Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SỰ cần THIẾT KHÁCH QUAN, các GIẢI PHÁP và vận DỤNG THỰC TIỄN TÍCH lũy tư bản ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.27 KB, 18 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

MỞ ĐẦU
Ngày nay các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng để phát
triển kinh tế, ngoài việc lựa chọn đường lối phát triển còn phải có
yếu tố vật chất để thực hiện đường lối đó.Đối với các nước đã phát
triển mạnh mẽ như Mỹ, Anh, Pháp… chúng ta đều thấy rằng họ có
một tiềm lực kinh tế (đặc biệt là tiềm lực về vốn) rất mạnh. Còn đối
với những nước đang phát triển như nước ta với điểm khởi đầu rất
thấp, nguồn vốn tự có rất ít, mà một trong những đặc trưng của các
nước đang phát triển là tỷ lệ tích lũy thấp, chỉ dưới 10% thu nhập,
mà tích lũy thấp sẽ dẫn đến trình độ kĩ thuật và năng suất lao động
thấp. Do đó đòi hỏi các nước đang phát triển phải tìm biện pháp để
phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Muốn vậy phải lựa chọn mô hình phát
triển kinh tế phù hợp.Song trong các mô hình tăng trưởng kinh tế
hiện đại, các nhà kinh tế đặc biệt nhấn mạnh vai trò của vốn đầu tư
với tăng trưởng kinh tế. Do đó vốn là cơ sở để phát huy tác dụng
của các yếu tố khác. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công
nghệ tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của
nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu và
cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là
chúng ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển
mới. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

1



Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

thời gian tới còn nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đó là
thiếu vốn.
Trên đây chúng ta đã thấy vốn quan trọng như thế nào đối với việc
phát triển kinh tế. Vì vậy điều chúng ta cần giải quyết là làm sao để
tăng nguồn vốn của mình bằng cách tích lũy, huy động vốn từ
trong và ngoài nước. Song trong những cách để có được nguồn vốn
thì tích lũy và huy động vốn từ trong nước là quan trọng nhất.Và có
như thế chúng ta mới không bị phụ thuộc vào bên ngoài, vì sự phát
triển từ nội lực bao giờ cũng là sự phát triển vững chắc nhất.
Nhận thức được vai trò của việc tích lũy vốn mà em lựa chọn đề tài
này. Trong bài viết em sẽ trình bày những lý luận chung về tích lũy
và ứng dụng những lý luận đó trong phát triển nước ta hiện nay.
I.

THỰC CHẤT CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ NHÂN TỐ

1.

QUYẾT ĐỊNH QUY MÔ CỦA NÓ
Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ
nghĩa tư bản. Hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản là tái sản
xuất mở rộng.Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lập lại
quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản
lớn hơn trước.Muốn vậu phải biến một bộ phận giá trị thặng dư
thành tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản,
hay chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy
tư bản

Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng
dư.Xét một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với
quy mô ngày càng mở rộng.Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

2


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

hóa thành tư bản được là vì giá trị thặng dư mang sẵn những yếu tố
vật chất của tư bản mới.
Có thể minh họa tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ
nghĩa bằng ví dụ sau: Năm thứ nhất: 80c + 20v + 20m. Giả định
20m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được
phân thành 10m1 + 10m2 (trong đó 10m2 giành cho tiêu dùng cá
nhân của nhà tư bản, còn 10m1 dùng để tích lũy). Phần giá trị
thặng dư 10m1 dùng để tích lũy được phân thành 8c1 + 2v1.Khi đó
quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m’ vẫn
như cũ).Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư
bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương
ứng.
Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho
phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa:
Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư
và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư
bản.C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong
dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi

(m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động
của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột
chính người công nhân.
Hai là, quá trình tích lũy tư đã làm cho quyền sở hữu trong nền
kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa.
Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao đổi giữa người sản xuất
hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người
TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

3


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng
những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là
người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Nhưng điều đó
không vi phạm quy luật giá trị.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự lớn lên không ngừng
của giá trị.Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng
tích lũy và tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để
tăng cường bóc lột của người công nhân.
Mặt khác, do cạnh tranh, các nhà tư bản không ngừng làm cho tư
bản của mình tăng lên, bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Thật
ra trong buổi đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự ham muốn làm
giàu của chủ nghĩa tư bản thường chi phối tuyệt đối, nhưng đến
một trình độ phát triển nhất định, sự tiêu dùng xa xỉ của các nhà tư
bản ngày càng tăng lên kèm theo sự tích lũy tư bản.


2.

Những nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích
lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư để
thành quỹ tiêu dùng của nhà tư bản.
Nếu tỉ lệ phân chia đó đã có sẵn, thì rõ ràng đại lượng của tư bản
tích lũy sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định.
Do đó những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy chính là
những nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư.
Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
phải được chia làm hai trường hợp:

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

4


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Một là, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy
mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá
trị thặng dư đó thành hai quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dungfcuar
nhà tư bản. Đương nhiên tỷ lệ quỹ này tăng lên thì tỷ lệ dành cho
quỹ kia sẽ giảm đi.
Hai là, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô của
tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Trong
trường hợp này khối lượng giá trị thặng dư bi phụ thuộc vào những
-


nhân tố sau đây:
Trình độ bóc lột sức lao động bằng những biện pháp: tăng cường
độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương của công
nhân. Có nghĩa là thời gian công nhân sang tạo ra giá trị thì càng
được kéo dài ra nhưng chi phí càng được cắt giảm, do vậy khối
lượng giá trị thặng dư càng lớn và quy mô của tích lũy tư bản càng

-

lớn.
Trình độ năng suất lao động xã hội: năng suất lao động xã hội tăng
lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành

-

tư bản mới, nên làm tang quy mô của tích lũy.
Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị)tham
gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ
bị khấu hao từng phần. Như vậy là mặc dù đã mất dần giá trị,
nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng
như khi còn đủ giá trị.Sự hoạt động này của máy móc được xem
như là sự phục vụ không công. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì
sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

5



Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá
khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mô của tích lũy tư bản càng lớn.
- Quy mô của tư bản ứng trước
Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư
do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư
bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối
lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng
3.

thêm quy mô của tích lũy tư bản.
Tích tụ và tập trung tư bản
Quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua hai con đường: tập
trung và tích tụ tư bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách
tư bản hóa giá trị thặng dư. Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan
hệ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau.Sự khác biệt này
không chỉ về chất, mà còn khác nhau về lượng.
Tập trung tư bản tuy không làm tăng quy mô tư bản xã hội, nhưng
có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất
lớn tư bản chủ nghĩa và quá trình chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn

4.

thấp lên giai đoạn cao.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Quy mô của tư bản mà tăng lên thì cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng
có sự biến đổi. C.Mác phân biệt cấu tạo kĩ thuật, cấu tạo giá trị và
cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Về mặt hình thái vật chất, mỗi tư bản đều gồm có tư liệu sản xuất
và sức lao động để sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số
lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư
liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của
tư bản. Để tính cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

6


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

chỉ tiêu như số năng lượng, hoặc số lượng máy móc do một công
nhân sử dụng trong sản xuất, ví dụ 100kw điện/1 công nhân, 10
máy dệt/1 công nhân.
Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia làm hai phần: tư bản bất biến
(c) và tư bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả
biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.
Ví dụ, một tư bản mà đại lượng của nó là 12.000$, trong đó giá trị
tư liệu sản xuất là 10.000$, còn giá trị sức lao động là 2.000$, thì
cấu tạo giá trị của tư bản đó là 10.000$ : 2.000$ = 5:1.
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nói chung, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư
bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản.
Để biểu hiện mối quan hệ đó, C.Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ
của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo
kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh những biến đổi của cấu
tạo kỹ thuật của tư bản.

C.Mác viết: “…Tôi gọi kết cấu giá trị của tư bản là kết cấu hữu cơ
của tư bản trong trừng mực mà kết cấu giá trị ấy được quyết định
bởi kết cấu kỹ thuật của tư bản và phản ánh những sự biến đổi của
kết cấu kỹ thuật này”.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là một quy luật kinh tế của chủ
nghĩa tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu
tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tang, do đó cấu tạo giá trị của tư
bản phản ánh cấu tạo kỹ thuật của tư bản cũng tăng nên cấu tạo
hữu cơ của tư bản ngày càng tăng lên. Hơn nữa, việc nâng cao cấu
TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

7


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

tạo hữu cơ của tư bản còn do yêu cầu của quy luật giá trị thặng dư
II.

và quy luật cạnh tranh chi phối.
SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN, CÁC GIẢI PHÁP VÀ VẬN
1.

DỤNG THỰC TIỄN TÍCH LŨY TƯ BẢN Ở VIỆT NAM
Vai trò của tích lũy vốn ở Việt Nam
Từ bài học của những quốc gia phát triển trên thế giới và từ thực
tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định tích tụ và tập trung vốn có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước
cũng như đối với sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Việt Nam muốn đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, văn minh” thì cần phải tích tụ và tập trung vốn với tỷ lệ
cao để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn kiện Đại hội VIII đã chỉ ra rằng đến năm 2020 Việt Nam phải
hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa, cải tiến nước ta từ một nước
nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Vấn đề huy động vốn cho quá trình CNH-HĐH có ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế nước ta.Trước hết là huy động nguồn vốn
từ nội bộ nền kinh tế trong nước.Đây là nguồn vốn có tính quyết
định, là nhân tố nội lực. Nhờ tăng năng suất lao động xã hội một
cách liên tục mà tạo ra nguồn vốn tự có. Nguồn vốn nội bộ còn
được tạo ra từ sự liên doanh liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực,
các miền, các vùng của nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn cò được
tạo ra thông qua sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần,
thông qua việc huy động các tiền nhàn rỗi của dân cư, của các cơ
sở kinh tế, các tổ chức đoàn thể, thông qua các khoản thế nộp ngân
sách Nhà nước…

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

8


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Các quốc gia trên thế giới cũng như nước ta đều phải dùng mọi
biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình
thức: liên doanh, hợp tác kinh doanh, vay với lãi suất thấp, vốn
viện trợ. Trong điều kiện nền kinh tế tích lũy vốn nội bộ còn thấp
thì thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng. Từ
nguồn vốn bên ngoài, biến thành nguồn lực trong nước, tạo điều

kiện để đấy nhanh quá trình CNH-HĐH, tăng trưởng và phát triển.
Để với việc huy động vốn đầu tư nước ngoài cần có cơ chế thu hút
ngày càng nhiều và tranh thủ cùng với công nghệ tiên tiến. Tuy
nhiên nguồn vốn nước ngoài cũng chỉ có hạn và thường kèm theo
những ràng buộc nhất định, số nước và số cá nhân có vốn đầu tư
nước ngoài không tương đương với số nơi có nhu cầu nhận đầu tư,
từ đó làm nảy sinh cạnh tranh. Cuộc cạnh tranh này đưa các nước
kém phát triển hơn vào thế bất lợi.Còn việc vay vốn thì phải tính
đến khả năng trả nợ, ngoài ra còn phải đảm bảo các yếu tố khác về
độc lập chủ quyền, kinh tế, chính trị.
Vì vậy, để quá trình CNH-HĐH và sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả kinh tế cao, để nền kinh tế phát triển bền vững, tất yếu phải
2.

bảo toàn, phát triển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thực trạng quá trình tích lũy vốn ở Việt Nam
Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, chỉ huy khi mà cuộc sống
của người dân còn vô cùng khó khan, tiêu dùng còn thiếu thốn thì
quá trình tích lũy vốn còn gặp rất nhiều trở ngại. Mặt khác Nhà
nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh tế dẫn đến việc các tổ chức
doanh nghiệp không thể phát huy hết được khả năng tham gia vào
thị trường của mình. Việc điều chỉnh mang nặng tính chỉ huy của

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

9


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân


Nhà nước làm cho nhiệm vụ tích tụ tập trung vốn không đạt được
hiệu quả đặt ra.Người dân phải lo tiêu dùng từng ngày nên không
thể chú trọng vào việc tích lũy.Nguồn viện trợ của nước ngoài lại
chứa đựng nhiều yếu tố chính trị nên không được phát huy hết khả
năng vốn có của nó.Các chủ doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn đầu
tư vì mức độ rủi ro cao, đồng tiền không ổn định, thị trường chưa
đảm bảm được tính cạnh tranh vốn có của nó.
Từ khi chuyển đổi cải cách nền kinh tế nhìn chung đời sống nhân
dân đã được cải thiện rõ rệt, tổng thu nhập quốc dân tăng nhanh thị
trường hàng hóa phong phú và sôi động hẳn lên… những thành quả
đạt được đó là không thể nghi ngờ.
Quý I năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội, tuy thấp hơn
kế hoạch năm 2013 của thành phố, nhưng cao hơn tốc độ tăng
trưởng của cùng kì năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) tăng 7.5%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 11.7%;
tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng
11.6%; kim ngạch xuất khẩu tăng 0.3%...
Dự kiến quý I năm 2013, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội
(vốn đầu tư xã hội) đạt 42.911,8 tỷ đồng, tăng 11.7% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn tăng 16.3%;
vốn ngoài nhà nước tăng 11.1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tăng 8% so với cùng kỳ.Chia theo khoản mục đầu tư: vốn đầu tư
xây dựng cơ bản, chiếm tỷ trọng 27.5%, tăng 11,3% so với cùng kỳ
năm trước. Vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất,
chiếm tỷ trọng 18.5%, tăng 18%; Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng
cấp tài sản, chiếm tỷ trọng 1%, tăng 10.9%; Vốn đầu tư bổ sung

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

10



Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

vốn lưu động, chiếm tỷ trọng 48.1%, tăng 9.6%; Vốn đầu tư khác,
chiếm tỷ trọng 4.9%, tăng 11.6%.
Quý I năm 2013, các công trình, dự án có vốn chuyển tiếp tục được
thực hiện. Một số dự án do các Sở làm chủ đầu tư có khối lượng
thực hiện đạt khá (trên 25%) so với kế hoạch năm 2013.Thu hút
vốn đầu tư nước ngoài quý I năm 2013 của Hà Nội đạt được kết
quả khá so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến quý I năm 2013, trên
địa bàn Hà Nội có 61 dự án đầu tư trong nước được cấp mới và
tăng vốn, với tổng đầu tư đăng ký là 149 triệu USD.
Tuy nhiên những gì mà chúng ta đạt đượcvẫn còn quá nhỏ bé. So
với thế giới, nền kinh tế của ta vẫn còn lạc hậu, kém phát triển.
Vậy nguyên nhân là do đâu?
Chúng ta thấy rằng tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết
kiệm và đầu tư còn thấp, nhiều hộ gia đình và không ít những
doanh nghiệp còn đầu tư chưa có hiệu quả, nguồn vốn vẫn không
luân chuyển được từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư của nhà nước
tuy đã tăng lên nhưng còn dàn trải, còn lãng phí, thị trường tiền tệ,
thị trường vốn còn chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưa phù hợp
với việc đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn, vì thế còn hạn
chế đầu tư phát triển. Các hình thức tích tụ và tập trung vốn chưa
tạo ra sức hấp dẫn với người có vốn và hệ số sử dụng vốn trong
nền kinh tế còn thấp.Việc tích tụ và tập trung vốn từ các thành
phần kinh tế ngoài ngân sách còn chậm và chưa đồng bộ.Hệ thống
ngân hàng, tổ chức tín dụng trung gian phục vụ cho việc giao lưu
nguồn vốn tích lũy giữa những người có tiền nhàn rỗi với các đơn
vị sản xuất kinh doanh còn chưa tác động tích cực mạnh mẽ.Đặc


TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

11


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

biệt là các chính sách tài chính tiền tệ chưa giải quyết đúng và
trúng các vấn đề bức xúc của nền kinh tế. Do đó nó chưa thực sự
trở thành đòn bẩy có hiệu quả trong điều khiển kinh tế vĩ mô, nhằm
thúc đẩy sản xuất, tạo và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu
thuế…Ngoài ra ở giai đoạn này còn thiếu vắng nhiều giải pháp tích
tụ và tập trung vốn hữu hiệu, trong đó có công cụ thị trường chứng
khoán. Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn phân tán, không tập
trung tối đa vốn tiền mặt cũng như nhân tài vật lực để giải quyết
với tốc độ nhanh các công trình thiết yếu mang tính chất “xương
sống” của nền kinh tế, vẫn còn nhiều lãng phí và kém hiệu quả. Hệ
thống hành chính nói chung còn lắm thủ tục phiền hà, vì thế người
dân còn chưa hăng hái bỏ tiền ra đầu tư sản xuất xuất kinh doanh
nói chung và đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng. Thị
trường chứng khoán nói chung cũng đang trong thời kỳ sơ khai nên
chưa có hiệu quả tích cực. Quy mô nguồn vốn đầu tư ngoài ngân
sách hiện nay còn hết sức nhỏ bé do mức thu nhập thực tế của Việt
Nam còn thấp, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đã
chưa đủ sức hấp dẫn thu hút dân chúng bỏ vốn vào sản xuất thay
cho việc tiêu dùng cá nhân.
Do đó những nhà quản lý kinh tế cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra
các giải pháp tích tụ và tập trung vốn đạt hiệu quả cao nhất, đáp
3.

a.

ứng yêu cầu về vốn cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Một số giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy vốn ở Việt Nam
Xây dựng các mức lãi suất tiền gửi trung hạn và dài hạn hợp lý.

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

12


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Một chính sách lãi suất hợp lý là một chính sách được xây dựng có
cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
xã hội hiện đại.
Xây dựng các mức lãi suất tiền gửi trung hạn và dài hạn hợp lý
cho giai đoạn hiện nay và thời gian tới, cần phải giải quyết theo các
hướng sau:
+Tiếp tục xác định mức lãi suất tiền gửi trung hạn và dài
hạn cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn. Thời gian gửi càng dài lãi
suất càng cao.
+Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn cần xây dựng thành
nhiều mức khác nhau. Mỗi mức lãi suất cho khoảng thời gian bao
lâu là tùy thuộc vào thời gian gửi tiền của dân cư và nhu cầu huy
động vốn của mỗi ngân hàng.
+Khi cần thiết phải huy động một lượng vốn lớn để đáp ứng
nhu cầu tín dụng cho các công trình trọng điểm, ngân hàng có thể
nâng mức lãi suất tiền gửi cao hơn lúc bình thường và trả lãi trước
cho người gửi tiền.

+Các ngân hàng nên trả lãi cho người gửi tiền khi họ gửi tiền
với thời gian trung hạn và dài hạn nhưng có nhu cầu rút ra trước
thời hạn. Mức lãi nên ở mức thấp hơn một mức của thời gian thực
tế họ đã gửi.
b.

Huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt và đa dạng hóa.
Ngân hàng nên hoàn thiện các hình thức vốn huy động, vốn
truyền thống, đồng thời củng cố và mở rộng các hình thức huy
động vốn mới:

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

13


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

+Phổ cập hóa các dạng sổ tiết kiệm hiện nay thành các
khoản tiết kiệm của dân cư. Khi đó sẽ có thêm khách hàng có quan
hệ tài khoản tại ngân hàng.Khách hàng mở tài khoản càng đông,
huy động tiền gửi càng nhiều.
+Ngân hàng nên gắn việc huy động tiền gửi với việc cho
vay nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Ai gửi nhiều tiền dài hạn thì
cũng được vay dài hạn nhiều.Với hình thức này vừa tạo được
nguồn vốn vừa mở rộng thị trường đầu tư và khuyến khích việc
tích lũy của nhân dân.
+Ngân hàng có thể áp dụng cách nhận tiền gửi theo kiểu hộp
đóng, khách hàng ký hợp đồng với ngân hàng gửi tiền dài hạn mà
lãi suất được thỏa thuận và cố định trong suốt quá trình gửi tiền.

Đối với hình thức này khách hàng có lợi thế là cho dù lãi suất thị
trường có giảm thì họ vẫn được mức lãi suất đã ghi trong hợp
đồng.
c.

Ngân hàng cần tạo được độ tin cậy của dân.
Con người ta luôn có tư duy sinh lời, kiếm lợi nhuận nhưng bên
cạnh đó do bản tính nên ở đâu an toàn thuận tiện thì ở đó sẽ được
người dân tin cậy mà gửi gắm tài sản vào. Vì vậy khi ngân hàng
không có đủ độ tin cậy đối với người dân thì rất khó có thể huy
động được nhiều vốn trong dân, nhất là vốn nhàn rỗi dài hạn dưới
hình thức dự trữ của cải. Muốn khuyến khích người gửi tiền thì
trước hết phải gây được niềm tin ở công chúng, chẳng hạn ngân
hàng phối hợp với các công ty bảo hiểm xúc tiến nghiệp vụ bảo
hiểm tiền gửi nói riêng, bảo hiểm vốn của người đầu tư nói chung.

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

14


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đó là tạo ra độ an toàn cao cho người gửi tiền. Mở rộng mạng lưới
ngân hàng, thực tế cho thấy ở đâu có hệ thống ngân hàng phát triển
mạnh mẽ, rộng khắp và hoàn thiện các nghiệp vụ, thì ở đó thu hút
ngày càng nhiều vốn tiền tệ trong xã hội vào ngân hàng.
d.

Mở rộng và kích thích thị trường chứng khoán hoạt động.

+Phải tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Muốn vậy
phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
khuyến khích các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác
thành lập công ty cổ phần.Triển khai việc phát hành tín phiếu, kỳ
phiếu, trái phiếu và cho phép mọi người dân được phép mua bán
chuyển nhượng rộng rãi trên thị trường.
+Đa dạng hóa nhiều lại mức mệnh giá cho thị trường chứng khoán,
cũng như có sự tham gia của nhiều công ty cổ phần đại chúng.
Điều này rất quan trọng để công chúng có thể dùng tiền tiết kiệm
để đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau của nhiều công ty
khác nhau, tránh rủi ro khi đầu tư.
+Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý cần thiết như luật,
pháp lệnh, nghị định về hoạt động của thị trường chứng khoán.
Phân chia rã ràng chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan.

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

15


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

KẾT LUẬN
Qua lý luận tích lũy tư bản (vốn) thấy rằng cùng với sự phát triển
của xã hội tích lũy ngày càng đóng vai trò quan trọng và cần thiết.
Nhờ tích lũy mà của cải của xã hội không ngừng được tăng lên.
Tuy nhiên trong từng giai đoạn lịch sử tích lũy mang bản chất khác
nhau: dưới chủ nghĩa tư bản tích lũy là phương tiện để giai cấp tư
sản bóc lột lao động làm thuê, tích lũy càng nhiều lao độnglao

động làm thuê càng bị bóc lột nặng nề gây nên mâu thuẫn đối
kháng mà chủ nghĩa tư bản không thể tự giải quyết được dẫn đến
sự nổi dậy của giai cấp vô sản giành chính quyền. Dưới chủ nghĩa
xã hội, tích lũy tư bản là phương tiện làm tăng của cải của toàn
dân, tích lũy càng cao thì đời sống của nhân dân càng được cải
thiện, lợi ích của nhân dân lao động ngày càng cao bởi chủ nghĩa
xã hội mặc dù tích lũy được coi trọng nhưng không có nghĩa tiêu
dùng giảm đi mà phải không ngừng tăng lên (đó là mục tiêu của
chế độ xã hội này đặt ra).
Việt Nam hiện nay đang nằm trong khu vực hoạt động năng
động và sôi nổi có rất nhiều thuận lợi và thách thức mà vị trí địa lý
đem lịa cùng với việc vượt qua những thách thức của thời đại Việt
Nam đang thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH một cách sâu sắc toàn
diện từ địa phương tới trung ương. Quá trình này là đầu tư theo
chiều sau (đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa dây
truyền sản xuất,…) và đầu tư xây dựng mới để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên phạm vi rộng quy mô lớn. Do đó, vốn đã và đang trở
thành vấn đề bức thiết đối với nước ta.
TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

16


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn như thế nào lại là điều mà mọi
quốc gia cần phải hết sức quan tâm.Một nguồn vốn dù là lớn nhưng
sử dụng không đúng mục đích thì nó cũng trở thành vô nghĩa.Vì
vậy với điều kiện riêng từng quốc gia có phương pháp và giải pháp
hữu hiệu cho quá trình huy động và sử dụng vốn đạt hiệu quả tối đa

như tiềm năng mà quốc gia đó đã có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình kinh tế chính trị học Mác – Lênin <tập 1>
2.Kinh tế chính trị học – nxb giáo dục
3.Tích tụ và tập trung vồn trong nước/ Trần Xuân Kiên
4.Tư bản - Quyển 1- Tập 3/ C.Mác
5.Nguồn Tổng cục thống kê của Quý 1/2013

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

17


Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

MỤC LỤC

TRỊNH THỊ HÀ - 11121072

18



×