I.
Đặt vấn đề:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có vai trò rất qua trọng nhằm xác định năng
lực pháp lý của doanh nghiệp. Hơn nữa, căn cứ vào văn bản này, chúng ta có thể
biết doanh nghiệp được quyền làm những gì và ai là người đại diện doanh nghiệp
trước pháp luật và bên thứ ba. Với vai trò như vậy, các điều kiện cần đáp ứng để
một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
II.
Giải quyết vấn đề:
Điều 24 Luật doanh nghiệp 2005 quy định về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh như sau:
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và
34 của Luật này;
3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
• Điều kiện thứ nhất: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh
vực cấm kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề
nào pháp luật không cấm. Ngành, nghề cấm kinh doanh là gì? Đó là những
ngành, nghề không được đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ. Luật Doanh nghiệp 2005 giao cho Chính phủ quy định cụ thể danh
mục ngành nghề cấm kinh doanh này. Chính phủ đã quy định các ngành
nghề cấm kinh doanh tại Nghị định số 139 ngày 5/9/2007. Lý do cấm kinh
doanh các ngàng nghề này bởi: khi kinh doanh các ngành nghề này sẽ gây
phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống
~1~
lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của
nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
• Điều kiện thứ hai: Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại
các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này. Việc đặt tên một doanh nghiệp mới
là một vấn đề rất quan trọng cho sự khởi đầu một thương hiệu lớn. Nó có
ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một tên
doanh nghiệp dài rất khó nhớ dẫn đến bất tiện trong các giao dịch khách
hàng. Không nên lựa chọn tên doanh nghiệp được tạo nên từ những chữ cái
không phát âm được. Vì nó khó nhớ và không thể bảo hộ như một nhãn
hiệu, trừ trường hợp chứng minh và đề nghị chứng nhận nó là nhãn hiệu nổi
tiếng. Ta cũng phải kiểm tra xem tên doanh nghiệp chọn đã được doanh
nghiệp nào đăng ký như một nhãn hiệu chưa? Việc làm này để đảm bảo rằng
chưa có ai sử dụng cái tên đó (làm nhãn hiệu hàng hoá) trong lĩnh vực kinh
doanh. Tiếp theo kiểm tra xem tên doanh nghiệp chọn có trùng hay gây
nhầm lẫn với tên thương mại (tên công ty) của doanh nghiệp khác đã đăng
ký hay không? Vì một điều đơn giản, nếu trùng hay gây nhầm lẫn với tên
doanh nghiệp đã đăng ký thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối việc cấp
đăng ký kinh doanh với cái tên như vậy.Nói tóm lại, việc đặt tên phải tuân
theo các quy định tại điều 31, 32, 33, 34 của Luật doanh nghiệp 2005
• Điều kiện thứ ba: Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của
Luật này. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam, có
địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố hoặc tên xã, phường, thị trấn;
huyện, quận, thị xã, thành phố, tỉnh; số điện thoại và số fax và thư điện tử
(nếu có). Đây là một điều kiện hợp lý của Luật doanh nghiệp để một doanh
nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Một doanh nghiệp
có trụ sở chính giúp cho vấn đề liên lạc trở nên dễ dàng. Hơn nữa, việc có
~2~
trụ sở chính giúp tạo tâm lý thoải mái và yên tâm cho các đối tác muốn liên
lạc, giao dịch với doanh nghiệp.
• Điều kiện thứ tư: Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của
pháp luật. Một trong những điều quan trọng của doanh nghiệp trước khi
kinh doanh đó là chọn một trong các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh để
kinh doanh. Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh
nghiệp phải có hồ sơ đăng ký hợp lệ. Mỗi loại hình công ty yêu cầu về hồ sơ
khác nhau. Hồ sơ chỉ được coi là hợp lề khi đáp ứng được các yêu cầu này.
Yêu cầu về hồ sơ được quy định chi tiết trong Điều 17: Hồ sơ đăng ký kinh
doanh của công ty hợp danh, Điều 18: Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công
ty trách nhiệm hữu hạn, Điều 19: Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ
phần.
• Điều kiện thứ năm: Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để có thể hoàn tất và được
cấp Giấy chững nhận đăng ký kinh doanh
III.
Kết luận:
Trên đây là năm điều kiện cần để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Mỗi điều kiện có một vai trò và ý nghĩa nhưng điều kiện
nào cũng rất quan trọng, nếu như chỉ thiếu một trong các điều kiện cũng không
thể hoàn thành được thủ tục và doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện được cho
phép cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
~3~
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật Thương mại, NXB. Công an Nhân dân 2009
2. Luật Doanh nghiệp 2005
3. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Doanh Nghiệp
4.
~4~