Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Dẫn chương trình tin tức trên sóng phát thanh truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.54 KB, 36 trang )

LÊ TUẤN ANH

DẪN CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC TRÊN SÓNG
PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH


Hà Nội, ngày 26/11/2014
MỞ ĐẦU
Ngày càng nhiều người dẫn chương trình phát thanh – truyền hình đã
khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng. Sự đa dạng của
người dẫn chương trình cũng là một lý do lôi kéo khán giả đến với các
chương trình phát thanh và truyền hình.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế xã hội và các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ truyền thông, ngành
phát thanh - truyền hình ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Sự ra đời của ngày càng nhiều càng chương trình phát thanh – truyền hình
cũng làm cho bức tranh phát thanh – truyền hình Việt Nam trở nên đa dạng,
phong phú hơn. Điều này vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với người dẫn
chương trình, bởi sự cạnh tranh đã tăng lên đáng kể. Nếu như không có
những kỹ năng cần thiết, người dẫn chương trình sẽ dễ có nguy cơ bị “đào
thải”, bị khán thính giả lãng quên.
Trên thực tế, vai trò của người dẫn chương trình ngày càng trở nên
quan trọng khi mà sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình phát thanh truyền hình đang khiến cho khán giả rơi vào càm giác bội thực thông tin. Chỉ
có những người dẫn chương trình duyên dáng, thông minh, tin cậy và đầy
nhiệt huyết, sở hữu một chất giọng đẹp, truyền cảm mới có thể lôi khán giả
đến ngồi trước ti vi, cũng như thu hút thính giả nghe chương trình. Trong khi
đó, hiện nay tại Việt Nam, đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình giỏi
vẫn chưa nhiều, và vẫn chưa có một quy chuẩn nào cho người dẫn chương
trình.
2



PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRÊN
SÓNG PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
1.1.

Một số quan niệm về người dẫn chương trình

-

Có rất nhiều quan niệm về “người dẫn chương trình”, mỗi quan niệm

đưa ra chủ yếu đều dựa trên các đặc điểm cũng như đặc trưng của nghề
nghiệp. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì “Người dẫn
chương trình”, hay MC, tiếng Anh là Master of Ceremonies, theo nghĩa
thông thường được hiểu là người hướng dẫn khán thính giả trong một
chương trình, sự kiện nào đó. Còn hiểu theo đúng nghĩa là người dẫn
chương trình phải là “bậc thầy của nghệ thuật giao tiếp. Ngày nay, dẫn
chương trình được xem là một nghiệp vụ thuộc về lĩnh vực nghệ thuật, vì
thế người làm nghiệp vụ này cũng được xem là một nghệ sĩ. Người dẫn

chương trình còn có trách nhiệm biên tập chương trình và chính
mình giới thiệu, dẫn dắt cho chương trình đó.
-

Theo Tiến sĩ Đinh Thu Hằng: “Người dẫn thông qua công việc dẫn

dắt, kết nối mà thể hiện tính chất, nhịp độ của cả chương trình. Người dẫn
như dẫn đầu một đoàn người mà những người đi sau sẽ bước theo nhịp chân
của người dẫn”
-


Tạp chí Người làm báo, số 5/2008 thì cho rằng: “Người dẫn chương

trình chính là bộ mặt của chương trình. Khán thính giả nhớ tới chương trình
cũng phần nào là do người dẫn chương trình tạo dấu ấn với họ.
-

Còn trong sách “Tủ sách hướng nghiệp : Nhất nghệ tinh

Nghề MC” do tác giả Nguyên Thắng Vũ - chủ biên lại cho rằng:
“Xét về mặt thuật ngữ, từ MC đã không được sử dụng thật chuẩn xác

3


trong Tiếng Việt. Bởi trên thế giới từ MC được hiểu là người dẫn
chương trình cho các sự kiện chỉ diễn ra một lần, không phải chương
trình nhiều kỳ, liên tục (Ví dụ: MC lễ khai mạc Thế vận hội Olympic; MC

cuộc thi Hoa hậu Thế giới; MC lễ trao giải Cành cọ vàng...). Đối với các
chương trình định kỳ phát thường xuyên trên sóng Phát thanh, Truyền
hình thì người dẫn chương trình được gọi là “HOST”- chủ chương trình.
Các chủ chương trình có nhiệm vụ chủ yếu là thu hút sự chú ý của khán giả
đối vói nội dung chuyên mục mà mình giới thiệu và dẫn dắt”.
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm người dẫn
chương trình nhưng nhìn chung lại đa số ý kiến đều cùng chung
quan điểm người dẫn chương trình là người dẫn dắt, kết nối các
nội dung riêng biệt, nhỏ lẻ của một sự kiện thành một chuỗi liên
tục, có trình tự, thống nhất và hợp lý nhằm thu hút sự chú ý của
khán thính giả. Người dẫn chương trình là người có tài hoạt bát, tự

tin trước công chúng, có kiến thức rộng, khôi hài, thanh lịch,
duyên dáng.
Người dẫn chương trình chính là cầu nốì giữa khán giả với chương trình,
làm cho khán giả không chỉ say mê thích thú mà còn là một bộ phận không
thể thiếu trong kết cấu chương trình.
1.2.

Những kỹ năng cần thiết đối với người dẫn chương trình phát
thanh – truyền hình

-

Người dẫn chương trình cần có những kỹ năng cơ bản, trước hết phải

có một giọng nói tốt. Giọng nói tốt ở đây có nghĩa là sự sáng rõ, chuẩn trong
4


phát âm, chất giọng có độ vang, khỏe, truyền cảm. Người dẫn chương trình
cũng luôn phải biết biến đổi giọng điệu của mình để phù hợp với hoàn cảnh.
Ví dụ: Chẳng hạn, với một chương trình giải trí như Chiếc nón kỳ
diệu, hay Ô cửa bí mật trên VTV3 thì chúng ta cần một giọng điệu vui tươi,
sôi nổi và hào hứng. Nhưng với một chương trình như “Như chưa hề có
cuộc chia ly” thì người dẫn cần phải có một giọng điệu sâu lắng, thể hiện
được sự đồng cảm với những nhân vật và những trường hợp gia đình người
thân ly tán trong chương trình.
-

Ngoài ra, “phong cách sân khấu” cũng là một kỹ năng rất quan trọng,


đặc biệt là đối với người dẫn chương trình truyền hình. Người dẫn chương
trình cần nắm bắt rõ về trang phục và quan trọng hơn là những tư thế đúng
đắn khi xuất hiện trước công chúng, cũng như những biểu cảm nét mặt,
những cử chỉ diễn đạt bằng tay, bằng mắt,..
-

Đa số người dẫn chương trình hiện nay đều tự biên tập, viết kịch bản

cho chương trình của mình, chính vì vậy mà người dẫn chương trình cũng
cần phải biết cách khai thác, lựa chọn đề tài, cũng như kỹ năng biên tập lời
dẫn, kỹ năng sử dụng ngôn từ.
-

Sự tương tác, phối hợp giữa người dẫn chương trình với người dẫn

chương trình, hay giữa người dẫn chương trình với khách mời, hoặc với
khán thính giả, là điều không hề dễ, đòi hỏi phải có sự hoạt ngôn, ứng biến
tài tình, khéo léo của người dẫn chương trình. Đôi khi sự pha trò hài hước
của người dẫn chương trình cũng góp phần làm cho công chúng cảm thấy
hứng thú hơn. Và đây cũng là kỹ năng đặc biệt quan trọng của người dẫn
chương trình, bởi không phải ai cũng có thể pha trò để người khác cảm thấy
hài hước, mà vẫn rất lịch sự, không bị quá lố hay vô duyên. Cho nên đây
người dẫn chương trình cũng cần phải có một chút năng khiếu.

5


Những người trong nghề dẫn chương trình thường truyền tai nhau 8 chữ
vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: "Chính xác - Linh hoạt - Truyền
cảm - Nhiệt tình". Tám chữ vàng này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ dẫn

chương trình. Người dẫn chương trình không chỉ đòi hỏi phải luôn nắm bắt
chính xác về thông tin, mà còn phải linh hoạt về ứng xử tình huống, cũng
như có sự truyền cảm về diễn đạt. Bên cạnh những yêu cầu đó, thì sự nhiệt
tình và tinh thần trách nhiệm với công việc cũng là yếu tố không thể thiếu
đối với một người dẫn chương trình.
Sự khác biệt giữa người dẫn chương trình phát thanh và truyền

1.3.

hình
Trước hết, ta phải khẳng định rằng, mặc dù tính chất công việc của người
dẫn chương trình phát thanh và người dẫn chương trình truyền hình cơ bản
giống nhau, nhưng cách thức thể hiện, vai trò và sự dẫn dắt của người dẫn
chương trình phát thanh và người dẫn chương trình truyền hình là hoàn toàn
khác nhau. Bởi bản thân báo phát thanh và báo truyền hình là hai loại hình
báo chí độc lập với những đặc trưng khác nhau.
Người dẫn chương trình phát thanh đòi hỏi cao hơn về sự truyền cảm của
chất giọng, đặc biệt chú ý về cách phát âm, cũng như tốc độ đọc, ngôn
ngữ truyền tải đến thính giả phải dễ nghe, dễ hiểu. Trong khi đó, người
dẫn chương trình truyền hình đề cao yếu tố ngoại hình, ngôn ngữ hình
thể, bên cạnh những yêu cầu về chất giọng và khả năng truyền đạt ngôn
ngữ.
Nói cách khác, vì hai loại hình báo phát thanh và báo truyền hình đều có
những đặc trưng riêng, cho nên người dẫn chương trình phát thanh và người
dẫn chương trình truyền hình cũng phải bám sát những đặc trưng đó để có
những cách thức dẫn sao cho phù hợp với mỗi loại hình.
6


Thực trạng phát triển của nghề dẫn chương trình phát thanh –


1.4.

truyền hình trên thế giới và Việt Nam
Mặc dù dẫn chương trình đã xuất hiện khá sớm trên thế giới nhưng đến
tận giữa thế kỷ XX hoạt động này mới được coi trọng. Ở một số
Hãng truyền thông lớn trên thế giới có những người chuyên về

việc dẫn. Có những người dẫn chương trình mà tên tuổi của họ
gắn liền với chương trình như Larry Kins của CNN - Mỹ, Fuco của
Pháp, Litxchep của Nga... Công việc dẫn ngày càng trở nên quan
trọng bởi nó đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của chương trình, trở
thành làm cầu nối quan trọng giữa chương trình với khán giả.
Đối với các hãng phát thanh – truyền hình lớn trên thế giới như

BBC, CNN, ABC,.. thì khâu dẫn được coi là một yếu tố quan
trọng của mỗi chương trình, không chỉ để thực hiện tốt mục tiêu
thông tin, tuyên truyền mà còn thu hút khán giả và mang lại hiệu
quả thông tin cao. Tại Thái Lan, từ Hội thảo truyền thông năm 1964
đã đặt ra vấn đề cấp chứng chỉ cho người dẫn chương trình Phát
thanh và Truyền hình. Điều này cho thấy sự đánh giá cao đối với
vai trò của người dẫn chương trình tại các nước trên thế giới.
Còn tại Việt Nam chức năng dẫn và vai trò của người dẫn vẫn chưa
được khai thác và phát huy manh mẽ. Do vậy công việc dẫn chương
trình tại các Đài Phát thanh và Truyền hình ở nước ta vẫn còn

thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt tại các đài địa phương. Cùng

7



với sự phát triển nhanh chóng của loại hình phát thanh và
truyền hình, các kênh phát thanh và truyền hình liên tục ra đời,
đòi hỏi nhu cầu cao về người dẫn chương trình. Tuy nhiên, cho
đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một trường lớp nào đào tạo người
dẫn chương trình, những cuộc nghiên cứu chuyên sâu để nâng
cao kỹ năng, khẳng định vai trò của người dẫn chương trình vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Dẫn đến tình trạng, một bộ phận
không nhỏ người dẫn chương trình thiếu kỹ năng nghề nghiệp,
dễ mắc phải những “tai nạn nghề nghiệp” trên sóng, cũng như
cách dẫn, cách thể hiện có phần khô cứng, nhàm chán, không
hấp dẫn được khán thính giả ở lại với chương trình.

PHẦN 2: DẪN CHƯƠNG TRÌNH TIN TỨC TRÊN SÓNG PHÁT
THANH TRUYỀN HÌNH
2.1.

Tổng quan về chương trình tin tức và người dẫn chương trình tin

tức
Chương trình tin tức được hiểu đơn giản là tập hợp các tin bài mới
nhất, nóng hổi nhất. Đối với mỗi Đài Phát thanh - Truyền hình, chương
trình tin tức thời sự được xem là chương trình xương sống, là mũi nhọn
xung kích sắc bén nhất của công tác thông tin. Chương trình thời sự có đối
tượng công chúng rộng rãi bởi nó cung cấp thông tin mới nhất về mọi mặt
đời sống, đáp ứng nhu cầu nhận biết cái mới của con người. Ngày nay, nhu
cầu tìm hiểu thông tin của mỗi người dân không chỉ dừng lại ở mức độ là
8



hiểu biết mà nó đã trở thành nhu cầu tìm kiếm và cập nhật thông tin từng
phút, từng giờ. Đài Phát thanh - Truyền hình với các bản tin thời sự luôn
cập nhật và chuyển tải thông tin liên tục đã trở thành một kênh thông tin
đáp ứng khá hiệu quả nhu cầu trên của đại bộ phận nhân dân.
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2001, có
đề cập đến nghĩa của từ “dẫn” tức là “làm cho đi theo một đường, một
hướng nào đó”. Chiếu theo nghĩa đó thì người dẫn chương trình tin

tức là người dẫn dắt toàn bộ nội dung chương trình tin tức, chịu
trách nhiệm giới thiệu, kết nối, những thông tin trong một chương
trình tin tức, góp phần quan trọng tạo sự hấp dẫn cho chương
trình bởi sự dẫn dắt linh hoạt.
Trên thế giới cũng có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ người dẫn
chương trình tin tức. Truyền hình ở Anh thường dùng từ Newscaster để gọi
người dẫn ở mục điểm tin. Trong khi đó tại Mỹ và Canada người ta gọi các
Newscaster và News presenter là News Anchor. Riêng hãng tin BBC lại gọi
các Newscaster và News presenter là: Newsreader.
Cùng với xu thế phát triển hiện đại của ngành phát thanh – truyền
hình hiện nay, thì việc làm bản tin thời sự trực tiếp cũng như một xu

hướng tất yếu của cách làm phát thanh - truyền hình mới và ngày
càng được nhiều Đài áp dụng, trong đó có cả các Đài Phát thanh –
Truyền hình địa phương. Do đó cũng đặt ra nhiều thách thức cho
những người dẫn chương trình tin tức. Vì làm một chương trình
bản tin thời sự trực tiếp không hề đơn giản. Nó đòi hỏi các mắt
xích trong dây chuyền làm tin từ Biên tập viên, Phóng viên, Kỹ
9


thuật truyền hình tuy là sản phẩm của tập thể nhưng người dẫn là

người đại diện cho cả Ban biên tập xuất hiện trước hàng ngàn
khán thính giả để cung cấp những thông tin, những sản phẩm của
một tập thể.

2.2. Đặc điểm của chương trình tin tức
Nhu cầu thông tin của người nghe đài ngày càng tăng về số lượng và
chất lượng. Nhịp sống hiện đại, đòi hỏi con người lựa chọn hình thức thông
tin nhanh gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ sao cho với một lượng thời gian vật
chất nhỏ nhất có thể tiếp thu được một lượng thông tin lớn nhất. Đây cũng là
yêu cầu bức thiết thể hiện năng lực, thế mạnh của chương trình tin tức trên
sóng phát thanh, truyền hình. Theo một vài nghiên cứu mới đây, các chương
trình tin tức thường thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khán thính giả,
cho nên các chương trình bản tin thời sự thường đóng một vai trò hết sức
quan trọng trên sóng của các Đài Phát thanh – Truyền hình. Những

chương trình tin tức sẽ mang những đặc điểm sau đây:
- Là tập hợp của những tin tức mới nhất, nóng hổi nhất: Tin tức
nóng hổi có một sức hút với công chúng. Công chúng
thường đón đợi những chương trình bản tin thời sự để nghe
những thông tin liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống
như những chính sách mới, thông tin về tỷ giá, tăng lương,
hay thông tin về một vụ cháy, cơn bão,.. Đây là cơ hội, đồng
thời cũng là thách thức cho người dẫn chương trình tin tức,

10


bởi sức nóng của dòng thông tin thời sự đôi khi cũng tạo cho
người dẫn sự áp lực, đòi hỏi họ phải có sự nhập cuộc với
thông tin, cũng như những kỹ năng nắm bắt nội dung để thể

hiện được thần thái của tin bài, làm nổi bật lên sức nóng của
thông tin.
- Thể hiện tính chất trang trọng, nghiêm túc: Nếu như những
chương trình giải trí cần có sự hài hước, vui nhộn, mang đến
sự thoải mái, thì chương trình tin tức lại cần có tính chính
thức, nghiêm trang. Những thông tin được chuyển tải đến
công chúng là những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất.
Những tin bài cũng thể hiện phần nào quan điểm của cơ
quan báo chí trước một vấn đề, sự việc, sự kiện nào đó. Cho
nên việc trình bày cũng cần phải trang trọng, nghiêm túc.
- Chương trình tin tức có nhịp độ nhanh, gấp gáp: Tin là sự kiện
mới, biến cố mới, tình hình mới về con người, sự vật hiện
tượng đã xảy ra, đang tiếp diễn được truyền đạt một cách
ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu đến người nghe. Mỗi ngày có
rất nhiều sự kiện, biến cố mới xảy ra, sức nóng của dòng tin
tức đòi hỏi phải có sự phản ánh nhanh, kịp thời. Do vậy
chương trình tin tức luôn có nhịp độ gấp gáp, nhanh chóng
2.3. Nhiệm vụ của người dẫn chương trình tin tức
2.3.1. Giới thiệu, kết nối các tin bài, phần mục của chương trình
11


-

Người dẫn chương trình tin tức nói một cách ví von như là một

người dẫn đầu một đoàn người trong một chuyến hành trình, phải làm
sao để dẫn đoàn người đó đi đúng hướng, đến đúng địa điểm trong
chuyến hành trình, tùy thuộc vào khả năng dẫn dắt, giới thiệu và kết
nối của người dẫn chương trình. Người dẫn chương trình phải dẫn dắt

làm sao cho chương trình được rõ ràng, mạch lạc và sinh động, giúp cho
công chúng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin. Lời dẫn phải làm sáng tỏ
được địa điểm, thời gian, không gian xảy ra sự kiện, sự việc. Lời dẫn phải

xây dựng được một tổng thể chương trình thống nhất với các tin
bài, phần mục,...gắn bó với nhau, tương hỗ nhau, làm nổi bật chủ
đề thông tin của chương trình. Một bản tin Thời sự là một khối
tổng thể logic, chứ không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các tin.
Do đó người dẫn phải làm cho người xem thấy được mối quan hệ
giữa các tin, bài trong chương trình. Muốn vậy, người dẫn
chương trình phải nắm được nội dung cụ thể và góc độ phản ánh
của từng phóng sự trong bản tin, từ đó rút ra điểm chung và
dùng chính điểm chung đó để kết nối hai phóng sự. Ngoài ra, lời
dẫn còn phải có nhiệm vụ gắn kết các thành phần tham gia vào chương
trình như: người dẫn chương trình, phóng viên hiện trường, biên tập viên,
nhân vật của sự kiện,..
Lời dẫn phải giúp cho người xem biết nội dung chương trình gồm có
những thông tin nào đáng chú ý. Đồng thời phải nhấn vào được những
điểm đáng quan tâm theo dõi của một sự kiện vừa diễn ra hay những diễn
biến mới của sự kiện cũ. Lời dẫn phải làm thông suốt, sáng rõ chương trình

12


ở từng bài cụ thể, từng mảng thông tin và ở cả từng thông tin.
-

Với người dẫn chương trình tin tức truyền hình, sau hình hiệu

của bản tin, người dẫn là người xuất hiện đầu tiên trong chương

trình, là người đầu tiên giao tiếp với khán giả. Và ấn tượng đầu
tiên đóng vai trò quan trọng trong bất cứ cuộc giao tiếp nào. Cho
nên việc tạo ấn tượng ngay từ đầu với công chúng là điều rất
quan trọng với người dẫn chương trình truyền hình nói chung và
người dẫn chương trình bản tin nói riêng. Người dẫn chương
trình tin tức truyền hình thường xuyên phải lo lắng về ngoại hình,
trang phục của mình trước giờ lên sóng sao cho phù hợp nhất,
trang trọng nhất. Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất
sắc và nút tắt chuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của TV. Do
vậy người dẫn phải biên tập sao cho lời dẫn phải thu hút, lôi kéo
sự chú ý của người xem.
Cũng nhờ có phương tiện hình ảnh, nên trong một số trường hợp,

lời dẫn vào tin bài, chuyên mục của bản tin truyền hình thường
ngắn gọn hơn đôi chút so với lời dẫn của bản tin phát thanh. Ví
dụ so sánh dưới đây sẽ cho thấy điều đó, cùng một sự kiện Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Nga Putin, 2
chương trình bản tin cũng gần cùng thời điểm, nhưng đã có sự
khác biệt thấy rõ về dung lượng lời dẫn tin:

13


Truyền hình: “Thưa quý vị, như chúng tôi đã đưa, đêm qua theo giờ Việt
Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống
Nga Putin tại khu dinh thự của Tổng thống tại thành phố Sochi.” (Chương
trình Thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam ngày 26/11/2014)
Phát thanh: “Thưa quý vị và các bạn như tin chúng tôi đã đưa, chiều
qua theo giờ địa phương tức tối qua theo giờ Hà Nội, tại khu dinh thự
của tổng thống Liên bang Nga tại thành phố Sochi, Tổng bí thư Nguyễn

Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Putin. Tại cuộc hội đàm
hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã trở
thành tài sản vô giá giữa hai dân tộc, và là nền tảng vững chắc, là nền
tiền đề quan trọng để hai nước tiếp tục củng cố tăng cường quan hệ hữu
nghị hợp tác trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Từ Sochi,
phóng viên Vũ Duy thông tin chi tiết cuộc hội đàm này.” (Chương trình
Thời sự 18h của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26/11/2014)

-

Với người dẫn chương trình tin tức phát thanh, do không có hình

ảnh hỗ trợ như bản tin truyền hình, nên lời dẫn của phát thanh viên đóng
vai trò đặc biệt quan trọng. Việc giới thiệu tin bài là để quảng bá cho tin
bài, giúp tăng sức hấp dẫn của tin bài. Qua lời giới thiệu, thính giả có thể
quyết định có nên nghe hay không tin bài đó. Lời giới thiệu tin bài, chuyên
mục trong bản tin phát thanh thường khá cô đọng, súc tích, dễ hiểu, hấp dẫn
ngay từ đầu. Trong phần ví dụ ở trên, chúng ta đã thấy rằng lời dẫn của tin
phát thanh phản ánh ngay nội dung chính của tin. Khác với lời dẫn của tin
truyền hình chỉ nói là “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm
với Tổng thống Nga Putin”, lời dẫn cho tin phát thanh đầy đủ hơn, hấp dẫn
hơn, nêu bật được điểm sáng trong tin: “ Tại cuộc hội đàm hai nhà lãnh

14


đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã trở thành tài sản
vô giá giữa hai dân tộc, và là nền tảng vững chắc, là nền tiền đề quan
trọng để hai nước tiếp tục củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác
trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI”

2.3.2. Làm rõ bối cảnh, không gian xuất hiện của từng tác phẩm
Trong bài viết về “Vai trò của người dẫn chương trình tin tức” đăng
trên báo Người đưa tin ngày 14/4/2013, Tiến sĩ Đinh Thu Hằng cho rằng
“Mỗi tin bài lại có một không gian và sức tác động riêng, mỗi tác phẩm báo
chí lại phản ánh một lát cắt, một góc độ của thông tin. Có những thông tin
chỉ khi được đặt trong bối cảnh nảy sinh thì chúng mới bộc lộ hết ý nghĩa.
Khâu dẫn có vai trò làm sáng tỏ điều này. Qua đó, khâu dẫn góp phần định
hướng tâm lý tiếp nhận cho công chúng.”
-

Với người dẫn chương trình phát thanh, việc làm rõ bối cảnh, không

gian xuất hiện của tác phẩm là vô cùng cần thiết. Bởi do không có hình ảnh,
nên thính giả không thể hình dung ra được khung cảnh mà tác phẩm muốn
đề cập. Thông tin chỉ khi được đặt vào bối cảnh nảy sinh, thì mới thể hiện
được hết ý nghĩa của nó, ví dụ một thông tin về thiệt hại của một cơn bão,
mà bối cảnh của nó lại ở ngay chính hiện trường nơi tâm bão đi bão đi qua,
thì ý nghĩa truyền tải của thông tin sẽ vô cùng lớn, thông tin cũng trở nên
sinh động hơn. Làm rõ bối cảnh xuất hiện của tác phẩm, hay nói cách khác
là tạo cớ cho tác phẩm xuất hiện, cho nên, giới thiệu, làm rõ bối cảnh xuất
hiện của tác phẩm, cũng là một bước để thính giả có sự chuẩn bị trước khi
nghe một thông tin quan trọng, nóng hổi. Với những thông tin được truyền
tải đi một cách trực tiếp từ hiện trường thì sức tác động và lan tỏa của thông
tin lại càng trở nên mạnh mẽ hơn nữa, và lúc đó thì lời dẫn cũng đóng một

15


vai trò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu về bối cảnh, không gian của
một thông tin được đưa từ hiện trường.

Ví dụ: Lời dẫn cho tin
“Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Liên bang
Nga, sáng nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội kiến với Duma
Quốc gia Nga, tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga, gặp gỡ lãnh
đạo Hội hữu nghị Nga – Việt và đại diện các cựu chiến binh Nga chiến đấu
tại Việt Nam. Từ Mát-xcơ-va, các phóng viên Vũ Duy, Điệp Anh và Đoan
Hải phản ánh.” (Chương trình Thời sự 18h của Đài Tiếng nói Việt Nam,
ngày 24/11/2014)
Ở ví dụ này, người dẫn đã làm rõ bối cảnh thông tin của tác phẩm, đó
là “các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga” của Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà cụ thể các hoạt động đó là “hội kiến với
Duma Quốc gia Nga”, “tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga”, “gặp
gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Nga – Việt” và “đại diện cựu chiến binh Nga
chiến đấu tại Việt Nam”. Đây cũng là một thông tin được truyền tải một
cách trực tiếp từ phóng viên hiện trường, nên lời dẫn đã làm rõ địa điểm
phản ánh của tin là “từ Mát-xcơ-va”.
Một ví dụ khác về lời dẫn cho bài phỏng vấn trên Đài tiếng nói Việt
Nam:
Ví dụ:
“Thưa quý vị và các bạn, trong một xã hội phát triển như hiện nay,
thì hệ thống giao thông là tiền đề quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội. Nhà
nước ta đang nỗ lực dồn hàng ngàn tỷ đồng để phát triển hệ thống hạ tầng
giao thông. Nhưng đáng buồn là nhiều con đường vừa làm xong, đã bị giết

16


chết một cách không thương tiếc, mà thủ phạm chính là những xe quá khổ,
quá tải. Đường bị bức tử, những ổ gà, ổ trâu, con lươn, luống khoai trên
đường trở thành những cái bẫy, cái bẫy chết người, khiến nhiều tham gia

giao thông bị mắc tai nạn. Đó là những nỗi bất an khi lưu thông trên các
tuyến quốc lộ, những đường cao tốc. Và giải pháp khắc phục cho nghịch lý
này, chính là phải xiết chặt quản lý tải trọng các phương tiện đường bộ.
Như Đài Tiếng nói Việt Nam đã liên tục cập nhật và nhiều phương tiện
truyền thông khác cũng đã đề cập việc xiết chặt kiểm soát tải trọng phương
tiện đường bộ triển khai trong thời gian qua, đã đạt được những kết quả
bước đầu rất đáng ghi nhận, nhưng cũng còn nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp.
Và tiếp tục loạt vấn đề liên quan đến an toàn giao thông, hưởng ứng ngày
nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông. Như đã hẹn với quý vị và các
bạn, trong phần tiếp theo của chương trình thời sự trưa nay, chúng tôi tiếp
tục đề cập sâu hơn về giải pháp tăng cường kiểm soát tải trọng trên các
phương tiện đường bộ với vị khách mời là ông Đặng Văn Trung, Phó Vụ
trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ. Qúy vị và các bạn có
thể đặt câu hỏi cho vị khách mời qua số điện thoại 0439341137. Và bây giờ
thì xin mời BTV Hồng Nhung bắt đầu cuộc trò chuyện với vị khách
mời!”(Chương trình Thời sự trưa của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày
11/11/2014)
Bối cảnh ở đây là những con đường được đầu tư đã nhanh chóng bị
xuống cấp và trở thành những cái bẫy cho người tham gia giao thông do các
xe quá tải trọng gây ra. Và cuộc phỏng vấn này để làm rõ về trách nhiệm của
các cơ quan quản lý, cũng như những giải pháp để “tăng cường kiểm soát tải
trọng trên các phương tiện đường bộ”

17


-

Với người dẫn chương trình truyền hình, việc lời dẫn phải làm rõ


bối cảnh, không gian xuất hiện của tác phẩm cũng quan trọng không kém.
Khác với phát thanh, các chương trình tin tức trên sóng truyền hình thường
được trang bị một màn hình lớn bên cạnh người dẫn chương trình. Những
màn hình này được sử dụng để minh họa cho lời dẫn của tin. Chẳng hạn
trong lời dẫn tin về chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại
Liên bang Nga, màn hình sẽ thể hiện luôn một hình ảnh nổi bật về hoạt động
của Tổng bí thư tại Nga để minh họa cho tin. Hoặc một lời dẫn tin về lạm
phát tiêu dùng, hay giá xăng dầu giảm, màn hình có thể minh họa bằng một
đồ họa, biểu đồ trực quan, sinh động nào đó. Tuy có công cụ hỗ trợ như vậy,
nhưng lời dẫn vẫn phải đóng vai trò chính trong việc dẫn dắt khán giả, tạo sự
đơn giản, dễ hiểu nhất cho công chúng, cũng như việc tạo sức hút cho tin
thông qua lời dẫn. Lời dẫn trong bản tin truyền hình không những phải làm
rõ bối cảnh xuất hiện của tác phẩm, mà còn phải đáp ứng được tiêu chí ngắn
gọn, súc tích. Nhờ có lời dẫn, tác phẩm phát huy được vai trò, ý nghĩa và giá
trị của nó.
Ví dụ: Lời dẫn của tin sau
“Thưa quý vị, tại Việt Nam, trong 12 năm qua, không ghi nhận có bất
cứ ca bệnh dịch hạch nào. Tuy nhiên thì ngày hôm qua, Cục Y tế Dự phòng
– Bộ Y tế đã cảnh báo, đang có nguy cơ dịch hạch xâm nhập rất lớn vào
Việt Nam.” (Chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt
Nam ngày 24/11/2014)
Nhận thấy, lời dẫn của tin truyền hình có sự khác biệt lớn về dung
lượng, ngắn gọn hơn rất nhiều so với lời dẫn của tin phát thanh. Bối cảnh
của tin là 12 năm qua Việt Nam không ghi nhận ca dịch hạch nào, nhưng
hôm qua thì Cục Y tế Dự phòng đã phát đi cảnh báo về nguy cơ dịch hạch
18


xâm nhập vào Việt Nam. Lời dẫn này gây ra được một sự tò mò lớn của

khán giả, vì đây là thông tin rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức
khỏe, đời sống của người dân. Vậy tại sao lại nói là nguy cơ cao, và cao
như thế nào, chỉ có xem tin mới có thể biết được, đó là một cách quảng bá
tin rất hữu hiệu. Người xem sẽ nắm được những thông tin quan trọng đối
với họ qua lời dẫn. Đồng thời họ cũng tỏ một phần thái độ đồng tình hay
phản đối sau khi tiếp nhận thông tin mà lời dẫn đem tới.

Người dẫn chương trình viết lời dẫn để chuẩn bị cho khán
giả và cũng là để quảng cáo cho tin tức. Vì vậy dù là người dẫn
chương trình phát thanh hay truyền hình, cũng cần hết sức tránh
tình trạng “lời dẫn chỉ là sự xào xáo lại câu mở đâù của bài viết”
mà nên cung cấp cho khán giả nhãn quan nhìn nhận vấn đề từ
câu mở đầu của lời dẫn.

2.3.3. Làm nổi bật ý nghĩa, sức hấp dẫn của từng tin bài
Lời dẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc làm nổi bật lên
ý nghĩa và tạo sức hấp dẫn cho tin bài phát thanh hay truyền hình. Có những
tác phẩm đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt nội dung, thậm chí tác giả đã
phải bỏ nhiều công sức trong quá trình xây dựng tác phẩm, nhưng chỉ vì
không được chăm chút về lời dẫn, cho nên tác phẩm đã không gây được sự
chú ý ban đầu của công chúng. Lời dẫn như một cách thức để quảng bá cho
tin bài, lời dẫn càng hấp dẫn bao nhiêu, thì tin bài càng thu hút được sự chú
ý của công chúng bấy nhiêu. Công chúng sẽ nghe lời dẫn như nghe một thực
đơn, để quyết định có chọn “món ăn” này hay không. Và cũng chính vì vậy,

19


lời dẫn có tác dụng tạo ra ấn tượng ban đầu về tác phẩm, để thính giả có thể
hiểu được ý nghĩa và mục đích của tác phẩm, từ đó sẽ có tâm lý tích cực đón

nhận tác phẩm.

Theo nhà báo Neil Everton muốn phát huy được tính hấp
dẫn của lời dẫn thì chúng ta nên coi lời dẫn như:
“Là điểm khởi đầu của câu chuyện kể, chứ không phải kho đồng nát chứa
đựng những chi tiết bỏ đi.
Là ô kính bày hàng, quầy bán hàng- quảng cáo câu chuyện.
Một người rao hàng ở các hội chợ- mời mọc người xem vào lều của mình.”
Ngoài ra Nhà báo Neil Everton cũng cho rằng một lời dẫn hay

có thể làm: kể một câu chuyện, quảng cáo cho câu chuyện hoặc gợi
tính hiếu kỳ của người nghe/xem, định hình tâm trạng của người
nghe/xem, chuẩn bị cho sự tiếp nhận của người nghe/xem, tạo sự
liên tục và liên kết, tạo dựng phong cách và tính cách,.. Ông cũng
cho rằng, một lời dẫn hay thường ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, có
thể giúp công chúng thưởng thức hương vị của câu chuyện và
nhận biết được hướng phát triển của câu chuyện.
Như đã bàn ở các nội dung trước, lời dẫn của tin truyền hình thường
rất cô đọng và ngắn gọn, nhưng cũng không kém sức hấp dẫn:
Ví dụ: Lời dẫn của tin truyền hình
“Rắn lục – hai từ đang được nhắc đến nhiều tại khu vực các tỉnh miền
Trung, bởi số người bị rắn lục cắn đang ngày một gia tăng, và chỉ trong

20


tháng 11 này thì đã có 21 người dân tỉnh Phú Yên phải nhập viện do bị rắn
lục cắn”(Chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt

Nam ngày 22/11/2014)

Cách giới thiệu của tin khá hấp dẫn, bằng cách đưa ra những con số về
vụ rắn lục cắn người, lời dẫn làm cho khán giả cảm thấy tò mò hơn, muốn
biết vì sao lại có nhiều người bị rắn cắn đến vậy.
Lời dẫn trong tin phát thanh cũng có những sự lôi cuốn tương tự ,

xong có phần đầy đủ hơn, phản ánh được nội dung chính sẽ có
trong tin.
Ví dụ: Lời dẫn của tin phát thanh
“Sáng nay, quốc hội làm việc tại hội trường cho ý kiến vào luật tổ chức

chính quyền địa phương, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của chính quyền địa phương, mô hình tổ chức chính quyền địa
phương, trong đó có tổ chức hay không tổ chức hội đồng nhân dân ở ba
cấp là nội dung trọng tâm được các đại biểu góp ý. Phản ánh của nhóm
phóng viên Đình Hiếu và Nguyên Nhung” (Chương trình Thời sự
chiều của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 24/11/2014)

2.3.4. Bổ sung thông tin cho tác phẩm thông qua lời dẫn
Tùy từng trường hợp cụ thể, người dẫn có thể cung cấp thêm thông tin
để làm rõ hơn chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Và với những thông tin đó thì
người nghe/xem sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn về thông tin.

21


Ví dụ: Lời dẫn phóng sự phát thanh
“Thưa quý vị! Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Lễ tiếp nhận
và công bố Bộ Atlas của Phi-lip-van-đờ-ma-len (Philipe Vandemaelen) xuất
bản năm 1827, trong đó có tấm bản đồ Pác-ti-đờ-la-cô-sanh-sin (Partie de
la Cochinchine) có giá trị quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối

với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ Atlas là tài liệu vô giá không
chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền
giáo dục về chủ quyền biển đảo mà còn là một bằng chứng đích thực, hiệu
quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.”(Chương trình Thời sự đêm
của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26/5/2014)
Lời dẫn phóng sự truyền hình
“Hiện nay, nhiều xe khách tuyến cố định coi việc nhận chở hàng hóa
là một dịch vụ kinh doanh béo bở, mang lại doanh thu lớn, trong khi đó Việt
Nam lại chưa có quy định về việc quản lý nguồn gốc, kiểm soát khối lượng
khi đưa lên xe khách. Đây là một kẽ hở khiến các loại hàng hóa bất minh về
nguồn gốc tuồn lên xe khách, và điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai
nạn cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của hành khách trên xe,
và thực tế đã xảy ra những vụ việc như vậy.”(Chương trình Chào buổi
sáng của Đài Truyền hình Việt Nam ngày 9/11/2014)
Ở nhiệm vụ này thì vai trò của người dẫn chương trình phát thanh hay
truyền hình đều như nhau, và việc bổ sung thông tin cho tác phẩm qua lời
dẫn cũng thể hiện phần nào về kỹ năng tổng hợp, cũng như sự nhạy bén
trước việc xử lý thông tin của người dẫn chương trình để truyền tải đến khán
thính giả. Như ở hai ví dụ trên đã minh chứng rất rõ ràng về sự bổ sung
thông tin cho tác phẩm của lời dẫn. Trong nhiều trường hợp, việc bổ sung
22


thông tin còn có tính tiếp nối, thông tin sau bổ sung cho thông tin trước
trong cùng một chương trình, điều đó làm cho việc phản ánh thông tin trở
nên mới mẻ và đầy đủ hơn trước dòng thông tin nóng hổi đang liên tục
chuyển động.
2.3.5. Góp phần định hướng tiếp nhận cho công chúng
Các chương trình tin tức thường mang quan điểm của nhà Đài, người

dẫn chương trình đóng vai trò như một người đại diện của cơ quan báo chí
để nói lên tiếng nói xung quanh các vấn đề, sự kiện xảy ra hàng ngày. Vì
vậy, bản thân người dẫn chương trình cũng cần phải có kiến thức sâu rộng
về các lĩnh vực để có thể là người đại diện của cơ quan báo chí phát đi thông
điệp, định hướng tiếp nhận cho công chúng về các vấn đề thời sự nóng bỏng,
đang được công chúng quan tâm. Công chúng nắm bắt được những thông tin
quan trọng thông qua việc làm rõ ý nghĩa của sự kiện. Đồng thời, người dẫn
thuyết phục sự tiếp nhận của thính giả, khiến cho họ có cách hiểu, cách nghĩ,
cách cảm nhận theo một hướng nào đó. Nhiệm vụ của người dẫn là phải luôn
tạo được tâm lý lắng nghe tích cực ở công chúng. Lời dẫn thường chỉ ra nội
dung quan trọng và điểm cần chú ý trong tin, giúp người nghe định hình
được trọng tâm để lắng nghe.
Ví dụ 1:
Dẫn: “Những ngày này, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án việc Trung Quốc
hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trên vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam đồng thời cho rằng, Việt Nam nên đưa vấn đề
này lên Tòa án quốc tế.”
Tin: “Giáo sư Giôn-na-than Luân-đôn (Jonathan London), chuyên gia về
Việt Nam và Đông Nam Á tại Trường Đại học Hồng Công, Trung Quốc cho
23


rằng, cách tốt nhất mà Việt Nam có thể sử dụng khi đề cập đến căng thẳng
tại Biển Đông là tiếp tục cung cấp những bằng chứng cho thế giới thấy rõ
thực trạng đang diễn ra trên biển là như thế nào..”
(Trích chương trình Thời sự đêm của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày
26/5/2014)
Ví dụ 2:
Dẫn: “Chính phủ Indonesia đang có những biện pháp rất mạnh tay để ngăn
chặn tình trạng đánh bắt trái phép trên vùng biển của nước này. Tổng thống

Indonesia ngày hôm qua đã ra lệnh cho hải quân nước này đánh đắm tàu cá
nước ngoài bị bắt giữ khi đang đánh cá trái phép trên vùng biển của
Indonesia. Trong khi đó thì Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết,
hiện nhiều tàu cá của Việt Nam nằm trong số các tàu cá nước ngoài bị
Indonesia bắt giữ vì hoạt động trái phép nêu trên. Phóng viên Hữu Hưng
thông tin chi tiết.”
Tin: “Việc chính phủ Indonesia ra lệnh đánh đắm các tàu thuyền vi phạm...”
(Trích chương trình Thời sự 9h sáng của Đài Truyền hình Việt Nam ngày
26/11)
2.3.6. Thể hiện sắc thái phù hợp theo từng sự kiện
Người dẫn đóng vai trò quan trong trong việc truyền đạt thông tin tới
công chúng, ngoài lượng thông tin nằm trong vỏ ngôn từ thì còn một lượng
thông tin nằm trong tiết tấu, ngữ điệu và sắc thái thể hiện. Người dẫn
chương trình tin tức phải thể hiện được sắc thái biểu cảm một cách phù hợp
với nội dung, mục đích của từng tin bài. Với những tin buồn, tin về thiệt hại

24


của bão, hay một vụ tai nạn thương tâm, người dẫn cần thể hiện một sự đau
đớn, xót xa và đồng cảm; hay với những tin tức về chính trị lại cần có một
sự trang trọng, chính thức; hay cần sự vui vẻ thoải mái khi dẫn về một tin
tức văn hóa - giải trí,... Tất cả những sắc thái biểu cảm đó, làm cho tin tức
trở nên sinh động hơn và người xem, người nghe sẽ dễ tiếp nhận hơn
Ví dụ:
Dẫn: “Theo tin mới nhận, lúc 16 giờ hôm nay, tàu cá của Trung Quốc số
11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng ở Nam Tây
Nam giàn khoan Hải Dương - 981 và cách giàn khoan này 17 hải lý, là ngư
trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam. Nhưng rất may không có thiệt hại về người, 10/10 ngư dân trên tàu cá

Đà Nẵng được các tàu của ta vớt và cứu hộ an toàn. Tại thời điểm xảy ra
sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá của
ta.”
(Chương trình Thời sự đêm của Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 26/5/2014)
Thái độ, sắc thái biểu cảm của người dẫn được thể hiện rõ: chỉ một từ
“ngang ngược” đã thể hiện sự phẫn nộ, tức giận của chính người dẫn trước
sự việc Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam trên chính lãnh thổ của Việt Nam.
Để có được một hiệu quả thông tin cao nhất, người dẫn cần phải nắm
được từng tác phẩm để có được sự nhập cuộc với chúng khi dẫn dắt, thể
hiện. Sự nhập cuộc ở đây chính là sự nhiệt tình, tận tâm với công việc mà
mình đang làm, hòa cùng với dòng thông tin, dòng thời sự để đem tất cả sự
quan tâm của mình truyền đạt cho khán thính giả, để khi theo dõi, công

25


×