4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Tài nguyên động vật rừng Việt Nam không những phong phú và đa dạng mà
còn có tính đặc hữu cao. Đây là tiềm năng thực sự góp phần làm nền tảng cho chiến
lược bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học Việt Nam.
Động vật trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở nước ta đã từng là nguồn
cung cấp thực phẩm, nguồn dược liệu độc đáo mà nhân dân sử dụng từ thế hệ này
đến thế hệ khác. Nhiều sản phẩm từ động vật rừng được sử dụng làm nguyên liệu để
chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ được ưa thích trên thị
trường. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm
tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học, phục vụ cho việc phòng và
chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt đó là ngân hàng gen vô cùng
quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là nguồn gốc của các loài động
vật chăn nuôi trong gia đình hiện nay. Động vật rừng còn có vai trò không nhỏ
trong việc điều chỉnh sự cân bằng các hệ sinh thái.
Lưỡng cư, bò sát cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh
các nguồn tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh
thái nhân văn ở mọi miền đất nước, nguồn tài nguyên lưỡng cư, bò sát có vai trò vô
cùng quan trọng trong cuộc sống của các cộng đồng.
Trong cuộc sống hàng ngày lưỡng cư, bò sát là đội quân cần mẫn giúp con
người tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho nông - lâm nghiệp và những vật chủ
trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc. Nhiều loài lưỡng
cư, bò sát là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: Các loài
Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái,...Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loại
thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người (Trần Kiên, 1981) [4]. Trong các
phòng thí nghiệm lưỡng cư, bò sát còn được dùng như một đối tượng nghiên cứu.
Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và
nguồn tài nguyên lưỡng cư, bò sát nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã
5
trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nguyên nhân chủ yếu là do nạn khai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tích rừng tự
nhiên bị suy giảm mạnh làm cho một số loài mất sinh cảnh sống. Cùng với đó là
nạn săn bắn động vật rừng gia tăng và công tác quản lý chưa hiệu quả. Vì vậy việc
nghiên cứu hiện trạng quần thể, đặc điểm phân bố, sinh thái, tập tính của các loài lưỡng
cư, bò sát là việc làm tiên quyết để từ đó xây dựng các phương án quản lý, bảo tồn
và sử dụng có hiệu quả.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lưỡng cư, bò sát phân bố hầu hết khắp nơi trên thế giới, khu vực phân bố
chính là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu về
tình trạng cũng như đặc điểm của các loài bò sát, lưỡng cư.
Năm 2008 được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế coi là năm dành cho
“Amphibian Ark” nhằm thu hút và kêu gọi sự chú ý của thế giới đến công tác bảo
tồn các loài Ếch nhái [21].
Tháng 12/2006, sau 10 năm nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa học nước
Argentina đã phát hiện hóa thạch loài bò sát biển có niên đại 70 triệu năm tại đảo
Vega, cách cơ sở nghiên cứu Nam cực Marambio của Argentina khoảng 60km về
phía Nam [22].
Theo tạp chí Zootaxa tháng 02/2011, Mỹ vừa công bố hai loài rắn lục mới
được phát hiện tại Việt Nam và Campuchia. Các nhà khoa học đặt tên cho loài rắn
thứ nhất là rắn lục Cryptelytrop cardamomensis. Bộ mẫu chuẩn của loài này được
thu lượm ở vùng núi Cardamom, miền nam Campuchia. Loài rắn thứ hai được đặt
tên là rắn lục mắt đỏ Cryptelytrop rubeus, tên loài có nguồn gốc từ một từ latin
“rubens” có nghĩa là màu đỏ. Mẫu vật dùng để mô tả loài rắn này được thu thập ở
tỉnh Mondolkiri [23].
Các nhà khoa học Colombia, vừa phát hiện một loài ếch vàng có độc tại
những vùng núi sâu của Colombia. Loài ếch mới này có kích thước khoảng 2cm
6
chiều dài, da vàng nhạt bên dưới những lớp độc tố. Chúng được đặt tên là ếch vàng
Supatas [24].
Từ năm 2008 đến 2010, nhóm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Oxtraylia, Đại
học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng
Khoa học Tự nhiên North Carolina Hoa Kỳ, đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực
địa Vườn Quốc gia Bi Đúp - Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng để thu thập
mẫu vật và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài ếch nhái. Nhóm
các nhà khoa học vừa công bố một số loài ếch cây mới trên tạp chí Zootaxa số 2727
năm 2010 [25].
2.2.2. Lịch sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát trong nước
Nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam bắt đầu từ khi Morice (1875) lập
nên danh sách các loài lưỡng cư, bò sát thu được mẫu ở Nam Bộ mở đầu cho các
công trình nghiên cứu khoa học về nhóm động vật này ở nước ta vào thế kỷ 19.
Những nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát tiếp theo ở Bắc Bộ có J.Anderson (1878), ở
Nam Bộ có J. Tirant (1885), G. Boulenger (1890), Flower (1896), Boettger (1901)
là người đầu tiên đề cập tới lưỡng cư, bò sát vùng Bắc Trung Bộ trong tài liệu
“Aufzahlung Einer Liste Von Reptilen and Batrachien Annam”. Tuy nhiên các
nghiên cứu ở thời kỳ này được các tác giả nước ngoài tiến hành chủ yếu điều tra
khu hệ lưỡng cư, bò sát, xây dựng danh lục lưỡng cư, bò sát các vùng: Tirant
(1985), Boulenger (1903), Smith (1921,1923,1924). Những công trình của Bourret
R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1944 đã thống kê, mô tả được
177 loài và loài phụ Thằn lằn, 245 loài và loài phụ Rắn, 44 loài và loài phụ Rùa trên
toàn Đông Dương, trong đó có nhiều loài của miền Bắc Việt Nam (Bourret R. 1936,
1941, 1942). Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu Bourret R. có nói nhiều
đến lưỡng cư, bò sát Bắc Trung Bộ, ông đã công bố và bổ sung danh lục cho nhiều
loài lưỡng cư, bò sát (Bourret R. 1934, 1937, 1939, 1940, 1943) [7].
Từ năm 1954, nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư, bò sát Việt Nam được tiến
hành ở Miền Bắc. Năm 1960, Đào Văn Tiến [7], nghiên cứu khu hệ động vật có
xương sống ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã thống kê được nhóm lưỡng cư, bò sát có 12
7
loài. Lớp ếch nhái có 1 họ Ranidae với 1 loài, lớp bò sát có 6 họ: Họ Gekkonidae 2
loài, họ Agamidae 3 loài, họ Colubridae 2 loài, họ Viperidae 2 loài, họ Typhlopidae
1 loài và họ Emididae 1 loài. Tác giả đã bổ sung cho vùng nghiên cứu 3 loài và mô
tả 1 loài mới. Năm 1977, nghiên cứu xây dựng các đặc điểm định loại, khoá định
loại lưỡng cư Việt Nam và công bố 87 loài lưỡng cư thuộc 3 bộ 12 họ [15]. Năm
1979, nghiên cứu xây dựng khoá định loại Thằn lằn Việt Nam và thống kê 77 loài
Thằn lằn trong đó có 6 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam [16].
Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) [4], nghiên cứu lưỡng cư,
bò sát từ năm 1956 - 1975 trên toàn Miền Bắc thống kê được 159 loài bò sát thuộc 2
bộ, 19 họ và 69 loài lưỡng cư thuộc 3 bộ, 9 họ.
Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) [5], báo cáo điều tra thống
kê khu hệ bò sát, ếch nhái Việt Nam gồm 160 loài bò sát và 90 loài lưỡng cư. Các
tác giả còn phân tích sự phân bố địa lí, phân bố theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế
của các loài.
Những năm 1980 đến nay các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc thống kê
và vẽ bản đồ phân bố các loài lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam. Kết quả từ năm 1980
đến 2006 đã phát hiện 3 giống mới, 79 loài mới và 3 phân loài mới cho khoa học
(39 loài lưỡng cư, 43 loài bò sát). Ngoài ra, có ít nhất 90 loài lần đầu tiên được ghi
nhận ở Việt Nam trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khu vực núi
cao của Việt Nam chứa đựng sự đa dạng về thành phần loài lưỡng cư và bò sát. Một
số địa điểm quan trọng đối với khu hệ lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam gồm: Dãy
Hoàng Liên Sơn (Phan-xi-păng) ở khu vực Tây Bắc, dãy Bắc Sơn và Yên Tử ở khu
vực Đông Bắc, dải Trường Sơn và khu vực Tây Nguyên ở miền Trung và vùng lưu
vực sông Cửu Long ở Miền Nam. Các khu vực này hiện còn tồn tại một diện tích
khá lớn các khoảnh rừng tự nhiên và cần tiếp tục được nghiên cứu. Sự ĐDSH mới
này xuất phát từ việc nhận biết các loài mới thông qua những phân tích về hình thái
và di truyền của các loài riêng biệt (các loài chưa rõ nguồn gốc) mà trước đây được
coi là các quần thể chưa phân hóa của một loài duy nhất có phân bố rộng. Các nhà
nghiên cứu đã khám phá ra sự phong phú tiềm ẩn trong những nhóm loài của Ếch
8
xanh (Rana livida), Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) và Rùa dứa (Cyclemys
dentata). Nguồn thứ hai làm tăng nhanh số lượng loài có trong nước là những loài
trước kia chưa được tìm thấy tại Việt Nam như Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus
crocodilurus) là loài chuyên sống trên địa hình núi đá vôi được tìm thấy ở vùng
Đông Bắc của Việt Nam vào năm 2003 và trước đây chỉ biết đến ở tỉnh Quảng Tây
của Trung Quốc [19,3].
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) [12], công bố danh lục lưỡng cư, bò
sát Việt Nam gồm 256 loài bò sát và 82 loài lưỡng cư (chưa kể 14 loài bò sát và 5
loài ếch nhái chưa xếp vào danh lục).
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005) [14], công
bố danh lục lưỡng cư, bò sát Việt Nam gồm 162 loài lưỡng cư và 296 loài bò sát.
Trong những năm qua có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tiến
hành nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư, bò sát ở những địa phương, đặc biệt chú ý đến
các VQG, Khu BTTN và khu rừng đặc dụng. Khu vực Bắc Trung Bộ - Bắc Trường
Sơn đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Từ năm 1980 đến năm 2006 đã
có 23 loài mới được mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở khu vực này, trong đó có 8
loài lưỡng cư, 7 loài thằn lằn, 5 loài rắn, 3 loài rùa. Tất cả những loài mới thuộc nhóm
lưỡng cư, bò sát này cho đến nay mới chỉ được biết ở một vài địa điểm [19].
Hoàng Xuân Quang (1993) [7], điều tra thống kê danh lục lưỡng cư, bò sát ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm 94 loài bò sát của 59 giống 17 họ và 34 loài lưỡng cư
của 14 giống 7 họ. Tác giả đã bổ sung thêm cho danh lục lưỡng cư, bò sát Bắc
Trung Bộ 23 loài, phát hiện bổ sung thêm cho vùng phân bố 9 loài. Bên cạnh đó tác
giả còn phân tích sự phân bố các loài theo sinh cảnh và quan hệ với các khu phân bố
lưỡng cư, bò sát trong nước. Năm 1998, tác giả đã bổ sung thêm 12 loài cho khu hệ
lưỡng cư, bò sát Bắc Trung Bộ, trong đó có 1 giống, 1 loài cho khu hệ lưỡng cư, bò
sát Việt Nam [8].
Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (1999) [9], nghiên cứu về khu phân bố
lưỡng cư, bò sát ở Nam Đông - Bạch Mã - Hải Vân xác định có 23 loài lưỡng cư
thuộc 9 giống, 5 họ, 1 bộ và 41 loài bò sát thuộc 31 giống, 12 họ, 2 bộ.
9
Hoàng Xuân Quang, Mai Văn Quế (2000) [10], nghiên cứu khu hệ lưỡng cư,
bò sát khu vực Chúc A (Hương Khê - Hà Tĩnh) công bố 53 loài thuộc 40 giống, 18
họ, trong đó có 18 loài lưỡng cư và 35 loài bò sát. Mức độ đa dạng về số loài lưỡng
cư, bò sát ở Chúc A không thua kém các vùng khác.
Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Xuân Quang (2000) [13], nghiên cứu khu hệ lưỡng
cư, bò sát VQG Bến En đã thống kê được 54 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và 31 loài
lưỡng cư thuộc 6 họ.
Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Vũ Khôi, Nguyễn Xuân Quỳnh, Nguyễn Văn Quảng,
Ngô Sỹ Vân, Đặng Thị Đáp (2004) [18], đánh giá tính ĐDSH VQG Phong Nha Kẻ
Bàng đã thống kê được 60 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và 22 loài lưỡng cư thuộc 6 họ.
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Anh Tuấn, Cao Tiến Trung, Nguyễn
Văn Quế (2007) [11], công bố kết quả điều tra nghiên cứu thành phần loài lưỡng cư,
bò sát VQG Bạch Mã. Kết quả điều tra nghiên cứu từ năm 1996 - 2006, đã xác định
thành phần loài lưỡng cư, bò sát VQG Bạch Mã có 93 loài thuộc 19 họ của 3 bộ,
trong đó lưỡng cư có 37 loài thuộc 5 họ của Bộ không đuôi – Anura, bò sát có 56
loài thuộc 14 họ của 2 bộ. Kết quả này đã bổ sung cho VQG Bạch Mã 3 họ (họ Thằn
lằn rắn Anguidae, họ Rùa đầu to Platysternidae, họ Rùa núi Testudinidae), 39 loài (14
loài lưỡng cư, 25 loài bò sát).
Năm 2013 là năm khá thành công đối với các nhà nghiên cứu động vật học
của Việt Nam và quốc tế với 15 loài bò sát và ếch nhái mới cho khoa học được phát
hiện ở nước ta. Các công trình công bố về những khám phá mới này trên các tạp chí
khoa học quốc tế không chỉ khẳng định tiềm năng đa dạng sinh học cao của Việt
Nam mà còn chứng minh nỗ lực nghiên cứu, hợp tác có hiệu quả của các nhà khoa
học Việt Nam và nước ngoài. Trong năm 2013, phát hiện 5 loài ếch nhái và 10 loài
bò sát mới cho khoa học được các nhà nghiên cứu công bố dựa trên các tư liệu khoa
học thu thập được trong các chuyến khảo sát ở Việt Nam hay tham khảo mẫu vật
đang lưu giữ ở các bảo tàng động vật. Loài mới được phát hiện ngay trong vườn nhà
ở vùng đồng bằng hay trong các khu rừng nhiệt đới ở vùng núi cao. Mặc dù chưa có
số liệu thống kê chính thức nhưng số loài bò sát và ếch nhái mới được phát hiện ở
10
Việt Nam trong 5 năm gần đây có thể xếp ở vị trí đầu bảng trong các nước ở khu
vực Đông Nam Á. Các công trình công bố về những phát hiện mới liên tục được
xuất bản chứng tỏ hiệu quả hợp tác trong nghiên cứu của các nhà khoa học Việt
Nam và thế giới trong lĩnh vực khám phá đa dạng sinh học ở các nước nhiệt đới, nơi
có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao nhưng cũng đang chịu nhiều áp lực do tác
động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu [20].
Năm 2010, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu cùng các chuyên gia tư
vấn về động thực vật rừng của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật và trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã triển khai hoạt động điều tra nhanh hiện trạng đa
dạng sinh học nhằm xác định lại hiện trạng phân bố của các loài quan trọng, trên cơ
sở đó đề xuất được những hoạt động cần thiết để quản lý, bảo tồn các loài có nguy
cơ tuyệt chủng cao. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định 11 loài bò sát, trong
đó có 4 loài nằm trong danh lục đỏ của IUCN (từ cấp VU trở lên) [1].
Như vậy, trong những năm gần đây việc nghiên cứu khu hệ lưỡng cư, bò sát
được các nhà khoa học trong và ngoài nước rất quan tâm nghiên cứu và đã có được
những kết quả nhất định, nhưng những nghiên cứu về tính đa dạng khu hệ lưỡng cư,
bò sát tại rừng đặc dụng Cham Chu thì chưa được tiến hành, chính vì vậy, chưa có
cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo tồn. Do vậy cần phải có sự đầu tư hơn nữa cho
các công trình nghiên cứu về khu hệ động thực vật nói chung và khu hệ lưỡng cư,
bò sát nói riêng nhằm xác định hệ trạng cũng như đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh
thái của các loài lưỡng cư, bò sát, từ đó làm cơ sở xây dựng phương án và đề xuất
giải pháp bảo tồn đạt hiệu quả hơn.
2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu rừng đặc dụng Cham Chu nằm trên địa bàn 5 xã: Yên Thuận và Phù
Lưu (huyện Hàm Yên); Trung Hà, Hà Lang và Hòa Phú (huyện Chiêm Hóa), tỉnh
Tuyên Quang. Tọa độ địa lý: Từ 22004’16’’ đến 2202’30’’vĩ độ Bắc; 104053’27’’
đến 105014’16” độ kinh Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 58.187 ha.
11
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Phía Đông giáp xã Minh Quang, Tân Mỹ, Phúc Thịnh và Tân Thịnh huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Nam giáp xã Bình Xa huyện Hàm Yên, xã Yên Nguyên huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp xã Yên Lâm và Yên Phú huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
2.3.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng
* Địa hình
Toàn bộ diện tích của khu rừng đặc dụng Cham Chu nằm trong khu vực núi
Cham Chu. Có ba đỉnh cao nằm ở trung tâm gồm: Cham Chu (1.587m), Pù Loan
(1.154m) và Khau Vuông (1.218m). Có ba kiểu địa hình:
- Địa hình miền núi: Được hình thành do sự phát triển của các dãy núi theo
dạng tỏa tia ra xung quanh núi Cham Chu; Phía Đông Bắc là dãy Khau Coóng; Phía
Tây là núi Tốc Lũ và Lăng Đán; Phía Tây Bắc là núi Khuổi My, núi Cánh Tiên và
Quân Tinh.
- Địa hình đồng bằng: Là 2 giải đất hẹp nằm dọc hai bên núi Cham Chu,
phân bố ở hai xã Trung Hà và Hà Lang (phía đông), và hai xã Yên Thuận và Phù
Lưu (phía Tây).
- Địa hình ngập nước: Cũng được coi là khá quan trọng, tuy diện tích không
lớn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tiểu khí hậu và kiểu sinh
thái ngập nước, là nguồn cung cấp nước, hình thành hệ sinh thái tự nhiên giàu tính
đa dạng sinh học của khu vực; địa hình này tồn tại ở các dạng: Ao, hồ, sông, suối và
các thủy vực.
* Địa chất và thổ nhưỡng
Đá mẹ chủ yếu là đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các loại đá biến
chất khác. Có hai loại đất chính: Đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch và đất đá
vôi thung lũng. Loại này gồm có đất xám Feralit phát triển trên phiến xét và đất
Feralit phát triển do biến đổi trồng lúa.
12
- Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi trung bình, núi cao: Phân bố tập trung ở
độ cao từ 700 – 1700m so với mặt nước biển, loại đất này có quá trình Feralit yếu,
quá trình mùn hóa tương đối mạnh, là vùng phân bố của các thảm rừng tự nhiên.
- Đất Feralit màu vàng trên núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 – 700m, hình
thành trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch; vùng phân bố thảm rừng tự nhiên
phục hồi sau khai thác.
- Đất đá vôi thung lũng: Đất có tính kiềm, được hình thành từ sản phẩm
phong hóa của đá sa thạch, biến chất, đá vôi; thích hợp với một số loài cây ăn quả
có múi (Cam, Chanh…).
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc
tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Khu rừng đặc dụng Cham Chu có những nét tương đồng với chế độ khí hậu
vùng Đông Bắc. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt; mùa khô từ tháng
10/11 đến tháng 3/4 năm sau, đây là thời kỳ khô hạn đối với sự phát triển của hệ
sinh thái; mùa mưa từ tháng 4/5 đến tháng 10/11.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,90C; Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất
xuống đến 15,50C vào tháng 1, tháng cao nhất lên đến 28,20C rơi vào tháng 7. Biên
độ dao động nhiệt độ giữa tháng lạnh và nóng nhất lên đến 12,70C.
* Thủy văn
Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1661(mm) đặc biệt 4 tháng có lượng
mưa trung bình trên 230(mm) là các tháng 6,7,8,9 chiếm đến 65,24% tổng lượng
mưa năm. Điều này gây nên hiện tượng lũ lụt, xói mòn đất và các thiệt hại về người,
môi trường và kinh tế. Trong 3 năm liền 1999, 2000, 2001 lũ lụt thường xuyên xảy
ra trên địa bàn khu vực nghiên cứu, gây thiệt hại lớn về người và của cải.
Một đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc là hệ thống sông suối dày
đặc, cộng với lượng mưa hàng năm lớn (1661mm), hệ thống sông suối góp phần
tạo nên độ ẩm không khí cao về mùa mưa. Tổng chiều dài sông suối trong toàn
13
bộ khu vực đạt đến 1113,7 km tương ứng khoảng 1,9 km/km2. Phía Tây là Sông
Lô đây cũng là ranh giới của khu rừng đặc dụng Cham Chu, phía Đông có hệ
thống sông Khuổi Guồng bắt nguồn từ thũng lũng xã Trung Hà chảy qua địa
phận xã Hà Lang, hợp lưu với hệ thống sông Tân Thành và sông Phúc Ninh ở
phía Tây Nam RĐD Cham Chu.
2.3.1.4. Tài nguyên rừng
* Diện tích rừng và các loại đất đai
Căn cứ vào kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Diện tích rừng và các
loại đất đai trong khu rừng đặc dụng Cham Chu là 15.262,3 ha, phân theo các huyện
như sau:
Bảng 2.1: Diện tích rừng và các loài đất đai tại khu RĐD Cham Chu
Đơn vị:ha
Cơ cấu đất
TT
A
1
2
2.1
2.2
B
C
Diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Rừng đặc dụng
Đất có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất chưa có rừng
Cỏ, lau lách (Ia)
Cây bụi, gỗ rải rác (Ib)
Cây gỗ tái sinh (Ic)
Nương không cố định
Núi đá không cây
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Cộng
15.590,9
15.498,1
235,8
15.262,3
15.119,2
15.069,8
49,4
143,1
44,9
45,2
53,0
37,9
55,0
Phân hóa theo huyện
Chiêm Hóa
Hàm Yên
9.181,7
6.409,2
9.172,3
6.325,8
78,4
157,4
9.093,9
6.168,4
9.015,3
6.103,9
9.010,0
6.059,8
5,3
44,1
78,6
64,5
33,4
11,5
45,2
8,9
0,5
29,0
54,5
Diện tích đất rừng đặc dụng, diện tích đất có rừng 15.119,2 ha, chiếm 99,1%
(rừng tự nhiên 15.096,8 ha, rừng trồng 49,4 ha); diện tích đất chưa có rừng 143,1
ha, chiếm 0,9%;
Đất nông nghiệp 15.498,1ha, chiếm 99,40 % diện tích tự nhiên;
14
Đất phi nông nghiệp 37,9 ha, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên (đất ở, đường,
các công trình khác…)
Đất chưa sử dụng 55,0 ha, chiếm 0,35% diện tích tự nhiên;
* Thảm thực vật rừng
Trên cơ sở phân loại Thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng và
kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật, thảm thực vật của khu
rừng đặc dụng Cham Chu có thể xếp vào các kiểu thảm thực vật rừng có diện tích ở
bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Diện tích các loài thảm thực vật ở khu RĐD Cham Chu
TT
1
2
3
4
5
6
7
Thảm thực vật
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đá vôi
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình,
núi cao (>700m)
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (<700m)
Kiểu phụ rừng hỗn giao tre nứa – cây lá rộng
Kiểu phụ rừng tre nứa
Kiểu phụ thứ sinh rừng trồng
Thảm tươi cây bụi
* Tài nguyên thực vật
Diện tích
2.284,8
5.648,9
6.071,5
945,2
119,4
49,4
143,1
Theo các nhà khoa học, khu hệ thực vật ở khu rừng đặc dụng Cham Chu là
nơi giao lưu và hội tụ của nhiều luồng thực vật (luồng thực vật Hymalaya – Vân
Nam – Quý Châu, luồng thực vật Malaysia – Indonesia, luồng Indica – Myanma và
luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa);
Trên cơ sơ số liệu kế thừa của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, khu
rừng đặc dụng Cham Chu có 906 loài thực vật thuộc 425 chi, 136 họ, 5 ngành thể
hiện ở bảng 2.3 dưới đây:
15
Bảng 2.3. Thành phần thực vật ở khu rừng đặc dụng Cham Chu
Đơn vị phân loài
Số loài
Số chi
Họ
Ngành Thông đất – Lycopodiophyta
Ngành Mộc tặc - Equisetophyta
9
1
4
1
2
1
Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta
Ngành Hạt trần – Gymnospermae
45
12
26
9
11
15
Ngành Hạt kín – Angiospermae
Lớp hai lá mầm – Magnoliopsida
839
710
476
393
117
94
Lớp một lá mầm – Liliopsida
129
83
23
Cộng
906
425
136
(Nguồn: Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng các loài bị đe dọa toàn cầu và các
sinh cảnh quan trọng trong khu rừng đặc dụng Cham Chu năm 2009, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật)
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của các nhà khoa học, khu rừng đặc dụng
Cham Chu không những đa dạng về các kiểu hệ sinh thái rừng mà hệ thực vật ở đây
còn phong phú và đa dạng về thành phần loài; về thành phần loài thực vật có mạch
ở đây lên đến 1.500 – 2.000 loài, trong đó 10 loài đặc hữu, 58 loài quý hiếm, thuộc
55 chi, 36 họ;
Sách đỏ Việt Nam năm 2007: Có 43 loài thuộc 40 chi, 33 họ.
Danh lục đỏ của IUCN năm 2014: Có 23 loài thuộc 25 chi, 16 họ.
Nghị định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý các loài thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm: Có 16 loài thuộc 15 chi, 15 họ. Nhiều loài
thực vật có giá trị kinh tế cao như: Hoàng Đàn, Pơ Mu, Thông tre, Nghiến và Trai
Lý, Chò chỉ, Gù hương...
* Tài nguyên động vật
Theo các nhà khoa học, đến nghiên cứu tại khu rừng đặc dụng Cham Chu
bước đầu đã ghi nhận được 37 loài thú trong số đó có 21 loài nằm trong sách đỏ
Việt Nam (2007) từ cấp VU trở lên, 47 loài chim trong số đó có 2 loài nằm trong
sách đỏ Việt Nam (2007) từ cấp VU trở lên, 11 loài bò sát đã được ghi nhận trong
cuộc điều tra, trong đó có 8 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) từ cấp VU trở
16
lên. Đặc biệt là sự tồn tại của các loài linh trưởng đang bị đe doạ trên toàn cầu như:
Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Cu ly lớn, Cu ly nhỏ... Thành phần các loài
được tổng hợp ở bảng 2.4:
Bảng 2.4: Thành phần động vật của khu rừng đặc dụng Cham Chu
TT
1
2
3
Lớp động vật có xương sống
Thú – Mammalia
Chim – Aves
Bò sát – Reptilia
Tổng cộng
Số bộ
6
8
2
16
Số họ
16
19
7
42
Số loài
38
47
11
95
(Nguồn: Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng các loài động, thực vật rừng nguy
cấp, quý hiếm tại khu rừng đặc dụng Cham Chu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang, năm 2014)
2.3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
2.3.2.1. Điều kiện dân sinh
* Dân số, dân tộc
Theo thống kê dân số tính hết năm 2013, dân số trong vùng là 29.703 nhân
khẩu, sinh sống tại 6.832 hộ gia đình, trên địa bàn 83 thôn bản, trong 5 xã, thuộc 2
huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa. Mật độ dân sống trong vùng bình quân là: 74
người/km2, mật độ dân cư đông nhất là xã Hòa Phú (101 người/km2), thấp nhất là xã
Hà Lang (44 người/km2).
Toàn khu vực có 8 dân tộc cùng sinh sống gồm: Tày, Dao, Kinh, Hoa, Nùng,
La Chí, Cao Lan và H’Mông, trong đó: Dân tộc Tày với 15.522 người (chiếm
52,3%), sau đó đến dân tộc Dao với 7.343 người (chiếm 24,7%), tiếp đến là dân tộc
Kinh 4.749 người (chiếm 16,0%), các dân tộc khác 2.089 người, chiếm 7,0% dân số
toàn vùng cũng đóng góp vai trò không kém phần quan trọng đối với quá trình xây
dựng và phát triển khu rừng đặc dụng Cham Chu. Mỗi dân tộc có phong tục, tập
quán canh tác và phương thức sử dụng đất khác nhau. Chính sự khác nhau đó đã tạo
nên sự khác biệt trong việc tác động đến tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng của
khu rừng đặc dụng Cham Chu. Bởi vậy, cần có những chính sách phù hợp để tạo
17
điều kiện hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế và tham gia phát triển bền vững, bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Lao động
Lực lượng lao động trong vùng phần lớn là sản xuất nông nghiệp chiếm 85%
dân số toàn vùng, còn lại là lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm: Cán bộ
chủ chốt cấp xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục, dịch vụ, công nhân lâm nghiệp thuộc
các Lâm trường. Với lực lượng lao động nhiều nhưng cơ cấu ngành nghề đơn điệu
(chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, năng suất lao động thấp) dư thừa lao
động và nhiều thời gian nông nhàn đang là sức ép đến tài nguyên rừng vì kế mưu
sinh. Phần lớn lao động nông nghiệp chưa được đào tạo tại các trường nghề trung
học chuyên nghiệp hay đại học; chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế, sự chuyền
nghề từ các thế hệ ông, cha; do đó việc tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất còn chậm; năng suất vật nuôi cây trồng chưa cao; đời sống và thu nhập
của người dân sống trong vùng lõi tuy được cải thiện nhưng so với các địa phương
trong huyện và tỉnh vẫn còn ở mức thấp.
2.3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
* Sản xuất nông nghệp
Nằm trong vùng lõi của khu rừng đặc dụng Cham Chu có 233,8 ha đất sản
xuất nông nghiệp, chiếm 1,51% diện tích tự nhiên toàn khu trong đó có 112,7 ha
trồng cây hàng năm, bình quân 0,195 ha/người; như vậy, quỹ đất dành cho sản xuất
lương thực của người dân còn thấp, đó cũng là nguyên nhân khiến người dân phải
tận dụng đất nương rẫy và xâm canh vào đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng) để trồng cây lương thực, cây công nghiệp đáp ứng cuộc sống mưu sinh.
Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là các loại lương thực có hạt như: Lúa, ngô,
đậu… và một số loại sản phẩm khác như sắn, khoai.
Cây công nghiệp và cây ăn quả với một số loài có giá trị kinh tế: Cam, quýt,
bưởi… Đặc biệt là Cam sành Hàm Yên đã có thương hiệu trên thị trường cả nước.
Đây là một nguồn thu ổn định góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy
nhiên, do phát triển diện tích cây ăn quả trong điều kiện quy hoạch chưa đồng bộ
18
nên dẫn đến tình trạng xâm canh vào diện tích rừng là khá phổ biến tại các phân khu
phục hồi sinh thái.
Bên cạnh các hoạt động trồng trọt; người dân trong vùng còn phát triển
chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa, dê…), gia cầm (vịt, gà, ngan…) và nuôi cá…
Chính những sản phẩm này cũng bổ sung nguồn thu kinh tế cho hộ gia đình. Tuy
nhiên, việc chăn nuôi chỉ diễn ra và dừng lại ở hình thức hộ gia đình và mang tính
tự phát là chính. Bởi vậy, rất cần phải có những diện tích dành cho quy hoạch
vùng chăn thả…cho nhân dân, đặc biệt là các thôn bản nằm trong khu phục hồi
sinh thái để giảm các áp lực bất lợi tới toàn cảnh tự nhiên của rừng từ loại hình
chăn nuôi tự phát này.
* Sản xuất công nghiệp và dịch vụ
Sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ hầu như không đáng kể
trong nguồn thu của các xã nằm trong khu vực. Các hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực thủ công nghiệp
đang từng bước hình thành; một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế bắt đầu hình
thành mạng lưới dịch vụ buôn bán; sản phẩm chủ yếu là các nhu yếu phẩm tiêu
dùng, vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép…), vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc
trừ sâu, dụng cụ nông nghiệp…).
* Sản xuất lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu được thực hiện trong vùng đệm và
phân khu phục hồi sinh thái khu của rừng đặc dụng Cham Chu.
Đối với vùng lõi, sau 14 năm thành lập đến nay, Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng Cham Chu đã giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi và trồng bổ sung trong
phân khu phục hồi sinh thái. Nhằm tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình đang
sống đan xen trong rừng. Thông qua ngân sách Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng với vai
trò chủ đầu tư đã tổ chức tốt việc thực hiện hỗ trợ cây giống, công trồng, chăm sóc
để người dân thực hiện trồng rừng trên nương rẫy bỏ hóa.
19
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống đường giao thông
Tất cả các xã trong RĐD đều có đường ô tô đến trung tâm xã; có 83 thôn,
bản có đường ô tô đến thôn đạt 58%. Tuy nhiên, đường giao thông chất lượng còn
thấp, chủ yếu là đường đất, một số ít là đường bê tông và đường cấp phối được đầu
tư từ chương trình phát triển nông thôn mới, khả năng sử dụng còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là vào mùa mưa. Những khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa như các xã: Yên
Thuận, Phù Lưu, Hà Lang, Trung Hà… còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận
chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp sau thu hoạch. Đây cũng là khó khăn
trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng và các cấp chính quyền địa phương.
* Thủy lợi
Các công trình tưới tiêu, hệ thống kênh mương, phai đập, hồ chứa nước với
khối lượng 249 công trình đầu mối được đầu tư từ chương trình phát triển nông thôn
mới đã góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất của người dân trong vùng. Mặc dù
vậy, các công trình thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu cho 70% diện tích lúa và rau màu
của các xã. Tuy nhiên, một số các công trình được xây dựng từ lâu, do tác hại của
thiên tai và mưa lũ, kinh phí để duy trì sửa chữa còn thiếu, công tác quản lý khai
thác còn nhiều bất cập, dẫn đến các công trình bị xuống cấp không đảm bảo năng
lực thiết kế. Do đó, trong thời gian tới, các công trình cần sớm được tu bổ, sửa
chữa, nâng cấp và xây mới để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất của người dân. Bên
cạnh đó, tăng cường công tác bảo vệ rừng đặc dụng lưu vực đầu nguồn nhằm hạn
chế tác hại của thiên tai tới các công trình xây dựng.
* Mạng lưới điện
Toàn khu có 77 thôn bản có điện lưới quốc gia. Hệ thống đường dây trung
thế, hạ thế, trạm biến áp các loại từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây mới. Tuy
nhiên, một số đường dây đã bị xuống cấp, tiêu hao điện năng còn cao đã ảnh hưởng
đến việc cấp điện, sự cố mất điện sinh hoạt ở một số khu vực vẫn còn xảy ra. Hiện
tại, hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước
được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
20
* Tình hình an ninh - quốc phòng
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn RĐD trong những năm
qua khá ổn định, công tác dân tộc có những bước phát triển khá rõ nét. Chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, kịp thời giải quyết các
vụ việc trên địa bàn, không để phát sinh các vụ việc phức tạp, đảm bảo công tác an
ninh trật tự, an toàn xã hội địa phương.
2.3.2.4. Tình hình văn hóa, giáo dục và y tế
* Văn hóa – xã hội
Mạng lưới thông tin văn hóa khá phát triển; 100% số xã đều thu được tín
hiệu phát thanh truyền hình, 74 thôn có hệ thống loa truyền thanh, có 4 điểm bưu
điện văn hóa xã; có 8.099 hộ sử dụng điện thoại. Toàn vùng có 70 nhà văn hóa thôn
bản, hoạt động văn hóa từng bước đi vào nề nếp, các giá trị văn hóa dân tộc được
bảo tồn, đặc biệt là duy trì và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống của dân tộc (chọi
trâu, xuống đồng…); hầu hết các thôn bản đều đã xây dựng hương ước, trên 70%
gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa…
* Giáo dục
Công tác giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến rõ rệt về cả chất và lượng
trên tất cả các bậc học. Đội ngũ giáo viên được chú trọng nâng cấp trình độ chuyên
môn giảng dạy. Năm học 2013 – 2014, toàn vùng có 83 thôn có nhà trẻ mẫu giáo, 6
trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh đến tuổi đi học đạt 98%; tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 95%. Cơ sở vật chất (trường, lớp)
được tăng cường đầu tư xây dựng; trang thiết bị dạy và học được mua sắm thường
xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập. Do đó, chất lượng
giáo dục và đào tạo trong vùng ngày càng được nâng lên là nhân tố quyết định tới
chất lượng nguồn lao động trong tương lai.
* Y tế
Toàn vùng có 2 bệnh viện huyện và 01 phòng khám đa khoa khu vực; 100%
các xã có trạm y tế xã; trên 70% thôn, bản có cán bộ y tế được đào tạo, nâng cao
chất lượng chuyên môn và trách nhiệm phục vụ. Công tác y tế đã có những chuyển
biến tích cực từng bước đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc
cho nhân dân.
21
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các loài bò sát, lưỡng cư tại rừng đặc dụng Cham Chu.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn 2 xã Phù Lưu và Yên
Thuận của rừng đặc dụng Cham Chu tỉnh Tuyên Quang và chỉ nghiên cứu về thành
phần loài, đặc điểm phân bố, thực trạng quản lý các loài động vật nói chung và bò
sát, lưỡng cư nói riêng.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại rừng đặc dụng Cham Chu,
tỉnh Tuyên Quang.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ 15/09/2014 – 25/05/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài lưỡng cư, bò sát tại rừng đặc dụng
Cham Chu.
• Nghiên cứu về đặc điểm sinh cảnh và sự phân bố lưỡng cư, bò sát tại rừng
đặc dụng Cham Chu.
• Nghiên cứu tính đa dạng về giá trị các loài lưỡng cư, bò sát tại rừng đặc
dụng Cham Chu.
• Thực trạng công tác quản lý nguồn tài nguyên lưỡng cư, bò sát tại rừng đặc
dụng Cham Chu.
• Đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn các loài lưỡng cư, bò sát tại
rừng đặc dụng Cham Chu.
22
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Ngoại nghiệp
3.4.1.1. Kế thừa chọn lọc các tài liệu đã công bố
Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài
nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu.
Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội của địa phương năm 2014.
Tham khảo, kế thừa các tài liệu, báo cáo của các nghiên cứu trước đây. Tư liệu
tham khảo là danh lục lưỡng cư, bò sát, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên rừng,
hiện trạng tài nguyên rừng, tài nguyên động vật hiện có tại khu vực nghiên cứu.
3.4.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ kiểm lâm, thợ săn và người dân địa phương.
Trong quá trình điều tra chúng tôi sẽ phỏng vấn 5 cán bộ kiểm lâm và 25 người dân
địa phương thường xuyên đi rừng.
- Phỏng vấn người dân/thợ săn
Phỏng vấn người dân được tiến hành ở các làng bản, hoặc ngay trên nương rẫy
nếu gặp họ, phương pháp này đã cung cấp được một số thông tin có ý nghĩa quan trọng
về tình hình tài nguyên rừng và tài nguyên động vật rừng nói chung, cũng như về tình
hình lưỡng cư, bò sát nói riêng tại địa phương về thành phần loài, số lượng loài, giá trị
kinh tế, tình hình săn bắt... Phỏng vấn người dân còn giúp chúng ta biết được tình hình
phân bố dân cư, tình hình sử dụng đất, phương thức canh tác, khả năng săn bắt và ảnh
hưởng của họ đến nguồn tài nguyên lưỡng cư, bò sát.
Thợ săn là người có thể biết được nhiều loài động vật nói chung cũng
như các loài lưỡng cư, bò sát nói riêng. Vì vậy phỏng vấn thợ săn có thể biết
được nhiều thông tin quan trọng như nơi sống, địa điểm thường gặp, thành
phần loài, giá trị kinh tế… Hiện nay do pháp luật ngăn cấm săn bắt nên không
còn nhiều thợ săn và thợ săn được coi như là những người săn bắt trộm. Vì vậy,
những người thợ săn rất ngại trả lời phỏng vấn, có trả lời cũng không nói thật
về những điều họ biết. Người phỏng vấn phải tạo cho người được phỏng vấn
không bị áp lực trong buổi phỏng vấn.
23
-
Phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm
Cán bộ Kiểm lâm là những người có kiến thức về tài nguyên động vật nói chung và
tài nguyên lưỡng cư, bò sát nói riêng. Vì vậy, nội dung phỏng vấn tìm hiểu về thành phần
loài, biến động về số lượng loài và hướng khắc phục những nguyên nhân gây suy giảm tài
nguyên rừng, tài nguyên động vật rừng và tài nguyên lưỡng cư, bò sát.
Hình 3.1 Phỏng vấn người dân
Hình 3.2 Phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm
Kết quả phỏng vấn tổng hợp theo biểu sau:
Mẫu bảng 3.1: Phiếu phỏng vấn người dân và thợ săn
Tên:...........................................................................................................................
Tuổi: .................................................. Dân tộc: ........................................................
Trình độ: ...................................................................................................................
Nghề nghiệp: ............................................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................
Thời gian phỏng vấn: ...............................................................................................
Người phỏng vấn ......................................................................................................
TT
1
2
3
...
Tên loài
Số lượng bắt
được
Thời điểm
Mô tả đặc
Địa điểm
điểm loài
bắt được
24
3.4.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Căn cứ vào thời gian và địa điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát theo 7
địa điểm thuộc 2 xã là: Yên Thuận và Phù Lưu của huyện Hàm Yên, vì là 2 xã trọng
điểm của RĐD Cham Chu, sinh cảnh rừng ở đây còn tương đối nguyên sinh.
Tại mỗi điểm điều tra nghiên cứu cần thiết lập các tuyến điều tra xuyên qua
các dạng sinh cảnh khác nhau, mỗi tuyến đi được đánh dấu trên bản đồ, định vị
bằng GPS, chụp ảnh và ghi chép các thông tin về các loài lưỡng cư, bò sát. Để có
được kết quả sát với thực tế phải tiến hành đếm nhiền lần trên một tuyến cố định,
vào thời gian hoạt động của lưỡng cư, bò sát. Đã xác định được 7 tuyến khảo sát
(bảng 3.1) Chiều dài của tuyến điều tra phụ thuộc sinh cảnh, khoảng 3- 7h đi bộ.
Chiều rộng của tuyến điều tra phụ thuộc vào tầm nhìn của người đi điều tra, khả
năng phát hiện và đếm trực tiếp bằng mắt thường hoặc nghe tiếng kêu.
Hình 3.3: Điều tra theo tuyến
Hình 3.4: Hình ảnh Ô rô vảy
Việc khảo sát ban ngày trên mỗi điểm nghiên cứu được thực hiện bằng cách
đi bộ dọc theo các tuyến đường có sẵn, đường mòn, đường đi rừng của người dân
địa phương nhằm tìm kiếm cơ hội bắt gặp các cá thể, các dấu vết hoạt động của
lưỡng cư, bò sát đồng thời thu thập thông tin về tác động của người dân địa phương
đến đời sống của các loài lưỡng cư, bò sát thông qua các hoạt động như khai thác
gỗ, lấy củi, săn bắn.... Các kết quả quan sát được ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký
thực địa. Ngoài ra việc khảo sát vào ban đêm cũng được tiến hành khi có điều kiện
thuận lợi để tìm kiếm dấu vết của các loài bò sát hoạt động về đêm.
25
Bảng 3.1 Các tuyến điều tra ở Rừng đặc dụng Cham Chu
Chiều
Tọa độ
Tuyến khảo sát
Sinh cảnh đặc trưng
dài (*)
Xã
E 104058’572’’
Cao Đường - Đá
Trắng
N 22017’302’’
4h00
Rừng nguyên sinh cây
gỗ lớn trên núi đá vôi
5h00
Rừng ven suối, rừng
thứ sinh, rừng nguyên
sinh cây gỗ lớn trên
núi đá vôi
4h00
Rừng thứ sinh trên
núi đất, rừng nguyên
sinh trên núi đá vôi
5h00
Rừng thứ sinh trên
núi đất, rừng nguyên
sinh trên núi đá vôi
E 105003’209’’
N 22012’374’’
E 105003’345’’
N 22012’243’’
4h00
Rừng ven suối, rừng
thứ sinh, rừng nguyên
sinh cây gỗ lớn trên
núi đá vôi
Nặm Nương Quan Ba, Thẩm
Ký
E 105003’589’’
N 22012’277’’
E 105003’889’’
N 22012’296’’
5h00
Rừng thứ sinh trên
núi đất, rừng nguyên
sinh trên núi đá vôi
Lăng Đán - Lũng
Giàng
E 105004’456’’
N 22012’345’’
E 105004’556’’
N 22012’445’
4h00
Rừng thứ sinh trên
núi đất, rừng nguyên
sinh trên núi đá vôi
E 104058’597’’
N 22018’408’’
E 104058’563
Yên
Thuận
Cao Đường Khuổi Cùng
0
N 22 17’240
E 104058’593
N 22017’350
E 104058’596’’
Cao Đường Nậm Tậu
N 22017’088’’
Cao Đường - Nà
Trang
E 104058’568’’
N 22017’022’’
E 104058’658’’
N 22017’052’’
Thôm Tấu - Kết
Tử, Bó Hon
Phù
Lưu
E 104058’896’’
N 22017’230’’
Ghi chú : (*) Đơn vị đo: Giờ đi bộ
26
- Quan sát trực tiếp:
Đây là phương pháp quan trọng để thu thập thông tin cụ thể trên thực địa và
kiểm tra những nguồn thông tin thu được, việc quan sát được thực hiện trên các
tuyến điều tra để xác định sự có mặt của các loài lưỡng cư, bò sát. Nhóm điều tra di
chuyển dọc theo các tuyến, trong quá trình di chuyển trên tuyến, người điều tra
quan sát về hai bên của tuyến và ghi nhận sự có mặt của các loài lưỡng cư, bò sát
qua dấu chân, tiếng kêu, phân, hang ổ… Việc quan sát có thể bằng mắt thường hoặc
ống nhòm. Thời gian điều tra ban đêm đối với lưỡng cư vào thời điểm từ 16h - 23h,
điều tra bò sát vào thời điểm 15h - 23h.
- Cách phát hiện
+ Tìm đến nơi sống cụ thể hoặc nơi ẩn tạm thời của loài cần điều tra.
+ Lắng nghe tiếng kêu, tiếng động, bước nhảy.
Quan sát trực tiếp bằng mắt thường hay ống nhòm để nhận diện hình dạng,
màu sắc, cách di chuyển.
+ Ban đêm dùng đèn pin, đèn ắc quy soi tìm.
+ Có thể gây khua động hay vạch tìm trong hang đất, khe đá, lá cây.
Kết quả điều tra thực địa được tổng hợp theo phiếu điều tra sau:
Mẫu bảng 3.2: Mẫu bảng điều tra theo tuyến
Tên tuyến: .................................................................................................................
Người điều tra: .........................................................................................................
Ngày điều tra: ...........................................................................................................
STT
1
2
3
...
Tên loài
Số lượng
Dấu vết/quan Địa điểm phát
sát
hiện
Ghi chú
27
3.4.1.4. Thu mẫu vật
Mẫu vật thu được là các sản phẩm: Bình rượu ngâm rắn, bình rượu ngâm tắc
kè… Đây là những bài thuốc dân gian dùng để chữa một số bệnh như: Chữa tê thấp
và đau nhức xương khớp, nhức chân… dùng cho người già yếu, lao động nhiều, đau
nhức gân xương khi thời tiết thay đổi. Qua đó cũng khẳng định được dự có mặt của
các loài bò sát ở địa phương.
Mẫu bảng 3.3: Phiếu thu thập mẫu vật
Ngày: ........................................................................................................................
Địa điểm: ..................................................................................................................
STT
Tên mẫu vật
Tên chủ hộ
Số lượng
Năm bắt được
1
2
3
4
...
3.4.2. Ngoại nghiệp
Dựa vào những kết quả nghiên cứu tiến hành tổng hợp, phân tích các số
liệu điều tra ngoại nghiệp và viết báo cáo. Xây dựng danh lục lưỡng cư, bò sát ở
rừng đặc dụng Cham Chu dựa vào khóa định loại bò sát của GS. Đào Văn Tiến,
danh lục bò sát và ếch nhái của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1986), Nguyễn
Quảng Trường (2005), và “Sách đỏ Việt Nam” 2007, IUCN (2015), Nghị định
32/2006/NĐ-CP
Mẫu bảng 3.4: Tính đa dạng lưỡng cư, bò sát theo các bậc phân loại
tại RĐD Cham Chu
STT
1
2
3
Tên bộ
Tên phổ thông
Tên khoa học
Họ
n
Loài
%
n
%
28
Mẫu bảng 3.5: Danh lục các loài lưỡng cư, bò sát khu vực nghiên cứu
Nguồn
thông tin
Điểm
ghi nhận
Ghi chú
TT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
1
2
3
Ghi chú:
- Nguồn tư liệu; PV: Phỏng vấn, QS: Quan sát, DV: Dấu vết, TL: Tài liệu.
- Địa điểm ghi nhận; (1) - xã Yên Thuận, (2) - xã Phù Lưu.
- Ghi chú; PB: Phổ biến; H: Hiếm; RH: Rất hiếm.