Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN THCS NỘI DUNG BỒI DƯỠNG II ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 90 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
VŨ THỊ HẢI YẾN (Chủ biên)

TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN THCS
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG II

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA

LƯU HÀNH NỘI BỘ

1


lêi nãi ®Çu
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Địa lí địa phương đã được đưa
vào giảng dạy chính thức trong chương trình bộ môn Địa lí.
Địa lí địa phương là một bộ phận của địa lí đất nước. Nghiên cứu Địa lí địa
phương giúp tìm hiểu một cách sâu sắc và đánh giá dúng tiềm năng cũng như
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tài liệu giáo dục kiến thức
địa phương môn Địa lý được sử dụng trong các trường trung học của Thanh
Hóa. Tài liệu giúp giáo viên và học sinh tham khảo để dạy và học địa lý địa
phương theo chương trình môn địa lý bậc trung học. Giáo viên sử dụng tài liệu
để thực hiện nội dung các tiết địa lý địa phương, tích hợp các nội dung địa lý địa
phương vào bài dạy và ngoại khóa theo nội dung chương trình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm các tài liệu địa lý địa phương để làm
phong phú thêm nội dung dạy học địa lý Thanh Hóa, hình thành cho học sinh
phương pháp tìm hiểu địa lý địa phương.
Khi biên soạn chúng tôi có sử dụng một số công trình địa phương, Niên
giám thống kê năm 2010 của Cục thống kê Thanh Hóa, một số số liệu của các
sở, ngành. Chúng tôi xin được trân trọng cám ơn.


Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng để tài liệu hoàn thiện
hơn.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa

2


Chương I
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - PHẠM VI LÃNH THỔ,
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN THIÊN
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA
HÀNH CHÍNH

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học học viên cần
- Trình bày được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ, ý nghĩa của vị trí địa lí lãnh thổ
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trình bày được sự phân chia hành chính hiện nay của tỉnh Thanh Hóa.
2. Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn các đơn vị hành chính của tỉnh Thanh Hóa.
B. NỘI DUNG
I- VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.
Phía Bắc giáp tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, với đường biên giới dài
175 km
Phía Nam và Tây Nam giáp Nghệ An, với đường biên giới hơn 160 km.
Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 102 km và thềm lục địa khá
rộng.
Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới
dài 192 km.

Tọa độ địa lí của Thanh Hóa là:
Điểm cực Bắc: vĩ độ 200 40’ B tại xã Trung Sơn, thuộc phía Đông Bắc
huyện Quan Hóa (giáp tỉnh Hòa Bình).
3


Điểm cực Nam: vĩ độ 19018’B tại xã Hải Hà thuộc bờ biển Tĩnh Gia (giáp
tỉnh Nghệ An).
Điểm cực Tây: kinh độ 1040 22’ Đ tại xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát
(giáp Lào).
Điểm cực Đông: kinh độ 106005’ Đ tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn (giáp
tỉnh Ninh Bình).
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn và dân số đông của nước ta. Diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 11.131,94 km2 (theo Niên giám thống kê Thanh Hóa năm
2010), chiếm 3,37% diện tích toàn quốc, đứng thứ 5 trong số 63 tỉnh, thành phố
của cả nước và thứ 2 trong số các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ.
Dân số Thanh Hóa năm 2010 là 3.406.805 người, đứng thứ 3 trong số 63
tỉnh, thành phố của cả nước và đứng đầu trong các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ.
Với vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta,
nằm gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với 102 km đường bờ biển, khu vực
Nghi Sơn (Tĩnh Gia) đang xây dựng cảng nước sâu. Thanh Hóa có đường Quốc
lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt xuyên Việt chạy qua, là của ngõ ra biển
của nước bạn Lào; Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng giao
lưu với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới, đồng thời mở ra khả năng
thu hút sự đầu tư và phát triển một nền sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều ngành
kinh tế mũi nhọn đặc thù.
Tuy nhiên, để hội nhập với thủ đô và các vùng kinh tế trọng điểm đòi hỏi
Thanh Hóa phải cố gắng nỗ lực rất nhiều để phát huy tiềm năng về vị trí địa lí.
II- SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
1. Quá trình thay đổi hành chính

Thời lập nước, đây là một bộ của nước Văn Lang, mang tên Cửu Chân. Tiếp
đó, qua nhiều triều đại, Thanh Hóa lần lượt mang tên Ái Châu, rồi trại, phủ, trấn,
lộ Thanh Hóa, phủ Thiệu Xương. Từ năm 1841 đến nay được gọi là tỉnh Thanh
Hóa.
4


2. Sự phân chia hành chính
Thanh Hoá là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính, đến ngày 31 tháng 12 năm
2010 Thanh Hoá có 1 thành phố - tỉnh lị, 2 thị xã, 24 huyện với 586 xã, 21
phường, 30 thị trấn.
Tuy nhiên, vẫn còn các huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Thanh
Hóa cần phải đầu tư nhiều để giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng trung du,
miền núi với vùng đồng bằng cũng như giữa các huyện, thị xã, thành phố.

5


6


SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÓ ĐẾN 31/12/2010
TT

Đơn vị

Tổng
số

Chia ra



Thị trấn

Phường

Tổng số

637

586

30

21

Miền xuôi

441

402

18

21

1

Thành phố Thanh Hóa


18

6

-

12

2

Thị xã Sầm Sơn

5

2

-

3

3

Thị xã Bỉm Sơn

8

2

-


6

4

Huyện Thọ Xuân

41

38

3

-

5

Huyện Đông Sơn

21

19

2

-

6

Huyện Nông Cống


33

32

1

-

7

Huyện Triệu Sơn

36

35

1

-

8

Huyện Quảng Xương

41

40

1


-

9

Huyện Hà Trung

25

24

1

-

10

Huyện Nga Sơn

27

26

1

-

11

Huyện Yên Định


29

27

2

-

12

Huyện Thiệu Hóa

31

30

1

-

13

Huyện Hoằng Hóa

49

47

2


-

14

Huyện Hậu Lộc

27

26

1

-

15

Huyện Tĩnh Gia

34

33

1

-

16

Huyện Vĩnh Lộc


16

15

1

-

196

184

12

-

Miền núi
1

Huyện Thạch Thành

28

26

2

-

2


Huyện Cẩm Thủy

20

19

1

-

3

Huyện Ngọc Lặc

22

21

1

-

4

Huyện Lang Chánh

11

10


1

-

5

Huyện Như Xuân

18

17

1

-

6

Huyện Như Thanh

17

16

1

-

7


Huyện Thường Xuân

17

16

1

-

8

Huyện Bá Thước

23

22

1

-

9

Huyện Quan Hóa

18

17


1

-

10

Huyện Quan Sơn

13

12

1

-

11

Huyện Mường Lát

9

8

1

-

7



C. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của tỉnh Thanh Hóa?
2. Ý nghĩa của vị trí địa lí lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
3. Thanh Hóa có những đảo nào? Các đảo đó thuộc huyện nào trong tỉnh?
4. Thanh Hóa có quá trình thay đổi hành chính như thế nào? Tính đến
31/12/2010 Thanh hóa có bao nhiêu đơn vị hành chính?

8


BÀI 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học học viên cần:
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản
của tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
2. Kỹ năng:
- Sưu tầm tư liệu, xử lý thông tin.
- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh
Thanh Hóa.
- Xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế của tỉnh Thanh
Hóa.
B. NỘI DUNG
1. Địa hình
Địa hình Thanh Hóa khá phức tạp, chia cắt nhiều. Nghiêng và thấp dần theo
hướng Tây - Đông. Từ Tây sang Đông có các dải địa hình núi và trung du, đồng

bằng và vùng ven biển. Trong tổng diện tích đất tự nhiên 11.131,94 km2, địa
hình núi, trung du chiếm 73,3%, đồng bằng 16%, vùng ven biển: 10,7%.
Địa hình núi, trung du gắn liền với hệ núi cao vùng Tây Bắc và hệ núi
Trường Sơn Bắc. Địa hình núi thấp có độ cao trung bình 600 đến 700m so với
mặt nước biển, độ dốc trên 250, ở đây có một số đỉnh núi cao trên 1000m như Tà
Leo (1.291m) ở tả ngạn sông Chu. Địa hình được cấu tạo bằng nhiều loại đá
khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết ...) đến
các đá phun trào (xpilit, riôlit, bazan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá

9


hoa). Chúng nằm xen kẽ với nhau, có khi lồng vào nhau và điều đó làm cho cảnh
quan thay đổi không ngừng.

Ảnh: Một góc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông -Thanh Hoá

Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 - 200 m so với mặt nước biển, độ
dốc 15 - 200, chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải.
Dạng địa hình núi và trung du phân bố tập trung ở 11 huyện miền núi. Trên
địa hình có thể phát triển các ngành nông, lâm nghiệp tạo nguồn nguyên liệu để
phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
Đồng bằng được hình thành và phát triển do sự bồi tụ phù sa chủ yếu của các
hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Thọ Xuân,
Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hoằng Hóa,
Hậu Lộc, Quảng Xương và một phần của Tĩnh Gia, Nga Sơn, thành phố Thanh
Hóa, thị xã Bỉm Sơn.
Phần lớn đồng bằng được cấu tạo bởi phù sa mới, trải ra trên một bề mặt
rộng, hơi nghiêng về biển ở phía Đông Nam. Rìa phía Bắc và Tây Bắc là dải đất
10



cao được cấu tạo bởi phù sa của sông Mã, sông Chu cao từ 1 đến 15m. Trên bề
mặt đồng bằng vẫn còn một số đồi núi có độ cao trung bình 200 - 300 m, được
cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ đá phun trào đến đá vôi, đá phiến. Đồng
bằng thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, khai
thác đá xây dựng, làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như xi măng,
gạch, ngói…

Ảnh: Núi Đọ nhìn từ bãi bồi sông Chu
Dạng địa hình ven biển phân bố chủ yếu ở Sầm Sơn, các huyện Nga Sơn,
Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Trên địa hình này có vùng sình
lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên…Vùng đất cát ven biển nằm phía
trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3 đến 6 m ở phía nam Tĩnh Gia chúng
có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. Dải đất này, về đại thể, được
hình thành như sau: Từ các đảo đá vôi rải rác ngoài vùng biển, dòng phù sa ven
bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo thành trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô
lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm
nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát
thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những
chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng xòe nan quạt. Chiều rộng
11


của các bãi cát, cồn cát duyên hải ở phía Bắc rộng đến hơn 5 km, nhưng ở phía
Nam chỉ còn khoảng 1,5 km.
Bờ biển của Thanh Hóa là bờ biển khá bằng phẳng với thềm lục địa tương
đối nông và rộng. Ở Bắc Nga Sơn, phù sa sông Hồng, sông Đáy đổ về làm cho
đất liền tiến ra biển với tốc độ lớn, không thua kém gì vùng bờ biển Ninh Bình
(chẳng hạn như ở Liên Sơn và Tam Tổng), nhưng từ Nam Nga Sơn trở vào, các

cồn cát đã nối liền những mũi đá nhô ra biển lại với nhau, tạo thành các bãi biển
phẳng và dài như ở Lạch Trường, Sầm Sơn, Khoa Giáp (Tĩnh Gia). Nổi bật là
bãi tắm Sầm Sơn và những bãi tắm nhỏ ven biển. Đây là một trong những điểm
du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

12


Ảnh: Bãi biển Sầm Sơn Thanh Hoá
Thanh hóa có hai đảo lớn: là đào Hòn Nẹ và đảo Hòn Mê. Đảo Hòn Nẹ cách
bờ biển huyện Hậu Lộc khoảng 6km về phía đông, cách bờ biển Hoằng Hóa
khoảng 5km về phía đông bắc và cách bờ biển Nga Sơn khoảng 6 km về phía
nam. Hòn Nẹ thuộc huyện Hậu Lộc nằm ở toạ độ 19046’54” độ vĩ bắc và
106000’32” độ kinh đông. Đảo Hòn Mê là một quần đảo nằm phía nam tỉnh
Thanh Hóa cách bờ biển 12 km, thuộc địa phận huyện Tĩnh gia.
Địa hình phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện để Thanh Hóa phát triển một
nền kinh tế có cơ cấu ngành đa dạng, với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp toàn
diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành dễ dàng.
Thanh Hóa có nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng - biển - đồng bằng là
điều kiện để phát triển ngành du lịch và các dịch vụ khác. Độ cao chênh lệch
giữa các vùng miền núi, trung du, đồng bằng, với nhiều hệ thống sông, suối tạo
ra tiềm năng thủy điện khá phong phú…
2. Khoáng sản
Khoáng sản ở Thanh Hóa tương đối đa dạng với 185 điểm quặng gồm 42
loại, thuộc các nhóm khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhiên liệu và nguyên
liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Thanh Hóa có nhiều loại khoáng sản có trữ
lượng lớn so với cả nước như đá vôi làm xi măng, đá ốp lát, sét làm xi măng,
gạch ngói, crôm, secpentin.
13



Khoáng sản kim loại có sắt - mangan, titan, thiếc, đồng, chì, kẽm, vàng…
Quặng sắt - mangan có trữ lượng lớn khoảng 3 triệu tấn, phân bố ở Quan
Hóa, Bá Thước, Như Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành.
Quặng imenhit chất lượng tốt, phân bố ở Quảng Xương, Sầm Sơn, Hậu Lộc,
Hoằng Hóa.
Quặng crôm với trữ lượng 5 triệu tấn, chất lượng tốt, được phân bố ở Cổ
Định (Triệu Sơn). Đây là mỏ crôm có trữ lượng lớn ở Đông Nam Á và là mỏ duy
nhất ở nước ta tính đến thời điểm này.
Các mỏ kim loại khác thường có quy mô nhỏ như thiếc ở Thường Xuân, Bá
Thước, Lang Chánh, chì - kẽm ở Quan Hóa, Như Xuân, Tĩnh Gia, vàng sa
khoáng tập trung chủ yếu ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân… hàm lượng
vàng gốc từ (2g/tấn) đến (6 - 7 g/tấn).
Khoáng sản làm nguyên liệu phân bón, trợ dung hóa chất có phốt phát với
trữ lượng 1 triệu tấn phân bố ở Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Hoằng
Hóa; secpentin với trữ lượng 15 triệu tấn phân bố ở Nông Cống; đôlômit với trữ
lượng 4,7 triệu tấn phân bố ở thành phố Thanh Hóa, Nga Sơn.
Khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá ốp lát, trữ
lượng 2 - 3 tỉ m3, chất lượng tốt, nhiều màu sắc và độ bền cao. Đá vôi làm xi
măng có trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở Hà Trung, Bỉm Sơn,
Cẩm Thủy, Thạch Thành… Đất sét làm gạch ngói, trữ lượng trên 20 triệu m3,
chất lượng tốt phân bố ở Hà Trung, Thạch Thành, Yên Định, Tĩnh Gia... Cát
thủy tinh có trữ lượng 547.000 tấn, chất lượng tốt, phân bố nhiều ở Tĩnh Gia,
ngoài ra còn có rất nhiều điểm khoáng sản (than đá, than bùn) với trữ lượng nhỏ.
Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa phong phú, đa dạng, nhiều loại có giá
trị kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển một số ngành công nghiệp như
khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng ... của tỉnh.
3. Khí hậu. Thanh Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa
đông lạnh. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa, còn mùa lạnh
14



trùng với mùa khô. Đặc biệt, trong mùa nóng có sự xuất hiện của gió Tây vào
đầu mùa (hằng năm tới 20 - 30 ngày có gió Tây khô nóng). Nhiệt độ trung bình
năm vào khoảng 23 - 240C ở vùng đồng bằng và trung du, giảm dần khi lên vùng
núi và xuống 18 - 200C ở vùng biên giới Việt - Lào. Hằng năm có 4 tháng nhiệt
độ trung bình xuống dưới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3), tháng lạnh nhất là
tháng 1 với nhiệt độ trung bình 17-180C (cao hơn đồng bằng Bắc bộ khoảng
10C).Tổng nhiệt độ cả năm vào khoảng 8.600-8.7000C ở vùng đồng bằng,
8.0000C ở miền núi.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.600-1.800 mm. Số ngày mưa từ 130-150
ngày/năm. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào
tháng 10. Các tháng mưa nhiều là 8, 9, 10. Mùa mưa tập trung đến 60-80%
lượng mưa của cả năm nên dễ gây ra lũ lụt nhất là ở vùng có địa hình thấp như ở
các vùng ven biển.
Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Thanh Hóa ngoài các loài nhiệt đới
còn có các loài cận nhiệt đới.
Tuy nhiên các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, lũ lụt, gió Tây khô nóng,
áp thấp nhiệt đới về mùa mưa và hạn hán về mùa khô gây ảnh hưởng tiêu cực tới
sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người nơi đây.

Ảnh:Người dân huyện Tĩnh Gia chằng chống nhà cửa để đối phó với bão
15


4. Thủy văn
Thanh Hóa có 20 sông lớn nhỏ chảy từ tây bắc xuống đông nam và 264 khe
suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông chính là: Sông Mã, sông Lạch Bạng, sông
Yên, sông Hoạt. Tổng chiều dài các hệ thống sông là 881 km, tổng diện tích lưu

vực là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hằng năm 19,52 tỉ m3. Trữ lượng
nước trên mặt này có thể đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.
Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, tạo ra tiềm
năng thủy điện khá lớn, riêng sông Mã đã có trữ lượng điện năng đạt tới 12 tỉ
kW/h với các bậc thang có thể khai thác thủy điện như: Bản Uôn, Cẩm Hoàng,
La Hán (trên sông Mã). Hiện nay công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đặt đã
được xây dựng xong cùng với hệ thống Bái Thượng tưới cho 86.862 ha đất canh
tác kết hợp thủy điện (công suất 97 MW), một số công trình thủy điện khác đang
xây dựng trên sông Mã như: thuỷ điện Bá Thước, Quan Hóa...
Hệ thống sông Mã lớn nhất Thanh Hóa, lưu vực sông Mã rộng 28.400 km2,
phần bên Việt Nam 17.653 km2, riêng ở Thanh Hóa diện tích lưu vực khoảng
9000 km2, phạm vi lưu vực bao trùm 4/5 diện tích của tỉnh. Sông Mã bắt nguồn
phía nam Điện Biên ở độ cao 800 - 1000 m, chảy qua các tỉnh Sơn La, Sầm Nưa
(Lào) và vào địa phận huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Từ nguồn đến Cẩm Thủy,
sông chảy ào ạt, khi thì qua những ghềnh đá lởm chởm, khi thì uốn khúc rộng ra
để lộ những bãi cát trắng dài. Sau khi tiếp nhận sông Chu, sông chia làm ba
nhánh (sông Đò Lèn, sông Lạch Trường, sông Mã) và đổ ra biển qua 3 cửa Lạch
Sung, Lạch Trường, Lạch Trào (Cửa Hới). Tính từ nguồn toàn sông có chiều dài
512 km, phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam 455 km, riêng địa phận Thanh Hóa là
242 km.
Trong địa phận Thanh Hóa, sông Mã có tới 90 phụ lưu, các phụ lưu chính
như Sông Chu (còn có tên gọi là sông Lường, ngọn nguồn là sông Sũ mà người
Pháp viết là Chu. Sông Chu là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Mã, phát
nguyên từ Sầm Nưa ở độ cao 1.100 m, bắt đầu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
16


tới Mường Hinh (Nghệ An) chuyển thành hướng Tây-Đông chảy qua huyện
Thường Xuân, Thọ Xuân, Thiệu Hóa rồi nhập vào sông Mã ở ngã ba Giàng.
Sông Chu có chiều dài 325 km trong đó phần thuộc Việt Nam dài 145 km. Toàn

bộ diện tích lưu vực là 7.630 km2, phần bên Việt Nam chiếm không đầy một
nửa. Sông Chu có một số phụ lưu quan trọng là sông Khao dài 41 km, phát
nguyên từ vùng biên giới Việt Lào; sông Âm có độ dài 41,1 km, sông Đạt có
chiều dài 26 km. Trên sông Chu có nhà máy thủy điện Cửa Đạt, đập Bái Thượng
dài 170 m có giá trị thủy lợi. Sông Mã còn có các chi nhánh khác như: sông
Luồng, sông Lò, sông Bưởi, sông Cầu Chày...

Ảnh: Đập Bái Thượng
Sông Hoạt chảy qua địa phận bắc Hà Trung và Nga Sơn, với chiều dài 55
km và lưu vực rộng 250 km2, đổ ra biển qua cửa Đáy.
Sông Lạch Bạng phát nguồn từ vùng núi Huôn, xã Phú Lâm (Tĩnh Gia) ở độ
cao 100 m, chảy qua vùng núi Tĩnh Gia, qua Khoa Trường rồi đổ ra cửa Bạng.
Sông Lạch Bạng dài 34,5 km, lưu vực rộng 236 km2.
Sông Yên, phát nguồn từ xã Bình Lương, huyện Như Xuân ở độ cao từ 100
đến 125 m. Sông có chiều dài 94,2 km, lưu vực rộng 1.996 km2, chảy qua Như
Xuân, Nông Cống, Quảng Xương và đổ ra biển qua cửa Hải Ninh. Sông Yên có
4 nhánh là sông Nhơm dài 66,9 km, sông Hoàng dài 81 km, sông Lý dài 27,5 km,
sông Thị Long dài 50,4 km.
17


Thanh Hóa có mật độ sông ngòi không lớn, từ 0,1 đến 1,06 km/km2. Các
sông đều ngắn (trừ sông Mã) và có độ dốc lớn, có tiềm năng thủy điện, ở vùng
sát biển sông có độ dốc nhỏ, chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn.
Ngoài nguồn nước mặt, Thanh Hóa có nguồn nước ngầm khá phong phú và
đa dạng, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các trầm tích và nước
trong các tầng chứa khe nứt. Nước ngầm tuy chiếm tỉ lệ nhỏ so với nguồn nước
mặt nhưng là nguồn bổ sung quan trọng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong
thời kì mùa khô.
5. Đất đai

Thanh Hóa có 10 nhóm đất với 28 loại khác nhau, trong đó các nhóm đất có
diện tích tương đối lớn là các đất đỏ vàng, đất phù sa bồi tụ, đất mặn, đất cát, …
- Nhóm đất đỏ vàng có 647,7 nghìn ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi. Nhóm đất này thích hợp
cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi và
lâm nghiệp.
- Nhóm đất phù sa bồi tụ có 144,3 nghìn ha, chiếm 13% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển. Nhóm đất này thích
hợp cho trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 18,25 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng của Nông
Cống, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông
Sơn…
- Nhóm đất bạc màu có 14,1 nghìn ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên, có thể
cải tạo để đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Nhóm đất mặn có 16,3 nghìn ha, chiếm 1,45% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất cát có 17,7 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ
yếu ở các huyện ven biển.
Về hiện trạng sử dụng đất:
18


Năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên 1.113.194 ha, trong đó diện tích đất
được khai thác và sử dụng là 1.024.203 ha chiếm 92 % diện tích tự nhiên. Đất
chưa sử dụng là 88.991 ha chiếm 8% diện tích đất tự nhiên. Trong số đất đã sử
dụng, đất nông nghiệp 861.911 ha chiếm 77,43% diện tích tự nhiên của tỉnh.
6. Sinh vật
Tài nguyên rừng phong phú, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2010, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 627.833,48 ha, trong đó có

385.490,44 ha rừng tự nhiên và 155.249,48 ha rừng trồng. Rừng có nhiều gỗ quý
hiếm như: lát, pơ mu, trầm hương, lim, sến, táu, vàng tâm, dổi, trò chỉ ... các loại
động vật hoang dã có voi, bò tót, nai, hươu, hổ, báo, gấu, hoẵng, sơn dương, các
loài vượn, voọc và khỉ, các loài thú nhỏ như sóc, cầy, chồn, dơi, chuột... các loại
bò sát và lưỡng cư như: trăn, rắn, kỳ đà, tê tê, rùa và một số loài chim như bồ câu
rừng, chim ngói, bồ nông, vạc, cò... nhiều loài cá, tôm, trai, ốc...
Rừng giàu và rừng trung bình hiện chỉ còn phân bố trên các dãy núi cao ở
biên giới Việt - Lào và vùng Bù Man, Bù Kha trên độ cao 700 - 1200 m. Các loại
rừng này có ý nghĩa phòng hộ đầu nguồn. Ở độ cao dưới 700 m, gần các trục
giao thông và khu dân cư, thường là rừng nghèo. Đáng chú ý là rừng tre nứa
phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa là nguồn nguyên liệu cung cấp
cho công nghiệp giấy, bao bì...

Ảnh: Rừng Bến En
19


7. Biển và tài nguyên biển
Thanh Hóa có 102 km bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (Ninh Bình) đến Đông
Hồi (Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích 1,7 vạn km2. Dọc bờ biển
có 7 cửa lớn nhỏ, trong đó có 5 cửa chính là Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Trào
(Cửa Hới), Lạch Bạng, Lạch Ghép. Các cửa này tạo điều kiện thuận tiện cho
giao thông đường thủy, cho tàu thuyền đánh cá ra vào.
Vùng biển Thanh Hóa có nhiều hải sản, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế
như cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé, tôm hùm, mực…
Thanh Hóa có 8.000 ha bãi triều là cơ sở để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Diện tích nước mặn khoảng 10.000 ha có thể nuôi cá song, cá cam, trai ngọc,
tôm hùm.
Vùng cửa sông và bãi bồi bùn thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng
cói, trồng cây chắn sóng.

Một số vụng như vụng Gầm (Sầm Sơn), vụng Quyền, vụng Thủi, vụng Biên
(Tĩnh Gia) và đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê thuận lợi cho việc cư trú của các loài hải sản
quý hiếm và là vùng trú ẩn an toàn cho tàu thuyền. Ven biển Thanh Hóa có nhiều
cảnh quan hấp dẫn khách du lịch như: bãi tắm Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến...

Ảnh: Hòn Vàng một trong hệ thống đảo Mê
20


Tài nguyên vùng biển khá phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để phát triển
các ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
Đây cũng chính là thế mạnh cho Thanh Hóa chyển dịch cơ cấu kinh tế mới.
8. Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
8.1 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng: Mặc dù tổng diện tích rừng tăng dần lên nhưng tài
nguyên rừng còn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
Diện tích rừng hiện có đến 31/12 hàng năm (ha)
Năm

Tổng số

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

2005

484.246

367.410


116.836

2010

545.026

386.045

158.981

Cần phải bảo vệ và nâng độ che phủ rừng, có kế hoạch biện pháp bảo vệ,
nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi trọc, bảo vệ cảnh quan, đa
dạng sinh học của các vuờn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo
duy trì phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. Đến năm 2015
tỷ lệ che phủ rừng phải đạt 52%.
Sinh vật tự nhiên của Thanh Hóa có tính đa dạng cao thể hiện trong ở số
lượng thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm tuy nhiên do tác
động của con người đã làm nghèo dần tính đa dạng của sinh vật. Nguồn hải sản
bị giảm sút là hậu quả khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi
trường nước ở vùng cửa sông, ven biển. Vì vậy cần phải thực hiện nhiều biện
pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và các quy định về khai thác.
Tài nguyên đất: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: Thanh Hóa có 600.628
ha đất lâm nghiệp có rừng và 248.040 ha, đất sản xuất nông nghiệp
(chiếm77,43% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong số 88.991 ha đất chưa sử dụng
ở đồng bằng chỉ có 13.093 ha, số còn lại chủ yếu là đất đồi núi bị thoái hóa nặng
do vậy việc khai hoang sử dụng đất núi làm nông nghiệp phải hết sức thận trọng.

21



Diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn lớn vì vậy đối với đất đồi núi phải
áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác, cải tạo đất bằng các biện pháp
nông lâm kết hợp, bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng, giữ nguồn nước. Đất nông
nghiệp cùng với thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần canh tác hợp lý
chống bạc màu, ô nhiếm đất.
Tài nguyên nước: Mặc dù có nguồn nước phong phú nhưng việc sử dụng
chưa khai thác hết tiềm năng và còn làm ô nhiễm nước nhất là ở các khu đô thị,
khu công nghiệp, cửa sông, ven biển. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước cần phải:
xây đập làm hồ chứa, xây cống thoát lũ, cấp nước, trồng cây tăng độ che phủ,
canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc, quy hoạch và có phân bố sử dụng nguồn
nước có hiệu quả, ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước, tuyên truyền giáo dục
người dân không làm ô nhiễm nguồn nước...
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Thanh Hóa phong
phú về chủng loại và đa dạng về cấp trữ lượng. Một số nơi việc khai thác còn
gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường vì vậy cần quản lý chặt chẽ việc
khai thác, tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường.
Tài nguyên du lịch: Thanh Hóa có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa
dạng gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn. Để bảo vệ
nguồn tài nguyên du lịch cần phải bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm,
không để cảnh quan du lịch bị suy thoái. Phải có các giải pháp bảo tồn, tôn tạo
giá trị tài nguyên du lịch và phát triển du lịch sinh thái.
Các nguồn tài nguyên khác cũng cần được khai thác, sử dụng hợp lý và
bảo vệ để phát triển bền vững.
8.2 Bảo vệ môi trường:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do các hoạt động kinh tế và
sinh hoạt của con người ngoài ra còn có các hiện tượng tự nhiên như: lốc, gió,
mưa, bão, cháy rừng...

22



Hiện nay tình trạng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát, phân bón hữu cơ
và hóa chất dư thừa đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước ở nông thôn. Chăn nuôi
và vệ sinh môi trường nông thôn còn phát sinh một lượng phân thải, nước rửa
chuồng trại gây tác động xấu đến nước mặt, nước ngầm và gây ô nhiễm môi
trường đất và không khí quanh khu vực.
Ở các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập
trung bị ô nhiễm do hệ thống tiêu thoát nước lạc hậu hoặc chưa được xử lí nước
thải. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại các hồ và các sông tiếp thải
nguồn nước thải (cầu Hạc, cầu Bố...) những năm gần đây vượt chuẩn cho phép.
Môi trường không khí tại khu dân cư bị ô nhiễm do bụi ở mức độ nhẹ đến trung
bình. Hiện trạng môi trường ở các khu công nghiệp bị ô nhiễm chủ yếu do bụi
khí thải của một số nhà máy không được xử lý phát tán ra môi trường xung
quanh đặc biệt là ô nhiễm phát sinh từ nhà máy chế biến thủy sản, chế biến thức
ăn gia súc... Môi trường không khí tại các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa bị ô
nhiễm chủ yếu do các hơi khí như: NO2, SO2 và bụi lơ lửng, nước thải có hàm
lượng chất rắn lơ lửng cao ngoài giới hạn cho phép.
Việc thu gom chất thải rắn mới chủ yếu tập trung ở các đô thị, khu vực nông
thôn cũng đã tiến hành nhưng chưa hiệu quả. Các đô thị lớn có quy hoạch bãi
chứa rác song đều nằm trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm môi trường. Các hoạt
động kinh tế khai thác vùng biển làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường biển có
chiều hướng gia tăng nhất là ở các vùng ven biển. Rác thải, nước thải từ nhà máy,
khu dân cư đổ thẳng ra biển làm một số khu vực bờ biển bị ô nhiễm gây tác hại
cho nghề cá và hoạt động du lịch.
Để bảo vệ tài nguyên và môi trường cần phải: Duy trì các hệ sinh thái, bảo
vệ vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại. Sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu
cầu về đời sống, ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường; khai

23


thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững; chủ động
ứng phó có hiệu quả với biến động khí hậu. Thực hiện quy hoạch tổng thể bảo vệ
môi trường của tỉnh đến năm 2020. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhận thức
của người dân về công tác bảo vệ môi trường.

C. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày các đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh
Thanh Hóa.
2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
đối với đời sống và sản xuất tỉnh Thanh Hóa.
3. Hãy xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế.
4. Trình bày vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.

24


Chương II
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 3: DÂN SỐ, SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học học viên cần:
- Trình bày được đặc điểm dân cư:
Số dân và gia tăng dân số: số dân, gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới;
nguyên nhân.
Kết cấu dân số: đặc điểm kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo
độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc.
Phân bố dân cư: mật độ dân cư, phân bố dân cư, các loại hình cư trú chính.

- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong phát
triển kinh tế - xã hội.
Tác động của số dân, gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.
Ảnh hưởng của kết cấu dân số theo độ tuổi và kết cấu dân số theo lao động
tới phát triển kinh tế - xã hội.
Ảnh hưởng của phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm dân cư của
tỉnh Thanh Hóa.
B. NỘI DUNG
I. Dân số và và sự gia tăng dân số
1. Dân số
Năm 2010 số dân của tỉnh là 3.406.805 người Thanh Hóa đứng thứ 3 trong
cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), số dân lớn nhất vùng Bắc
Trung Bộ.

25


×