Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản việt nam vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.37 KB, 51 trang )

Mục lục

Trang
A. Lời Nói Đầu
2
Chương 1: Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về 3
Đảng Cộng Sản Việt Nam
I. Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng 3
Sản
I.1.Cơ sở lý luận
3
I.2. Cơ sở thực tiễn
3
II. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng 4
Sản Việt Nam
II.1. Tính tất yếu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
4
II.2. Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ 6
nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước
II.3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp 7
công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc
Việt Nam
II.4. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa 10
Mác- Lênin làm “cốt
II.5. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải được xây dựng 11
theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô
sản
II.6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt 14
giữa Đảng với dân
II.7. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thường xuyên tự 15


chỉnh đốn, tự đổi mới làm cho Đảng thật sự trong sạch
vững mạnh
Chương 2 : Một số vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí 16
Minh trong xây dựng và đổi mới Đảng ta.
I. Thực trạng về vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 16
trong xây dựng và đổi mới Đảng ta hiện nay
I.1. Những thành tựu trong công cuộc xây dựng và đổi 16
mới Đảng ta hiện nay
I.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công cuộc xây dựng 19
và đổi mới Đảng ta hiện nay
II. Một số giải pháp vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây 22


dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, lớn mạnh
II.1. Xây dựng Đảng về chính trị
II.2. Xây dựng Đảng về tư tưởng
II.3. Xây dựng Đảng về tổ chức
Một số Hình ảnh minh hoạ

22
23
24
27

33

KẾT LUẬN

LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, công cuộc dựng nước và giữ

nước đã hun đúc cho dân tộc ta những phẩm chất cao đẹp và
những truyền thống vô cùng quý báu. Trong đó, yêu nước trở
thành tình cảm thiêng liêng, là chuẩn mực đạo lý cao nhất và
đứng đầu trong thang giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc, là
động lực nội sinh to lớn tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã
trải qua một chặng đường lịch sử với nhiều thử thách, hy sinh
nhưng cũng đầy khí phách anh hùng, dũng cảm.


Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh
dấu bước chuyển biến quyết định của cách mạng Việt Nam. mở ra
thời đại mới: Thời đại Hồ Chí Minh. Có thể nói, một trong những
di sản cực kỳ quan trọng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh để lại cho
dân tộc ta là tư tưởng của Người về Đảng Cộng Sản. Tư tưởng đó
được hình thành và phát triển từng bước qua các thời kỳ của cách
mạng Việt nam. Từ những năm cuối của thập niên thứ hai của thế
kỉ XX, Người đã có ý thức về vai trò to lớn của một chính đản của
giai cấp vô sản. Đặc biệt từ năm 1930, Người đã sáng lập, xây
dựng và rèn luyện, lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cho đến
cuối đời mình. Nhờ vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong suốt
chặng đường lịch sử của mình, luôn luôn là một Đảng cách mạng
chân chính, là bộ tham mưu lãnh đạo của giai cấp công nhân và
dân tộc Việt nam. Đảng đã có khả năng tập hợp, lãnh đạo các tầng
lớp dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản không
chỉ có ý nghĩa lý luận – khẳng định những cống hiến to lớn của
Người với sự phát triển học thuyết Mác- Lênin về Đảng Cộng
Sản, đặc biệt là Đảng Cộng Sản ở những nước thuộc địa phụ

thuộc kinh tế chậm phát triển, mà còn có ý nghĩa thực tiễn vô
cùng to lớn. Nó giúp chúng ta vận dụng sáng tạo tư tưởng của
Người để làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng
đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội thực hiện những
nhiệm vụ mà cách mạng nước ta hiện nay đặt ra là: xây dựng xã
hội giàu mạnh, văn minh và công bằng, tiến bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản là một hệ thống lý
luận, với những nội dung hết sức phong phú. Do còn giới hạn về
nhận thức và chưa có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu, nên trong
khuôn khổ bài tiểu luận này em xin trình bày một số vấn đề cơ
bản về đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc xây dựng và chỉnh
đốn Đảng hiện nay.”
Bài tiểu luận của em gồm các phần sau:
Chương 1: Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng Sản Việt Nam


Chương 2: Một số vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng và đổi mới Đảng ta.


Chương 1: Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về
Đảng Cộng Sản Việt Nam
I.

Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng Sản
I.1. Cơ sở lý luận


Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng Sản được hình thành
trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về
Đảng Cộng Sản, gồm hai giai đoạn: Những nguyên lý C.Mác và
Ph.Ăng ghen và quan điểm của Lênin về Đảng cộng sản trong
giai đoạn mới
Những nguyên lý C.Mác và Ph.Ăng ghen trình bày trong tác
phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào Cộng sản và công nhân quốc
tế, đặt nền tảng tư tưởng cho những vấn đề về Đảng và xây dựng
Đảng.
Giữa thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đạt
tới trình độ phát triển; đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã phát
triển ở một số nước châu Âu. Cùng với sự phát triển của nền đại
công nghiệp, giai cấp vô sản hiện đại ra đời và sớm bước lên vũ
đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Trong những năm 30 và
40 của thế kỷ XIX, ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp vô
sản đã vùng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đòi thực hiện
những yêu sách của mình cả về kinh tế lẫn chính trị. Sự lớn mạnh
của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi bức thiết
phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính
trị làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Cuối tháng 111847, Đại hội lần thứ hai Liên đoàn những người Cộng sản đã
thảo luận và thông qua những nguyên lý của chủ nghĩa Cộng sản
do Mác và Ăng ghen trình bày. Trên cơ sở sự nhất trí ấy, Mác và
Ăng ghen được Đại hội uỷ nhiệm thảo ra bản tuyên ngôn chính
thức. Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là thông báo


về sự ra đời của một học thuyết cách mạng, một thế giới quan
khoa học của chủ nghĩa Mác.
Bên cạnh đó, quan điểm của Lênin về Đảng cộng sản trong giai

đoạn mới là một cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng Sản. Trên cơ sở lý luận khoa học và cách mạng chủ nghĩa
Mác, V. I. Lê-nin đã phát triển học thuyết về Đảng cộng sản, nhà
nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách sâu sắc và toàn
diện. Người đã kế thừa và phát triển học thuyết khoa học và cách
mạng mác-xít vào hoàn cảnh cụ thể nước Nga ở thời kỳ đế quốc
chủ nghĩa. Về Đảng cộng sản, V. I. Lê-nin đã xây dựng học
thuyết chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân ở Nước Nga
vói năm nguyên tăc cơ bản là: nguyên tắc về tư tưởng, lý luận;
nguyên tắc tiên phong và lãnh đạo; nguyên tắc đoàn kết, thống
nhất; nguyên tắc gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân;
nguyên tắc phát triển và thanh Đảng.
V.I. Lê-nin là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Bôn-sê-vích
(chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân) và thực hiện thành
công cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.


I.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
Sản gồm có:
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tình hình giai cấp- xã
hội Việt Nam biến đổi sâu sắc về tính chất xã hội, kết cấu giai
cấp. mâu thuẫn cơ bản, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam cũng thay đổi. Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam là nhiệm vụ dân tộc: chống đế quốc và phong kiến; nhiệm
vụ dân chủ: chống phong kiến phản động, đòi quyền dân chủ và
ruộng đất.
Nền kinh tế Việt Nam thì bị kìm hãm nặng nề, tiến triển chậm,
què quặt, phiến diện, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự bạc nhược, yếu

hèn của triều đình Nhà Nguyễn, cuối thế kỷ XIX đàu thế kỷ XX,
xã hội Việt Nam đã dấy lên nhiều phong trào yêu nước với hai
khuynh hướng:
- Khuynh hướng phong kiến: tiêu biểu là Phong trào Cần
Vương( 1885-1895) và phong trào nông dân Yên Thế
(1885 – 1913)
- Khuynh hướng Tư sản: Tiêu biểu là Phong trào Đông Du
(1906 – 1908) ; Phong trào Duy Tân ( 1906- 1908);
Phong troà Đông Kinh Nghĩa Thục ( 1907 )….
Tuy nhiên, các phong trào này đều thất bại do thiếu cương lĩnh,
đường lối chính trị đúng đắn, thiếu phương pháp đấu tranh thích
hợp, thiếu tổ chức lãnh đạo và không tập hợp được lực lượng toàn
dân.
Bên cạnh đó, trong quá trình bôn ba đi tìm đường cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận cuộc cách mạng đầu tiên trên thế
giới – Công xã Paris (1871). Mặc dù thất bại nhưng Công xã Paris
đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
châu Âu cuối thế kỷ XIX, đã dạy cho giai cấp vô sản hoàn thiện
về thực tiễn rằng Muốn lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản thắng
lợi, giai cấp công nhân phải xây dựng một đảng vô sản chân
chính, phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền, phải


đập tan bộ máy nhà nước sẵn có, tức là bộ máy quân sự - quan
liêu của giai cấp tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản thay thế
cho nền chuyên chính tư sản.
Công xã Pa-ri với những chính sách và biện pháp đã thực hiện,
chứng tỏ đó chính là một hình thức nhà nước kiểu mới - nhà nước
chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới.
Thắng lợi đầu tiên của cuộc cách mạng vô sản trên thế giới

là cuộc cách mạng tháng Mười Nga ( 1917) do có một chính
Đảng mang bản chất cách mạng khoa học, mang đầy dủ bản chất
của Đảng Bôn-sê-vích.
Sự thành lập Quốc tế cộng sản III ( 1919) và hàng loạt các
Đảng Cộng sản ra đời ở các nước trong giai đoạn 1919-1920.

II.
Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng Sản Việt Nam
II.1. Tính tất yếu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu đưa
cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
Hoài bão lớn lao, mục đích suốt đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh là giành lại độc lập, mang lại ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân. Vì vậy, Người luôn kiên định mục tiêu “độc lập
dân tộc, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”; “ Cả đời tôi chỉ
có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ Quốc, và hạnh
phúc của quốc dân…” ; “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta đươc hoàn toàn độc lập, đồng bào
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.


Khát vọng lớn lao của hồ Chí Minh cũng chính là ước muốn
muôn đời của nhân dân, đồng thời cũng là mục tiêu của cách
mạng Việt Nam. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rằng đểthực hiện
mục tiêu đó, không có cách nào khác là phải dựa vào chính sức
mạnh của nhân dân. Người đã nhận thức rõ vai trò, khả năng vô
tận của quần chúng nhân dân trong lịch sử và chính Người đã tập
hợp, tổ chức họ để tạo thành lực lượng có sức mạnh vô biên,
quyết định bước đi của lịch sử dân tộc. Người đã từng nói:
“Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới

không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.”
Có thể nói, quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ai
Quốc là quá trình nhận thức, phát hiện ra sức mạnh của quần
chúng, đồng thời hiểu rõ sự cần thiết phải tập hợp, tổ chức nhân
dân để giải quyết những nhiệm vụ của từng chặng đường cách
mạng đặt ra. Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin
và kế thừa truyền thống dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng phải được
giác ngộ, được tổ chức và được lãnh đạo theo một đường lối đúng
đắn. Trong “Đường Cách Mệnh”, Người khẳng định: “Cách
mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc riêng
của một hai người” hay “ Dân khí mạnh thì quân lính nào, sung
ống nào cũng không chống lại nổi”. Người nhấn mạnh: “Cách
mệnh trước hết phải có gì? Phải có Đảng Cách Mệnh, để trong
thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì lien lạc với dân tộc
bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững mạnh
Cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy”.
Sự ra đời của Đảng là quy luật tất yếu của cách mạng Việt
nam - cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời phải giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Chỉ có Đảng Cách mệnh,
Đảng của giai cấp vô sản mới có khả năng giải quyết những yêu
cầu của lịch sử đặt ra. Và chính Hồ Chí Minh đã nắm bắt được
những yêu cầu tất yếu đó. Mactit – thanh tra mật thám Đông
Dương trong những năm 1920 đã nhìn thấy vai trò của Nguyễn Aí


Quốc trong thành lập Đảng ở Đông Dương, khi nhận xét về báo
“Thanh niên” do Người sáng lập. Theo Mactit, tờ báo này “ là
hình ảnh chân thực của chiến lược mà Nguyễn Aí Quốc đã sử

dụng. Chiến lược ấy được tiến hành như sau: Trong những số
đầu tiên Nguyễn Aí Quốc nhấn mạnh trước hết đến sức mạnh và
sự đoàn kết đã đem lại cho một tập thể, nhấn mạnh đến những lợi
ích mà những cá nhân trong tập thể ấy theo đuổi. Nguyễn Aí
Quốc đã thức tỉnh tinh thần độc lập dân tôc và tình cảm dân tộc,
đặc trưng của khí chất người An Nam. Tiếp đó, ông dần dần cung
cấp cho độc giả của mình những hiểu biết về lịch sử An Nam, về
các tài liệu tư tưởng nước ngoài, về lịch sử các cường quốc thế
giới… rồi ông đưa ra lần lượt từng thuật ngữ Hán Việt, tương
ứng với nội dung một cuốn từ vựng mới về chủ nghĩa cộng sản và
nêu một định nghĩa rõ rang, chính xác về các thuật ngữ ấy. Từng
bước, lúc đầu còn ít, về sau thường xuyên hơn, ông công bố một
câu hoặc một bài báo ngắn thông báo cho độc giả biết về sự tồn
tại của Liên Xô và hạnh phúc mà nhân dân Xôviết đang được
hưởng. Nguyễn Aí Quốc không ngần ngại giành đến 60 số báo
của mình để chuẩn bị cho độc giả trước khi ông nói rõ ý đồ của
mình, khi ông biết rằng: “ Chỉ có Đảng Cộng Sản mới có thể đảm
bảo hạnh phúc cho An Nam.”
Đảng Cộng Sản Việt Nam là chính đảng cách mạng mang
bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết tập hợp các tầng lớp
nhân dân khác làm cách mạng. Đảng là đội tiền phong dũng cảm
cà là đội tham mưu sáng suốt. Đảng Cộng Sản Việt Nam tận tâm,
tận lực phục sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân, trung thành tuyệt
đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng
không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân và của dân
tộc. Mục tiêu phấn đấu của Đảng là độc lập cho dân tộc, tự do cho
nhân dân, hạnh phúc cho mọi người.
“Muốn khỏi đi lạc hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh
đạo để nhận rõ tình hình, đường lới và định phương châm cho

đúng.


Cách mạng là cuộc đấu tranh gian khổ. Kẻ địch rất mạnh.
Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức thật chặt chẽ, chí khí
phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục
nhân dân thành một đội quân thật mạnh, đánh kẻ địch giành
chính quyền. Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có
Đảng lãnh đạo.”
Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như
cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.. đã
chứng minh rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu
đưa Cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
II.2. Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước.
Một trong những cống hiến xuất sắc của Hồ Chí Minh đối vơi
sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin là luận điểm của Người về
sự thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở một nước thuộc địa,
nửa phong kiến.
Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác- Lênin luôn luôn là nền
tảng lý luận và kim chỉ nam cho hành động. Người từng căn dặn:
“Chủ nghĩa Mác- Lênin soi phương hướng đường lối cho chúng
ta đi, có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng. Hết lòng, hết
sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ Quốc, bất kỳ việc to, việc
nhỏ cũng nhằm mục đích ấy: đó là chủ nghĩa Mác- Lênin”. Song,
Người cũng nhấn mạnh đến sự sáng tạo khi vận dụng:” Lý luận
không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo, lý
luận luôn luôn cần bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ
trong thực tiễn sinh động. Những người cộng sản các nước phải

cụ thể hoá chủ nghĩa Mác- Lênin cho thích hợp với điều kiên
hoàn cảnh từng lúc từng nơi.”


Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm
Đảng Cộng Sản ra đời là sự kết hợp của hai yêu tố: chủ nghĩa
Mác- Lênin và phong trào công nhân. Luận điểm đó hoàn toàn
đúng với các nước ở Phương Tây, khi giai cấp công nhân đã bước
lên vũ đài chính trị với một tư cách độc lập, được lý luận khoa
học của Mác dẫn đường. Một loạt Đảng của giai cấp vố sản các
nước Tây Âu cũng như ở Nga hồi cuối thế kỷ XIX đàu thế kỷ XX
đã chứng minh tính đúng đắn của luận điểm này.
Còn ở các nước Phương Đông, đặc biệt là ở những nước
thuộc địa nửa phong kiến như ở Việt Nam, thì luận điểm đó cần
được bổ sung,phát triẻn cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nó.
Những nước này bị chủ nghĩa thực dân thống trị quá lâu, nền kinh
tế hết sức lạc hậu, què quặt. Công nghiệp gần như chưa phát triển,
giai cấp công nhân tuy đã ra đời và sống khá tập trung, song còn
nhỏ bé. Vì vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chưa
đại diện cho toàn bộ phong trào dân tộc. Hơn nữa, vấn đề dân tộc
cần phải giải quyết trở nên hết sức bức xúc; cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân phải hoà chung với phong trào yêu nước của
các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và lãnh đạo cuộc đấu
tranh này.
Tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống đấu tranh bất
khuất trong lịch sử dân tộc ta, có vai trò hết sức to lớn trong cuộc
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong các phong trào cách mạng
ở Việt Nam.Bên cạnh đó phong tràocông nhân kết hợp với phong
trào yêu nước vì hai phong trào này đều có cùng mục tiêu là tiêu
diệt kẻ thù của dân tộc. Phong trào yêu nước ở Việt Nam là phong

trào rộng lớn nhất, có trước phong trào công nhân hàng nghìn
năm lịch sử. Nó cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc
đứng lên chống kẻ thù. Phong trào công nhân ngay từ khi mới ra
đời đã kết hợp với phong trào yêu nước. Khác với những người
cộng sản Phương Tây, Hồ Chí Minh và những người cộng sản
Việt Nam đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa MácLênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp. Sau này, trong
bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, Hồ Chí Minh đã


viết: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ
nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.
Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận
Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rẳng
chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ”. Chính trên cơ sở đó,khi nói về các yếu tố hình thành Đảng
Cộng Sản Việt Nam và bước đường đi của cách mạng nước ta,
đồng chí Lê Duẩn đã khẳng đinh: “Công lao vĩ đại đầu tiên của
Hồ Chủ Tịch là đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với
phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo
con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin”. Hơn thế nữa, do phân hoá giai
cấp ở Việt Nam chưa sâu sắc nên phong trào nông dân kết hợp
với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hơn 90% dân số là nông
dân, họ là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Vì vậy,
phong trào yêu nước cùng với phong trào công nhân là những yếu
tố cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Như vậy, phát triển học thuyết Mác- Lênin về sự ra đời của
Đảng Cộng Sản, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Đảng Cộng Sản Việt
Nam được thành lập là sự kết hợp của cả ba yếu tố: Chủ nghĩa

Mác- Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Phong trào yêu nước là nhân tố quan trọng quyết định nét độc đáo
của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đặc điểm này giúp Đảng Cộng
Sản Việt Nam vừa vững vàng trên nguyên tắc, vừa mềm dẻo
trong sách lược để lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như trong
xây dựng Đảng, cho phép Đảng ta giải quyết tốt nhất mỗi quan hệ
giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế. Phong trào yêu nước
còn thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của cuộc cách
mạng Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tác động
đến việc đề ra các chủ trương, chính sách khác nhau của lịch sử,
giúp cho Đảng giải quyết tốt mối quan hệ giữa chiến lược và chỉ
đạo chiến lược, giữa mục tiêu lâu dài với mục tiêu trước mắt,
tránh được những sai lầm biệt phái, “tả” khuynh. Đảng Cộng Sản
Việt Nam ra đời trên cơ sở kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp có


ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành Đảng ở một nước
thuộc địa. Đảng ra đời giúp định hướng đúng đắn và thúc đẩy
phong trào cách mạng. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh tìm cách truyền bá
chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong dân, vào phong trào yêu nước,
phong trào công nhân. Người viết: “Không phải mọi người yêu
nước đều là cộng sản, việc tiếp nhận đường lối của Đảng Cộng
Sản là cần thiết để xác định mục tiêu yêu nước đúng đắn. Mỗi
người cộng sản trước hết phải là một người yêu nước tiêu biểu,
phải truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong dân, lãnh đạo
công nhân và quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối của
Đảng”.
II.3 Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.

Từ quy luật hình thành và phát triển Đảng, Hồ Chí Minh đã
đi đến luận điểm Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của giai cấp
công nhân đồng thời là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Đảng là
đội tiên phong của đạo quan vô sản, Đảng tập hợp vào hàng ngũ
của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương
trình Đảng và Quốc tế cộng sản….dám hy sinh phục tùng mệnh
lệnh Đảng và chịu phấn đấu trong một bộ phận của Đảng”.
Tháng 2/1951, Hồ Chí Minh viết: “ Trong giai đoạn này,
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dan lao động và của cả
dân tộc là một. Chính vì Đảng là Đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động cho nên nó phải là Đảng của cả dân tộc Việt
Nam”.
Năm 1961, Người viết:” Đảng ta là Đảng của giai cấp
công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên
vị”
Những kết luận của Hồ Chí Minh về vai trò của giai cấp
công nhân Việt Nam là kết quả của một quá trình quan sát, tìm tòi


nghiên cứu ở nhiều nước từ năm 1911, khi Người ra đi tìm đường
cứu nước. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp năm 1920 đã nói lên quyết tâm của Người đi theo con
đường cách mạng vô sản để thực hiện mục tiêu giải phóng dân
tộc. Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, khi được tin 600 thợ
nhuộm Chợ Lớn đấu tranh (12-1922) đòi chủ xưởng bảo đảm
quyền lợi cho người lao động, Người đã viết: “Khắp nơi giai cấp
công nhân cũng bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của
mình…Đây là lần đầu tiên một phong trào như thế nhóm lên ở
thuộc địa. Chúng ta hãy ghi lấy dấu hiệu đó của thời đại” .
Ở nước ta sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp bằng

chính sách khai thác thuộc địa đã làm xuất hiện một lực lượng xã
hội mới: giai cấp công nhân. Nhưng đó là một giai cấp mới quá
nhỏ bé, đến năm 1930 số lượng công nhân nước ta mới chỉ có 22
vạn người, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư. Đây cũng là một
trong nhiều lý do làm cho nhiều nhà yêu nước đương thời không
nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
Phát hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới là
công lao của Mác và Ăngghen. Nhưng qua những cuộc tranh luận
lý luận về vấn đề đó trong phong trào cách mạng và phong trào
công nhân từ sau khi C.Mác và Ph. Ăngghen qua đời và xem xét
vấn đề đó vào những điều kiện cụ thể của Việt Nam những năm
hai mươi của thế kỷ hai mươi mới thấy đầy đủ giá trị của lý luận
và thực tiễn mà Hồ Chí Minh đã cống hiến cho cách mạng Việt
Nam. Sau này, đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam, Hồ Chí
Minh khẳng định: Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất,
cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc
thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của
phong trào công nhân quốc tế, giai cấp công nhân ta tỏ ra là người
lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng và từ khi Đảng ra
đời cho đến khi Người đi xa, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định,


luôn luôn làm cho toàn Đảng quán triệt. Đảng Cộng sản Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân. Đảng phải giữ vững và tăng
cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Lịch sử dân tộc ta,
trước Hồ Chí Minh đã có nhiều nhà yêu nước đầy nhiệt huyết,
nhưng đều không cứu được nước, không giành được độc lập dân
tộc. Khác với các nhà yêu nước đương thời. Hồ Chí Minh đã sớm

ý thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội tiên
phong là Đảng Cộng sản. Người đã sáng lập ra Đảng ta, giáo dục,
rèn luyện Đảng trở thành một Đảng mác xít lênin nít chân chính,
lãnh đạo nhân dân ta vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đưa
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Xây dựng thành công một Đảng Cộng sản ở một nước vốn
là thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp công nhân rất nhỏ bé, giai
cấp nông dân chiếm đại đa số, làm cho Đảng luôn giữ vững được
tính chất giai cấp công nhân, trung thành và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới là một cống hiến quan
trọng của Hồ Chí Minh về lý luận xây dựng Đảng vô sản kiểu mới
mang bản chất giai cấp công nhân.
Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” viết năm 1926
Người đã chỉ rõ “Đảng muốn vững thì phải lấy chủ nghĩa làm
cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa
ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí
khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Trước khi thành lập Đảng,
Người đã đề ra chủ trương “Vô sản hóa”, đưa cán bộ, đảng viên
không xuất thân từ thành phần công nhân vào hầm mỏ, nhà máy,
đồn điền để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào
công nhân đồng thời học tập, tự rèn luyện mình thành người vô
sản và thành người Cộng sản. “Vô sản hóa” là một yếu tố đầu tiên
quan trọng tạo điều kiện cho đảng viên thực sự giác ngộ và trung
thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, giữ vững được bản chất giai cấp
công nhân của Đảng.


Trong “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, được

thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3
tháng 2 năm 1930, Người đã khẳng định “Đảng là đội tiên phong
của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp
mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng,
Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào
hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo
làm thổ địa cách mạng đánh trúng bọn đại địa chủ và phong
kiến”.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam. Do vậy, ngay từ khi ra đời Đảng ta đã
mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi
ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Từ thực tế cách
mạng Việt Nam, Người luôn coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa
Mác-Lênin, bồi dưỡng, rèn luyện năng lực và phẩm chất cho đảng
viên. Nhờ vậy, mặc dầu Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa, đa
số đảng viên không phải là công nhân, nhưng bản chất giai cấp
công nhân và vai trò tiên phong cách mạng của Đảng vẫn được
giữ vững. Và chính trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta
trở thành người lãnh đạo cách mạng, của dân tộc Việt Nam, được
toàn thể dân tộc Việt Nàm coi là Đảng của mình, là người lãnh
đạo
duy
nhất
của
dân
tộc
mình.
Khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, sau cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Người đã sớm giáo dục toàn Đảng nguy

cơ thoái hóa về bản chất giai cấp công nhân, sa vào tệ quan liêu
hóa, xa rời quần chúng, trở thành tổ chức “làm quan” vi phạm
quyền làm chủ dân, xa rời mục tiêu cách mạng của Đảng. Người
đã chỉ rõ 12 điều về “tư cách của Đảng chân chính cách mạng”.
Trong 12 điều đó thì điều đầu tiên là “Đảng không phải là một tổ
chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng
dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.


Cũng trong tác phẩm này Người đã nhấn mạnh về tính
Đảng - tức là bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Năm 1951,
khi Đảng ra công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam,
Người khẳng định bản thân giai cấp công nhân của một Đảng cầm
quyền và chỉ rõ trong điều kiện lịch sử mới quyền lợi của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Đảng
Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động cho nên Đảng cũng là Đảng của dân tộc. Khi đã trở
thành Đảng cầm quyền, khi Đảng thực sự là người vừa đại diện
cho lợi ích của giai cấp công nhân, vừa đại diện cho lợi ích cả dân
tộc, được cả dân tộc thừa nhận thì Đảng cũng là Đảng của dân
tộc. Người cũng luôn luôn nhắc nhở toàn Đảng về sự thống nhất
lợi ích của Đảng và của dân tộc. Trong lời khai mạc lễ kỷ niệm
lần thứ 30 ngày thành lập Đảng, Người đã chỉ rõ “Đảng ta vĩ đại
vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta
không có lợi ích gì khác”, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”,
“là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no”.
Bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta đã được Người
nhắc nhở toàn Đảng một cách sâu sắc nhưng lại dễ hiểu, dễ nhớ
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền…phải giữ gin Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ

thật trung thành của nhân dân”.
Về đường lối chính trị, Người coi Đảng là đội tiên phong
chính trị của giai cấp công nhân và khi đã trở thành Đảng cầm
quyền thì Đảng đồng thời là đội tiên phong chính trị của cả dân
tộc. Đường lối chính trị là vấn đề cốt tử đầu tiên quyết định vận
mệnh của Đảng và cả vận mệnh của dân tộc. Hồ Chí Minh đã xác
định cho Đảng ta một đường lối chính trị đúng đắn; làm cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cương lĩnh đầu tiên, Người viết
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội Cộng sản”.


Nhờ đường lối chính trị đúng đắn của Hồ Chí Minh ngay
từ đầu, Đảng ta đã đoàn kết các giai cấp, tầng lớp cách mạng, các
lực lượng yêu nước trên cơ sở liên minh công nông. Đó là yếu tố
quan trọng đầu tiên giúp Đảng ta nắm được quyền lãnh đạo.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của
quần chúng lao động nên đã nhanh chóng phát động được cao trào
trong những năm 1930-1931 và đã định hướng đúng cho sự phát
triển của các thời kỳ lịch sử tiếp theo.
II.4. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa MácLênin làm “cốt”
Một Đảng cách mạng muốn vững mạnh, thực hiện được vai
trò bộ tham mưu tối cao của toàn thể dân tộc, giải quyết những
nhiệm vụ của cách mạng đặt ra thì trước hết phải là một tổ chức
chính trị tiên tiến, đại diện cho trí tuệ của cả dân tộc, phải có mộ
học thuyết cách mạng khoa học làm nòng cốt, trong Đảng mọi
người phải hiểu và làm theo chủ nghĩa ấy. Một học thuyết được
xây dựng trên cơ sở khoa học sẽ trở thành linh hồn, chất keo kết
dính mọi người trong tổ chức lại với nhau, làm cho toàn Đảng

thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động. Không có sự thống
nhất ấy thì Đảng sẽ bị rối loạn, chia rẽ. Học thuyết đó chính là
chủ nghĩa Mác- Lênin.
Khảo sát, nghiên cứu thực tiễn vô cùng sinh động không chỉ
ở các nước tư bản mà còn ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi,
tìm hiểu và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới lúc bấy
giờ, chủ yếu là chủ nghĩa Mác- Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng
định: “ Không có lý luận cách mệnh thì không có phong trào
cách mệnh….Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiên phong, Đảng
cách mệnh mới làm nổi cách mệnh tiền phong”.
“ Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong
Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng
mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu


không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là Chủ nghĩa Lênin”.
Và “ Chủ nghĩa Mác- Lênin là lực lượng tư tưởng hùng
mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở
thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện
thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin “làm cốt”có nghĩa là Đảng
ta nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin, lập trường, qua
điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin. Khẳng định nền
tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh
cũng luôn nhắc nhở: lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm kim chỉ nam
cho hành động, chứ không phải giáo điều từng chữ từng câu. Phải
nắm bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin,
đòng thời phải biết chắt lọc, tổng kết những tinh hoa tư tưởng,

văn hoá của dân tộc và nhân loại, phải biết học hỏi những điều
hay, những tư tưởng mà ý nghĩa, giá trị của nó còn mãi với nhân
loại.
Người từng nhắc nhở cán bộ, Đảng viên khi học tập chủ
nghĩa Mác- Lênin phải:
- Học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin
phải luôn phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, từng lúc,
từng nơi.
- Học chủ nghĩa Mác – Lênin là học tinh thần xử lý với
người, học tinh thần xử lý việc và xử lý với bản thân
mình.
- Phải tổng kết thực tiễn cách mạng trong nước và nghiên
cứu kinh nghiệm các nước. Lý luận phải gắn với thực
tiễn, tránh giáo điều, máy móc, dập khuôn.
- Kiên quyết đấu tranh chống lại các luận điệu phản động
cơ hội.


II.5.
Đảng Cộng Sản Việt Nam phải được xây
dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản.
Đảng Cộng sản Việt nam phải được xây dựng theo những
nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản là một trong
những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt nam. Đây chính là những nguyên tắc mà Lênin đã đề ra, để
phân biệt với những đảng cơ hội của Quốc tế II, những đảng đó
đã biến thành tôi tớ của giai cấp tư sản, phản bội chủ nghĩa Mác
và quyền lợi của giai cấp vô sản. Khi nghiên cứu và phát triển lý
luận chủ nghĩa Mác- Lênin, để xây dựng Đảng thành tổ chức

chính trị trong sạch, vững mạnh, Hồ Chí Minh đã nêu ra hệ thống
những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới là :
II.5.1. Tập trung dân chủ - đây là nguyên tắc cơ bản của
tổ chức Đảng
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản
thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của
mỗi người, vừa phát huy sức mạnh của tất cả những ai đã tự
nguyện gắn bó với nhau trong một tổ chức. Vì vậy, Hồ Chí Minh
gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Theo Hồ
Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và
thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập
trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu
phân tán, tùy tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở
dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán,
chuyên quyền.
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ để đi đến tập trung,
cho nên dân chủ là cơ sở của tập trung. Do vậy, tập trung là trên
cơ sở của dân chủ. Dân chủ và tập trung là hai mặt của một vấn
đề, gắn bó và thống nhất với nhau. Người cũng nhấn mạnh: Tập
trung là phải thống nhất với nhau về tư tưởng, tổ chức và hành
động. Do vậy, thiểu số phải phục tùng đa số, sấp dứơi phục tùng


cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương và mọi Đảng viên
phải chấp hành vô đièu kiện nghị quyết của Đảng. “ Đảng tuy
nhiều người, nhưng khi tiến hành thì chỉ như một người.”
Người cho rằng, dân chủ là ” của quý báu của nhân dân”, là
thành quả cách mạng. Tất cả mọi người được tự do bày tỏ ý kiến
của mình, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự
do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ

ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà
cũng là một nghĩa vụ của mọi người”. Phải phát huy dân chủ nội
bộ nếu không Đảng sẽ bị suy yếu từ bên trong.
Để cho quần chúng dễ hiểu, Hồ Chủ tịch giải thích ngắn
gọn, đơn giản: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách
là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ
tập trung”.
Bàn về “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chủ tịch viết: “Có những
cán bộ chỉ thấy lợi ích bộ phận của mình, không thấy lợi ích của
toàn thể, muốn đem lợi ích của toàn thể phục tùng lợi ích của bộ
phận mình. Họ quên hẳn cái chế độ tập trung dân chủ. Họ quên
rằng thiểu số phải phục tùng đa số, hạ cấp phải phục tùng thượng
cấp, bộ phận phải phục tùng toàn thể”.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ II của Đảng, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: “Về tổ chức, Đảng Lao
động Việt Nam theo chế độ tập trung dân chủ”
Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11
Quốc Hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Hồ Chủ tịch
viết: “Điều 4 dự thảo Hiến pháp sửa đổi định rõ nguyên tắc tổ
chức của Nhà nước ta là tập trung dân chủ. Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, Chính phủ trung ương và các cơ quan khác của Nhà
nước đều theo nguyên tắc tập trung dân chủ”
Tóm lại, Hồ Chủ tịch luôn luôn nhấn mạnh về tầm quan
trọng của dân chủ trong xây dựng một Nhà nước mới, sự cần thiết


phải thực hiện dân chủ nếu muốn xây dựng một quốc gia dân giàu
nước mạnh, dân chủ luôn có trước, đi trước, được thực hiện trước;
đồng thời chỉ rõ tầm quan trọng của việc lãnh đạo tập trung để
chống tình trạng “bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ” làm “hỏng

việc”.
II.5.2.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người đã phân tích rất rõ
về nguyên tắc này: “một người dù tài giỏi đến mấy cũng không
thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể thấy hết
được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, cần phải có
nhiều người cùng tham gia lãnh đạo. Nhiều người thì nhiều kiến
thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiều được
mọi mặt, mọi vấn đề” . Về cá nhân phụ trách, Người đã chỉ rõ việc
gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì
cần giao cho một người phụ trách, nếu giao cho một nhóm người
thì cũng cần có một người phụ trách chính. Như thế công việc
mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào
người kia, ỷ vào tập thể. Không xác định rõ cá nhân phụ trách, thì
giống như “ nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.
Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi
với nhau. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập
trung. Nguyên tắc này chống lại chủ nghĩa quan liêu độc đoán
chuyên quyền, bóp nghẹt đời sống dân chủ ở trong Đảng, đồng
thời chống lại thói cục bộ địa phương, tự do vô kỷ luật, tuỳ tiện
trong việc chấp hành Nghị quyết của Đảng.
Lãnh đạo cần phải tập thể, mà phụ trách cần cá nhân. Lãnh
đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện độc đoán, chủ
quan, dẫn đến hỏng việc.
Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi lộn
xộn, vô tổ chức. Kết quả cũng là hỏng việc.



Vì vậy mà tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cần luôn luôn
đi đôi với nhau:
“ Tập thể lãnh đạo là dân chủ,
Cá nhân phụ trách là tập trung,
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung”.
II.5.3

Tự phê bình và phê bình

Hồ Chí Minh rất coi trọng nguyên tắc này. Người coi đây là
nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật phát triển của Đảng. Mỗi
đảng viên trước hết tự mình phải thấy rõ mình, để phát huy ưu
điểm, khắc phục khuyết điểm. Hơn nữa, nếu biết tự phê bình tốt
thì mới phê bình người khác tốt được. Tự phê bình và phê bình là
nhiệm vụ thường xuyên chứ không phải là giải pháp nhất thời, là
vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi người tốt hơn,
tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ. Đó cũng chính là vũ
khí để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, để Đảng làm tròn sứ
mệnh lãnh đạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và
dân tộc.
Mục đích của tự phê bình và phê bình, như Bác Hồ quan
niệm, là: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải
biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi". Ðảng ta gồm những người có
tài, có đức; phần đông những người hăng hái nhất, yêu nước nhất,
kiên quyết, dũng cảm nhất đều có ở trong Ðảng. Tuy vậy, "không
phải là người người đều tốt, việc việc đều hay". Do vậy, trong
Ðảng luôn luôn thực hiện tự phê bình và phê bình để cho dần dần

hết khuyết điểm, đồng thời làm cho ưu điểm ngày càng nhiều
thêm.
Mục đích tự phê bình và phê bình, cũng theo Bác Hồ, là cốt
để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm
việc cho tốt hơn, đúng hơn; mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày phải
kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt,


được như thế trong Ðảng sẽ không có bệnh và Ðảng sẽ mạnh
khoẻ vô cùng.
Tự phê bình và phê bình liên quan đến vấn đề đoàn kết
trong Ðảng. Do vậy, mục đích của tự phê bình và phê bình còn
nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết, như Bác nói: "Muốn đoàn
kết chặt chẽ là phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình
đồng chí và những người xung quanh, phê bình, tự phê bình để
cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết. Ðoàn kết, phê bình,
tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa".
Xác định đúng mục đích tự phê bình và phê bình không dễ.
Trong thực tế, đã có không ít tổ chức đảng sau khi tiến hành tự
phê bình và phê bình thì tổ chức vốn đang yên đang lành thì lại bị
kém nát, mất đoàn kết thêm. Như vậy là không đạt mục đích.
Nhưng, muốn đạt được mục đích thì cần có phương pháp
phù hợp. Theo Bác Hồ, phương pháp phù hợp nhất là phải thành
khẩn, trung thực, kiên quyết và phải có văn hóa trong tự phê bình
và phê bình. Bác cho rằng, tự phê bình và phê bình phải "ráo
riết", triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Người
nhấn mạnh: Nếu không kiên quyết thực hiện tự phê bình và phê
bình thì cũng giống như giấu giếm tật bệnh ở trong người, không
dám uống thuốc và như vậy làm cho bệnh nặng thêm, nguy đến
tính mạng (đó là thái độ "giấu bệnh, sợ thuốc").

II.5.4. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác
Cùng với nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kỷ luật
nghiêm minh và tự giác làm cho Đảng thực sự là một tổ chức
chiến đấu chặt chẽ để giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập dân
tộc. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm
minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng:
Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức
tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên. Nghiêm minh là
thuộc về tổ chức Đảng, vì đó là kỷ luật đối với mọi cán bộ, đảng


×