Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài tập cá nhân công pháp quốc tế đề số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.95 KB, 5 trang )

Đề bài 07 :Năm 2012, tại quốc gia A có xảy ra nội chi9eens. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến
hành đập phá các cửa hành, nhà kho, sân bãi nhằm tằng cường sức ép đề nghị Chính phủ được
nhiệm phải từ chức. Cuộc gia tranh giữa Chính phủ đương nhiệm và phe nổi dậy ngày càng
căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh trong khu vực như đe dọa sự an
toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. trước tình hình nguy
cấp này, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì
hòa bình và an ninh thế giới đã có những cuộc họp xem xét về vấn đề của quốc gia A. Dự thảo
Nghị quyết của Hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể
cả các biện pháp quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được doạn thảo.Trong thời gian chờ đợi
nghị quyết được thong qua, với tư cách là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an quốc gia
X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu và neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để
sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết:
-Hành vui của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982 hay
không? Tại sao?
-Cơ sở pháp lí cần thiết để đảm bảo tình hợp pháp của Nhị quyết do Hội đồng bảo an thông
qua.


1.Hành vi của quốc gia X không phù hợp với quy định của Công ước Luật Biển 1982. Tại
vì đã vi phạm các quy định của Công ước Luật Biển 1982.
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt
quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở (Điều 2,3, Công ước Luật biển 1982;Điều 1, Tuyên bố năm
1977 của Chính phủ Việt Nam về lãnh hải, vũng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam;Điều 9, Luật biển biên giới quốc gia năm 2003.Quốc gia có chủ
quyền hoàn toàn và đầy đủ trong vũng lãnh hải cuả mình. Chế độ pháp lí của lãnh hải được
xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự cân bằng giữa chủ quyền của quốc gia ven biển và những hạn
chế quy định bởi pháp luật quốc tế, thể hiện thông qua việc thừa nhận quyền qua lại không vô
hại của tàu thuyền nước ngoài và vấn đề thực thi thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển.
-Quyền qua lại không gây hại cho tàu thuyền nước ngoài: được quy định tại điều 17-Công ước
Luật biển 1982, quy định tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển đều
được hưởng quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải


-Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật quốc tế về lãnh hải, được quy định tại Điều 27đến Điều 31 Công ước Luật
biển 1982.
Hành vi của X không phù hợp với quy định của Công ước Luật biển 1982 vì các lí do
sau đây:
Thứ nhất, Công ước Luật biển 1982 quy định tàu thuyền của tất cả các quốc đều được hưởng
quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải (Điều 17). Khi thực hiện quyền này, tàu thuyền
nước ngoài phải đi liên tục nhanh chóng theo những tuyến hàng hải bình thường, không được
dừng lại và đổi hướng nhưng có ngoại lệ, đó là tàu thuyền được phép dừng lại và thả neo trong
trường hợp: Khi gặp những sự cố thông thường về hàng hải hoặc; vì một trường hợp bất khả
kháng hay mắc cạn hoặc; vì mục đích cứu giúp người tàu thuyền hay phương tiện đang lâm
nguy hoặc mắc nạn(Điều 18). Trong tình huống, quốc gia X cho một số tàu quân sự tiến sâu
và neo đậu trong vũng lãnh hải của quốc gia A, Hành động của X không thuộc một trong các
trường hợp tàu thuyền được dừng lại và neo đậu được nêu ở trên. Nên hành vi của X đã vi
phạm Công ước Luật biển 1982.
Thứ hai,theo quy định tài Điều 19,Công ước Luật biển 1982 quy định việc qua lại của tàu
thuyền nước ngoài không được xâm phạm tới chủ quyền an ninh, lợi ích của quốc gia ven
biển, những hành động được coi là gây hại trong Điều 19 chỉ liên quan đến tàu thuyền quân
sự. Trong vùng nước lãnh hải thì quốc gia A có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Hành vi của
Xcho một số tàu quân sự tiến sâu và neo đậu trong vũng lãnh hải của A để sẵn sàng thực hiện
nghị quyết của HĐBA, đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và độc lập chính trị; xâm phạm tới chủ quyền, an ninh và lợi ích của quốc gia A. Đây là
hành vi trái với các quy định của Công ước Luật biển 1982, cũng như các quy định của pháp
luật quốc tế.
Mở rộng: Hành vi của X không chỉ vi phạm các quy định của Công ước Luật biển 1982 mà
còn trái với nguyên tắc cơ bản được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc. Hành vi cho tàu
quân sự neo đậu trong vùng lãnh hải của X đã trái với nguyên tắc “ Cấm dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Nguyên tắc này có ngoại lệ, đó là được sử dụng các



biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
theo quy định tại các Điều từ Điều 39 đến Điều 42, Hiến chương LHQ.Trong tình huống, có
thể thấy công việc nội bộ của quốc gia A đã vượt quá phạm vi quốc gia vì sự giao tranh đã đe
dọa tới hòa bình thế giới nên để thực hiện chức năng của mình Hội đồng bảo an có thể sử dụng
các biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang để can thiệp đến vấn đề của quốc gia A; hành đồng
đồng hoàn toàn phù hợp với các quy định của quốc tế. Nhưng dự thảo Nghị quyết về việc áp
dụng các biện pháp đối với A chưa được thông qua, thìquốc gia X đã cho tàu quân sự tiến sâu
và neo đậu trong vũng lãnh hải của A khi chưa được Hội đồng bảo an cho phép. Đây là hành
vi vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc.
Kết luận: Với những phân tích ở trên có thể khẳng đinh hành vi của quốc gia X hoàn toàn
không phù hợp với Công ước Luật biển 1982.
2.Các cơ sở pháp lí cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo
an (HĐBA)thông qua đó chính là Hiến Chương Liên hợp quốc (1945).
Trên cơ sở Điều 24-HCLHQ, Hội đồng bảo an là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực
của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, theo
đó Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp
quốc tế hoặc các xung đột quốc tế; khi cần thiết có thể sử dụng hành động kể cả bằng cướng
chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối để dọa, phá hoại hòa bình và các hành động xâm lược.
Các cơ sở pháp lí để đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an
(HĐBA)thông qua đó là:
-Thứ nhất,căn cứ vào Điều 39, Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc: “Hội đồng Bảo an
xác định thực tại mọi sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra
những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các điều 41 và
42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế”.HĐBA có quyền: Yêu cầu các bên
đương sự thi hành các biện pháp tạm thời để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng (Điều 40
HC). Quyết định những biện pháp trừng phạt phi vũ trang đối với các quốc gia đã thực hiện
hành vi đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược (Điều 41 HCLHQ). Áp
dụng biện pháp quân sự mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế (Điều động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hay có hành vi xâm lược.
Điều 39 HC cho phép HĐBA quyền 42 HC).Tất cả các biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang

theo quy định tại Chương VII-Hiến chương LHQ.
Thứ hai,dự thảo Nghị quyết sẽ được thảo luận và thông qua trong phiên họp của HĐBA.Cơ
chế biểu quyết của HĐBA cũng được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, nên về nguyên tắc
các Nghị quyết được quyết định theo đa số nhưng,theo Điều 27-HCLHQ, đối với Nghị quyết
của HĐBA về vấn đề thủ tục được thông qua do phiếu thuận của 9 Ủy viên của hội đồng;
Những Nghị quyết của HĐBA về vấn đề khác phải được phiếu thuận của 9 ủy viên, trong đó
có phiếu thuận của tất cả các Ủy viên thường trực, dĩ nhiên là khi thông qua Nghị quyết chiếu
theo Chương VI và đoạn 3 của Điều 52, bên đương sự trong cuộc tranh chấp không được bỏ
phiếu.Như vậy chỉ cần một Ủy viên thường trực bỏ phiếu chống là Nghị quyết của HĐBA
không được thông qua-đây là “quyền phủ quyết” (quyền vecto).


Thứ ba,,Theo khoản 1 điều 24 và điều 25-HCLHQ quy định thì để đảm bảo cho Liên hợp
quốc hành động nhanh chóng và có hiệu quả, các thành viên trao cho HĐBA trách nhiệm
trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thừa nhận rằng khi những nghĩa vụ do trách
nhiệm ấy đặt ra, thì HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên hợp
quốc. Như vậy những Nghị quyết được HĐBA thông qua với tư cách là thay mặt cho Liên hợp
quốc, và các hội viên chấp nhận, thi hành những Nghị quyết này theo đúng các quy định của
hiến chương.
Thứ tư, Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua để đảm bảo tính hợp pháp thì nó còn phải
phù hợp với mục đích và các nguyên tắc cơ bản được nêu tại điều 1, điều 2 Hiến chương Liên
hợp quốc (HCLHQ).
Như vậyNghị quyết của HĐBA được thông qua để đảm bảo tính hợp pháp thì phải
đầy đủ các căn cứ trên.
Trong tình huống, sự giao tranh giữa Chính phủ và phe nổi dậy đã đe dọa tới những
người nước ngoài đang có mặt ở quốc A, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình thế giới. Vì
vậy căn cứ vào mục đích và nguyên tắc của HCLHQ, và để thực hiện chức năng duy trì hòa
bình và an ninh thế giới, HĐBA sẽ tiến hành kiến nghị những biện pháp phù hợp với các điều
41 và 42 để giải quyết vấn đề tại quốc gia A. Dự thảo Nghị quyết của HĐBA trong đó đề cập
tới việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, muốn được thông qua

thì phải có 9 ủy viên thông qua, trong đó bao gồm cả 5 Ủy viên thường trực (có quốc gia X).
Đây chính là cơ sở pháp lí đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do HĐBA thông qua.
*Quan điểm cá nhân về “ quyền phủ quyết” của Ủy viên thường trực của HĐBA: không
còn phù hợp với bối cảnh quốc tế hiện nay, bởi vì dường như nó làm hạn chế đi các quyết định
của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề của quốc tế, làm cho hiệu quả hoạt động
của Liên hợp quốc không được nâng cao.Và việc dung hòa lợi ích của 5 nước Ủy Viên thường
trực để đưa ra một quyết định nào đó không phải là lúc nào cũng là chuyện dễ dàng. Cho nên
quan điểm chung là cần phải sửa đổi quy định này. Và một số quốc gia đã đưa ra đề xuất cải tổ
theo hướng làm giảm đi tính “độc quyền” của 5 Ủy viên thường trực hiện nay bằng cách tăng
thêm số lượng thành viên thường trực có quyền phủ quyết; nhưng với tình hình hiện tại thì
tương quan so sánh lượng thì xu hướng cải cách này không có tính khả thi. Vì vậy, khi chưa
tìm ra được đề xuất cải tổ thích hợp thì chỉ có xu hướng hạn chế bớt một phần phủ quyết là có
tính khả thi cao hơn.
*Liên hệ thực tế: Tình huống trong đề bài làm cho em liên tưởng tới cuộc nội chiến ở
Lybia.Ngày 15/2/2011, biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ ra tại Benghazi, TP miền đông Libya.
Người biểu tình đòi tổng thống Muammar Gaddafi từ chức ngay những ngày biểu tình đầu
tiên, chính quyền đã mạnh tay vơi những người chống đồi với hy vọng sớm ổn định an ninh
trật tự. Chính quyền Libya đã sử dụng không quân kết hợp với lực lượng mặt đất tấn công lực
lượng nổi dậy.May bay chiến đấu của quân đội Libya đã bắn vào những người biểu tình, gây
ra làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.Xung đột vũ trang giữa quân đội chính
phủ và lực lượng nổi dậy đã dần biến thành một cuộc nội chiến. Trước tình hình đó, ngày
17/3/2011, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1973 áp đặt vùng cấm
bay ở Libya và cho phép sử dụng các biệp pháp cần thiết nhằm bảo vệ thường dân. Trên cơ sở
Nghị quyết được thông qua, một quốc gia thành viên LHQ đã tiến hành tấn công Libya.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân, năm
2012,
2. Giáo trình Luật quốc tế, Ths.Nguyễn Thị Kim Ngân-Ths Chu Mạnh Hùng, NXB Giáo

dục, năm 2010.
3. Công ước Luật Biển năm 1982
4. Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1945.
5. Một số trang web:
-
-
-



×