Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

lý luận nhà nước và pháp luật quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.78 KB, 8 trang )

I.LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng và là hai
yếu tố không thể tách rời nhau.Pháp luật và nhà nước cùng có nguyên nhân ra
đời ,tồn tại và phát triển. Pháp luật chỉ có thể phát sinh và có sức mạnh hiệu lực
dựa trên nhà nước và nhà nước cũng không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật.Pháp
luật có giá trị bắt buộc với mọi chủ thể,có phạm vi tác động rộng lớn,được triển
khai thực hiện rộng dãi,có hiệu quả ,là công cụ không thể thiếu của nhà
nước.Nhà nước chỉ có thể triển khai và phát huy hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Ở
Việt Nam ,pháp luật giữ vai trò quan trọng đối với nhà nước.
II.NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục tiêu định
hướng cụ thể.Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước ,do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện.Pháp luật mang tính bắt buộc chung,được
áp dụng cho số đông các loại chủ thể gắn liền với những điều kiện cụ thể,là
khuôn mẫu chuẩn mực pháp lí.Pháp luật có tính ý chí,là sản phẩm của ý thức
con người,thể hiện một cách chính thống ý chí của lực lượng cầm quyền bằng
con đường nhà nước.Pháp luật mang tính hệ thống,là hệ thống quy phạm có mối
liên hệ hữu cơ với nhau. Pháp luật Việt Nam cũng mang những đặc điểm trên và
thể hiện rõ nét ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,có quan hệ
với đường lối,chính sách,chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam…Chính vì
pháp luật có những đặc điểm như trên mà pháp luật giữ vai trò quan trọng đối
với nhà nước.
Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt,được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ
quyền quốc gia,tổ chức và quản lí xã hội bằng pháp luật,phục vụ lợi ích giai
cấp,lợi ích xã hội và thực thi cam kết quốc tế .Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội


chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân,vì nhân dân.Tất cả quyền lực nhà nước


thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức”(Điều 2,Hiến pháp 1992)
Với nhà nước Việt Nam,pháp luật giữ vai trò quan trọng:Pháp luật giúp nhà
nước có thể tổ chức và vận hành bộ máy của mình thông qua việc quy định việc
tổ chức,nội dung,hình thức,phương pháp,mục tiêu hành động của các cơ quan
nhà nước;pháp luật là công cụ để nhà nước quản lí kinh tế- xã hội;giúp nhà nước
thiết lập, đảm bảo công bằng xã hội,thực hiện dân chủ và giúp nhà nước mở
rộng,phát triển các mối quan hệ quốc tế.
2.Vai trò của pháp luật đối với nhà nước Việt Nam hiện nay.
2.1.Pháp luật giúp nhà nước Việt Nam tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước.
Pháp luật nước ta đã và đang là cơ sở pháp lí vững chắc cho việc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước.Pháp luật quy định cụ thể các loại cơ quan nhà
nước,trình tự thành lập,cơ cấu tổ chức,nhiệm vụ,quyền hạn,hình thức và phương
pháp hoạt động của từng loại,từng cấp và từng cơ quan nhà nước;quy định mối
quan hệ giữa các cấp cơ quan,giữa các cơ quan trong cùng một cấp,giữa các bộ
phận cấu thành và giữa các nhân viên trong một cơ quan nhà nước với nhau .Ở
Việt Nam,Hiến Pháp và các luật tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức
Quốc hội,Luật tổ chức Chính phủ…. đã quy định tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước.Theo pháp luật hiện hành,nước ta có các cơ quan nhà nước
như:Quốc hội,Chính phủ,Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Ủy ban nhân dân các
cấp…Với mỗi cơ quan nhà nước,pháp luật đều có những quy định cụ thể về
trình tự thành lập,cơ cấu tổ chức,nhiệm vụ,quyền hạn,hình thức,phương pháp
hoạt động và quan hệ của cơ quan đó với các cơ quan nhà nước khác.
Ví dụ như Chính phủ:trong chương III,Hiến pháp năm 2001,Luật tổ chức Chính
phủ năm 2001 và Quy chế làm việc của Chính phủ(ban hành kèm theo Nghị
định 23/2003/NĐ-CP)có quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc
hội,cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam…”(Điều 109,Hiến pháp năm1992). Chính phủ do Quốc hội thành
2



lập,cơ cấu gồm có các bộ và cơ quan ngang bộ,thành phần bao gồm Thủ
tướng,các Phó thủ tướng,các Bộ trưởng và các thành viên khác,nhiệm kì theo
nhiệm kì của Quốc hội.Nhiệm vụ quyền hạn là bảo đảm thi hành Hiến pháp và
pháp luật,trình dự án luật,pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban
thường vụ quốc hội;lãnh đạo các bộ,cơ quan ngang bộ,cơ quan trực thuộc Chính
phủ,Ủy ban nhân dân các cấp,kiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa
phương;củng cố,tăng cường quốc phòng…Pháp luật còn có những quy định về
mối quan hệ của Chính phủ với các cơ quan nhà nước khác như Quốc hội,Chủ
tịch nước,Mặt trận tổ quốc Việt Nam…Ngoài ra,pháp luật còn có quy định cụ
thể về nhiệm vụ,quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ,các bộ,cơ quan ngang
bộ,Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ…
Như vậy,những quy định của pháp luật đã giữ vai trò quan trọng làm cho các cơ
quan nhà nước có trình tự thành lập chặt chẽ,cơ cấu tổ chức hợp lí và hoạt động
một cách có hiệu quả.Nếu nhà nước không tổ chức trên cơ sở pháp luật sẽ dẫn
đến sự chồng chéo,không thống nhất,không khoa học , không phát huy được sức
mạnh của mỗi cơ quan và sức mạnh tổng hợp của bộ máy nhà nước.Pháp luật là
cơ sở pháp lí để xây dựng nhà nước Việt Nam-nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân,do nhân dân,vì nhân dân.
Pháp luật còn là phương tiện để giới hạn ,kiểm soát quyền lực nhà nước.Dựa vào
những quy định cụ thể của pháp luật có thể xác định được những hoạt động của
các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước là có vượt quá thẩm quyền hay
không,đã hoàn thành chức năng,nhiệm vụ hay chưa…Từ đó đảm bảo hiệu quả
hoạt động của bộ máy nhà nước.Nhà nước ban hành ra pháp luật nhưng pháp
luật cũng có giá trị ràng buộc với nhà nước:trình tự thành lập,cơ cấu tổ
chức,nhiệm vụ quyền hạn đều phải tuân thủ theo pháp luật,không được tùy
tiện,lộng quyền.
2.2.Pháp luật là công cụ hiệu quả nhất để nhà nước quản lí xã hội.
Pháp luật là phương tiện để cụ thể hóa các đường lối,chính sách,mục tiêu,kế
hoạch của nhà nước,giúp nhà nước tổ chức,điều hành,quản lí các lĩnh vực hoạt

3


động cơ bản của đời sống xã hội như kinh tế,văn hóa,giáo dục,khoa học,công
nghệ…giúp nhà nước giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội…Pháp
luật thể hiện ý chí của nhà nước và cũng là công cụ hiệu quả nhất để hiện thực
hóa các mục tiêu,chính sách,kế hoạch…của nhà nước.
Pháp luật là công cụ giúp nhà nước ta tổ chức,quản lí và điều tiết nền kinh
tế.Trong Hiến pháp,Luật đầu tư,Luật về doanh nghiệp…đã xác định rõ chính
sách của nhà nước về kinh tế:chế độ sở hữu,các thành phần kinh tế,chính sách
thuế,tài chính,tiền tệ,đầu tư…từ đó tác động đến sự ổn định và sự tăng trưởng
của kinh tế.Nhờ có pháp luật mà nhà nước ta có thể tổ chức và quản lí được nền
kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong các lĩnh vực
văn hóa,kĩ thuật,khoa học,công nghệ…các chính sách,kế hoạch của nhà nước
được thể chế hóa trong Hiến pháp,Luật di sản văn hóa,Luật giáo dục…đã giúp
nhà nước quản lí các lĩnh vực đó.Đặc biệt,pháp luật còn quy định các phương
tiện,biệm pháp…để bảo đảm thực hiện các chính sách,kế hoạch đã đề ra.Ví
dụ:Để bảo vệ và phát huy giá trị của những di sản văn hóa nhà nước có những
quy định cụ thể trong luật như cấm “Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản
văn hóa”(Khoản 2,Điều 13,Luật di sản văn hóa)
Pháp luật giúp nhà nước ta giữ vững an ninh chính trị,trật tự,an toàn xã hội
thông qua những quy định về quyền và nghĩa vụ cho mọi người khi tham gia vào
các quan hệ xã hội cụ thể và quy định các biệm pháp trừng phạt với những chủ
thể khi vi phạm.Luật dân sự,Luật hình sự,Luật giao thông đường bộ…Ví dụ:Với
những hành vi nguy hiểm hay có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội pháp luật
có những quy định cụ thể như “Người nào dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản,thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm”(Khoản 1,Điều 3,Luật hình sự năm 1999 sửa đổi,bổ sung 2009).Những quy
định như vậy đã hướng dẫn cách xử sự cho mọi người(được làm gì,không được

làm gì,phải làm gì,làm như thế nào)và có những biệm pháp trừng phạt,răn đe với

4


chủ thể vi phạm,từ đó giúp nhà nước giữ vững an ninh chính trị,trật tự,an toàn
xã hội.
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quy định các quyền cho nhân dân,xác định
địa vị pháp lí cho các tổ chức xã hội tại chương V,Hiến pháp năm 1992, Luật
đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở,đồ
vật,thư tín của nhân dân….Pháp luật còn góp phần giải quyết tranh chấp,mâu
thuẫn,điều hòa lợi ích giữa các chủ thể.Pháp luật nước ta thừa nhận các quyền tự
do dân chủ cho công dân (như quyền bầu cử,quyền ứng cử,quyền tự do đi
lại,quyền học tập…)trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống theo xu hướng
ngày càng rộng dãi hơn,đồng thời quy định các biệm pháp bảo đảm thực hiện
các quyền đó và các biệm pháp trừng trị những chủ thể có hành vi xâm hại tới
các quyền đó.Pháp luật nước ta giúp nền dân chủ được thiết lập,củng cố,mở
rộng từ đó nâng cao sự ủng hộ của nhân dân đối với nhà nước .
2.3.Pháp luật tạo môi trường pháp lí thuận lợi để nhà nước Việt Nam mở rộng
các mối quan hệ quốc tế.
Thông qua việc thừa nhận các tập quán quốc tế,quy định trình tự,thủ tục kí
kết,phê chuẩn ,gia nhập điều ước quốc tế,quy định trình tự,thủ tục thiết lập quan
hệ ngoại giao với các nước khác và nội luật hóa các quy định của luật quốc
tế.Pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước Việt Nam thiết lập quan hệ
ngoại giao,mở rộng quan hệ quốc tế.Ví dụ về Luật ký kết,gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế năm 2005 có quy định về đề xuất đàm phán kí,thẩm định,ủy
quyền,đàm phán,ký, phê chuẩn,phê duyệt điều ước quốc tế…cùng với các điều
khoản khác đã tạo điều kiện pháp lí thuận lợi để nhà nước Việt nam mở rộng các
mối quan hệ quốc tế.Nhờ đó, đến 2007 nhà nước Việt Nam là thành viên của 63
tổ chức quốc tế,có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới và đã

thiết lập quan hệ ngoại giao với 172 quốc gia.Trước đây,pháp luật quy định
nước ta chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa anh em nên
trong thời kỳ này,nhà nước không thể mở rộng quan hệ quốc tế,nên trong thời
kỳ 1975-1986 nhà nước ta chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với vài chục nước và
5


còn bị các nước phương tây,ASEAN bao vây,cô lập,cấm vận.Như vậy,pháp luật
giữ vai trò quan trọng đối với nhà nước trong việc mở rộng các mối quan hệ
quốc tế.
3.Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của pháp luật với nhà nước ở Việt
Nam hiện nay.
Pháp luật là phương tiện hữu hiệu và có hiệu quả nhất để nhà nước tổ chức,hoạt
động bộ máy nhà nước;quản lí kinh tế-xã hội;thiết lập đảm bảo công bằng xã
hội,thực hiện dân chủ và giúp nhà nước mở rộng quan hệ quốc tế.Đây là vai trò
quan trọng ,không thể thiếu,không thể thay thế của pháp luật với nhà nước Việt
Nam hiện nay.Chính vì vậy cần phải có những biệm pháp nhằm tăng cường vai
trò của pháp luật với nhà nước như thực hiện các phương hướng phát triển và
hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay,tăng cường tính khả thi
của pháp luật,nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nước trên
thế giới để hoàn thiện pháp luật Việt Nam,từng bước chuyên nghiệp hóa các
hoạt động pháp luật…
III.KẾT LUẬT
Từ những phân tích trên đã cho chúng ta có thêm tri thức về nhà nước và pháp
luật Việt Nam,đặc biệt là thấy rõ được vai trò không thể thay thế của pháp luật
đối với nhà nước ta hiện nay.Tuy nhiên,hiện nay pháp luật vẫn tồn tại những quy
định còn rất hạn chế như:Quy định bộ máy nhà nước còn cồng kềnh,còn nhiều
biệm pháp chế tài của pháp luật còn nhẹ,chưa đủ sức răn đe nên việc quản lí xã
hội của nhà nước còn kém hiệu quả…Từ đó có thể thấy,nước ta cần phải hoàn
thiện hơn nữa hệ thống pháp luật để xây dựng nhà nước và phát triển đất nước.


6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật,nhà xuất bản công an nhân dân,Hà
Nội-2010.
2.Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật,nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội-2005.
3.Hướng dẫn ôn tập môn học Lý luận nhà nước và pháp luật,nhà xuất bản tư
pháp-2010.
4.Những mối liên hệ cơ bản của pháp luật,đề tài khoa học của TS Nguyễn Minh
Đoan.
5.Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi,bổ
sung 2001.
6.Luật tổ chức chính phủ năm 2001.
7.Luật di sản văn hóa.
8.Luật hình sự năm 1999,sửa đổi,bổ sung 2009.
9.Luật kí kết ra nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.
10.Các website:
.
.

7


8




×