Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích một giai đoạn trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luât: “Giai đoạn lập chương trình xây dựng pháp luật”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.45 KB, 4 trang )

BÀI LÀM
Quá trình ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật luôn đỏi hỏi cần có một quy
trình ban hành nhất định với những giai đoạn quan trọng, cho phép chủ thể ban hành ra
những quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sỗng xã hội. Việc tìm hiểu các giai
đoạn của quy trình này sẽ cho phép chúng ta thấy được sự khó khăn, phức tạp của quá
trình xây dựng văn bản pháp luật. Bài viết sau đây sẽ một phần chứng minh điều đó.
I –Các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm những
giai đoạn:
Xét từ góc độ khoa học quy trình hay thủ tục đầy đủ trong việc xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật bao gồm những hoạt động chủ yếu: lập chương trình, thành lập ban soạn
thảo, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thông qua,
công bố văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật.
- Lập chương trình xây dựng pháp luật: đây là giai đoạn đầu tiên, đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động xây dựng pháp luật.
- Thành lập ban soạn thảo: nhằm để có được những dự thảo pháp luật có giá trị thực tiễn
cao, chất lượng tốt.
- Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật: đây là bước quan trọng để có được một văn bản
quy phạm pháp luật có chất lượng.
- Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
- Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: đây là giai đoạn có tính chất quyết
định xem văn bản được soạn thảo ra có được ban hành hay không.
- Công bố văn bản quy phạm pháp luật: đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình, bảo
đảm tính công khai, minh bạch của pháp luật, cần được chú ý thực hiện trên thực tế.
- Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật nhằm giúp cho các cơ quan nhà
nước có được một cái nhìn đúng đắn, dầy đủ, khách quan về hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước; mặt khác, cũng giúp cho các cơ quan này pháp hiện ra những chồng chéo,
mâu thuẫn hoặc không phù hợp trong các văn bản quy phạm khác có liên quan.



II – Phân tích một giai đoạn trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp
luât:

“Giai đoạn lập chương trình xây dựng pháp luật”

Chương trình xây dựng pháp luật có vai trò quan trọng trong xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Vì có tính bắt buộc nên chương trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật đã thúc đẩy việc soạn thảo, ban hành đúng tiến độ, đúng tiêu chuẩn.
Giai đoạn lập chương trình xây dựng pháp luật là giai đoạn đầu tiên, đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động xây dựng pháp luật.
1. Tầm quan trọng của giai đoạn trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật.
Giai đoạn lập chương trình xây dựng pháp luật là giai đoạn đầu tiên, đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động xây dựng pháp luật. Trước
hết, do có tính bắt buộc thực hiện nên chương trình có tác dụng thúc đẩy việc soạn thảo,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng tiến độ tránh được sự chậm trễ trong công tác
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, do được xây dựng trên cơ sở khoa học
nên chương trình có vai trò to lớn trong việc tạo ra tính có trọng tâm, trọng điểm của hoạt
động xây dựng pháp luật, giúp nhà nước có thể kịp thời ban hành văn bản quy phạm pháp
luật cần thiết đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội, mặt khác không tạo ra
sự quá tải cho hoạt động của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để có vai trò nói trên,
chương trình xây dựng pháp luật phải được hình thành trên những cơ sở khoa học và
pháp lý nhất định.
2. Cơ sở của việc lập chương trình xây dựng pháp luật:
- Cơ sở thực tiễn: thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nên cần xuất phát từ
thực trạng các quan hệ xã hội để lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
có tính thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các quan hệ xã hội luôn luôn vận động
và thay đổi theo thời gian nên làm nảy sinh nhiều nhu cầu đòi hỏi pháp luật phải điều
chỉnh, thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Do đó, việc lập
chương trình xây dựng văn bản pháp luật phải được dựa trên sự đánh giá mang tính toàn

diện về đời sống xã hội theo phương pháp biện chứng và lịch sử. Các nhu cầu điều chỉnh


pháp luật cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra chương trình; quan tâm tới năng
lực của các cơ quan nhà nước có liên quan để tạo ra tính khả thi cho chương trình.
- Cơ sở pháp lý: là những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Do tính thống nhất
nội tại bên trong của hệ thống pháp luật nên trong nhiều trường hợp nhu cầu xây dựng
văn bản pháp luật xuất phát chính từ sự thay đổi của pháp luật. Mặt khác, trong quá trình
xây dựng pháp luật cũng cần chú ý đến các quy định về thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà
nước để tránh sự chồng chéo, lạm quyền trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, góp phần tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ.
- Cơ sở chính trị: đường lối, chính sách của Đảng là cơ sở trực tiếp để xác lập chương
trình xây dựng văn bản pháp luật. Cơ sở này bảo đảm cho việc hoàn thành nhiệm vụ
chính trị cho mỗi cơ quan nhà nước, đảm bảo sự tác động của pháp luật đúng hướng của
Đảng.
3. Nội dung của chương trình:
- Danh mục các văn bản cần ban hành, được xác định trên cơ sở cân nhắc nhu cầu điều
chỉnh pháp luật, khả năng xây dựng pháp luật. Do khả năng xây dựng pháp luật của cơ
quan nhà nước ở nước ta còn nhiều yếu kém và chưa đáp ứng được nhu cầu nên việc lựa
chọn văn bản cần xây dựng là điều rất cần thiết.
- Cơ quan soạn thảo được hình thành dựa trên thẩm quyền và năng lực thực tế có liên
quan đến hoạt động xây dựng văn bản pháp luật. Do đó, cần xác định rõ cơ quan, tổ chức
được phép soạn thảo văn bản pháp luật là phải thực sự có năng lực có và thẩm quyền
soạn thảo.
- Dự kiến thời gian trình dự thảo văn bản, cần được xác định hợp lý đảm bảo cho văn
bản được soạn thảo nhanh, có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của xã hội.
- Dự trù kinh phí cần thiết cho việc thực hiện chương trình, vừa đủ để chi phí cho các
hoạt động, vừa đảm bảo tiết kiệm cho nhà nước.
Trên đây là phần trình bày về giai đoạn lập chương trình xây dựng pháp luật- giai đoạn
đầu tiên,việc nắm vững các nguyên tắc của giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong

việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động xây dựng pháp luật, tạo điều kiện cho các
giai đoạn sau được thực hiện hiệu quả .


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội,
Nxb.CAND, năm 2008.
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân năm 2004.

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN : XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Đề bài: số 07
Trình bày một giai đoạn trong quy trình ban hành văn bản quy phạm
pháp luật



×