Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng trong bảo hiểm con người. Phân tích một tình huống thực tế trong đó người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.3 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................ 1
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................... 2
I. Khái quát chung................................................................................................................2
1. Bảo hiểm con người.....................................................................................................2
2. Khái niệm các bên chủ thể...........................................................................................5
II. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể.............................................................................7
1. Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm...................................7
2. Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được thụ hưởng.................................8
3. Mối quan hệ giữa người được bảo hiểm và người được thụ hưởng..........................10
III. Tình huống thực tế trong đó người thụ hưởng không được nhận tiền bảo hiểm..........11
C.KẾT LUẬN......................................................................................................................... 13
Danh mục tài liệu tham khảo:................................................................................................14

A. MỞ ĐẦU
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người nói riêng có một vai trị hết sức
quan trọng trong việc khắc phục các tổn thất tài chính do rủi ro mang lại, đồng
thời bình ổn cuộc sống vật chất và đem đến một cảm giác yên tâm cho những
1


người đã tham gia bảo hiểm. Chính vì thế, cần có một hệ thống pháp luật kiện
tồn và đồng bộ để điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm đặc biệt là hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm con người.Luật kinh doanh bảo hiểm
năm 2000 và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung năm 2010, đã có những
quy định về các chủ thể trong bảo hiểm con người, trong đó có bên mua bảo
hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng bảo hiểm. Các chủ thể này có
mối quan hệ pháp lý chặt chẽ với nhau.Việc làm rõ các mối quan hệ này giúp
cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật một cách đúng đắn và có hiệu quả.Để
đi sâu và làm rõ hơn những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn, em xin được


nghiên cứu đề tài: “Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể: bên mua
bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng trong bảo hiểm con người.
Phân tích một tình huống thực tế trong đó người thụ hưởng khơng được nhận
tiền bảo hiểm.”Tuy nhiên, với thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết
cịn nhiều điểm chưa hồn thiện, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cơ!
Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Bảo hiểm con người.
- Khái niệm
2


Bảo hiểm con người bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm
là tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động và tuổi thọ con người. Bảo hiểm con
người được chia thành bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm cho trường hợp tử vong của người được bảo hiểm
hoặc bảo hiểm cho trường hợp còn sống của người được bảo hiểm hoặc bảo
hiểm nhân thọ hỗn hợp. Bảo hiểm con người phi nhân thọ có các dạng chính là
bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm cho rủi ro bệnh tật, ốm đau.
Bảo hiểm con người bao gồm những hợp đồng bảo hiểm cho tính mạng, sức
khoẻ, khả năng lao động, tuổi thọ con người trước các rủi ro như là tai nạn, bệnh
tật, ốm đau, tuổi già mất khả năng lao động.
- Đặc điểm của bảo hiểm con người
Trên phương diện so sánh với bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
bảo hiểm con người có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Sự phức tạp trong quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm, người được bảo
hiểm và người thụ hưởng.
Hợp đồng bảo hiểm con người có thể được ký kết cho từng cá nhân hoặc một

nhóm người được bảo hiểm (ví dụ: một chủ doanh nghiệp kinh doanh khai thác
than có thể đứng ra ký một hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động cho 500 người
được bảo hiểm là công nhân làm việc tại mỏ). Thậm chí có những trường hợp
khơng xác định cụ thể trước về người được bảo hiểm (ví dụ: hợp đồng bảo hiểm
tai nạn con người theo số chỗ ngồi trên xe cơ giới – một chủ xe Toyota có thể
mua bảo hiểm tai nạn người trên xe cho 12 chỗ ngồi theo thiết kế của xe. Trong
thời hạn bảo hiểm, những người khác nhau được chở trên những chỗ ngồi đó sẽ
trở thành những người được bảo hiểm).Trong bảo hiểm nhân thọ có bảo hiểm
cho sự cố chết của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm cần chỉ định

3


người thụ hưởng bảo hiểm.Khi bảo hiểm cho người vị thành niên, tất yếu người
tham gia bảo hiểm sẽ phải là người khác.
+ Các nguyên tắc chi phối việc trả tiền bảo hiểm
Nguyên tắc bồi thường có thể được sử dụng đối với loại nghiệp vụ bảo hiểm con
người mang đặc tính là có phát sinh và xác định được hậu quả thiệt hại về mặt
vật chất, tài chính của người được bảo hiểm trong sự kiện bảo hiểm. Số tiền trả
bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào mức độ thiệt hại của đối tượng bảo hiểm - tối đa
bằng thiệt hại và trong giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.Nguyên tắc bồi thường thường được sử dụng chủ yếu trong bảo hiểm
các chi phí y tế.
Phần lớn các hợp đồng bảo hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ áp
dụng nguyên tắc khoán. Xuất phát từ những đặc tính của đối tượng bảo hiểm, sự
kiện bảo hiểm (sự kiện bảo hiểm không gây nên thiệt hại hoặc việc xác định
thiệt hại vật chất, tài chính quá phức tạp; số tiền bảo hiểm, mức trách nhiệm
được thoả thuận có thể khơng căn cứ vào sự ước lượng về giá trị thiệt hại có thể
xảy ra...) cho nên một số nghiệp vụ bảo hiểm buộc phải (hoặc thích hợp) cho
việc trả tiền theo kiểu khốn.

+ Vấn đề khơng áp dụng thế quyền
Nhìn chung, trong bảo hiểm con người không áp dụng thế quyền ngoại trừ một
vài trường hợp đặc biệt (một số hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ như
là : bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển y tế cấp cứu; bảo hiểm người du lịch …
vẫn có quy định về thế quyền, thơng thường đó là những loại bảo hiểm con
người áp dụng nguyên tắc bồi thường). Do không áp dụng thế quyền nên nếu có
người thứ ba có lỗi trong thiệt hại của đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo
hiểm con người thì việc trả tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn độc
lập với trách nhiệm bồi thường theo pháp luật của người thứ ba. Nếu người thứ
ba đó lại được bảo hiểm bằng hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tương ứng
4


thì việc trả tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người cũng hoàn toàn độc
lập với bồi thường của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
+ Không đề cập đến vấn đề bảo hiểm trùng
Một đối tượng bảo hiểm hồn tồn có thể được bảo hiểm đồng thời bằng nhiều
hợp đồng bảo hiểm con người. Cách nhìn nhận, giải quyết trường hợp đó khơng
giống như đối với bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự. Ngoại trừ quy định đặc thù của một vài sản phẩm bảo hiểm, (ví
dụ: xuất phát từ những lý do riêng mà bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm con
người kết hợp của Bảo Việt hiện đang có quy định giới hạn tổng số tiền bảo
hiểm và số tiền trả bảo hiểm trong trường hợp đối tượng bảo hiểm được bảo
hiểm bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm), trường hợp xảy ra sự kiện thuộc phạm vi
bảo hiểm của nhiều hợp đồng bảo hiểm, việc trả tiền bảo hiểm của các hợp đồng
bảo hiểm mang tính độc lập hoàn toàn.
2. Khái niệm các bên chủ thể
Theo định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì:
“Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh
nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.”

Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính
mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm ( theo khoản 7 Điều 3 Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000).
Người được thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định
để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người (khoản 8 Điều 3 Luật
kinh doanh bảo hiểm năm 2000).
Tuy nhiên, để có thể thấy rõ được mối quan hệ giữa các chủ thể trong bảo
hiểm con người, trước tiên ta cần hiểu rõ các khái niệm cũng như đặt các chủ thể
trong đúng các mối quan hệ theo luật định.
5


Thông thường, hợp chủ thể của hợp đồng dân sự cũng là chủ thể của quan hệ
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.Tuy nhiên đó chỉ là trong trường hợp người
tham gia hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà họ đã
tham gia.Đối với các hợp đồng mà người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện
nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng thì chủ thể của hợp đồng khơng
đồng nghĩa với chủ thể của quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó.
Hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm con người nói riêng cũng
là một hợp đồng dân sự nên cũng nằm trên tình trạng trên. Chính vì thế, để hiểu
rõ được các khái niệm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ
hưởng bảo hiểm, ta cần đặt chúng và đúng các quan hệ hợp đồng hay quan hệ
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Nói đến bên mua bảo hiểm là nói đến một bên chủ thể của một hợp đồng
bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm là bên đã nộp cho bên nhận bảo hiểm một khoản
tiền gọi là phí bảo hiểm khi kí kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm.Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm là cá nhân tổ chức bất
kì.Tuy nhiên, các chủ thể này phải có đủ năng lực chủ thể và phải có mối quan
hệ nhất định với đối tượng được bảo hiểm.Ngồi bên mua bảo hiểm, bên cịn lại
của hợp đồng bảo hiểm cịn có bên bán bảo hiểm.Bên bán bảo hiểm là bên đã

nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo
hiểm về phía mình.Do nghĩa vụ của bên bán bảo hiểm rất lớn khi có các sự kiện
xảy ra nên bên bán bảo hiểm phải là các tổ chức có cơ cấu chặt chẽ và nguồn
vốn lớn mạnh mới có thể đảm nhận được nghĩa vụ bồi thường. Chính vì vậy,
pháp luật về bảo hiểm quy định bên nhận bảo hiểm phải là các doanh nghiệp có
chức năng kinh doanh bảo hiểm.
Người được bảo hiểm và người thụ hưởng là các thuật ngữ để chỉ bên được
hiểm trong quan hệ về nghĩa vụ bảo hiểm.Chủ thế trong quan hệ về nghĩa vụ bảo
hiểm là những người có quyền, nghĩa vụ, trong quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm.
Quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm (ở đây ta chỉ xét đến quan hệ nghĩa vụ trong bảo
6


hiểm con người) là quan hệ giữa một bên có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm với
một bên được thụ hưởng khoản tiền bảo hiểm. Chủ thể của quan hệ về nghĩa vụ
bảo hiểm bao gồm:
- Bên có nghĩa vụ: Là doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận phí bảo hiểm từ
người tham gia bảo hiểm, hay nói một cách cụ thể, thì bên có nghĩa vụ
chính là bên nhận bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là hình thành quan
hệ về nghĩa vụ bảo hiểm.
- Bên được bảo hiểm: là bên được thụ hưởng một khoản tiền bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Như vậy, từ các khái niệm trên, có thể thấy được các chủ thể trong quan hệ
về bảo hiểm con người có sự liên hệ với nhau.
II. Mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể
1. Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm
- Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm
Trong trường hợp, trong hợp đồng bảo hiểm, người mua bảo hiểm đó hướng tới
việc bảo hiểm cho chính mình (cho sức khỏe) thì bên mua bảo hiểm đồng thời là
người được bảo hiểm.

Ví dụ: A mua bảo hiểm thân thể tự nguyện tại công ty bảo hiểm B.
Như vậy, A là bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm (hợp đồng bảo
hiểm có hai bên chủ thể là A và cơng ty bảo hiểm B). Đồng thời, A cũng là
người được bảo hiểm vì A là cá nhân có sức khỏe, tính mạng được bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm không đồng thời là người được bảo hiểm.
Theo khoản 2 Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, ngoài quy định về
việc bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính mình, thì pháp luật cịn

7


quy định việc bên mua bảo hiểm có thể hướng tới bảo hiểm sức khỏe, tính mạng
của người khác nhưng chỉ được mua bảo hiểm cho những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
+ Anh, chị, em ruột; người có quan hệ ni dưỡng và cấp dưỡng;
+ Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Ngồi ra, theo quy định tại Điều 38 thì:
“ 1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường
hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó
ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng…
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của
những người sau đây:
A) Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người
đó đồng ý bằng văn bản;
B) Người đang mắc bệnh tâm thần.”
Theo quy định tại Điều 38 thì trong hợp đồng bảo hiểm con người cho trường
hợp chết thì phải có sự đồng ý của người được bảo hiểm. Và những người thuộc
khoản 2 Điều 38 sẽ không là người được bảo hiểm.Quy định này nhằm đảm bảo
sự an tồn tính mạng, sức khỏe cho người được bảo hiểm và đảm bảo an toàn
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

Ví dụ: Cha mẹ tham gia hợp đồng bảo hiểm an sinh cho con
Vậy khi đó, bên mua bảo hiểm là cha mẹ là chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm
với một bên chủ thể khác là công ty bảo hiểm. Người được bảo hiểm là người
con, vì người con có sức khỏe, tính mạng được bảo hiểm.
2. Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được thụ hưởng.
- Bên mua bảo hiểm đồng thời là người được thụ hưởng.
8


Trong các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm hướng tới việc bảo hiểm
thân thể tính mang cho người khác (có thể là vợ mua bảo hiểm nhân thọ cho
chồng) đồng thời xác định rõ trong hợp đồng bảo hiểm người thụ hưởng là chính
mình thì người đó đồng thời là người được thụ hưởng số tiền bảo hiểm. Trong
trường hợp hợp đồng bảo hiểm con người đối với trường hợp chết thì mọi
trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên
mua bảo hiểm (khoản 1 Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm)
Ví dụ: A mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho B tại công ty bảo hiểm C. theo
hợp đồng bảo hiểm, nếu có sự kiện bảo hiểm B chết, thì A sẽ là người thụ
hưởng. Do tại nạn, B chết, theo hợp đồng, A sẽ là người thụ hưởng.
Như vậy, A là bên mua hợp đồng, đồng thời là người thụ hưởng khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm là B chết.
- Bên mua bảo hiểm không đồng thời là người thụ hưởng
Trong các hợp đồng bảo hiểm mà người mua bảo hiểm hướng tới việc bảo hiểm
tính mạng cho chính mình. Trong trường hợp người đó chết thì người được thụ
hưởng số tiền bảo hiểm là người khác (những người này có thể được chỉ định
trong hợp đồng bảo hiểm hoặc là người thừa kế của bên mua bảo hiểm)
Ví dụ: A mua bảo hiểm nhân thọ của công ty bảo hiểm B. A đột ngột qua đời do
tai nạn. Theo hợp đồng, công ty B phải chi trả số tiền bảo hiểm là 500 triệu đồng
cho C là con trai của A.
Như vậy, A là bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm giữa A và cơng ty

bảo hiểm B. Ngồi ra, A cịn là người được bảo hiểm do A là người có tính
mạng được bảo hiểm. Trong trường hợp này, C mới là người thụ hưởng do C là
người được công ty B chi trả số tiền bảo hiểm theo như hợp đồng bảo hiểm đã
giao kết giữa A và B.

9


3. Mối quan hệ giữa người được bảo hiểm và người được thụ hưởng
Trong các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm hướng tới việc bảo hiểm
sức khỏe, tính mạng của người khác (cha mẹ tham gia hợp đồng bảo hiểm an
sinh cho con)mà trong hợp đồng bảo hiểm xác định người được thụ hưởng là
người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm trong trường hợp này sẽ đồng
thời là người được thụ hưởng.
Ví dụ: A mua bảo hiểm nhân thọ cho B là chồng mình của cơng ty bảo hiểm C,
trong hợp đồng có ghi rõB là người thụ hưởng số tiền bảo hiểm nếu có sự kiện
bảo hiểm xảy ra. Khi sự kiện bảo hiểm B bị tai nạn xảy ra, B sẽ là người thụ
hưởng số tiền bảo hiểm do công ty bảo hiểm C chi trả.
Trường hợp này, B là người được bảo hiểm nhưng cũng đồng thời là người được
thụ hưởng.
Như vậy, rất nhiều trường hợp, tư cách người tham gia bảo hiểm, người được
bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm thuộc về những người khác
nhau. Mặt khác, vì đặc tính của sự kiện bảo hiểm liên quan tới sự sống, sinh
mạng của con người nên pháp luật và các nhà bảo hiểm rất thận trọng trong giao
kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm ngăn ngừa trục lợi, rủi ro đạo đức.
Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm phải tn theo quy định về lợi ích có thể được
bảo hiểm của pháp luật. Bảo hiểm cho những người được bảo hiểm là trẻ em,
người khơng có khả năng có thu nhập tự kiếm sống; việc chỉ định, thay đổi
người thụ hưởng - những vấn đề hết sức nhạy cảm với rủi ro đạo đức, địi hỏi
phải có quy định nghiêm ngặt của pháp luật và sự tuân thủ khi giao kết và thực

hiện hợp đồng bảo hiểm. Các quy định như là không cho phép bảo hiểm cho sự
cố chết của người bị bệnh tâm thần, giới hạn số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm
cho người được bảo hiểm là trẻ em… có trong luật pháp một số quốc gia là
những quy định rất cần thiết.

10


III. Tình huống thực tế trong đó người thụ hưởng không được nhận tiền
bảo hiểm.
Ngày 1/7/2014, bà A 45 tuổi mua sản phẩm bảo hiểm An Tâm Tĩnh Dưỡng
của bảo hiểm AIA cho chồng mình là ơng B 47 tuổi và bắt đầu đóng phí bảo
hiểm với số tiền là 3528000 đồng/năm. Mọi quy định, điều kiện và quyền lợi chi
tiết của sản phẩm này sẽ được thực hiện theo quy tắc, điều khoản bảo hiểm của
sản phẩm An Tâm Tịnh Dưỡng, theo đó có bao gồm các điều khoản sau:
“- Điều 5: Những loại trừ bảo hiểm:
Vào mọi thời điểm, không số tiền bảo hiểm nào được chi trả ngoại trừ
việc hồn trả số phí bảo hiểm đã đóng, khơng có lãi, sau khi đã trừ đi các
chi phí hợp lý nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra do hậu quả trực tiếp hay gián
tiếp của bất kỳ lý do nào dưới đây:
a Tự tử trong vòng 24 tháng kể từ ngày có hiệu lực của hợp đồng…

- Điều 13: Trường hợp người được bảo hiểm chết
Công ty sẽ trả quyền lợi bảo hiểm cho:
Người thụ hưởng được ghi trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (trong hồ sơ yêu
cầu, bà A đã ghi tên mình là người thụ hưởng)
- Điều 1.6: Ngày có hiệu lực của hợp đồng
Ngày có hiệu lực của hợp đồng là ngày bên mua bảo hiểm đã hoàn tất hồ
sơ yêu cầu bảo hiểm và nộp đủ phí bảo hiểm đầu tiên.
- Điều 2: Thời hạn của hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng là 3 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực”
Đến ngày 24/11/2015, do làm ăn thua lỗ, và chịu nhiều áp lực tâm lý, ông B
đã tự tử và chết. Bà B đã giấu việc chồng mình chết do tự tử và đến công ty AIA
yêu cầu được trả tiền bảo hiểm là 10% số tiền bảo hiểm như đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Công ty AIA đã tiến hành điều tra xác minh và phát hiện ông A chết

11


là do tự tử, vì vậy cơng ty khơng chi trả số tiền bảo hiểm mà chỉ hoàn trả số phí
bảo hiểm bà A đã đóng.
Như vậy, Khi phân tích tình huống trên, ta có thể thấy được:
Loại bảo hiểm bà A đã mua là bảo hiểm sức khỏe, thuộc loại bảo hiểm con
người.Loại bảo hiểm này có đặc tính cơ bản là bảo hiểm sự cố bệnh tật của
người được bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm được thiết kế nhằm bảo đảm cho
những hậu quả của bệnh tật, ốm đau như là: bị chết, phải nằm viện, phẫu thuật,
phát sinh chi phí y tế…Ngồi ra, trong quan hệ bảo hiểm trên cịn có các chủ thể
sau:
Thứ nhất, người được bảo hiểm: Là ông B, ông B là người có sức khỏe được bảo
hiểm.
Thứ hai: Bên mua bảo hiểm là bà A, bà A và công ty bảo hiểm AIA là các bên
chủ thế trong hợp đồng bảo hiểm
Thứ ba: Người được thụ hưởng là bà A. Bà A là bên mua bảo hiểm đồng thời là
người được thụ hưởng.
Trong tình huống trên, bà A là người thụ hưởng nhưng sẽ không được nhận số
tiền bảo hiểm khi ông B chết vì chiều theo điểm a khoản 1 Điều 5 của quy tắc
bảo hiểm An Tâm Tĩnh Dưỡng. Điều khoản của quy tắc này cũng hoàn toàn phù
hợp với điểm a khoản 1 Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Điều
khoản này quy định nhằm hạn chế những rủi ro quá lớn cho công ty bảo hiểm
trong trường hợp người mua bảo hiểm chủ động lên kế hoạch trước nhằm lấy

tiền bảo hiểm.Quy định như vậy, sẽ tránh gậy thiệt hại lớn cho công ty bảo
hiểm.
Như vậy, trên thực tế có rất nhiều những tình huống xảy ra, theo đó, có nhiều
trường hợp người được thụ hưởng sẽ không được nhận tiền bảo hiểm khi rơi vào
các trường hợp theo luật định và theo như những thỏa thuận trong hợp đồng.
12


Tuy nhiên, việc xác minh các sự kiện này cũng như các sự kiện bảo hiểm xảy ra
trên thực tế khơng dễ dàng, đồng thời, có rất nhiều những tình huống phức tạp
xảy ra mà đôi khi pháp luật và hợp đồng bảo hiểm cũng không lường trước được
gây ra rất nhiều những tranh chấp về bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm con người.

C.KẾT LUẬN
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với
Việt Nam nói riêng. Khơng chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày
nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh
tế.Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn
mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong
tương lai.Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với
tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn. Qua
những tìm hiểu về các chủ thể trong bảo hiểm cịn người, có thể thấy được

13


những khó khăn, phức tạp trong q trình áp dụng pháp luật, Qua đó, cho thấy
những quy địnhcủa pháp luật ngày càng phải được hoàn thiện hơn đồng bộ hơn
để có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. TS, Phạm Văn Tuyết, Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt
Nam, nxb Tư Pháp, năm 2007
2. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
3. Quy tắc bảo hiểm tử kì, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo nhiều lần
/>_tac_dieu_khoan_san_pham_bao_hiem_tu_ky_bao_hiem_benh_hiem_ngheo_2
0130724.pdf
14


4. />
15



×