Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Anh T tham gia cuộc thi thiết kế trang sức và đã đạt giải cao cho bộ sưu tập “Charming Lady”. Công ty X chuyên thiết kế và kinh doanh trang sức muốn mua độc quyền mẫu thiết kế trên của anh T để đưa vào sản xuất.Hãy tư vấn cho công ty X những việc cần làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.15 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................2
I. Khái quát chung về tư cách chủ thể của anh T và bộ sưu tập Charming Lady.................2
1. Bộ sưu tập Charming Lady..........................................................................................2
2. Tư cách chủ thể của anh..............................................................................................3
II. Tư vấn các việc cần làm của công ty X...........................................................................3
1. Công ty X cần kí hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với bộ sưu tập
“Charming Lady”.............................................................................................................. 3
2. Đăng kí quyền sở hữu đối với quyền tác giả...............................................................5

C. KẾT LUẬN.....................................................................................................8

A. MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển và
phổ biến thì việc truyền tải một tác phẩm văn học khoa học, nghệ thuật, khoa
học đến đông đảo công chúng càng trở lên dễ dàng và nhanh chóng. Tuy vậy,
1


cùng với đó là việc các tác phẩm bị sao chép tràn lan xâm phạm và ảnh hưởng
đến quyền tác giả. Để tìm hiểu về quyền tác giả cũng như cách bảo vệ quyền tác
giả, em xin được nghiên cứu đề bài số 1: “Anh T tham gia cuộc thi thiết kế trang
sức và đã đạt giải cao cho bộ sưu tập “Charming Lady”. Công ty X chuyên thiết
kế và kinh doanh trang sức muốn mua độc quyền mẫu thiết kế trên của anh T để
đưa vào sản xuất.Hãy tư vấn cho công ty X những việc cần làm để có thể khai
thác và bảo vệ tối ưu quyền sở hữu trí tuệ của mình.”

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tư cách chủ thể của anh T và bộ sưu tập Charming
Lady


1. Bộ sưu tập Charming Lady
Charming Lady là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vì thỏa mãn những đặc
điểm của một tác phẩm nói chung được bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu
trí tuệ năm 2005 cụ thể là:
- Được sang tạo bởi anh T
- Đây là bộ sưu tập trong lĩnh vực nghệ thuật
- Đã được định hình (bộ sưu tập đã được anh T thể hiện dưới một hình thức
nhất định để mang đi dự thi)
Ngoài ra, tác phẩm này còn đáp ứng các mô tả tại khoản 2 Điều 15 Nghị
định 100/2006/NĐ-CP quy định về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau: “.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở
hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục
với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất
hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ;
hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.”

2


Chính vì thế, Charming Lady là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, một
trong những loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điểm g
khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
2. Tư cách chủ thể của anh
Với tư cách là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ bộ sưu tập Charming
Lady anh T được là tác giả của tác phẩm này (theo quy định tại khoản 1 Điều 8
Nghị định 100/2006/NĐ-CP). Theo đó, trước khi chuyển nhượng quyền tác giả
của mình cho công ty X anh T có toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản
đối với tác phẩm của mình bao gồm các quyền được quy định tại Điều 19 và
điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
II. Tư vấn các việc cần làm của công ty X

1. Công ty X cần kí hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với bộ
sưu tập “Charming Lady”
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
Để mua độc quyền mẫu thiết kế của anh T để đưa vào sản xuất, công ty X
cần thỏa thuận với anh T kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với
bộ sưu tập Charming Lady căn cứ vào khoản 1,2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005:
“ 1. Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả,chủ sở
hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại
khoản 3 Điều 19,Điều 20,…
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại
Điều 19,trừ quyền công bố tác phẩm;…”

3


Như vậy, để độc quyền sở hữu bộ sưu tập trên, công ty X sẽ phải yêu cầu
anh T chuyển toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật
sở hữu trí tuệ năm 2005 bao gồm các quyền:
Đối với quyền nhân thân: Là quyền công bố tác phẩm và cho phép người
khác công bố tác phẩm (khoản 3 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).
Đối với quyền tài sản: Là các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật sở
hữu trí tuệ năm 2005 bao gồm:
“ a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối,nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,vô
tuyến,mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,chương trình máy

tính.”
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì công ty X là Tổ
chức được chuyển giao một,một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20
và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu
quyền tác giả.
Với tư cách làchủ sở hữu quyền tác giả, công ty X có thể độc quyền thực
hiện hoặc cho phép người khác thực hiện thực hiện các quyền trên theo quy định
của pháp luật (Theo khoản 2 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).
Tổ chức,cá nhân khi khai thác,sử dụng một,một số hoặc toàn bộ các quyền
quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép
và trả tiền nhuận bút,thù lao,các quyền lợi vật chất khác cho công ty X (theo
khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).
4


Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
được sửa đổi bổ sung tại nghị định 85/2011/NĐ-CP thì : “Thời hạn bảo hộ
quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở
hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi
tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác
phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm
được định hình.
Vậy nên, thời hạn bảo hộ đối với các quyền tác giả của công ty X đối với
tác phẩm Charming Lady – một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.là 50 năm kể từ
khi tác phẩm được công bố hoặc 50 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Hình thức và điều khoản của hợp đồng
Theo quy định tại Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ thì:
- Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải lập thành văn bản
- Hợp đồng bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển
nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá,phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Căn cứ pháp lý về việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Đăng kí quyền sở hữu đối với quyền tác giả.
- Cơ sở pháp lý
5


Với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả, công ty X được bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm Charming Lady (theo khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005). Vì vậy, công ty X có thể đăng kí quyền tác giả theo quy định tại
Điều 49: “ 1. Đăng ký quyền tác giả,quyền liên quan là việc tác giả,chủ sở hữu
quyền tác giả,chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây
gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông
tin về tác giả,tác phẩm,chủ sở hữu quyền tác giả,chủ sở hữu quyền liên quan.
2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,Giấy
chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được
hưởng quyền tác giả,quyền liên quan theo quy định của Luật này.
3.Tổ chức,cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác
giả,Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh
quyền tác giả,quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp,trừ trường hợp
có chứng cứ ngược lại.”
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện
dưới một hình thức vật chất nhất định,không phân biệt nội dung,chất lượng,hình
thức,phương tiện,ngôn ngữ,đã công bố hay chưa công bố,đã đăng ký hay chưa

đăng ký vì vậy nên việc nộp đơn chứng nhận đăng kí quyền tác giả không phải
là thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, khi công ty X được cấp
giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra, công ty sẽ
không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ trường hợp
có chứng cứ ngược lại.
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền tác giả:
+ Công ty X nộp đơn đăng kí quyền tác giả:
Nội dung đơn đăng kí quyền tác giả được quy định tại Khoản 2 Điều 50
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, theo đó đơn đăng kí quyền tác giả của công ty X
sẽ bao gồm các giấy tờ tài liệu sau:
6


-

Tờ khai đăng ký quyền tác giả được lập bằng tiếng Việt do đại diện
hợp pháp của công ty X hoặc người được ủy quyền trực tiếp kí tên. Mẫu
tờ khai đăng kí quyền tác giả do Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịchquy

định.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
- Giấy uỷ quyền,nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền được lập
bằng tiếng Việt;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả giữa công ty X và anh T bằng
tiếng Việt
Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng kí quyền tác giả, công ty X sẽ nộp 01 hồ sơ
đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện
của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu

điện.1 Ngoài ra, công ty X còn phải nộp một số khoản phí, lệ phí để đăng kí bảo
hộ quyền tác giả của mình cho cơ quan nhà nước.
+ Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả
Theo điều 52 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì: “Trong thời hạn mười lăm
ngày làm việc,kể từ ngày nhận đơn hợp lệ,cơ quan quản lý nhà nước về quyền
tác giả,quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác
giả,Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường
hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,Giấy chứng nhận đăng
ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả,quyền liên
quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.”
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 100/2006/NĐ-CP được
sửa đổi bổ sung tại Nghị định 85/2011/NĐ-CP thì: “Cục Bản quyền tác giả có
thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền
1

Khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2006/NĐ-CPđược sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 85/2011/NĐ-CP.

7


tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại các khoản 1 và 2
Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng
kí hợp lệ của công ty X, cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí
bảo hộ quyền tác giả cho công ty. Trường hợp cục Bản quyền tác giả từ chối cấp
thì phải thông báo bằng văn bản cho công ty.
+ Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả
Theo Điều 53 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì: “1. Giấy chứng nhận đăng
ký quyền tác giả,Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.”. Ngoài ra, quyền tác giả của công ty X cũng được bảo

hộ trên một số quốc gia là thành viên công ước Bern mà Việt Nam đã tham gia.

C. KẾT LUẬN
Trên đây là những tư vấn cơ bản cho công ty X có sử dụng độc quyền bộ
sưu tập của anh T. Việc bảo về quyền tác giả của mình không chỉ giúp công ty X
có một mẫu thiết kế ấn tượng mà còn mang lại những lợi ích lâu dài trong quá
trình sản xuất trang sức của công ty. Đây cũng là điều mà pháp luật sở hữu trí
tuệ hướng đến nhằm làm hài hòa lợi ích của các chủ thể trong xã hội.

Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam,
nxb Công An Nhân Dân năm 2009.
2. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

8


3. Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự năm 2005
và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011).
4.

/>
9



×