Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

108 giải thích tại sao hệ thống ngân sách nhà nước thường được thiết kế theo mô hình hệ thống chính quyền cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.31 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI: Giải thích tại sao hệ thống ngân sách nhà nước thường được
thiết kế theo mô hình hệ thống chính quyền? Cho ví dụ minh họa

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Hệ thống ngân sách nhà nước thường được thiết kế theo mô hình hệ
thống chính quyền vì:
Thứ nhất, việc thiết kế hệ thống ngân sách nhà nước theo mô hình chính
quyền địa phương nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc quản lý ngân
sách nhà nước và thu chi ngân sách nhà nước.
Hệ thống ngân sách nhà nước là một thể thống nhất được tạo lập bởi các
bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách độc lập nhưng giữa chúng có mối
quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi của
mình.
Theo định nghĩa trên, hệ thống ngân sách nhà nước thể hiện việc phân
định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước và phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các
câp ngân sách trước hết phụ thuộc vào cấp chính quyền.
Ngân sách nhà nước là phương tiện vật chất để nhà nước thực hiện nhiệm
vụ của mình, nhưng nhà nước không thể sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn
vật chất này nếu không thông qua các cấp chính quyền. Với quyền lực nhà
nước trong tay, chính quyền nhân dân các cấp làm cho chức năng vốn có của
nhà nước được thực thi trên thực tế. Do vậy, không một chủ thể nào khác
ngoài các cấp chính quyền có thể tổ chức quản lý, điều hành hoạt động ngân
sách nhà nước đạt hiệu quả một cách cao nhất. Tuy nhiên, không phải có bao
nhiêu cấp chính quyền thì cũng có bấy nhiêu cấp ngân sách, bởi một cấp
chính quyền chỉ hình thành một cấp ngân sách khi thỏa mãn những điều kiện
nhất định, trong đó có điều kiện về khả năng tài chính, đó là các khoản thu

1



trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó cai quản phải đáp ứng được phần
lớn nhu cầu chi tiêu của cấp chính quyền đó.
Hoạt động quản lý ngân sách nhà nước chính là quá trình dự kiến và tổ
chức thực hiện các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu
cầu vật chất để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền
nhà nước. Trong quá trình này, nhà nước phải tập hợp một lực lượng của cải
nhất định trong xã hội để tạo ra quỹ ngân sách nhà nước, sau đó quỹ này lại
được sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước. Có thể nói, ngân sách nhà nước là phương tiện vật chất để nhà nước
thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng nhà nước không thể sử dụng hợp lý và
hiệu quả nguồn vật chất này nếu không thông qua các cấp chính quyền.
Ví dụ: Ở Việt Nam, việc tổ chức hệ thống ngân sách dựa vào hệ thống
các đơn vị hành chính. Theo đó, ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương. Theo khoản 2 Điều 2 Luật ngân sách nhà
nước năm 2002, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân
cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể, trong đó bao giờ ngân sách trung ương
cũng giữ vai trò chủ đạo còn ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu
bảo đảm tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tăng cường
nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân
cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi
cấp chính quyền trên địa bàn.
Luật ngân sách cũng quy định rõ nhiệm vụ chi thuộc cấp nào thì do cấp ngân
sách đó bảo đảm đồng thời việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ
mới, chi ngân sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với
khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.
Như vậy, việc thiết kế hệ thống ngân sách nhà nước theo mô hình hệ
thống chính quyền luôn gắn liền với việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của
các cấp chính quyền nhà nước. Do đó ở bất kì quốc gia nào khi xây dựng mô

2



hình hệ thống ngân sách đều phải được xác định mức độ, phạm vi tham
gia của từng cấp chính quyền vào chu trình ngân sách của quốc gia đó.
Thứ hai, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của mỗi cấp chính quyền trong
việc quản lý ngân sách nhà nước
Việc phân cấp ngân sách nhà nước được xây dựng theo hệ thống chính
quyền đảm bảo hoạt động của mỗi cấp chính quyền trở thành một đòi hỏi tất
yếu của thực tế xã hội. Mỗi cấp chính quyền nhà nước đều phải thực hiện
chức quản lý nhà nước trên địa bàn của mình. Để đảm bảo các cấp chính
quyền có thể chủ động trong việc thực hiện chức năng của mình thì mỗi cấp
chính quyền đều cần có nguồn vốn tiền tệ nhất định. Nói cách khác, cấp chính
quyền nhà nước hay các cấp ngân sách cần có sự độc lập, tự chủ ở một chừng
mực nhất định trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Vì thế mà năng
lực quản lý ngân sách của các cấp chính quyền phần nào tác động đến phân
cấp quản lý ngân sách. Nếu một trong số cấp chính quyền địa phương được
phân cấp vì những lý do khách quan hay chủ quan mà không thể đảm đương
được các nhiệm vụ về ngân sách thì có thể gây ra thất thoát ngân sách, điều
đó không chỉ ảnh hưởng tới riêng hoạt động bộ máy chính quyền địa phương
mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của nhân dân, việc thực hiện các chính
sách kinh tế, xã hội của nhà nước đối với địa phương đó.
Ví dụ: Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật trao cho Quốc hội quyền quyết
định nhiệm vụ thu, chi cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh, đồng
thời cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhiệm vụ thu, chi cho
ngân sách các cấp huyện, xã thuộc địa bàn tỉnh quản lý và phải tuân thủ các
nguyên tắc pháp lý nhất định và các yêu cầu mà pháp luật đặt ra. Việc phân
giao này cho thấy ở một mức độ nhất định cấp ngân sách địa phương có sự
độc lập, tự chủ trong tổ chức, điều hành ngân sách địa phương mình.
Thứ ba, việc thiết kế hệ thống ngân sách nhà nước theo mô hình hệ thống
chính quyền phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương.


3


Mỗi địa phương đều có những tiềm năng về đất đai, lao động, tự nhiên có
thể chưa được huy động hoặc đã huy động nhưng chưa đầy đủ vào công cuộc
kiến thiết đất nước. Nhiệm vụ khai thác các tiềm năng đó để gia tăng nguồn
thu không thể không có vai trò của chính quyền địa phương. Khi mỗi cấp
chính quyền đều được phân giao các nhiệm vụ trong việc tạo lập, điều hành,
quản lý và cân đối ngân sách cấp mình thì sẽ có rất nhiều lợi ích to lớn đối với
kinh tế xã hội được đem lại từ việc nâng cao chất lượng của các hoạt động thu
chi tài chính.

4



×