Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Những nhân tố tác động đến nguồn thu của Quỹ Bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 182 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân

TRầN QUANG LÂM

NHữNG NHÂN Tố TáC ĐộNG ĐếN NGUồN THU
CủA QUỹ BảO HIểM Y Tế ở VIệT NAM

Hà Nội - 2016


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân

TRầN QUANG LÂM

NHữNG NHÂN Tố TáC ĐộNG ĐếN NGUồN THU
CủA QUỹ BảO HIểM Y Tế ở VIệT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
M số: 62 34 02 01

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYễN VĂN ĐịNH

2. PGS.TS. TRầN QUANG LâM

Hà Nội - 2016


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các
số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Các
đánh giá, kết luận khoa học của Luận án chưa từng được người khác công bố trong
bất cứ công trình nào.

Tác giả Luận án

Trần Quang Lâm


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN THU CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ............................ 18
1.1.

Khái quát về Bảo hiểm y tế ........................................................................ 18

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm y tế ................................................... 18
1.1.2. Vai trò của bảo hiểm y tế ............................................................................. 24
1.1.3. Nội dung hoạt động chủ yếu của bảo hiểm y tế ........................................... 27
1.2.


Quỹ BHYT và nguồn thu của quỹ BHYT ................................................ 29

1.2.1. Quỹ BHYT ................................................................................................... 29
1.2.2. Nguồn thu của quỹ BHYT ........................................................................... 32
1.3.

Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ............ 43

1.3.1. Chính sách pháp luật về BHYT................................................................... 43
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 45
1.3.3. Nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
pháp luật về BHYT ...................................................................................... 48
1.3.4. Chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT ................ 49
1.3.5. Tổ chức thu BHYT ....................................................................................... 51
1.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát ...................................................... 52
1.3.7. Đối tượng tham gia và cơ cấu đối tượng tham gia BHYT ........................... 53
1.3.8. Mức đóng góp BHYT .................................................................................. 54
1.4.

Nguồn thu và phát triển nguồn thu của quỹ BHYT ở một số nước
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................ 55

1.4.1. Nguồn thu và phát triển nguồn thu của quỹ BHYT ở một số nước trên
thế giới .......................................................................................................... 55


iii

1.4.2. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam........................................... 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 72
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN
THU CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM ............................................ 73
2.1.

Thực trạng nguồn thu và thu của quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam ............ 73

2.1.1. Nguồn thu và kết quả thu BHYT ................................................................. 73
2.1.2. Mức đóng BHYT.......................................................................................... 74
2.1.3. Tổ chức công tác thu BHYT ........................................................................ 77
2.1.4. Cân đối thu - chi quỹ BHYT ........................................................................ 78
2.2.

Phân tích các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế
ở Việt Nam .................................................................................................. 79

2.2.1. Chính sách pháp luật BHYT ........................................................................ 80
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 83
2.2.3. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật .................................. 95
2.2.4. Chất lượng khám chữa bệnh BHYT............................................................. 96
2.2.5. Thủ tục tham gia, thu phí và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT............ 98
2.2.6 . Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát BHYT .......................................... 99
2.2.7. Đối tượng tham gia, cơ cấu đối tượng tham gia và mức đóng BHYT ....... 100
2.3.

Đánh giá chung về phát triển nguồn thu và các nhân tố tác động đến
nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam ........................................... 105

2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................ 105
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 107

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 112
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NGUỒN THU CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM113
3.1.

Quan điểm và định hướng phát triển nguồn thu của quỹ bảo hiểm y
tế ở Việt Nam ............................................................................................ 113

3.1.1. Quan điểm .................................................................................................. 113
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển nguồn thu quỹ BHYT Việt Nam ............. 117


iv

3.2.

Giải pháp phát triển nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt Nam ......... 118

3.2.1. Tiếp tục cụ thể hoá và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật BHYT ........ 119
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật về
BHYT ......................................................................................................... 121
3.2.3. Quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia BHYT, nhất là những đối tượng
có quan hệ lao động .................................................................................... 123
3.2.4. Nâng cao chất lượng KCB BHYT ............................................................. 126
3.2.5. Đổi mới công tác thu và quản lý nguồn thu của quỹ BHYT...................... 128
3.2.6. Đầu tư có hiệu quả quỹ dự phòng và số tiền nhàn rỗi của quỹ BHYT ...... 130
3.2.7. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước hiện đại hoá
công nghệ thông tin trong quản lý BHYT .................................................. 131
3.2.8. Cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và những vấn đề có liên quan đến đại lý
BHYT ......................................................................................................... 131

3.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân và
tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật BHYT ............................................. 133
3.3.

Kiến nghị ................................................................................................... 134

3.3.1. Đối với Quốc hội ........................................................................................ 134
3.3.2. Đối với Chính phủ ...................................................................................... 135
3.3.3. Đối với Bộ y tế ........................................................................................... 136
3.3.4. Đối với BHXH Việt Nam ........................................................................... 137
3.3.5. Đối với cấp uỷ Đảng và chính quyền ......................................................... 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 138
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 141
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 152


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội

BH

Bảo hiểm


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BV

Bệnh viện

CCVC

Công chức viên chức

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

KCB

Khám chữa bệnh

KCB BĐ


Khám chữa bệnh ban đầu

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PTTT

Phương thức thanh toán

TTLB

Thông tư liên Bộ

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Uỷ ban nhân dân


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:

Số người tham gia theo loại hình BHYT .............................................. 68


Bảng 2.1:

Kết quả thu BHYT (2010 - 2014)......................................................... 73

Bảng 2.2:

Mức đóng bình quân của một người tham gia BHYT (2010 - 2014) ... 75

Bảng 2.3:

Chênh lệch thu - chi quỹ BHYT (2010 - 2014) .................................... 79

Bảng 2.4:

Số người tham gia BHYT bình quân và tổng thu BHYT bình quân
qua các giai đoạn thực hiện chính sách pháp luật về BHYT ................ 81

Bảng 2.5:

Đánh giá về sự phù hợp của chính sách pháp luật BHYT với điều
kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 83

Bảng 2.6:

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế - thu nhập - mức đóng BHYT
(2010 - 2014) ........................................................................................ 84

Bảng 2.7:

Mô tả thống kê các biến số trong mẫu 1 ............................................... 87


Bảng 2.8:

Tỷ lệ đi khám có sử dụng BHYT ......................................................... 88

Bảng 2.9:

Mô tả thống kê các biến số trong mẫu 2 ............................................... 88

Bảng 2.10: Kết quả chạy mô hình ........................................................................... 89
Bảng 2.11: Đánh giá về công tác tuyên truyền,phổ biến chính sách pháp luật
BHYT ................................................................................................... 95
Bảng 2.12: Đánh giá về chất lượng KCB BHYT ở Việt Nam hiện nay ................. 96
Bảng 2.13: Nhận xét về chất lượng KCB, thủ tục tham gia và phí BHYT ở
Hưng Yên (năm 2013) .......................................................................... 97
Bảng 2.14: Đánh giá về thủ tục tham gia và thanh toán chi phí KCB BHYT ........ 98
Bảng 2.15: Đánh giá về công tác thu phí BHYT .................................................... 99
Bảng 2.16: Tính toán các nhân tố tác động đến tổng thu BHYT ở Việt Nam
theo 2 loại đối tượng: Đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện ... 102
Bảng 2.17: Các nhân tố tác động đến tổng thu BHYT ở Việt Nam theo các đối
tượng tự đóng phí và ngân sách Nhà nước đóng phí .......................... 104


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hiệu quả của chia sẻ rủi ro ...................................................................... 25
Hình 1.2: Hoạt động của quỹ BHYT....................................................................... 31
Hình 1.3: Nguồn thu của quỹ BHYT ...................................................................... 35
Hình 1.4: Chi tiêu công cho y tế so với thu nhập (2011) ........................................ 47

Hình 1.5: Hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam .................................. 66
Hình 1.6: Tổng số người tham gia và tỷ lệ bao phủ BHYT giai đoạn 2010-2014 .. 67
Hình 1.7: Cơ cấu của BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện .................................. 68
Hình 2.1: Thu BHYT giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................... 74
Hình 2.2: Mức đóng bình quân của một người tham gia BHYT (2010 - 2014) ..... 76
Hình 2.3: Số người tham gia BHYT bình quân và tổng thu BHYT bình quân
qua các giai đoạn thực hiện chính sách pháp luật về BHYT .................. 82
Hình 2.4: Tỷ lệ bao phủ của BHYT qua các giai đoạn thực hiện chính sách pháp
luật về BHYT .......................................................................................... 82
Hình 2.5: Xác suất ảnh hưởng cận biên khi đi khám chữa bệnh và nhóm
thu nhập ........................................................................................92
Hình 2.6: Xác suất ảnh hưởng cận biên của yếu tố khu vực và giáo dục ............... 93
Hình 2.7: Xác suất ảnh hưởng cận biên của vùng ................................................... 94


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những chính sách xã hội lớn của Đảng và
Nhà nước ta. Những loại hình bảo hiểm này luôn là trụ cột chính của hệ thống an
sinh xã hội ở mỗi nước, nhất là trong điều kiện khí hậu trái đất biến đổi nhanh
chóng theo chiều hướng bất lợi và tốc độ già hoá dân số đang diễn ra nhanh chóng
như hiện nay. Ở nước ta, sau khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường,
Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm, chủ trương cụ thể về lĩnh vực y tế và
theo tinh thần Đại hội VI của Đảng là: "Nhà nước và nhân dân cùng làm" [29]. Từ
quan điểm này mà chính sách BHYT đã ra đời và từng bước phát triển đến ngày
nay. Tại Đại hội VIII của Đảng, chủ trương phát triển BHYT lần đầu tiên được đưa
vào Nghị quyết với định hướng "Tăng đầu tư của Nhà nước, kết hợp với tạo thêm
nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển BHYT" [30]. Tiếp đến Đại hội IX lại

chỉ rõ: "Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, tiến tới BHYT toàn
dân" [31]. Đại hội X và XI chủ trương phát triển BHYT toàn dân của Đảng và Nhà
nước đã thể hiện rõ hơn theo tinh thần: "Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng,
phát triển mạnh mẽ hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân" [32], [33]...
Thực hiện quan điểm và định hướng trên, chúng ta đã thể chế hoá chính sách BHYT
bằng một loạt các văn bản có tính pháp lý cao và bắt đầu là Nghị định 299/HĐBT
năm 1992, Nghị định 58/1998/NĐ-CP năm 1998, Nghị định 63/2005/NĐ-CP năm
2005 và cao nhất là Luật BHYT được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009.
Từ khi BHYT được thực hiện ở nước ta đến nay, tác động của nó đến đời sống
kinh tế - xã hội là rất lớn. Cụ thể, số người tham gia BHYT tăng nhanh qua các
năm, đến nay đã có gần 70% dân số tham gia BHYT, kéo theo đó là nguồn thu của
quỹ BHYT cũng tăng nhanh, từ đó làm giảm đáng kể gánh nặng cho NSNN. Đặc
biệt, những người nghèo, những người sống ở vùng sâu, vùng xa đã có cơ hội được
chăm sóc sức khoẻ, KCB thông qua BHYT với sự trợ giúp đắc lực từ phía Nhà


2

nước... Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách BHYT ở nước ta luôn gặp phải
những khó khăn, thách thức. Trong đó tài chính BHYT, thu BHYT để đảm bảo chi
và cân đối quỹ BHYT luôn là vấn đề nổi cộm. Bởi thu không đảm bảo chi sẽ dẫn
đến tình trạng mất cân đối quỹ BHYT. Trong khi đó, quỹ BHYT là nguồn tài chính
quan trọng của mỗi quốc gia nhằm chi trả chi phí khám chữa bệnh cho nhân dân khi
họ bị ốm đau bệnh tật, từ đó bảo an sinh xã hội bền vững.
Vậy làm thế nào để đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHYT ở Việt Nam? Đây là
câu hỏi hóc búa, là bài toán khó giải, bởi nó là một vấn đề “kinh tế - xã hội” rất
rộng. Chỉ riêng vế trái của phương trình cân đối này (thu BHYT) cũng đã có rất
nhiều vấn đề liên quan cần phải giải quyết, như; nguồn thu BHYT, tổ chức công tác
thu, quản lý thu BHYT...

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả không có tham vọng sẽ tìm ra lời giải tuyệt
đối chính xác cho một bài toán lớn, nhưng rất kỳ vọng tìm ra một phần của lời giải
và quyết định chọn đề tài: "Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo
hiểm y tế ở Việt Nam" làm luận án tiến sỹ kinh tế .

2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn thu, phát triển nguồn
thu và các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT.
- Phân tích thực trạng thu và những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ
BHYT ở Việt Nam. Qua đó, làm rõ những nhân tố có tác động chủ yếu đến nguồn
thu của quỹ BHYT.
- Đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển nguồn thu của
quỹ BHYT Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nguồn thu và các nhân tố tác động đến nguồn thu của
quỹ BHYT Việt Nam (bao gồm cả BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện).


3

+ Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn thu và các nhân tố
tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam. Đặc biệt từ sau khi luật BHYT ra
đời và có hiệu lực thi hành (2010 đến 2014) có so sánh phân tích các thời kỳ hoạt động
của bảo hiểm y tế kể từ 1992 mới thành lập đến nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển nguồn thu của quỹ BHYT, góp phần cân đối quỹ BHYT.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp cả phương pháp định tính và
định lượng. Luận án sử dụng các phương pháp chung như: thu thập thông tin, thống
kê, tổng hợp để phân tích về nguồn thu và những nhân tố tác động đến nguồn thu
của quỹ BHYT.
Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa duy vật Lịch sử để làm rõ thêm và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản
về BHYT, nguồn thu của quỹ BHYT.
Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập thông tin từ các dữ liệu thứ cấp bao gồm Niên giám thống kê của
Tổng cục thống kê, số liệu điều tra mức sống hộ gia đình việt nam (VHLSS năm
2010 và 2012) của Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) với sự hỗ trợ kỹ thuật từ
Ngân hàng thế giới. Từ các báo cáo về thu BHYT hàng năm của BHXH Việt Nam,
các số liệu thu thập từ các bộ, ngành có liên quan như Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính.
Nguồn thu thập thông tin từ các dữ liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra phỏng vấn
các đối tượng tham gia BHYT thông qua bộ phiếu khảo sát gồm: Khảo sát có chủ
đích 400 cán bộ quản lý thu, cán bộ kiểm tra BHXH của toàn bộ 63 tỉnh thành
trong cả nước và cán bộ Ban thu, Ban kiểm tra của BHXH Việt Nam; Chọn ngẫu
nhiên 60 Chủ sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội; Chọn
chủ đích 200 người lao động đã tham gia BHYT tại Đà Nẵng; Chọn chủ đích
110 người chưa tham gia BHYT tại Hà Nội. Tổng số phiếu khảo sát thu thập
thông tin sơ cấp là 770 phiếu.


4

Kết quả khảo sát điều tra, tác giả đã thu về được 394 phiếu điều tra cán bộ
quản lý thu, cán bộ kiểm tra BHXH của toàn bộ 63 tỉnh thành phố trên cả nước, 52
phiếu điều tra các đơn vị sử dụng lao động, 196 phiếu điều tra những người đã tham
gia BHYT và 103 người chưa tham gia BHYT hợp lệ.

Từ những thông tin trong các phiếu điều tra, việc xử lý số liệu sơ cấp này được
nhập trên phần mềm SPSS để tổng hợp phân tích làm sáng tỏ những nhân tố tác
động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử
dụng chủ yếu là phân tổ và chỉ số trong thống kê, kết hợp với các phương pháp so
sánh, đối chiếu để làm rõ những nội dung cần phân tích.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được
về BHYT, tài chính BHYT kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài
nước về lĩnh vực này, nghiên cứu sinh đi sâu phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá
những vấn đề lý luận cơ bản về BHYT, thu và nguồn thu của quỹ BHYT cũng như
những nhân tố tác động đến nguồn thu này.
Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp của thống
kê học như phương pháp phân tổ, chỉ số so sánh, đối chiếu về tình hình thu, những
nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT. Từ đó đề xuất những giải pháp phù
hợp để phát triển nguồn thu của quỹ BHYT Việt Nam hoạt động an toàn, bền vững
và cân đối quỹ BHYT.

5. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến nguồn thu và những nhân tố
tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT
Để đảm bảo an toàn và cân đối quỹ BHYT thì nguồn thu và công tác thu
BHYT đóng vai trò quyết định. Bởi lẽ, thu là một trong 2 vế của phương trình cân
đối thu- chi của rất nhiều loại quỹ xã hội, trong đó có quỹ BHYT. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về BHYT, trong đó ít nhiều cũng đã đề cập
đến thu cho quỹ BHYT. Song, chưa có một công trình nào, chưa có một luận án tiến
sỹ nào nghiên cứu một cách toàn diện về những nhân tố tác động đến nguồn thu của
quỹ BHYT, nhất là nguồn thu cho quỹ BHYT ở Việt Nam,. Cụ thể:


5

5.1 .Những nghiên cứu trên thế giới

1. Diamond, P. (1992), “Organizing the Health Insurance Market”,
Econometrica, 60 (6), pp.1233 - 1254 [77]
Công trình này đưa ra cách thức tổ chức bảo hiểm y tế toàn dân trên toàn lãnh
thổ Mỹ. Bởi các văn phòng trợ cấp BHYT thuộc các công ty BHYT nước này hoạt
động không hiệu quả, giá dịch vụ cao, ý nghĩa nghĩa xã hội của BHYT không được
coi trọng. Chính vì vậy, tác giả đã đề xuất với Chính phủ xây dựng một hệ thống
liên bang về BHYT (Health fed). Nhưng đối tượng tham gia vẫn chia thành các
nhóm dân cư khác nhau để Chính phủ nghiên cứu hỗ trợ cho phù hợp. Đồng thời,
còn thực hiện phân phối lại giữa các nhóm. Việc tham gia BHYT không có mối liên
hệ với việc làm. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện liên
quan đến phương hướng, cách thức tổ chức BHYT toàn dân nhằm giúp người nghèo
có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế một cách bình đẳng. Hơn thế nữa là khắc phục
được tình trạng khó khăn về tài chính y tế, do số người tham gia đã đề cập đến
nguồn thu BHYT. Song đây không phải là mục tiêu chính của nghiên cứu, và cũng
không phân tích để làm rõ những nhân tố tác động đến nguồn thu này. Nhưng dù
sao cách tiếp cận hướng tới BHYT toàn dân cũng là để tăng thêm nguồn thu góp
phân khắc phục khó khăn cho ngành y tế.
2. A joint NGO briefing paper, (2008,) Health Insurance in low - income
countries, (Bảo hiểm y tế ở các nước thu nhập thấp) [68]. Nghiên cứu này đã chỉ ra
rằng BHYT xã hội (SHI) đã đạt được mức bảo hiểm toàn dân ở những nước phát
triển, tuy nhiên ở hầu hết các nước thu nhập thấp BHYT toàn dân chưa thực hiện
được. Nghiên cứu này đã đưa ra khuyến nghị như sau: (1) Quốc gia nên đánh giá
hiệu quả của quỹ BHYT không chỉ đối với bộ phận dân cư do BHYT phục vụ, mà
nên chú ý tới những đóng góp của BHYT đối với toàn xã hội; (2) BHYT nên đặc
biệt tập trung vào nhu cầu của những nhóm người dễ gặp phải những biến cố về sức
khoẻ như phụ nữ, người nghèo, người già và những người sống chung với HIV; (3)
Chính phủ nên tăng ngân sách quốc gia đối với chăm sóc sức khoẻ bằng cách đẩy
mạnh thuế thu nhập và mở rộng ngân sách khu vực hỗ trợ. Nghiên cứu này chủ yếu



6

đưa ra những khuyến cáo cho những nước có thu nhập thấp nên hỗ trợ cho những
bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội về BHYT, đó là người nghèo, người già và
những người sống chung với HIV. Sự hỗ trợ phí BHYT cho những đối tượng trên
chủ yếu thông qua thuế và lấy từ ngân sách nhà nước. Và thực chất tăng thu cho quỹ
BHYT chính là thuế thu nhập. Tuy vậy, đây cũng chỉ là một nhân tố và nhân tố này
tuy có đề cập nhưng chỉ để khuyến cáo mà thôi.
3. American Medical Association. (2005), Expanding US health insurance:
AMA proposal for reform, (Mở rộng bảo hiểm y tế Mỹ - dự án cải cách của AMA)
[66]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc đảm bảo tất cả công dân Mỹ đều có bảo hiểm
y tế là ưu tiên hàng đầu đối với Hiệp hội Y tế Mỹ (AMA). Trong những năm gần
đây, thực tế cho thấy một tỷ lệ cao công dân Mỹ không có bảo hiểm y tế, con số ước
tính lên tới 46,6 triệu người. Không tham gia bảo hiểm y tế gây ra những vấn đề lớn
đối với cả cá nhân và xã hội. Những người không có BHYT thường trì hoãn việc sử
dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ từ đó gây ra tác động tiêu cực không chỉ đối
với sức khoẻ của cá nhân họ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ mai
sau. Đề án của AMA muốn mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân từ những người có thu
nhập thấp. AMA cho phép tiếp tục thực hiện bảo hiểm lao động trong các khu vực
tư nhân đồng thời khuyến khích các nguồn lực mới để tài trợ cho những người chưa
và đang tham gia BHYT. Đề án của AMA đồng thời cũng đưa ra ba nội dung chính
để thực hiện BHYT toàn dân: thứ nhất, đảm bảo tất cả các cá nhân được quyền sở
hữu và lựa chọn hình thức BHYT của họ; thứ hai, thiết lập hệ thống thuế tín dụng
và phiếu thanh toán đối với việc mua BHYT; thứ ba, thúc đẩy sự phát triển của thị
trường bảo hiểm. Đề án của AMA rất có ý nghĩa đối với đảm bảo nguồn thu cho
quỹ BHYT. Tuy nhiên, các giải pháp AMA đưa ra chỉ mang tính chất marketing
nhằm tăng cường lượng người tham gia BHYT mà chưa đi sâu đề cập tới những
nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT.
4. Carrin, G. (2002), “Social health insurance in developing countries: A
continuing challenge” (Thách thức đối với bảo hiểm y tế xã hội ở những nước đang

phát triển) [74]. Công trình này đã tập trung nghiên cứu bảo hiểm y tế xã hội ở


7

những nước đang phát triển, đặc biệt với số liệu và dẫn chứng từ hai quốc gia là
Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam đã thực hiện BHYT xã hội từ năm 1992, đây là
yêu cầu bắt buộc đối với người lao động và công chức nhà nước và mang tính tự
nguyện đối với người dân ở khu vực nông nghiệp và phi chính thức. Còn Trung
Quốc từ năm 1994 đã thiết lập nên hệ thống BHYT nông thôn phi tập trung hoá.
Nghiên cứu đồng thời cũng chỉ ra bốn nguyên nhân chính dẫn tới khó khăn trong
thực hiện BHYT xã hội ở những nước đang phát triển. Thứ nhất, rất khó khăn đạt
được sự nhất trí trong một bộ phận người dân chấp nhận nguyên tắc cơ bản của
SHI, đó là đảm bảo lợi ích dịch vụ y tế như nhau đối với mọi đối tượng mà không
quan tâm tới mức độ đóng góp. Trên thực tế đây thực sự là vấn đề hóc búa khi các
quốc gia có sự không bình đẳng về thu nhập và tài sản. Thứ hai, SHI cần đảm bảo
cho các thành viên rằng họ sẽ nhận được những lợi ích thiết thực từ BHYT. Điều
này ngụ ý rằng, chất lượng của dịch vụ y tế (là một bộ phận của BHYT) cần phải
tồn tại hoặc được tạo ra từ quỹ BHYT. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ y tế phụ thuộc
rất lớn vào cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các cấu thành cần thiết khác của dịch
vụ y tế như thuốc men, phòng thí nghiệm. Tất cả các yếu tố này cần phải sẵn có để
đảm bảo dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ có chất lượng cao. Nếu
dịch vụ y tế không được cung cấp, rất khó để bắt đầu một kế hoạch SHI. Nếu Chính
phủ vẫn tiếp tục triển khai chương trình này, người dân sẽ mất lòng tin và dẫn tới
các hành vi như từ chối chi trả phí BHYT đến hạn. Một tình huống khác có thể xuất
hiện khi các dịch vụ y tế có tồn tại nhưng người cung cấp không thực hiện theo
hướng dẫn của hệ thống SHI. Lý do chính xuất phát từ sự không chắc chắn của
người cung cấp về tác động của BHYT đối với thu nhập của họ. Sự phối hợp không
đồng bộ như vậy có thể quan sát thấy ở Việt Nam, nơi mà nhiều bác sỹ từ chối cung
cấp dịch vụ y tế đối với các bệnh nhân BHYT. Nguyên nhân là do các bác sỹ này hy

vọng nhận được sự chi trả không chính thức từ phía bệnh nhân. Tuy nhiên, những
bệnh nhân có BHYT vì đã thanh toán phí BHYT nên họ không chi trả thêm bất cứ
khoản tiền nào cho bác sỹ nữa. Từ đó dẫn tới tình trạng bác sỹ không cung cấp dịch
vụ y tế hoặc cung cấp dịch vụ kém chất lượng đối với các bệnh nhân có BHYT.
Điều này thể hiện ở thái độ cư xử đối với bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT, ở chất


8

lượng khám chữa bệnh, thậm chí ở cả vấn đề y đức của các bác sỹ... Thứ ba, Chính
phủ có thể không có nguồn vốn điều hành và quản lý cần thiết để thiết kế kế hoạch
BHYT và sau đó là thực hiện kế hoạch này. Cuối cùng, nhiều vấn đề xã hội không
được thảo luận mở ở những quốc gia có tự do chính trị ở mức độ thấp. Tại Việt
Nam và Trung Quốc, có tồn tại những diễn đàn để thảo luận và thường xuyên có
những tranh luận ở mức độ thấp liên quan đến Chính phủ và chính quyền các cấp.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu vào nghiên cứu những nhân tố tác động đến
nguồn thu của quỹ BHYT.
5. Dey, M.S. and Flinn, C.J. (2005), “An Equilibrium Model of Health
Insurance Provision and Wage Determination”, Econometrica, 73 (2), pp.571 - 627
[76]. Nghiên cứu này xuất phát từ phía người sử dụng lao động. Trong Luật BHXH
của nhiều nước có quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng
BHYT cho người lao động mà họ sử dụng. Phải chăng nếu không đóng người lao
động sẽ bỏ việc hoặc năng suất lao động giảm sút, hiệu quả công việc thấp. Nhưng
không phải như vậy, vấn đề này hầu như chỉ tác động rất ít đến việc họ tham gia
BHYT cho người lao động của họ. Nhất là ở những nước nghèo, những nước đang
phát triển, thậm chí ở những thời kỳ có tỷ lệ thất nghiệp cao trong các nước phát
triển, việc tìm kiếm việc làm phù hợp đã khó, huống chỉ người lao động lại còn yêu
cầu giới chủ phải tham gia BHYT cho họ. Nghiên cứu này bắt đầu từ năm 1996
bằng các cuộc khảo sát thông qua bảng hỏi (hỏi cả người sử dụng lao động và người
lao động). Kết quả nghiên cứu đã rút ra 2 kết luận quan trọng, thứ nhất là loại hình

BHYT do người sử dụng lao động cung cấp phí bảo hiểm không dẫn tới quyết định
nghỉ việc của người lao động. Thứ hai là, nếu yêu cầu người sử dụng lao động thực
hiện đúng luật phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc trên cơ sở kiểm tra, giám sát
đồng bộ. Cách tiếp cận này ít nhiều cũng liên quan đến thu BHYT từ phía người sử
dụng lao động. Nhưng bị vấp phải tình hình tài chính, tình hình lợi nhuận của chính
họ bị giảm đi do phải đóng BHYT cho người lao động mà họ sử dụng. Tuy nhiên ,
nghiên cứu này lại đi theo một hướng khác, chứ không coi đó là nhân tố tác động
đến nguồn thu của quỹ BHYT.


9

6. Borrell, C., Fernandez, E., Schiaffino, A., B enach, J., Rajmil, L., Villalbi,
J.R. and Segura, A. (2001), “Social class inequalities in the use of and access to
health services in Catalonia, Spain: what is the influence of supplemental private
health insurance?”, International Journal for quality in Healthcare, 13 (2), pp.117 –
125 [72].
Mục tiêu: Là phân tích sự bất bình đẳng xã hội trong việc tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ y tế ở Tây Ban Nha và ảnh hưởng của bảo hiểm y tế tư nhân đến hệ
thống bảo hiểm y tế quốc gia (NHS).
Thiết kế: Điều tra Phỏng vấn y tế Catalan, được tiến hành vào năm 1994. Cụ
thể, người tham gia là một mẫu đại diện. Người tham gia ở độ tuổi trên 14 năm với
cơ mẫu điều tra là 12.245 người.
Kết quả: Mặc dù một phần tư dân số của Catalonia đã có một bảo hiểm y tế tư
nhân bổ sung, tỷ lệ này rất khác nhau tuỳ theo tầng lớp xã hội. Không có sự bất bình
đẳng cho việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bắt buộc ở các tầng lớp xã
hội đã được quan sát. Trong số những người có tình trạng sức khoẻ kém (tức là
những người nhu cầu nhất) thì sự bất bình đẳng xã hội vẫn còn tồn tại trong việc sử
dụng các dịch vụ y tế được cung cấp bởi NHS. Các đối tượng trả tiền cho một dịch
vụ BHYT tư nhân chờ đợi trung bình 18,8 phút ít hơn những người tham gia NHS.

Kết luận: NHS ở Catalonia (Tây Ban Nha), tuy làm giảm sự bất bình đẳng
trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, nhưng nếu được bổ sung loại hình BHYT tư
nhân thì sự bất bình đẳng sẽ còn giản nữa.
Nghiên cứu này phân tích sự bất bình đẳng xã hội trong việc tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế ở Catalonia (Tây Ban Nha) và ảnh hưởng của bảo hiểm y tế tư
nhân đến hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia (NHS). Đây là một nghiên cứu khá sâu
sắc được nhiều nước quan tâm, song tác giả không đi sâu nghiên cứu những nhân tố
ảnh hưởng đến quỹ BHYT.
7. Euson T, San PB. Health clarges and exemptions in Vietnam. Bamako
Initiontive Operations Research Programme Paper No 1, 1996, UNICEF New York [81].


10

Đây là một nghiên cứu liên quan khá nhiều đến BHYT. Đứng trên góc độ thể
chế, chính sách thì nghiên cứu này đã đề cập khá sâu sắc và toàn diện đến phí
BHYT như: nội dung phí BHYT, phương pháp tiếp cận khi định phí, các nhân tố
ảnh hưởng đến phí... Song cho dù phí BHYT mà chúng ta thường gọi là mức đóng
góp BHYT của các đối tượng tham gia, là nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng
trực tiếp đến nguồn thu để hình thành quỹ BHYT. Nhưng nghiên cứu này chỉ đề cập
đến phí dưới góc độ kỹ thuật tính phí khi xây dựng, soạn thảo và hoàn thiện chính
sách BHYT chứ chưa hề đả động đến nó như một nhân tố quyết định ảnh hưởng
trực tiếp đến nguồn thu quỹ BHYT...
8. Hiroi Yoshinnosi (professor, Univercity ChiPa), “An sinh xã hội, BHYT ở
Nhật Bản và gợi mở cho Việt Nam” [35]. Bài viết của vị Giáo sư này trình bày tại
Hội thảo quốc tế về ASXH: “Kinh nghiệm Nhật Bản và gợi mở cho Việt Nam”. Nội
dung bài viết đề cập cả đến những vấn đề ASXH nói chung và BHYT nói riêng.
Liên quan đến BHYT, bài viết đã trình bày khá rõ về lịch sử của BHYT của Nhật
Bản qua các thời kỳ khác nhau và đến năm 1961, Nhật bản thực hiện BHYT toàn
dân. Qua việc thực hiện BHYT toàn dân, đối tượng tham gia BHYT tăng lên nhanh

chóng. Đồng thời bài viết cũng khẳng định, Nhà nước phải có sự hỗ trợ cho BHYT đối
với trẻ em, người già và những gia đình nghèo. Thành công lớn nhất của thực hiện
BHYT toàn dân ở Nhật Bản là sức khoẻ của người dân được đảm bảo, tuổi thọ trung
bình của người nhật tăng cao và hiện nay là cao nhất thế giới. Đồng thời thực hiện
BHYT toàn dân đã góp phần làm cho tài chính BHYT Nhật bản đảm bảo ổn định...
Cho dù bài viết không đề cập đến nguồn thu để đảm bảo tài chính BHYT ở Nhật, song
đã gián tiếp nói lên, khi thực hiện BHYT toàn dân thì đối tượng tham gia rất đông đảo,
đã góp phần ổn định tài chính cho BHYT. Như vậy, liên quan đến nguồn thu cho quỹ
BHYT. Ở đây cũng chỉ được tác giả đề cập đến dưới dạng kinh nghiệm.

5.2. Những nghiên cứu trong nước
1. Lê Minh Phiêu (2010), Tổ chức lại hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam, Đại
học Montesquieu - Pháp [41].
Với cách tiếp cận góc độ thể chế, thông qua hệ thống các chỉ số phản ánh thực


11

trạng quản lý và chi trả BHYT ở Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra đánh giá về tính
chưa hoàn thiện và cồng kềnh của hệ thống BHYT Việt Nam. Để khắc phục nhược
điểm và sử dụng hiệu quả chi trả BHYT cần xác lập hệ thống tương hỗ như sự
tương hỗ giữa nguồn thu nhập cao và thu nhập thấp, người ít bệnh và người nhiều
bệnh v.v... Tuỳ theo mức đóng BHYT mỗi năm của người tham gia sẽ quy định tỷ
lệ % BHYT chi trả cũng tăng tỷ lệ thuận với mức phí đóng ban đầu. Với chính sách
này, người bệnh hiểm nghèo, mãn tính sẽ hạn chế được chi phí khi tính bình quân
theo số lần điều trị. Tuy nhiên, quỹ an sinh xã hội sẽ căn cứ trên tổng số người tham
gia BHYT để có dự trù bù đắp những khoản thâm hụt cho quỹ BHYT. Hệ thống
tương hỗ cần phải thực hiện chính xác khâu thống kê, thiết kế chi phí, mức phí phù
hợp với hoàn cảnh thực tế của nền kinh tế ở Việt Nam. Trong bài viết, tác giả đi sâu
nghiên cứu về chi trả BHYT, sự hỗ trợ, mức đóng của người có thu nhập cao cho

người có thu nhập thấp để đảm bảo quỹ BHYT được cân đối v.v... tuy nhiên chưa đi
sâu nghiên cứu về những nhân tố tác động đến nguồn thu quỹ BHYT mà chỉ đề cập
một phần về phí BHYT trên góc độ cân đối quỹ BHYT .v.v...
2. GS.TS Phạm Tất Dong và TS. Đàm Viết Cương (2002) " đăng trong cuốn:
"Viện phí, BHYT và sử dụng dịch vụ y tế" trong chương trình hợp tác y tế Việt
Nam - Thuỵ Điển [46]. Bài viết tác động của viện phí và BHYT đối với thực hiện
công bằng trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được nhiều học giả và các
nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Có thể nói, bài viết đã đề cập đến nhiều vấn đề vừa
có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Trong bài viết này, các tác giả đã khẳng định
việc triển khai BHYT ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và các quan điểm của
Đảng, Nhà nước là rất kịp thời. Phải thực hiện BHYT xã hội theo hướng công bằng
và hiệu quả. BHYT y tế tư nhân và mục tiêu lợi nhuận chỉ là bổ xung.
Đồng thời, các tác giả đã phân tích và cho rằng, để đảm bảo công bằng xã hội
trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, trong tương lai Việt Nam phải coi trọng nguồn
từ ngân sách Nhà nước và nguồn từ BHYT xã hội (có nghĩa là BHYT mà chúng ta
đang thực hiện). Các tác giả còn đi sâu phân tích thêm nguồn từ người tham gia
đóng góp trong cả BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện phải là chủ yếu. Bởi lẽ: thu


12

từ nguồn này trên cơ sở số đông bù số ít, người khoẻ, người có thu nhập cao, bù đắp
cho những người ốm đau, người nghèo là rất hợp lý. Nó không chỉ góp phần đảm
bảo công bằng xã hội, mà còn đảm bảo đúng ý nghĩa, vai trò, mục đích của chính
sách BHYT xã hội. Nếu thực hiện BHYT toàn dân thì nguồn thu này sẽ rất lớn và
hạn chế tối đa vấn đề thâm hụt và mất cân đối quỹ BHYT. Tuy vậy, các tác giả chưa
đi sâu phân tích những nhân tố tác động đến nguồn thu này, trong khi đó Luật
BHYT đã ra đời, cơ chế đóng góp để hình thành quỹ trong BHYT (kể cả BHYT bắt
buộc và BHYT tự nguyện) đã được xác định. Có thể nói đây cũng là một khoảng
trống cần nghiên cứu để có giải pháp phù hợp trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

3. TS. Trần Văn Tiến (2002) cũng trong cuốn sách Viện phí, BHYT và sử
dụng dịch vụ y tế, đã có một công trình nghiên cứu đăng tải với tiêu đề: "Dự thảo về
lộ trình tiến tới BHYT toàn dân" [65]. Bài viết này chỉ như một báo cáo tổng kết về
tình hình thực hiện BHYT ở Việt Nam sau 10 năm (từ năm 1992 đến 2001). Bài
viết đã trình bày được những nét khái quát về kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân hạn chế, vướng mắc. Tuy nhiên, trong bài viết cũng đã trình bày rõ:
"Ngưồn thu BHYT đã chiếm 1/3 tổng NSNN dành cho ngành y tế và gần 50% kinh
phí dành cho điều trị. Ở một số tỉnh, nguồn thu BHYT gần bằng 50% NSNN cho y
tế. Nhờ nguồn thu BHYT, nhiều cơ sở KCB, đặc biệt là tuyến huyện đã có điều kiện
củng cố và phát triển". Như vậy, nguồn thu BHYT ở Việt Nam đã được tác giả
khẳng định và chứng minh. Song, những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu chưa
được làm rõ. Trong phần trình bày những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, tác
giả chỉ nói chung chung là mức phí BHYT trong giai đoạn này còn thấp (kể cả
BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện), trong khi đó chi phí KCB ngày càng tăng
cao, nhất là giá thuốc. Từ đó tác giả khẳng định, nếu không điều chỉnh kịp thời mức
phí thì nguy cơ vỡ quỹ và mất cân đối quỹ là không thể tránh khỏi. Cũng trong bài
viết này, tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm của các nước (Thái Lan, Đài Loan,
Hàn Quốc, Philippin) trong tổ chức triển khai BHYT. Trong đó, chủ yếu là kinh
nghiệm trong khâu tổ chức, chính sách và cấp thẻ BHYT. Còn liên quan đến thu
BHYT, tác giả chỉ làm những phép so sánh để chứng minh cho lập luận của mình là


13

cần phải tăng mức phí BHYT ở Việt Nam. Ví dụ: ở Việt Nam phí BHYT bắt buộc
năm 2000 chỉ có 7-8 USD/người/năm; phí BHYT tự nguyện là 1,5 đến 3
USD/người/năm. Trong khi đó ở Hàn Quốc là 592 USD/người/năm; ở Thái Lan là
500 bạt/người/năm; Đài Loan là 504 USD/người/năm v.v... Cuối bài viết này tác giả
đề xuất ở Việt Nam đến năm 2010 nên tăng mức phí bình quân lên 40-70
USD/người/năm.

4. Phạm Lương Sơn (2012), Nghiên cứu thực trạng đấu thầu thuốc BHYT cho
các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế [44]. Với cách tiếp
cận từ phân phối sử dụng quỹ BHYT hợp lý đảm bảo cân đối quỹ BHYT, tác giả đã
nghiên cứu đánh giá đúng tình trạng đấu thầu thuốc và đề xuất mô hình đấu thầu
thuốc BHYT trong giai đoạn tới, tuy nhiên tác giả mới chỉ nghiên cứu nhân tố về
thuốc khám chữa bệnh ở đầu ra, còn đầu vào những yếu tố tác động đến nguồn thu
của quỹ BHYT thì chưa đề cập tới.
5. TS. Lê Duy Đồng và TS. Bùi Sỹ Lợi (2001) đã cho ra mắt cuốn sách: Định
hướng về chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011 2020 [38]. Đây là cuốn sách được trình bầy khá công phu và nội dung khá phong
phú. Trong cuốn sách này (Chương IV) các tác giả đã trình bày tác động của chính
sách BHXH và BHYT trong quá trình đổi mới. Với nội dung này, các tác giả đã
khẳng định, trong 25 năm đổi mới vừa qua, chính sách BHXH và BHYT Việt Nam
đã có tác động xã hội rất lớn đến đời sống người dân. Chính sách BHYT đã được
thể chế hoá và ngày càng hoàn thiện. Trong cuốn sách cũng đã dành ra một phần
trình bày về nguồn thu BHYT, cũng như sự mất cân đối giữa nguồn thu thực tế với
các chi phí thực tế của Nhà nước với người dân bỏ ra. Khi bàn về nguồn thu, các tác
giả chỉ nhấn mạnh đến thu từ các đối tượng tham gia và mức thu từ các đối tượng
này còn thấp. Riêng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, thu theo tỷ lệ phần trăm so
với tiền công, tiền lương, song trong nhiều loại hình doanh nghiệp, tiền lương, tiền
công của người lao động thực tế có thể họ trả cao hơn. Nhưng tiền lương, tiền công
thực tế làm căn cứ đóng BHXH, BHYT tính ra lại rất thấp. Nên số thu của 2 loại
hình bảo hiểm này rất thấp. Trong khi đó, giá các dịch vụ y tế ngày càng đắt đỏ.


14

Thu BHYT tự nguyện lại càng thấp nên thu không đủ bù chi và nguy cơ mất cân đối
là không tránh khỏi. Hoặc chi phí KCB chỉ ở mức chất lượng thấp với những loại
thuốc phổ thông khi sử dụng. Nếu tình trạng này kéo dài thì ý nghĩa và vai trò của
BHYT sẽ bị giảm sút và rất khó mở rộng đối tượng tham gia. Riêng các nhân tố ảnh

hưởng đến nguồn thu các tác giả cũng chưa đi sâu đến.
6. Phạm Thị Thu Hường (2013), Bảo hiểm y tế tự nguyện ở tỉnh Vĩnh Phúc Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế [47].
Nội dung bản luận văn này đã trình bày được những được những nét khái quát
về BHXH và BHYT tự nguyện (như: vai trò, đặc điểm của BHYT tự nguyện; làm
rõ đối tượng và phạm vi của BHYT tự nguyên; những nội dung cơ bản của chính
sách BHYT tự nguyện ở nước ta v.v...). Những kết quả đạt được và những vấn đề
còn hạn chế trong chính sách BHYT tự nguyện ở nước. Trong chương II của luận
văn, tác giả đã phân tích khá sâu sắc thực trạng triển khai BHYT tự nguyện ở tỉnh
Vĩnh Phúc, bao gồm cả đối tượng tham gia; công tác tuyên truyền quảng bá; kết quả
thu và chi BHYT tự nguyện. Tình hình mất cân đối giữa thu và chi v.v... Từ kết quả
phân tích, tác giả đã đưa ra 6 nhóm giải pháp, trong đó có 2 nhóm giải pháp liên
quan trực tiếp đến công tác thu và tăng nguồn thu quỹ BHYT ở Vĩnh Phúc là: Hoàn
thiện chính sách để mở rộng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện và tăng cường
công tác tuyên truyền phổ biến chính sách BHYT tự nguyện ở Vĩnh Phúc để người
dân hiểu và tham gia. Vì ở Vĩnh Phúc số người dân sống ở nông thôn chiếm tỷ
trọng lớn, trình độ dân trí và đời sống kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn. v.v...
Chúng tôi đánh giá rất cao về nội dung bản luận văn này, tuy nhiên nội dung luận
văn mới chỉ dừng ở một tỉnh và chỉ đi sâu vào mảng BHYT tự nguyện. Cho dù tác
giả có đề cập đến thu và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu BHYT tự nguyện,
song nội dung này chỉ mang tính nêu vấn đề nhằm đảm bảo kết cấu luận văn hợp lý,
chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện công tác thu và các nhân tố ảnh
hưởng đến nguồn thu quỹ BHYT nói chung...
7. TS. Đỗ Văn Sinh (2011), Đề án khoa học đánh giá hoạt động quỹ BHXH,
BHYT, tính toán dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến


15

năm 2030 [34]. Đây là một Đề án lớn với sự phối hợp giữa BHXH Việt Nam, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và

Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2011 do TS. Đỗ Văn Sinh là chủ nhiệm. Liên
quan đến BHYT, đề án đã có những đánh giá khá toàn diện, sát thực tình hình hoạt
động của quỹ BHYT qua các giai đoạn từ khi BHYT triển khai ở nước ta (1992).
Với giai đoạn gần đây công trình nghiên cứu này đã khẳng định:
Thành tựu đạt được: Hoạt động của quỹ BHYT Việt Nam đã đạt được là:
Việc lựa chọn chính sách tài chính thông qua BHYT là hoàn toàn phù hợp, đúng
đắn. Vì thế, chính sách BHYT đã ngày càng đi vào cuộc sống, diện bao phủ của
BHYT ngày càng được mở rộng. Nhờ có nguồn thu BHYT mà Ngân sách Nhà
nước đã được giảm nhẹ. Thu BHYT năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu
BHYT tự nguyện tăng khá nhanh, do đối tượng tham gia BHYT tự nguyện là học
sinh sinh viên...
Hạn chế của hoạt động quỹ BHYT là: tính chất cân đối của quỹ BHYT chưa
bền vững. Có những năm thu không đủ bù chi và Ngân sách Nhà nước lại phải
đứng ra gành vác. Đề án cũng chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trên là: Việc thu
BHYT của loại hình BHYT bắt buộc còn gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để. Việc
thanh toán chi phí KCB còn bị lạm dụng, mức đóng góp chưa cân xứng với mức thụ
hưởng do giá dịch vụ y tế tăng nhanh.
Kết thúc phần đánh giá của đề án, các tác giả đã nhận xét:” Chính sách BHYT
là một chính sách xã hội nhạy cảm, nó chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác
nhau. Nếu như từ góc độ quản lý quỹ BHYT, việc tính toán cân đối quỹ BHYT phải
được xem xét đầy đủ từ các nhóm đối tượng tham gia, mức đóng góp, quyền lợi
hưởng, phương thức thanh toán chi phí KCB, quan hệ thị trường y tế tác động đến
hoạt động KCB BHYT cũng như giá thuốc và giá viện phí. Có như vậy mới đảm bảo
tính bền vững của hoạt động BHYT ở nước ta và cũng là cơ sở để thực hiện BHYT
toàn dân”. Có thể nói, đây là những đánh giá rất xác đáng. Trong đó, để đảm bảo cân
đối quỹ BHYT, các tác giả đã đề cập đến đối tượng tham gia, mức đóng góp BHYT,
quan hệ thị trường y tế... Đây là những nhân tố có tác động lớn và trực tiếp đến nguồn


16


thu của quỹ BHYT để đảm bảo cân đối quỹ. Tuy nhiên, những đánh giá này chỉ mang
tính kết luận sau khi đã mô tả thực trạng của vấn đề cân đối quỹ BHYT. Tập thể tác
giả không đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn thu.

5.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, Nghiên cứu sinh nhận
thấy còn nhiều khoảng trống nghiên cứu liên quan đến nguồn thu, và những nhân tố
tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT, cụ thể:
Khoảng trống lý thuyết: khái niệm về nguồn thu quỹ BHYT, phân biệt nguồn
thu với hoạt động thu BHYT, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn thu,
những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT.
Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: Do phần lớn những nhân tố tác
động đến nguồn thu của quỹ BHYT đều là những nhân tố định tính nhưng lại chỉ
thể hiện ra bên ngoài các chỉ tiêu định lượng ít ỏi là: Số đối tượng và cơ cấu đối
tượng tham gia BHYT, mức đóng BHYT. Vì vậy, Luận án sử dụng phương pháp
điều tra, khảo sát bằng các bảng hỏi với các đối tượng điều tra là: Cán bộ quản lý
BHYT, các đối tượng tham gia khác nhau... để thu thập các số liệu sơ cấp. Sau đó
sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích nguồn số liệu này để đánh giá sự tác động
của từng nhân tố đến nguồn thu của quỹ BHYT.
Khoảng trống về thực tế: Luận án tiến hành phân tích toàn diện, chi tiết, khách
quan những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam.
Phân tích những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam
được nghiên cứu dưới góc độ quản lý và góc độ hoạch định chính sách cũng như tổ
chức thực hiện chính sách. Vì thế, các giải pháp và kiến nghị của Luận án đều nhằm
hoàn thiện chính sách và kỳ vọng vào chính sách sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.

6. Những đóng góp mới của Luận án
- Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
+ Luận án nghiên cứu và đưa ra khái niệm về nguồn thu của quỹ BHYT, phân

biệt nguồn thu với công tác, cơ chế thu BHYT.


×