lũ do tổ hợp nhiều hình
thế thời tiết phức tạp thƣờng là thời kỳ giữa mùa lũ (tháng X – XI), đƣờng quá trình
lũ kéo dài và có nhiều ngọn kế tiếp nhau .
Lũ tiểu mãn: Vào các tháng V, VI khi gió mùa Tây Nam bắt đầu phát huy
ảnh hƣởng, thƣờng xuất hiện các đợt mƣa rào và dông có cƣờng độ khá lớn, gây ra

lũ tiểu mãn. Lũ tiểu mãn xảy ra khá đều trong khoảng thời gian từ tháng V – VI có
khi sang tháng VII, hoặc tháng VIII hàng năm, lƣợng dòng chảy nhỏ, chỉ chiếm 3 –
6% lƣợng dòng chảy năm gây thiệt hại khá nghiêm trọng đối với sản xuất nông
nghiệp vùng hạ lƣu ven sông.
Lũ đầu mùa: Tháng IX thƣờng có từ 2 – 3 trận mƣa vừa, xen kẽ có năm xảy
ra mƣa to, các triền sông trong tỉnh xuất hiện các đợt lũ đầu mùa có đỉnh rất nhọn và
đơn lẻ. Lũ đầu mùa chủ yếu xuất hiện trong tháng IX, tuy nhiên có năm lũ xảy ra

17


trong tháng VIII (8 – 30% ).
Lũ chính vụ: Tháng X, XI là 2 tháng cao điểm mƣa lũ, thời kỳ này mặt đệm
trên lƣu vực đã bão hòa nƣớc vì vậy khi có mƣa trên lƣu vực dòng chảy tập trung
nhanh và truyền về hạ lƣu với tốc độ và cƣờng suất lớn, lũ chính vụ thƣờng có trị số
lƣu lƣợng đỉnh lũ, tổng lƣợng lũ và cƣờng suất lũ rất lớn, các trận lũ lớn nhất trong
năm thƣờng tập trung vào thời kỳ này.
Lũ cuối mùa: Thông thƣờng dòng chảy tháng XII còn cao, đạt tiêu chuẩn
dòng chảy lũ nhƣng thực tế đó chỉ là lƣợng nƣớc đƣợc điều tiết từ lƣu vực thƣợng
nguồn, không lớn và giảm nhanh theo đƣờng nƣớc rút. Tuy nhiên những năm gần
đây mƣa lũ lớn thƣờng kéo dài sang tháng XII, có khi sang cả tháng I năm sau.
Lũ lớn nhất năm: Lũ lớn nhất năm xuất hiện chủ yếu vào các tháng chính vụ
(X, XI), chiếm tỉ lệ cao; tháng X từ 12 – 30%, tháng XI từ 40 – 52%.
– Dòng chảy mùa cạn
Dòng chảy cạn chủ yếu là phần nƣớc còn lại của mùa lũ năm trƣớc sau đó
giảm nhanh chóng theo đƣờng nƣớc rút và thƣờng đạt trị số thấp nhất vào thời kỳ
cuối tháng III và tháng IV. Lƣợng dòng chảy tháng III, IV chỉ đạt 2,8 – 3% tổng
lƣợng dòng chảy năm. Sang tháng V, VI một số con lũ tiểu mãn xuất hiện làm
lƣợng dòng chảy mùa cạn đã tăng lên một ít, nhƣng còn ở mức thấp. Tháng VII,
VIII dòng chảy trên các khu vực tiếp tục giảm chậm, nhiều năm dòng chảy nhỏ nhất

năm xảy ra trong thời kỳ này.
Tính chung trong toàn tỉnh lƣợng dòng chảy 8 tháng mùa cạn chỉ chiếm
khoảng 34% – 35% tổng lƣợng dòng chảy năm, trong đó nhu cầu dùng nƣớc trong
thời kỳ này lại rất lớn, nếu nhƣ không có biện pháp tích trữ và sử dụng nƣớc hợp lý
sẽ bị thiếu nƣớc nghiêm trọng.
– Thuỷ triều
Thuỷ triều ở Khánh Hòa là thủy triều hỗn hợp thiên về nhật triều. Trong
năm, các tháng XI, XII, I, II luôn luôn xuất hiện cực đại mực nƣớc và các tháng VI,
VII, VIII luôn xuất hiện cực tiểu mực nƣớc, vì ngoài các lực tạo triều dao động mực
nƣớc ven bờ còn do tác động của các quá trình dâng, rút mực nƣớc từ các trƣờng
gió mùa và bão. Mực nƣớc nhỏ nhất trong các năm là 4cm, mực nƣớc trung bình là
124cm, mực nƣớc lớn nhất là 235cm. Sự chênh lệch mực nƣớc lớn nhất trong năm
là 222cm.

18


Khi xét ảnh hƣởng của lũ và triều ta thấy khi gặp triều lên mực nƣớc có thể
dâng cao hơn trƣờng hợp không có triều từ 20 – 30cm, khi triều xuống mực nƣớc có
thể chênh lệch so với mực nƣớc không ảnh hƣởng triều từ 9 – 10cm.
Dòng chảy lũ về hạ lƣu kết hợp với thời kỳ triều cƣờng làm cho tăng đỉnh lũ,
mực nƣớc dâng cao hơn gây ngập lụt trong thời gian dài; khi lũ về kết hợp với thời
kỳ triều xuống thì ngƣợc lại. Ở lƣu vực sông Cái Nha Trang vùng cửa sông đều chịu
ảnh hƣởng mạnh mẽ của thủy triều.
– Mạng lưới trạm đo khí tượng thủy văn trên lưu vực sông Cái Nha Trang
Trên sông Cái Nha Trang có trạm Thủy văn Đồng Trăng là trạm lƣu lƣợng
cơ bản của ngành khí tƣợng thủy văn (tại Diên Lâm, Diên Khánh) hoạt động từ năm
1976 đến nay, trạm mực nƣớc Diên An hoạt động từ năm 1976 đến 1985. Ngoài ra,
trƣớc đây Sở Thuỷ lợi tỉnh có đặt trạm đo lƣu lƣợng sông Chò trên phụ lƣu sông
Chò (hoạt động từ năm 1980 đến 1984) và trạm đo lƣu lƣợng suối Dầu trên sông

Suối Dầu với phƣơng pháp đo đơn giản, nên chất lƣợng số liệu hạn chế.
Bảng 5. Các trạm đo KTTV trên lƣu vực sông Cái Nha Trang

TT

Tên trạm

Vị trí

1

Nha Trang

TP. Nha Trang

2

Diên An

Huyện Diên Khánh

Yếu tố đo Thời gian đo

Ghi chú

X,...

1976 - nay Trạm cơ bản

H


1976 - 1985 Trạm cơ bản

3 Đồng Trăng Diên Lâm, Diên Khánh H, Q, X

1976 - nay Trạm cơ bản

4 Khánh Vĩnh Thị trấn Khánh Vĩnh

X

1976 - nay Trạm đo mƣa

5 Khánh Sơn

X

1976 - nay Trạm đo mƣa

Thị trấn Tô Hạp

19


Chƣơng 2
TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH MƢA – DÒNG CHẢY
Mô hình hệ thống thủy văn có thể là mô hình vật lý hay toán học. Mô hình
vật lý là mô hình biểu thị hệ thống thật dƣới dạng thu nhỏ, nhƣ mô hình thủy lực
của đập tràn. Mô hình toán học miêu tả hệ thống dƣới dạng toán học, là tập hợp các
phƣơng trình toán, các mệnh đề logic thể hiện các quan hệ giữa các biến và các

thông số của mô hình để mô phỏng hệ thống tự nhiên, hay nói cách khác, mô hình
toán học là một hệ thống biến đổi đầu vào (hình dạng, điều kiện biên, lực v.v...)
thành đầu ra (tốc dộ chảy, mực nƣớc, áp suất v.v...) [8].
2.1. CÁC MÔ HÌNH MƢA – DÒNG CHẢY
Mô hình mƣa – dòng chảy có thể là mô hình tất định hoặc mô hình ngẫu
nhiên. Mô hình tất định là mô hình mô phỏng quá trình biến đổi các hiện tƣợng thủy
văn trên lƣu vực mà ta đã biết trƣớc. Nó khác với mô hình ngẫu nhiên là mô hình
mô phỏng quá trình dao động của bản than quá trình thủy văn mà không chú ý các
nhân tố đầu vào tác động của hệ thống.
Xét trên quan điểm hệ thống, các mô hình thủy văn tất định có các thành
phần chính : Đầu vào của hệ thống; Hệ thống; Đầu ra của hệ thống.
Dựa trên cơ sở cấu trúc vật lý các mô hình thủy văn tất định đƣợc phân loại
thành các mô hình thủy động lực học, mô hình nhận thức và mô hình hộp đen. Dựa
vào sự xấp xỉ không gian, các mô hình thủy văn tất định còn đƣợc phân loại thành
các mô hình thông số phân phối và các mô hình thông số tập trung [8].
2.1.1. Một số mô hình mƣa – dòng chảy thông số tập trung
1. Mô hình SSARR
Mô hình SSARR [11] do Rockwood xây dựng từ năm 1957, gồm 3 thành
phần cơ bản:
- Mô hình lƣu vực
- Mô hình điều hòa hồ chứa
- Mô hình hệ thống sông
Trong mô hình lƣu vực, phƣơng trình cơ bản của SSARR sử dụng để diễn
toán dòng chảy trên lƣu vực là luật liên tục trong phƣơng pháp trữ nƣớc áp dụng
cho hồ thiên nhiên trên cơ sở phƣơng trình cân bằng nƣớc:
 I1  I 2 
 O1  O2 
 2  t   2  t  S 2  S1






Phƣơng trình lƣợng trữ của hồ chứa là :

20

(1)


dS
dQ
 Ts
dt
dt

(2)

Ƣu điểm của mô hình SSARR là cho phép diễn toán trên toàn bộ lƣu vực.
Nhƣng mô hình này không thể sử dụng một cách trực tiếp để kiểm tra những tác
động của việc thay đổi đặc điểm lƣu vực sông đến các quá trình thủy văn ví dụ nhƣ
các kiểu thảm thực vật, việc khai thác và sử dụng đất và các hoạt động quản lý đất
tƣơng tự khác trên một bộ phận nào đó của lãnh thổ. Mô hình SSARR đã đƣợc áp
dụng thành công ở đồng bằng sông Cửu Long.
2. Mô hình TANK
Mô hình TANK [7] đƣợc phát triển năm 1956 tại Trung tâm Nghiên cứu
Quốc gia về phòng chống thiên tai tại Tokyo – Nhật Bản bởi M.Sugawar.
Theo mô hình này, lƣu vực đƣợc mô phỏng bằng chuỗi các bể chứa theo
phƣơng thẳng đứng (theo tầng) và phƣơng ngang phù hợp với phẫu diện đất. Đây
cũng chính là cơ sở để phân chia mô hình TANK làm hai loại: mô hình TANK đơn

và mô hình TANK kép.
Hệ thức cơ bản của mô hình là:
Mƣa bình quân lƣu vực (P)
n

P

Wi . X i
i 1
n

(3)

Wi
i 1

trong đó: n là số điểm đo mƣa; Xi là lƣợng mƣa tại điểm thứ i và Wi là trọng số của
điểm mƣa thứ i (Theo M.Sugawara Wi sẽ đƣợc chọn là một trong bốn số sau: 0,25;
0,5; 0,75; 1,0)
Bốc hơi lƣu vực (E)
Khi XA  PS  E  0
Khi XA  PS  E  0
va XA  PS  H f  0
XA  PS

0,8EVT

0,75(0,8EVT  h f )  h f
E



0,6 EVT

Cơ chế truyền ẩm

21

(4)


Bể chứa trên cũng đƣợc chia làm hai phần: trên và dƣới, giữa chúng xảy ra
sự trao đổi ẩm. Tốc độ truyền ẩm từ dƣới lên T1 và trên xuống T2 đƣợc tính theo
công thức:
T1  TB0  (1 

XA
)TB
PS

(5)

T2  TC0  (1 

XS
)TC
SS

(6)

trong đó: XS, SS là lƣợng ẩm thực và lƣợng ẩm bão hoà phần dƣới bể A; TBo, TB,

TCo, TC là các thông số truyền ẩm. Theo M. Sugawar chúng nhận những giá trị:
TB = TB0 = 3mm/ngàyđêm; TC = 1 mm/ngàyđêm; TC0 = 0,5mm/ngàyđêm.
Dòng chảy từ bể A
Lƣợng nƣớc đi vào bể A là mƣa (P). Dòng chảy qua các cửa bên (YA1, YA2)
và của đáy (YA0) đƣợc xác định theo các công thức sau:
Hf = XA + P-PS

(7)

YA0 = HfA0

(8)

( H f  HA1 ); khi H f  HA1
YA1  
 0 khi H f  HA1

(9)

Trong mô hình, tác dụng điều tiết của sƣờn dốc đã tự động đƣợc xét thông
qua các bể chứa xếp theo chiều thẳng đứng. Nhƣng hiệu quả của tác động này
không đủ mạnh và có thể coi tổng dòng chảy qua các cửa bên của bể chỉ là lớp cấp
nƣớc tại một điểm. Đây là một yếu điểm của mô hình TANK. Nhƣng mô hình
TANK lại tƣơng đối đơn giản, có ý nghĩa vật lý trực quan, thích hợp với các lƣu
vực vừa và nhỏ nhƣng khó thể hiện sự “trễ” của dòng chảy so với mƣa, do mô hình
đƣợc cấu tạo từ các bể tuyến tính, các thông số cửa ra trong một số trƣờng hợp kém
nhạy.
3. Mô hình của Trung tâm khí tƣợng thủy văn Liên Xô (HMC)
Mô hình này mô phỏng quá trình tổn thất dòng chảy của lƣu vực và sau đó
ứng dụng cách tiệm cận hệ thống để diễn toán dòng chảy tới mặt cắt cửa ra của nó.

Lƣợng mƣa hiệu quả sinh dòng chảy mặt P đƣợc tính từ phƣơng trình:
P=h-E-I

(10)

trong đó: h là lƣợng mƣa trong thời đoạn tính toán (6h, 24h, ...); E là lƣợng bốc hơi,
thoát hơi nƣớc và I là lƣợng thấm trung bình.

22


Hạn chế khi sử dụng mô hình này có liên quan đến lƣợng bốc hơi và cƣờng
độ thấm trung bình. Số liệu lƣợng bốc hơi trên các lƣu vực còn thiếu rất nhiều và có
những lƣu vực không có điều kiện để đo đạc. Cƣờng độ thấm trung bình thì đƣợc
lấy trung bình cho toàn lƣu vực với thời gian không xác định. Hai yếu tố đó làm cho
việc tính toán gặp khó khăn. Mô hình HMC đã đƣợc áp dụng ở một số lƣu vực miền
núi Tây Bắc và Đông Bắc [7].
4. Mô hình NAM
Mô hình NAM [8] đƣợc xây dựng tại khoa Thuỷ văn Viện kỹ thuật thuỷ
động lực và thuỷ lực thuộc Đại học kỹ thuật Đan Mạch năm 1982. Mô hình dựa trên
nguyên tắc các bể chứa theo chiều thẳng đứng và các hồ chứa tuyến tính. Trong mô
hình NAM, mỗi lƣu vực đƣợc xem là một đơn vị xử lý. Do đó, các thông số và các
biến là đại diện cho các giá trị đƣợc trung bình hoá trên toàn lƣu vực. Mô hình tính
quá trình mƣa – dòng chảy theo cách tính liên tục hàm lƣợng ẩm trong năm bể chứa
riêng biệt có tƣơng tác lẫn nhau:
+ Bể chứa tuyết đƣợc kiểm soát bằng các điều kiện nhiệt độ không khí.
+ Bể chứa mặt bao gồm lƣợng ẩm bị chặn do lớp phủ thực vật, lƣợng điền
trũng và lƣợng ẩm trong tầng sát mặt. Umax là giới hạn trên của lƣợng nƣớc trong bể
này.
+ Bể chứa tầng dƣới là vùng dễ cây mà từ đó cây cối có thể rút nƣớc cho bốc

thoát hơi. Lmax là giới hạn trên của lƣợng nƣớc trong bể này.
+ Bể chứa nƣớc tầng ngầm trên và bể chứa nƣớc tầng ngầm dƣới là hai bể
chứa sâu nhất.
Cuối cùng thu đƣợc dòng chảy tổng cộng tại cửa ra. Phƣơng trình cơ bản của
mô hình:
Dòng chảy sát mặt QIF:
L

 CLIF

Lmax
CQIF
U

1  CLIF
QIF  


0


L
voi
Khi

Lmax
L
Lmax

 CLIF


(11)
 CLIF

trong đó: CQIF là hệ số dòng chảy sát mặt; CLIF là các ngƣỡng dòng chảy; U và
Lmax là thông số khả năng chứa.
Dòng chảy tràn QOF:

23


L

 CLOF

L max
CQOF
PN

1  CLOF
QOF  


0



Víi
Khi


L
 CLOF
L max

(12)

L
 CLOF
L max

trong đó: CQOF – hệ số dòng chảy tràn; CLOF – các ngƣỡng dòng chảy
Trong tính toán giả thiết rằng dòng chảy ra khỏi hồ tuân theo quy luật đƣờng
nƣớc rút:

 t 
 t
0 e CK  Q 1  e Ck 
Qout  Qout
in 



(13)



trong đó: Q 0out là dòng chảy ra tính ở thời điểm trƣớc; Qin là dòng chảy vào tại thời
điểm đang tính; CK là hằng số thời gian của hồ chứa.
Mô hình NAM đã tính đƣợc dòng chảy sát mặt và dòng chảy tràn, song bên
cạnh đó các thông số và các biến đƣợc tính trung bình hoá cho toàn lƣu vực. Nên

việc cụ thể hoá và tính toán cho những đơn vị nhỏ hơn trên lƣu vực bị hạn chế.
Mô hình NAM đã đƣợc áp dụng ở một số vùng đồng bằng Việt Nam.
5. Mô hình USDAHL
Mô hình này đƣợc công bố vào năm 70 của thế kỉ XX, là mô hình thông số
dải theo các tiểu vùng thuỷ văn. Mô hình chia bề mặt lƣu vực thành các tiểu vùng
thuỷ văn với các đặc trƣng nhƣ loại đất, sử dụng đất... Ở mỗi vùng, các quá trình
nhƣ mƣa, bốc thoát hơi, thấm, điền trũng, dòng chảy đƣợc tính toán xử lý trong mối
liên kết giữa vùng này với vùng khác. Quá trình hình thành dòng chảy đƣợc mô
phỏng nhƣ sau: dòng chảy mặt bao gồm quá trình thấm, quá trình trữ và chảy tràn.
Quá trình thấm đƣợc mô phỏng bằng phƣơng trình Hortan:
f t  A . GI . S1.4
at  f c

(14)

trong đó: ft – cƣờng độ thấm; A – hệ số phụ thuộc vào độ rỗng của đất, mật độ rễ
cây; GI – chỉ số phát triển thực vật, phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, loại cây; fc –
cƣờng độ thấm ổn định và Sat – độ thiếu hụt ẩm của đất là hàm số theo thời gian:

S at

 Sat -1 - f t-1  f c

24



(15)



Quá trình trữ, chảy tràn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng trình cân bằng nƣớc.
Quá trình dòng chảy dƣới mặt đất đƣợc xem xét dựa trên cơ sở phƣơng trình cân
bằng độ ẩm đất. Dòng chảy trong lòng dẫn đƣợc diễn toán theo mô hình tuyến tính.
Mô hình này có khả năng đánh giá tác động của các yếu tố lƣu vực quy mô trung
bình đến sự hình thành dòng chảy.
Mô hình USDAHL đã xét đến tất cả các thành phần trong phƣơng trình cân
bằng nƣớc, và mỗi thành phần này đã đƣợc xử lý xem xét dựa trên những phƣơng
trình. Song việc xử lý lƣợng thấm, bốc thoát hơi, điền trũng gặp rất nhiều khó khăn,
ngoài ra với những lƣu vực lớn thì khả năng đánh giá tác động của các yếu tố lƣu
vực đến sự hình thành dòng chảy là kém. Mô hình này chỉ áp dụng tốt cho những
khu vực có nhiều rừng.[7]
2.1.2. Một số mô hình mƣa – dòng chảy thông số phân phối
Khi giá trị của tài nguyên nƣớc ngày càng đƣợc đề cao thì yêu cầu về việc
quản lí tài nguyên nƣớc và đánh giá chất lƣợng nƣớc sẽ ngày càng tăng. Nghiên cứu
tài nguyên nƣớc tập trung vào những vấn đề nhƣ mối quan hệ và ảnh hƣởng của
thay đổi sử dụng đất đến nông nghiệp, rừng, thực tế ô nhiễm đến sử dụng nƣớc. Các
mô hình mƣa – dòng chảy thông số tập trung đã không theo kịp với những vấn đề
mới phát triển này. Vì thế mô hình mƣa – dòng chảy thông số phân phối có tiềm
năng phát triển.
Mô hình mƣa – dòng chảy thông số phân phối là mô hình xem xét sự biễn
biến của mọi quá trình thủy văn tại các điểm khác nhau trong không gian và định
nghĩa các biến trong mô hình nhƣ là hàm tọa độ. Điểm lôi cuốn nhất ở những mô
hình này là khả năng cung cấp thông tin của chúng tại những điểm trên lƣu vực và
sử dụng chúng cho một hƣớng nghiên cứu mới là đánh giá tài nguyên nƣớc và chất
lƣợng nƣớc. Nhƣng khi sử dụng nó lại cần phải thay đổi về các phƣơng pháp xác
định thông số cũng nhƣ các phƣơng pháp đo đạc các đặc trƣng của hệ thống.
Sự cần thiết của hệ thống mô hình mƣa – dòng chảy thông số phân phối đã
đƣợc nhận ra từ giữa những năm 1970 và ngày nay chúng đang đƣợc sử dụng rất
phổ biến.
Dƣới đây là một số mô hình mƣa – dòng chảy thông số phân phối đã đƣợc áp

dụng trên thế giới.

25


×