Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân công pháp quốc tế đề số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.43 KB, 4 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 5
Năm 2009, hai quốc gia A và B ký kết hiệp định song phương về hợp tác chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, trong đó quy định rằng hai bên có nghĩa vụ
sử dụng các biện pháp cần thiết để phối hợp trấn áp các tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia giữa hai nước. Tháng 4/2011, Cơ quan cảnh sát hình sự quốc gia
B đã thông báo cho quốc gia A về việc phát hiện ra nơi ẩn náu của tên chum tội
phạm ma túy mà quốc gia này đang tìm kiếm trên lãnh thổ quốc gia B. Chính
phủ quốc gia A ngay lập tức bí mật điều động một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm
vượt biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia B tấn công nơi ở của tên trùm tội phạm
ma túy, đồng thời tiêu diệt tên này.
Phát hiện ra hành vi của quốc gia A, quốc gia B đã lên tiếng phản đối mạnh
mẽ. Quốc gia B cho rằng hành vi này đã vi phạm chủ quyền quốc gia. Tuy
nhiên, quốc gia A cho rằng hành vi của mình là nhằm thực hiện nghĩa vụ thành
viên của Hiệp định song phương về hợp tác chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia. Hơn nữa, trước đó, tại một hội nghị quốc tế về đấu tranh phòng chống
tội phạm, người đứng đầu lực lượng cảnh sát hai quốc gia A và B đã thực hiện
một cuộc hội đàm chính thức và hai bên cùng cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho hoạt động chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia giữa hai bên. Hãy
cho biết:
- Hành vi tấn công và tiêu diệt tên trùm ma túy của quốc gia A có hợp pháp
hay không? Tại sao?
- Cuộc hội đàm chính thức giữa hai người đứng đầu lực lượng cảnh sát
quốc gia A và B có xác lập nghĩa vụ pháp lý quốc tế bắt buộc đối với hai
bên hay không? Tại sao?

1


1. Hành vi tấn công và tiêu diệt tên trùm ma túy của quốc gia A có hợp
pháp hay không? Tại sao?
Trả lời:


Hành vi vượt biên giới tiến vào lãnh thỗ quốc gia B và tiêu diệt tên trùm tội
phạm của quốc gia A là trái pháp luật quốc tế. Hành vi trên của quốc gia A đã vi
phạm nguyên tắc:“Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia”.
Nguyến tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế được quy định tại điều 2 Hiến chương liên hợp quốc và được coi
như một quy phạm jus cogens có tính chỉ đạo bắt buộc chung giữa các quốc gia
khi tham gia vào các quan hệ quốc tế. Nội dung của quy tắc này bao gồm nhiều
nội dung về sự bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia trong đó có: “Sự toàn
vẹn về lành thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch”. Theo đó, sự toàn
vẹn lãnh thổ của một quốc gia là bất khả xâm phạm, các quốc gia khác không
được vì bất cứ lý do gì mà xâm phạm đến lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia
khác, khi chưa có sự đồng ý của quốc gia đó.
Một điều ước quốc tế khi được kí kết và thực hiện đều phải tuân thủ nguyên tắc:
điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế. Vì vậy, Hiệp đinh song phương giữa hai quốc gia A và B khi được kí
kết và thưc hiện trên thực tế cũng phải thực hiện một cách thiện chí, tận tâm trên
cơ sở tôn trọng các nguyên tắc mà luật quốc tế đã đặt ra. Quy định của Hiệp
định song phương giữa hai quốc gia: “hai bên có nghĩa vụ sử dụng các biện
pháp cần thiết để phối hợp trấn áp các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia giữa
hai nước”đã không quy định một cách rõ ràng nhưng trong quá trình thực hiện,
hai bên vẫn phải ngầm hiểu rằng: việc phối hợp giúp đỡ nhau phải dựa trên cơ
sở không xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ của nhau, theo đúng nguyên tắc
của luật quốc tế đã đặt ra. Cùng với đó, cam kết của người đứng đầu lực lượng
cảnh sát hai quốc gia A và B “sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia giữa hai bên” trong một cuộc hội
đàm chính thức cũng đồng thời không được trái với quy tắc cơ bản trên.

2



Như vậy, mặc dù, quốc gia A và quốc gia B tuy có kí kết với nhau Hiệp định
song phương về hợp tác chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và khi tiến
vào lãnh thổ quốc gia B, quốc gia A có nói mục đích của mình là nhắm giúp đỡ
tương trợ như theo đúng thỏa thuận của hiệp định đã kí kết và cam kết thực hiện
thì hành vi này vẫn bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
2.

Cuộc hội đàm chính thức giữa hai người đứng đầu lực lượng cảnh sát
quốc gia A và B có xác lập nghĩa vụ pháp lý quốc tế bắt buộc đối với
hai bên hay không? Tại sao?

Trả lời:
Cuộc hội đàm chính thức giữa hai người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia
A và B có thể xác lập nghĩa vụ pháp lý quốc tế bắt buộc đối với hai quốc gia vì:
A và B là chủ thể của luật quốc tế, vì vậy, những thỏa thuận giữa hai bên để
giàng buộc trách nhiệm pháp lý quốc tế phải được kí kết bởi các chủ thể có thẩm
quyền. Khi kí kết điều ước quốc tế, các chủ thể thông qua đại diện của mình là
đại diện đương nhiên mà thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp luật của các quốc
gia đã xác định là những người không cần thư ủy nhiệm. Ngoài những đại diện
đương nhiên theo quy định tại điều 7 công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước
quốc tế, thì những người đứng đầu các bộ và cơ quan ngang bộ, có quyền kí kết
những điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực của bộ, ngành cũng không cần thư ủy
nhiệm. Như vậy, trong trường hợp này, cam kết của hai người đứng lực lượng
cảnh sát có thể giàng buộc trách nhiệm pháp lý của hai quốc gia. Vì đây được
coi như một điều ước được kí kết bởi hai chủ thể có thẩm quyền.
Như vậy, cam kết của hai người đứng đầu lực lượng cảnh sát của hai quốc gia A
và B được coi là một điều ước quốc tế thì sẽ xuất hiện trách nhiệm pháp lý ràng
buộc giữa hai quốc gia này. Trách nhiệm pháp lý của hai quốc gia sẽ bao gồm
các quyền và nghĩa vụ bắt buộc giữa hai quốc gia với nhau.


3


Danh mục tài liệu tham khảo:
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.

2.

Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (đồng chủ
biên), Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành
luật và ngoại giao), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.

3.

Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế kí
kết giữa các quốc gia.

4.

Hiến chương Liên hợp quốc.

4



×