MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................ 1
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................... 2
I. Khái quát chung về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng và công ty đại
chúng................................................................................................................................... 2
1. Chào bán chứng khoán ra công chúng........................................................................2
2. Công ty đại chúng........................................................................................................ 3
II. Điều kiện và trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng của Tổng công ty Cổ
phân Bảo hiểm và Dầu khí Việt Nam (PVI)..........................................................................4
1. Giới thiệu khái quát chung về Tổ công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam và hoạt
động chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty này..........................................4
1.1 Giới thiệu chung về công ty........................................................................................4
1.2. Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty..................................5
2. Điều kiện và trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng của Tổng công ty
Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.(PVI)......................................................................5
2.1 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng......................................................5
Danh mục tài liệu tham khảo:................................................................................................14
A. MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000
cho đến nay đã từng bước đạt được những kết quả nhất định. Luật chứng khoán
năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2010
là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ về chứng
khoán. Một trong những quan quan trọng trong các quan hệ chứng khoán đó là
hoạt động chào bán chứng khoán, mà đáng chú ý là hoạt động chào bán chứng
khoán ra công chúng đã được pháp luật quy định cụ thể. Chính vì vậy, để làm rõ
hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như thực tiễn thực hiện ở
1
Việt Nam, em xin được nghiên cứu đề tài số 2: “Tìm hiểu điều kiện, trình tự,
thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng thông qua hoạt động chào bán
chứng khoán của một công ty đại chúng.”
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng và
công ty đại chúng.
1. Chào bán chứng khoán ra công chúng
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn
nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Trong đó, chào bán chứng
khoán ra công chúng là một trong hai phương thức chào bán chứng khoán bên
cạnh chào bán chứng khoán riêng lẻ.Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về
“chào bán chứng khoán ra công chúng”, tùy thuộc vào cách tiếp cận và cách
hiểu khác nhau của mỗi quốc gia, mỗi nhà khoa học. Tuy nhiên, qua các định
nghĩa được nêu ra ở những quốc gia khác nhau, có thể thấy “chào bán chứng
khoán ra công chúng” có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là việc chào bán chỉ được thực hiện sau khi chủ thể phát hành đã đăng kí
chào bán với cơ quan nhà nước thẩm quyền quản lý thị trường chứng khoán.
Hai là việc chào bán thường được tiến hành thông qua tổ chức trung gian là các
công ty bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành chứng khoán.
Ba là việc chào bán được thực hiện trên phạm vi lớn, thu hút số lượng lớn
nhà đầu tư (đến từ trong và ngoài nước và không chỉ nhà đầu tư có tổ chức mà
buộc phải có cả nhà đầu tư cá nhân) bỏ vốn để mua chứng khoán phát hành
trong đợt chào bán.
2
Bốn là tổng giá trị chứng khoán đã chào bán thường phải đạt tới mức độ
nhất định nhằm tập trung được vốn lớn, giúp chủ thể phát hành thực hiện được
dự án mở rộng quy mô kinh doanh hoặc đầu tư mới.
Ở Việt Nam, khoản 12 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 quy định:
“ 12. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo
một trong các phương thức sau đây:
a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu
tư chứng khoán chuyên nghiệp;
c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.”
Như vậy, các nhà làm luật Việt Nam chú trọng tới số lượng nhà đầu tư tham gia
vào mỗi cuộc chào bán (thể hiện ở phương thức ở điểm b và c coi đó là tiêu chí
để phân biệt chào bán chứng khoán ra công chúng với chào bán chứng khoán
riêng lẻ.
2. Công ty đại chúng
Theo khoản 1 Điều 25 Luật chứng khoán năm 2006 thì:
“1. Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:
a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung
tâm giao dịch chứng khoán;
c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên.”
3
Để trở thành một công ty đại chúng, các công ty phải thỏa mãn một trong ba
điều kiện cần như luật định.Trong đó, mộtcông ty khi đã chào bán cổ phiếu ra
thị trường sẽ trở thành một công ty đại chúng.Có thể thấy được công ty đại
chúng là một công ty có quy mô lớn bởi số vốn góp lớn được huy động từ rất
nhiều nhà đầu tư trong xã hội.
II. Điều kiện và trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng của
Tổng công ty Cổ phân Bảo hiểm và Dầu khí Việt Nam (PVI).
1. Giới thiệu khái quát chung về Tổ công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt
Nam và hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty
này
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty Bảo
hiểm dầu khí,được thành lập ngày 23/01/1996 theo Quyết định số 12/BT của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm vănphòng Chính phủ; được Bộ tài chính cấp giấy chứng
nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN
ngày 02/12/1995. Ngày 30/11/2006, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định số
3484/QĐ-BCN về việc phê duyệtphương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Bảo
hiểm Dầu khí thành Tổng công ty cổ phầnBảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Ngày
12/03/2007, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Tổng
công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam số 42GP/KDBH của Bộ Tài chính.
Văn phòng Tổng công ty tại: Nguyễn Thái Học, phường Kim Mã, quận Ba
Đình, Hà Nội.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam được tổ chức và hoạt động
tuân thủtheo:
-Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam cóhiệu lực từ ngày 01/07/2006 và Luật kinh doanh Bảo hiểm
4
-Điều lệ Công ty được Đại hội đồng Cổ đông lần I ngày 08/02/2007 nhất trí
thông qua.
1.2. Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty.
Ngày 30/12/2006 - PVI lần đầu chào bán cổ phần ra công chúng, lập kỷ lục
phiên chào bán có số lượng đăng ký nhiều nhất.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 94/UBCK/ĐKCB do Chủ tịch Uỷ
ban Chứng khoánNhà nước cấp ngày 16 tháng 05 năm 2007, Tổng công ty Cổ
Bảo hiểm dầu khí Việt Nam đã cháo bán chứng khoán ra công chúng với:
-
Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Giá khởi điểm bán đấu giá: 50.000 đồng/cổ phiếu
Tổng số lượng chào bán: 35.135.050 cổ phiếu
Tổng giá trị chào bán: 351.350.500.000 đồng (tính theo mệnh giá)
Đại lý phát hành: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Tổ chức kiểm toán: Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO)
Tổ chức tư vấn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Như vậy, Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, sau khi đã chào bán chứng
khoán ra công chúng đã trở thành công ty đại chúng với số vốn huy động từ rất
nhiều nhà đầu tư công chúng.
2. Điều kiện và trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng của
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam.(PVI)
2.1 Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng.
Như đã nêu ở trên, công ty đại chúng là công ty đã hoàn thành việc phát hành cổ
phiếu ra công chúng. Do vậy, để có thể phát hành chứng khoán của mình ra
công chúng, công ty cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chào cổ phiếu ra công
chúng.
5
Pháp luật đã quy định các điều kiện nhất định để một công ty có thể phát hành
chứng khoán ra công chúng nhằm đảm bảo năng lực về tài chính cũng như năng
lực quản lý tránh rủi ro cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đại chúng khi
tham gia góp vốn. Theokhoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán ra công chúng và
khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung năm 2010 thì điều kiện để một công ty
phát hành chúng gồm 4 điều kiện sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào
bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
Như vậy, pháp luật quy định doanh nghiệp muốn chào bán cổ phiếu phải là
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thể hiện ở mức vốn điều lệ đã góp tại thời
điển đăng kí chào bán cổ phiếu. Mức vốn điều lệ tối thiểu mà doanh nghiệp phải
thỏa mãn là 10 tỷ Việt Nam đồng tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
Đối với Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, mức vốn điều
lệ tại thời điểm phát hành chứng khoán của công ty là 500 1 tỷ đồng Việt Nam
tính đến thời điểm ngày 28/03/2007 làthời điểm phát hành chứng khoán. Như
vậy, công ty hoàn toàn đáp ứng được điều theo luật định để phát hành chứng
khoán ra công chúng. Điều đó cũng cho thấy được quy mô và tiềm lực tài chính
lớn mạnh của công ty.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải
có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
Doanh nghiệp có nhu cầu chào bán cổ phiếu ra công chúng phải là doanh nghiệp
kinh doanh hiệu quả.Điều đó phải được thể hiện cụ thể ở kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp đó vào năm liền trước năm đăng kí chào bán cổ phiếu ra công
chúng. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dự định chào bán cổ phiếu được
xem xét trên cả hai phương diện: một là năm liền trước đó doanh nghiệp phải có
1
Vốn điều lệ của PVI được xác định trên cơ sở quyết định của Tập đoàn Dầu khí Viêt Nam và Bộ Tài
chính.
6
lãi; hai là doanh nghiệp không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí chào bán cổ
phiếu.
PVI đã đáp ứng được cả hai điều kiện trên khi tham gia chào bán chứng khoán
ra công chúng vào nă 2007 cụ thể như sau:
Năm 2006, PVI đã có bước tăng trưởng nhảy vọt về doanh thu và lợi nhuận với
doanh thutăng 62%, lợi nhuận sau thuế tăng 52%, tổng lợi nhuận sau thuế
là:44.037.959.183
Năm 2005, lợi nhuận sau thuế của công ty là: 28.891.139.946.Như vậy, công ty
không có lỗ lũy kế tính đến năm 2006.
Tính đến năm 2006, PVI là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thu được lợi
nhuận cao và tăng dần qua các năm vì vậy, công ty hoàn toàn đáp ứng được điều
kiện thứ hai để chào bán chứng khoán ra công chúng.
Thứ ba, doanh nghiệp phải có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn
thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Đây là một điều kiện được đặt ra nhằm đảm bảo đại hội đồng cổ đông của doanh
nghiệp phát hành thực hiện được quyền quyết định hướng phát triển của doanh
nghiệp đã được quy định trong luật doanh nghiệp.
PVI đã nêu rõ phương án sử dụng nguồn vốn thu được từ đợt chào bán như sau:
+ Góp vốn hợp tác đầu tư cho Dự án đóng mới 03 tầu chở dầu thô loại
Aframax của PVTrans. Báo cáo khả thi Dự án đóng mới 03 tầu chở dầu thô
loại Aframax của PV Transđã được Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam thông qua theo Nghị quyết số1064/NQ-DKVN. Phần vốn góp của
PVI khoảng 32,861 triệu USD, tương đương với525,7 tỷ đồng theo tỷ giá
16.000 đồng/USD.
7
+ Góp vốn thành lập Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex (vốn điều lệ
1.000 tỷ đồng),dự tính phần vốn góp của PVI là 50 tỷ đồng.
+ Tăng khả năng giữ lại của phí bảo hiểm: theo Điều 3.2, mục 4, Thông
tư của Bộ tàichính số 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004hướng dẫn thi hành
Nghị định số42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một sốđiều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo
hiểm chỉ được phép giữ lạimức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên
mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10%tổng số nguồn vốn chủ sở hữu. Phần
trách nhiệm vượt quá tỷ lệ 10% nói trên phảinhượng tái bảo hiểm. Do vậy
PVI cần tăng vốn điều lệ để tăng phần giữ lại của cáchợp đồng bảo hiểm lớn,
giảm phần nhượng tái bảo hiểm, giúp tăng lợi nhuận và tăngdòng tiền khả
dụng cho hoạt động đầu tư.
Công ty cũng nêu rõ kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ việc chào bán như
sau:
- Số tiền dự kiến thu được là: 751.350.500.000 đồng trong đó:
+ Khoảng 525,7 tỷ đồng cho dự án đóng tầu chở dầu thô Aframax, thời
gian giảingân dự kiến từ năm 2007-2009, trong đó 01 tàu dự kiến được
bàn giao vào năm2008 và 02 tàu còn lại được bàn giao vào năm 2009.
+ 50 tỷ đồng góp vốn vào Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex
Việc đưa ra các phương án sử dụng nguồn vốn không chỉ đảm bảo thực hiện
quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông mà còn giúp các nhà đầu tư có thể có
thêm những thông tin minh bạch rõ ràng để quyết định đầu tư có hiệu quả.
Thứ tư, Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải
cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời
hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông
thông qua.
8
Đây là điều kiện mới được bổ sung trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
luật chứng khoán năm 2010. PVI thực hiện chào bán chứng khoán lần đầu tiên
vào năm 2007, là thời điểm chưa có quy định trên.Tuy nhiên, đến ngày
2/8/2007, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã được
chấp thuận nguyên tắc về việc niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội.Theo đó, tổng số lượng chứng khoán của PVI được đăng ký niêm
yết là 50 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị niêm yết 500 tỷ đồng (tính theo
mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu về chào bán chứng khoán ra công chúng
của PVI, có thể thấy, công ty này đã thỏa mãn hoàn toàn các điều kiện đặt ra để
có thể chào bán chứng khoán ra công chúng nhằm huy động vốn từ các nhà đầu
tư đại chúng.
2.2 Trình tự thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
Để có thể chào bán chứng khoán ra công chúng, ngoài đáp ứng các điều kiện
theo luật định, công ty chào bán chứng khoán còn phải thực hiện các thủ tục sau
đây:
- Đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng
Đây là bước đầu tiên mà bất cứ chủ thể nào muốn chào bán chứng khoán ra công
chúng cũng phải trải qua. Luật chứng khoán năm 2006 quy định:
“1. Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải
đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công
chúng:
a) Chào bán trái phiếu của Chính phủ Việt Nam;
9
b) Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam
chấp thuận;
c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi
thành công ty cổ phần;
d) Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Toà án hoặc việc bán
chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường
hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.”
Các công ty đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng phải hoàn tất đủ hồ sơ
theo luật định. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp Giấy chứng nhận chào bán
chứng khoán ra công chúng. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy chứng nhận chào bán
chứng khoán ra công chúng của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là văn bản xác
nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đáp ứng đủ điều kiện,
thủ tục theo quy định của pháp luật.Qua đó, công ty sẽ được phép chào bán
chứng khoán ra công chúng. Việc đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng
để Ủy ban chứng khoán nhà nước có thể quản lý và kiểm tra, giám sát các công
ty tiến hành hoạt động chào bán trong việc đáp ứng được các điều kiện để có thể
chào bán chứng khoán ra công chúng.
Trước năm 2007, PVI là một công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu
khí Việt Nam. Đến năm 2007 là năm đầu tiên PVI chuyển đổi hoạt động từ
doanh nghiệp nhà nước sang mô hình Tổng công ty cổ phần hoạt động theo Luật
doanh nghiệp. Như vậy, PVI thuộc trường hợp tại điểm c khoản 2 Điều 13 nên
công ty không phải tiến hành hoạt động đăng kí chào bán chứng khoán ra công
chúng với ủy ban chứng khoán nhà nước mà vẫn được Ủy ban chứng khoán cấp
giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Công bố thông tin khi chào bán chứng khoán ra công chúng
10
Sau khi được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán
chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành chưa được phép chào bán ngay
chứng khoán ra công chúng mà còn phải hoàn tất thủ tục công bố thông tin về
đợt chào bán chứng khoán đó. Cụ thể pháp luật đã quy định tại khoản 3 Điều 20
Luật chứng khoán năm 2006 như sau:
“3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng
khoán ra công chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công bố Bản thông
báo phát hành trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp.”
Chỉ sau khi thông báo về cuộc chào bán theo đúng quy định của pháp luật
việc chào bán ra công chúng mới được tiến hành. Tuy nhiên, trước tiên tiến hành
phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành còn phải đảm bảo rằng, người mua
chứng khoán đã tiếp cận bản cáo bạch có trong hồ sơ đăng kí chào bán chứng
khoán ra công chúng bằng cách sẵn sàng cung cấp bản cáo bạch cho công chúng
đầu tư tại các địa điểm ghi trong bản thông báo phát hành. Trong hai loại văn
bản mà tổ chức phát hành cần cung cấp cho các nhà đầu tư, bản cáo bạch là một
tài liệu quan trọng vì có khả năng cung cấp cho công chúng những thông tin cần
thiết về bản thân tổ chức phát hành như tổ chức bộ máy, bộ máy lãnh đạo, quản
trị, báo cáo tài chính…; thông tin về đợt chào bán chứng khoán như điều kiện
chào bán, các yếu tố rủi ro,…
Như vậy, quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức phát hành trước
khi chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ đảm bảo nhà đầu tư có được những
thông tin cần thiết về tổ chức phát hành và loại chứng khoán sẽ được chào bán ,
từ đó có thể đánh giá được mức độ rủi ro của chứng khoán đó và có quyết định
đầu tư đúng đắn. Đây là nghĩa vụ hàng đầu của tổ chức phát hành chứng khoán
ra công chúng mà pháp luật ở tất cả các quốc gia đều quy định để đảm bảo nghĩa
vụ thỏa đáng của các nhà đầu tư.
11
Đối với công ty PVI, PVI đã thực hiện thông tin rộng rãi việc chào bán chứng
khoán ra công chúng cũng như đăng tải bản cáo bạch lên các phương tiện thông
tin đại chúng trong đó có cả Internet. Nội dung bản cáo bạch của PVI bao gồm
đầy đủ các nội dung như: các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho nhà đầu tư, tình
hình đặc điểm của tổ chức phát hành, cổ phiếu chào bán, mục đích chào bán, kế
hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, các đối tác liên quan đến việc
phát hành,…
- Phân phối chứng khoán
Sau khi đã hoàn tất các công việc cần thiết để đảm bảo những thông tin cần thiết
về công ty phát hành và về đợt chào bán tới được công chúng đầu tư, chứng
khoán đã đăng kí chào bán mới được phép phân phối ra công chúng. Việc phân
phối chứng khoán được thực hiện theo điều 21 Luật chứng khoán năm 2006.
Các trường hợp hủy bỏ và đình chỉ chào bán chứng khoán ra công chúng được
quy định tại điều 22, 23 luật này.
Như vậy, có thể thấy, việc chào bán chứng khoán có thể được thực hiện
trực tiếp bởi tổ chức phát hành hoặc thông qua các tổ chức trung gian như tổ
chức bảo lãnh phát hành hay đại lý phát hành. Bất kể chủ thể phân phối chứng
khoán là ai trong số ba loại chủ thể trên, chứng khoán phải được phân phối một
cách công bằng và công khai, và đảm bảo thời hạn đăng kí mua chứng khoán
cho các nhà đầu tư.
Tính công bằng trong phân phối chứng khoán thể hiện ở chỗ, nếu số lượng
chứng khoán đăng kí mua vượt quá số lượng chứng khoán được phát hành thì tổ
chức phát hành hoặc tổ chức được ủy quyền phát hành phải phân phối hết số
chứng khoán được phép chào bán cho nhà đầu tư, tương ứng với tỉ lệ đăng kí
mua của từng nhà đầu tư.
Tính công khai trong phân phối chứng khoán thể hiện ở chỗ tổ chức phát
hành phải công bố việc chào bán chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại
12
chúng theo quy định của pháp luật sao cho tất cả những ai quan tâm đều có thể
tiếp cận thông tin về đợt chào bán và về bản chất cũng như mức độ rủi ro của
loại hàng hóa đặc biệt sắp được tung ra thị trường.
Với việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện cũng như hoàn tất các thủ tục đăng kí
chào bán chứng khoán ra công chúng, PVI đã thực hiện phân phối chứng khoán
đến với các nhà đầu tư. Ngày 2/8/2007, TTGDCK Hà Nội đã có thông báo số
825/TB-TTGDHN, thông báo về việc chấp thuận nguyên tắc cho Tổng CTCP
Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam được niêm yết cổ phiếu tại TTGDCK Hà Nội.
Ngày 10/8/2007, cổ phiếu Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam mang mã
chứng khoán PVI chính thức giao dịch tại Trung tâm GDCK Hà Nội.Cổ phiểu
của PVI đã chính thức có mặt trên thị trường chứng khoán tập trung.
Kể từ năm 2007, khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng, PVI đã có
những bước lớn mạnh không ngừng.Công ty đã vươn lên trở thành một công ty
có nguồn lực tài chính vững mạnh và là công ty lớn thứ hai trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm.
C. KẾT LUẬN
Với việc tìm hiểu điều kiện và thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng
của một công ty đại chúng cụ thể là Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam
PVI đã làm rõ hơn được những quy định của pháp luật cũng như giúp hiểu rõ
hơn về thực tế áp dụng pháp luật chứng khoán Việt Nam. Qua đó, có thể thấy
được, pháp luật Việt Nam đã có những quy phạm để điều chỉnh các quan hệ
pháp luật chứng khoán trong đó có hoạt động chào bán chứng khoán ra công
chúng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các công ty có thể tiến hành thực hiện
huy động vốn từ các nhà đầu tư trong xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế cũng như giúp cho các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là Ủy
ban chứng khoán nhà nước quản lý kiểm tra và giám sát tốt các hoạt động này
13
nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường chứng khoán và đảm bảo lợi ích của
các nhà đầu tư và bản thân các doanh nghiệp.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật chứng khoán, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2013.
2. Luật chứng khoán năm 2006.
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số
62/2010/QH12.
4. BẢN CÁO BẠCH, TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ
VIỆT
NAM,<:8080/CORPORATEDOCUMENTS/PVI/2
007//PVI_2007_BCBNY.pdf>
5. PVI được chấp thuận niêm yết tại sàn Hà Nội />6.
mobile=true
:8080/CORPORATEDOCUMENTS/PVI/2007//PV
I_2007_BCBNY.pdf
14
15