Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Trách nhiệm của DNBH nhằm đảm bảo khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.09 KB, 7 trang )

Mở đầu
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với
Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày
nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh
không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao,
sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn. Ngành bảo hiểm
Việt Nam sẽ phải làm gì để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập?
Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với khách hàng.
Khách hàng tham gia đóng phí bảo hiểm là để mua lấy sự yên tâm trong công việc,
chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy
khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, để kịp thời chia sẻ những rủi ro mà họ gặp phải.
Vậy, trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng thanh
toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng như thế nào?
Trong phạm vi bài làm e xin trình bày một số hiểu biết của mình về vấn đề này.

1


Nội Dung
I. Khái quát chung về doanh nghiệp bảo hiểm và trách nhiệm trả tiền bảo
hiểm.
1. Khái niệm.
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để
kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
sinh lợi theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,


trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền
bảo hiểm cho người được thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm.
Trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm là trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bảo hiểm cho người bảo hiểm hoặc người thu hưởng khi có sự kiện
bảo hiểm xảy ra.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm trả tiền bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm
là khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do ác bên
thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Các điều kiện phát sinh trách nhiệm trả tiền bảo hiểm.
II.
Trách nhiệm của DNBH nhằm đảm bảo khả năng thanh toán số tiền
bảo hiểm cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
Pháp luật cũng đã có những chính sách bắt buộc đối với các DNBH nhằm đảm
bảo khả năng thanh toán cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng. Cụ thể, pháp
luật quy định các DN có các quĩ và khoản trích lập hàng năm nhằm bảo vệ quyền
lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản
hoặc mất khả năng thanh toán. Đây cũng là những quy định nhằm tăng niềm tin

2


của người mua bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi tham gia loại hình
dịch vụ này.
1. Quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Điều 96- Luật KDBH quy định:
“1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập
nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định
trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm
và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.”
Doanh thu bảo hiểm (phí bảo hiểm) trừ đi chi phí bồi thường trong 1 năm chưa
phải lãi của doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trích lập
quỹ dự phòng nghiệp vụ bao gồm phí chưa được hưởng, yêu cầu bồi thường của
khách hàng đang trong thời gian giải quyết, bồi thường cho dao động lớn có thể
xảy ra vào những năm sau. Đây là nguồn sẵn sàng chi bồi thường cho những năm
đột xuất có xảy ra những tổn thất rất lớn.
Các quỹ dự phòng nghiệp vụ này được chia thành hai loại là quỹ dự phòng
nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ và quỹ dự phòng nghiệp vụ đối với bảo
hiểm nhân thọ.
Theo Khoản 2, Điều 8, Nghị định 46/2007/NĐ-CP định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.Dự phòng nghiệp vụ bao
phi nhân thọ gồm:
- Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách
nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm
tiếp theo;
- Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi
thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại
hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
3


- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi
thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo
hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được
hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả
tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.

Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 9 Nghị
định này. Theo đó DNKD bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ
cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm.
“2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo
hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử
dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát
sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã
thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
3. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính.”
Quỹ dự phòng nghiệp vụ là một đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Quỹ này được trích lập và hoạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh
toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo
hiểm đã được ký kết.

4


Cuối mỗi năm tài chính, DNBH phải trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ từ
quỹ tài chính bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và cho phần trách nhiệm còn
lại của hợp đồng bảo hiểm.

2. Quỹ dự trữ.
Quy định về các DNBH đều phải ký quỹ để đảm bảo dùng tiền ký quỹ thanh
toán bồi thường cho khách hàng trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Điều 95 Luật KD Bảo hiểm quy định:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại
một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.”
Điều 6 NĐ 46/2007 NĐ-CP quy định chi tiết về ký quỹ của các DNBH như sau:
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt
động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ
tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi
theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được
quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. .....
4. .....
5. ......”
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể gặp
phải những rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp và suy
cho cùng là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gi bảo hiểm. Chính vì vậy, để
quản lý DNBH và đảm bảo khả năng thanh toán cho DNBH, Nhà nước yêu cầu
DNBH phải trích lập các quỹ dự trữ bắt buộc. Ở Việt Nam, luật quy định các
DNBH phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hằng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức
tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 10% vốn điều lệ của DNBH.
Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 97, Luật KDBH sửa đổi
bổ sung như sau:

5



“doanh nghiệp bảo hiểm,doanhnghiệp môi giới bảo hiểm có thể lậpcác quỹ dự
trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.”
Nghĩa là, để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, ngoài quỹ dự trữ bắt buộc
theo yêu cầu của pháp luật, DNBH có thể tự thành lập quỹ dự trữ tự nguyện.
3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Quỹ này do doanh nghiệp bảo hiểm trích lập hằng năm. Mức cụ thể do Bộ Tài
chính thông báo hằng năm, không quá 0,3% phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng
bảo hiểm gốc. Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, phá sản thì quỹ này sẽ
chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, hoàn phí… cho người được bảo hiểm
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định tại Khoản 3, Điều 97, Luật
KDBH sửa đổi năm 2010, theo đó quỹ này thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của
người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc mất khả năng
thanh toán.
Kế sách cuối cùng: Trường hợp các giải pháp trên không khắc phục đươc khả
năng thanh toán của DNBH, Bộ Tài chính sẽ đứng ra giải quyết cho DN sáp nhập
với DN có khả năng thanh toán tốt hơn hoặc giải thể. Trong mọi trường hợp, Bộ
Tài chính sẽ yêu cầu DN chuyển giao toàn bộ hợp đồng đang còn hiệu lực đối với
khách hàng cho một DN bảo hiểm khác. Nếu không có DN nào tiếp nhận chuyển
giao thì Bộ Tài chính là cơ quan đứng ra chỉ định một DN đứng ra tiếp nhận sự
chuyển giao nói trên. Như vậy trong mọi trường hợp, quyền lợi của khách hàng
luôn được đảm bảo.

vibonline.com.vn
o
6



.luatdongdo.vn

Luatbaolong.vn

7



×