Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hệ thống tài chính Nhật Bản và sự phát triển vai trò của ngân hàng chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.4 KB, 5 trang )

Hệ thống tài chính Nhật Bản và sự phát triển vai trò của ngân hàng chính
Các trường hợp phát triển hệ thống tài chính Nhật Bản quan trọng trong việc so sánh lý thuyết và thực
tiễn, and có quan hệ mật thiết trong việc phát triển nền kinh tế thị trường và cải cách nền kinh tế kế
hoạch tập trung như các nền kinh tế thị trường công nghiệp tiên tiến. Hệ thống ngân hàng chính của
Nhật Bản có các mối quan hệ ngân hàng vay dài hạn là cốt lõi. Đồng thời, sự gia tăng tầm quan trọng của
thị trường chứng khoán trong nửa sau của những năm 80 đã được hết sức quan tâm.

Một phân tích của hệ thống ngân hàng chính của Nhật Bản có 5 yếu tố liên quan đến nhau:
-các lý thuyết của các ngân hàng chính trong bối cảnh không hoàn hảo, thông tin bất đối xứng; kinh
nghiệm
- phân tích vai trò, hành vi và hiệu suất của các ngân hàng chính của Nhật;
-bối cảnh lịch sử theo đó hệ thống ngân hàng của Nhật Bản nổi lên, phát triển mạnh, và gần đây đã chịu
sự cạnh tranh tài chính trực tiếp (các thị trường chứng khoán);
-các khuôn khổ của hệ thống tài chính của Nhật Bản;
-đặc biệt quan trọng đó là bản chất và vai trò của chính phủ (Bộ tài chính và Ngân hàng Nhật Bản) các
chính sách quản lý và phân phối trong việc hình thành hệ thống ngân hàng chính, trong việc phân bổ tín
dụng và thành tựu kinh tế

Sau một cuộc thảo luận về sự phát triển của hệ thống tài chính của Nhật Bản và những vấn đề liên quan
đến nó, bài viết này thảo luận 3 vấn đề.
Đầu tiên, đâu là một hệ thống tài chính tốt hơn: dựa trên ngân hàng ( và các ngân hàng chính ) hay dựa
trên cạnh tranh - thị trường hiệu quả cho việc phát hành chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu, cổ phiếu, và
thương phiếu ?
Thứ hai, cơ sở hạ tầng cần thiết là gì và thể chế nào sắp xếp phù hợp , hiệu quả việc cấp tiền cho các
hoạt động ưu tiên và ngành theo quy định của chiến lược phát triển của một quốc gia ?
Thứ ba, từ góc nhìn của nền kinh tế chính trị, những công trái được tạo ra thế nào trong các hệ thống
điều tiết dưới tỷ lệ lãi suất trần thị trường (ví dụ: áp chế tài chính và sự tín nhiệm các khoản tiền cho vay
của ngân hàng) giữa các bên tranh chấp tiềm năng được phân bổ khác nhau?


Hệ thống tài chính Nhật Bản


Sự phát triển của hệ thống tài chính của Nhật Bản là một nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế
hiện đại của Nhật Bản và tăng trưởng kể từ Meiji Phục hồi trong năm 1868. Các trường hợp của Nhật
Bản cung cấp một cơ sở phân tích và thực nghiệm hữu ích cho việc đánh giá các vấn đề thể chế quan
trọng trong việc phát triển tài chính. Kinh nghiệm của Nhật Bản cung cấp cái nhìn sâu sắc quan trọng đối
với nước đang phát triển: tiết kiệm đã được huy động và sau đó được phân bổ để tài trợ cho đầu tư sản
xuất; hệ thống tài chính và bộ đầy đủ các thể chế đã được tạo ra và phát triển; các vấn đề không hoàn
hảo và thông tin bất đối xứng đã được xử lý thông qua sự phát triển của hệ thống ngân hàng chính; cách
thức tài trợ cho những hoạt động chính và những lĩnh vực. Các thể chế có ý nghĩa với cấu trúc tài chính
và sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế.

Ngân hàng hiện nay của Nhật Bản và hệ thống tài chính là một hậu quả trực tiếp của sự phát triển lâu dài
của nó, có thể được chia thành năm giai đoạn trong các điều khoản của các tổ chức, chính sách, mô
hình, và hiệu suất.

Giai đoạn đầu tiên -- từ thập niên 1870 đến thập niên đầu của thế kỷ XX –
đã được dành cho việc tạo ra đầu tiên của hệ thống tài chính hiện đại thông qua nhập khẩu, đồng hóa,
và sự lan tỏa của các tổ chức của các ngân hàng và các trung gian tài chính hiện đại khác. Nhật Bản giống
như lục địa châu Âu, là một nước đi đầu trong phát triển thể chế của hệ thống tài chính của mình.

Giai đoạn thứ hai, kết thúc vào năm 1936, phát triển từ những thời gian đầu tiên, nó đã cống hiến cho sự
tăng trưởng, phát triển và ngày càng đa dạng trong hệ thống tài chính khá tự do, cạnh tranh và môi
trường thị trường không được kiểm soát, trong đó đã diễn ra việc hợp nhất các ngân hàng (từ 1.697
ngân hàng thương mại trong 1905 còn 424 năm 1936) là một hệ quả của sự đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng
và khủng hoảng tài chính.

Giai đoạn thứ 3 rất ngắn, từ 1937 nhưng 1952, nhưng đã gây đau buồn. Trong thời kỳ chiến tranh và môi
trường chiếm đóng, các tác nhân thị trường đã bị đã được thay thế bởi chính phủ kiểm soát trực tiếp, số
lượng các ngân hàng đã giảm mạnh, và tài chính được hạn chế tín dụng được phân bổ bởi quyết định
của quan liêu chứ không phải là lãi suất thị trường.


Giai đoạn thứ tư - từ phục hồi của nền độc lập vào năm 1952 đến sự bắt đầu tự do hóa tài chính vào
giữa những năm 1970 – đã được định rõ đặc điểm bởi một hệ thống ngân hàng ổn định và tổ chức tài
chính khác huy động và phân bổ các khoản tiết kiệm trong một nền kinh tế tăng trưởng cao vẫn được
quy định bằng sự điều chỉnh trên các khoản vay, gửi, và lãi suất phát hành trái phiếu. Tài chính đã bị suy
yếu nhẹ trong đó nhu cầu về vốn là vượt quá nguồn cung cấp bởi các thị trường không rõ ràng; nhưng lãi
suất thực dương; và các đường giao thương mới bị cấm, việc tạo ra các công cụ tài chính mới bị hạn chế,
và các thị trường và các hoạt động tổ chức tài chính phân đoạn. Các khoản vốn là từ các nghiệp vụ quen


thuộc chứ không phải cạnh tranh phân bổ giữa người vay kinh doanh lớn, nhưng là từ sự mở rộng của
kinh doanh nhỏ, nhà ở, người tiêu dùng, và đặc biệt là người gửi tiết kiệm.

Giai đoạn thứ năm, từ giữa năm 1970 đến nay, là một trong những sự chuyển đổi lên hệ thống thị
trường tự do về tài chính bằng quá trình bãi bỏ và tự do hóa tài chính từng bước một. Tiết kiệm tư nhân
(tiên nghiệm và hậu suy) lần đầu tiên trong giai đoạn sau chiến tranh vượt quá đầu tư tư nhân trong
nước và vấn đề chứng khoán - vốn chủ sở hữu cũng như trái phiếu - đã trở thành một nguồn quan trọng
trong nguồn tài chính ngoài của các tập đoàn lớn, thay thế các khoản vay ngân hàng mặc dù không cho
khu vực doanh nghiệp phi tài chính như một toàn thể, nhưng không dành cho các khu vực phi tài chính.

Các hệ thống Nhật Bản của các ngân hàng chính bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn trước chiến tranh,
mặc dù ban đầu hầu hết các ngân hàng đã được sở hữu và kiểm soát bởi các nhà doanh nghiệp công
nghiệp sử dụng chúng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Trong Thế chiến II, hệ thống
ngân hàng chính đã được tăng cường cũng như các doanh nghiệp và các ngân hàng được sang tên,
chuyển nhượng theo quy định của chính phủ. Cải cách sau chiến tranh đã tạo ra việc tách quyền sở hữu
và kiểm soát, và hệ thống ngân hàng chính Nhật Bản lớn lên trong thời kỳ phát triển kéo dài tới giữa
những năm 1970. Trong mười lăm năm qua, hệ thống ngân hàng chính trưởng thành và biến đổi bởi sự
nổi lên trong thị trường chứng khoán tài chính (và tăng giá cổ phiếu), cơ hội mở rộng sang các thị trường
quốc tế, và bây giờ vấn đề bất ngờ mới trong việc giảm các khoản lợi nhuận của vốn và các vấn đề tiềm
năng trong vay bất động sản.
Tại sao người ta nên nghiên cứu các trường hợp ngân hàng và tài chính Nhật Bản nói riêng? Câu trả lời

rất đơn giản, Nhật Bản có hệ thống tài chínhlớn thứ hai trên thế giới. Nhưng điều đó không quan trọng
bằng thực tế là hệ thống đó đã phát triển từ con số 0 từ 125 năm trước. và tiếp tục phát triển trong một
mô hình năng động. Và nó ít quan trọng hơn so với thực tế là trường hợp ưu việt trong thể chế của hệ
thống ngân hàng chính và mối quan hệ giữa các ngân hàng. Còn nhiều lí do khác nữa. Trong 15 năm qua,
chính phủ bị áp lực bởi các lực lượng thị trường không thể lay chuyển đã tham gia từ từ, nhưng cải cách
tự do hoá toàn diện để giải phóng thị trường tài chính và làm cho nó mang tính cạnh tranh hơn. Hơn nữa
, hệ thống tài chính năm 1991 phải đối mặt với thử thác lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính Nhật
Bản năm 1927. Dữ liệu thực nghiệm và nghiên cứu có sẵn trên kinh nghiệm của Nhật Bản đủ để làm cho
các phân tích khả thi và đáng giá. Quan trọng hơn, trong khi mỗi nước – như mỗi con người đều có tính
năng độc đáo riêng và lịch sử riêng, hệ thống tài chính Nhật Bản không phải là ngoại lệ. Về cơ bản, nó
không dựa trên những giá trị riêng của Nhật bản, mô hình hành vi, hay là sự sắp xếp thể chế. Sự sáng
suốt có thể thu lượm từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc phát triển tài chính và áp dụng cho việc
phân tích, các chính sách cho các nước khác. Có nhiều bài học, trực tiếp và gián tiếp, cho các nước đang
phát triển - cả hai nền kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch trực thuộc Trung ương trong quá trình cải
cách cơ bản và chuyển đổi hướng tới hệ thống thị trường.

Ngân hàng so với thị trường chứng khoán
Có lẽ vấn đề quan trọng nhất hiện nay trong các lý thuyết tài chính có liên quan đến nền kinh tế thị
trường công nghiệp tiên tiến là thể chế nào hiệu quả hơn: ngân hàng hay thị trường chứng khoán. Trong


một số khía cạnh thì đây một vấn đề tương đối mới của thập kỉ qua trong các tài liệu. Cái nhìn thường
thấy đó là tài chính không quan trọng: cấu trúc và môi trường tài chính không có ảnh hưởng tới đầu tư
hay là các hoạt động tài chính khác. Quan điểm này được bắt nguồn từ giả định hạn chế của mô hình
cạnh tranh hoàn hảo tân cổ điển. Nó đã được gia cố bằng các định lý Modigliani-Miller năm 1958 rằng,
việc xem xét thuế và cấu trúc tài chính của công ty là không xác định và không liên quan – dù tài chính
nội bộ hay tài chính ngoài, và dù công nợ hay vốn chủ sở hữu. Nếu tài chính không quan trọng, thì sự sắp
xếp các thể chế tài chính cũng vậy.

Sử gia kinh tế và các chuyên gia tài chính và những người đề ra chính sách đã biết rằng trong thế giới

thực thì tài chính có tầm quan trọng, và những thế chế cũng vậy. Trong các tài liệu, định lý ModiglianiMiller đã được công nhận là một trường hợp đặc biệt, không phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm.
Thuế mang tầm quan trọng. Chi phí giao dịch có ý nghĩa và phản ánh nền kinh tế về quy mô. Quan trọng
hơn, về mặt lý thuyết, nó chấp nhận rằng thị trường chưa đầy đủ và không hoàn hảo, đặc biệt đối với các
thông tin; và thông tin bất đối xứng giữa người đi vay và người cho vay làm cho nó khó khăn hơn và tốn
kém huy động vốn để đầu tư tài chính. Một chỉ trích định lý Modigliani-Miller là quyền sở hữu và kiểm
soát được tách biệt trong các công ty lớn và sự quản lý trong việc điều khiển không làm việc chỉ để tối đa
hóa chủ lợi ích của chủ sở hữu (cổ đông). Trong khi nhiều người coi đây là một vấn đề chính, Aoki đã mở
rộng phân tích của ông trong mô hình về các công ty Nhật Bản, trong đó việc quản lý là trọng tài của tỷ
giá cạnh tranh của ( phân phối rộng rãi) cổ đông, nhân viên với (hàm ẩn) hợp đồng lao động suốt đời, và
(ngân hàng chính) chủ nợ.

Động lực chính gần đây của sự phát triển trong lý thuyết tài chính đã được thành lập trên sự công nhận
rằng thông tin về mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và các dự án đầu tư của họ là hoàn hảo; tốn kém
để sản xuất; và không đồng đều phân phối giữa người trong cuộc (thường là người đi vay) và bên ngoài
(thường là chủ nợ), cả người cho vay và các nguồn cuối cùng của họ vốn. Từ điều này đã phát sinh ra việc
phân tích các vấn đề về thúc đẩy cơ cấu, quản trị rủi ro, rủi ro đạo đức, lựa chọn bất lợi, cơ chế bảo hiểm
đối với tổn thất bình thường, chi phí sản xuất thông tin, thiết kế hợp đồng tài chính, uỷ nhiệm giám sát,
sự thành lập tổ chức hiệp đoàn cho vay và bảo lãnh phát hành, và cơ chế kiểm soát của công ty. Một
ngân hàng chính, tham giá vào quá trình lặp đi lặp lại, thương lượng các khoản cho vay với người đi vay,
đầu tư vào và phát triển mối quan hệ giúp cung cấp tốt các thông tin về khách hàng. Các chức năng
chính của ngân hàng để đối mặt với các người đi vay gồm 3 điểm: để thu thập và phân tích thông tin;
giám sát các hành vi và hiệu suất của người đi vay; và thực hiện kiểm soát khi phát sinh rủi ro. Chỉ điều
khiển khi và chỉ khi trong trường hợp nghiêm trọng; nó thường tinh tế hơn chức năng thu thập thông tin
và chức năng giám sát.

Phân tích các giá trị tương đối của ngân hàng thị trường tài chính phải được đặt trong bối cảnh thực
nghiệm. Ở cấp độ tổng thể, cả về lịch sử và thời kỳ sau chiến tranh tổng vốn đầu tư thực sự của khu vực
doanh nghiệp phi tài chính trong mỗi nền kinh tế thị trường công nghiệp tiên tiến đã được tài trợ chủ
yếu từ nguồn nội bộ (lợi nhuận để lại và các khoản phụ cấp khấu hao) chứ không phải thông qua hệ
thống tài chính, dù là các khoản vay ngân hàng hay phát hành chứng khoán mới.



Nói cách khác, hệ thống tài chính chắc chắn đóng một vai trò quan trọng như các nhà cung cấp của các
quỹ đầu tư nhưng hầu hết được tài trợ trong khu vực doanh nghiệp. Hơn nữa, các khoản vay ngân hàng
là hình thức nổi bật của tài chính ngoài - khoảng hai phần ba tại Hoa Kỳ (giữa 1970-1985), nhiều hơn ở
Anh, và 85-90 phần trăm ở Nhật Bản và Đức. Tại mức độ tổng hợp này, vốn chủ sở hữu là một nguồn bên
ngoài đáng kể (một phần sáu) chỉ ở Anh, và phát hành trái phiếu (28 phần trăm) chỉ ở Mỹ.

Chuyện gì đang diễn ra? Các dữ liệu tổng hợp che giấu hai bộ phận quan trọng của kiểu dáng tài chính
ngoài. Thứ nhất, ở cấp vi mô một số doanh nghiệp trả hết nợ và mua lại cổ phần, trong khi những người
khác đang nhận được quỹ; và một số doanh nghiệp mua các công ty khác. Tất cả điều này có lẽ là cải
thiện hiệu quả phân phối trong khu vực công ty, nhưng các dữ liệu vĩ mô đã che phủ những điều đó. Thứ
hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không giống như lớn, thường không thể phát hành chứng khoán tại
các thị trường; họ phải dựa vào vốn vay ngân hàng và tín dụng thương mại cho tài chính bên ngoài. Các
cuộc tranh luận về ngân hàng với thị trường tài chính chỉ liên quan cho các tập đoàn lớn.



×