Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân công pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.93 KB, 4 trang )

I. Đề bài
Hai quốc gia Mada và Tesa đàm phán ký điều ước quốc tế về khai thác tài
nguyên, trong đó, Mada cho phép Tesa khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế
của mình. Trong điều ước quốc tế cũng quy định hiệu lực của điều ước sẽ phát sinh
ngay khi đại diện có thẩm quyền của các bên ký chính thức. Tháng 10/2009, đại
diện của hai quốc gia đã tiến hành ký chính thức điều ước quốc tế tại thủ đô của
Mada.
Tháng 2/2010, trong chuyến thăm của tổng thống Mada tới Geva, đại diện của
Mada lại ký một điều ước quốc tế khác với Geva, trao cho Geva quyền khai thác cá
trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Sau khi điều ước này phát sinh hiệu lực,
tháng 4/2010, Mada đã gửi công hàm cho Tesa yêu cầu tất cả các tàu đánh cá của
Tesa phải ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada. Lý
do Mada đưa ra là điều ước quốc tế đã ký có nội dung không phù hợp với pháp luật
của Mada về khai thác tài nguyên, do đó, điều ước mà Mada đã ký vào tháng
10/2009 với Tesa không có hiệu lực. Hãy cho biết:
- Hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva có phù hợp với pháp luật quốc tế
hay không? Vì sao?
- Lập luận của Mada đưa ra khi yêu cầu Tesa ngừng các hoạt động khai thác tại
vùng đặc quyền kinh tế của Mada có phù hợp với quy định của Công ước Viên
1969 về Luật điều ước quốc tế hay không? Vì sao?

1


II. Bài làm
- Hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva vẫn là hành vi hợp pháp và phù
hợp với các quy định của pháp luật quốc tế
Theo các nguyên tắc cơ bản hiện hành của luật quốc tế thì nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia được coi là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu.
Theo đó bất kì các quốc gia nào đều được kí kết và tham gia các điều ước quốc tế
có liên quan. Như vậy, việc đại diện của Mada ký một điều ước quốc tế khác với


Geva, trao cho Geva quyền khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình
vào tháng 2/2010 là hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật quốc tế. Điều ước
này được ký kết theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục của pháp luật quốc tế hiện
hành vầ điều ước này có hiệu lực không ảnh hưởng đến bất kì quyền và lợi ích của
bất kì các quốc gia nào khác.
Việc Mada đã ký điều ước với Tesa cho phép Tesa khai thác cá trông vùng đặc
quyền mình vào tháng 10/2009 rồi ngay sau đó lại ký một điều ước với Geva cũng
trao cho Geva quyền khai thác các trong vùng đặc quyền kinh tế của mình vào
tháng 2/2010. Việc ký hai điều ước quốc tế với hai quốc gia khác cùng về vấn đề
khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế này của Mada hoàn toàn hợp pháp và
phù hợp với pháp luật quốc tế. Theo các quy định hiện hành của pháp luật quốc tế
thì không có điều ước nào cấm các quốc gia được ký hai điều ước với hai quốc gia
khác về cùng một vấn đề cả.
Như vậy ta khẳng định rằng hành vi của Mada ký điều ước quốc tế với Geva là
phù hợp với pháp luật quốc tế
- Lập luận của Mada đưa ra khi yêu cầu Tesa ngừng các hoạt động khai thác tại
vùng đặc quyền kinh tế của Mada là hoàn toàn không phù hợp với quy định của
Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế
2


Sau khi có hiệu lực của điều ước giữa Mada và Geva thì vào tháng 4/2010,
Mada đã gửi công hàm cho Tesa yêu cầu tất cả các tàu đánh cá của Tesa phải
ngừng các hoạt động khai thác tại vùng đặc quyền kinh tế của Mada với lập luận là
điều ước quốc tế đã ký có nội dung không phù hợp với pháp luật của Mada về khai
thác tài nguyên. Nên điều ước mà Mada đã ký với Tesa vào tháng 10/2009 là
không có hiệu lực. Lập luận này của Mada hoàn toàn không có cắn cứ pháp luật
quốc tế. Ta nhận thấy rằng đối với cùng một vấn đề đó là vấn đề khai thác cá trong
vùng đặc quyền kinh tế của Mada nhưng với sự tận tâm và thiện chí dành cho hai
quốc gia của Mada là hoàn toàn khác nhau. Việc Mada ban đầu dành quyền khai

thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình cho Tesa nhưng ngay sau khi ký
hiệp ước dành quyền cho Geva được khai thác cá thì Mada đã yêu cầu ngừng các
hoạt động khai thác cá của Tesa. Việc làm này vi phạm một nguyên tắc quan trọng
của luật quốc tế là nguyên tắc tận tâm, thiên chí thực hiện cam kết quốc tế. Không
chỉ vậy việc cấm các tàu cá của Tesa mà vẫn cho các tàu của Geva hoạt động là sự
thiên vị rõ ràng, điều đó tạo nên những đánh giá không tốt từ các quốc gia khác đối
với Mada.
Ngoài ra, trên cơ sở pháp lý hiện hành của pháp luật quốc tế, theo quy định tại
điều 27 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế quy định về pháp luật trong
nước và việc tôn trọng các điều thì : “Một bên không thể viện những quy định của
pháp luật trong nước của mình làm lý do để không thi hành một điều ước, quy tắc
này không làm phương hại đến điều 46”. Điều luật này cho thấy khi tham gia vào
các điều ước quốc tế, các quốc gia nhận được nhiều ưu đãi nhưng cũng không ít
khó khăn vì vậy có thể dễ xảy ra việc từ chối thực hiện các điều ước đó. Theo đó
Mada không thể lấy lý do là điều ước đã ký có nội dung không phù hợp với pháp
luật của Mada để cho điều ước đã ký với Tesa không có hiệu lực là hoàn toàn trái
với quy định của Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế.
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
2. Tailieu.vn

4




×