Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân công pháp quốc tế đề số 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.49 KB, 4 trang )

TH – 8: Điều 309 Công ước Luật biển 1982 quy định: “Công ước không
chấp nhận bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những điều đã
được các điều khác của Công ước cho phép một cách rõ ràng.”
Khi tham gia Công ước, quốc gia Alpha bảo lưu Phụ lục V công ước quy
định về thủ tục hòa giải các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện
công ước, với lý do Phụ lục V không có giá trị pháp lý như các nội dung chính
của Công ước và do do đó không chịu sự ràng buộc của Điều 309 Công ước.
Sau khi Alpha đưa ra bảo lưu, một số quốc gia thành viên của Công ước
đã thể hiện sự tán thành đối với quan điểm của Alpha và tuyên bố chấp nhận
bảo lưu của Alpha. Các quốc gia thành viên khác không có phản ứng gì. Hãy
cho biết:
-

Phụ lục V Công ước Luật biển 1982 có giá trị pháp lý như các nội

dung chính của Công ước hay không? Tại sao?
Tác động của bảo lưu do Alpha đưa ra đối với việc thực hiện Phụ
lục V trong mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên Công ước luật biển năm
1982. Giải thích rõ tại sao?


Công ước 1982 về Luật biển được thông qua tại Hội nghị quốc tế lần thứ 3
về biển, là một văn kiện toàn diện về biển. Với 320 điều khoản và 9 phụ lục, Công
ước Luật biển 1982 được coi là bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế,
không chỉ bao gồm các điều khoản kế thừa từ các điều ước quốc tế trước đó về
biển mà còn pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế, tồn tại qua
một thời gian dài trong thực tiễn của các quốc gia, cũng như những xu hướng phát
triển mới trong thực tiễn sử dụng và khai thác biển và đại dương. Công ước luật
biển 1982 vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng giúp các quốc gia trong việc
quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu qủa nguồn tài nguyên thiên nhiên của
biển cả vừa là cơ sở pháp lý cho các quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp


phát sinh từ biển cả.
*Phụ lục V Công ước Luật biển 1982 có giá trị pháp lý như các nội dung
chính của Công ước hay không? Tại sao?

Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ
thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai
hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi
cụ thể của những văn kiện đó”. Điều ước quốc tế mà được gọi tên là Công ước thì
thường mang tính mở rộng, phổ cập hơn, và được kí kết với sự bảo trợ của Liên
hợp quốc. Như vậy, Công ước Luật biển 1982 là kết quả của sự thỏa thuận giữa các
nước tham gia. Có nghĩa là phụ lục cũng là kết quả của sự thỏa thuận đó.
Theo Điều 318 Luật biển quy định như sau: “Quy chế của các phụ lục : Các
phụ lục là bộ phận hoàn chỉnh của Công ước, một sự viện dẫn Công ước cũng là
một sự viện dẫn các phụ lục của nó và sự viện dẫn một phần của Công ước cũng là


sự viện dẫn các phụ lục có liên quan đến phần đó, trừ trường hợp có quy định trái
ngược rõ ràng”.
Như vậy, phụ lục cũng có giá trị pháp lý như các nội dung chính khác
của Công ước.
*Tác động của bảo lưu do Alpha đưa ra đối với việc thực hiện Phụ lục V
trong mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên Công ước luật biển năm 1982.
Giải thích rõ tại sao?
Điều 21 Công ước về Điều ước quốc tế quy định:
Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và việc phản đối bảo lưu
1. Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23
sẽ:
a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với
bên khác trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và

b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ
giữa các bên tham gia điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu.
2. Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên
khác tham gia điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse).
3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của
điều ước giữa quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo
lưu sẽ không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.
Tuy nhiên, Điều 309 Công ước Luật biển 1982 quy định: “Công ước không
chấp nhận bảo lưu, cũng không chấp nhận các ngoại lệ ngoài những điều đã được
các điều khác của Công ước cho phép một cách rõ ràng.”


Mà phụ lục V của Công ước Luật biển 1982 có giá trị pháp lý như các nội
dung khác. Vì vậy, quốc gia Alpha bảo lưu Phụ lục V công ước quy định về thủ tục
hòa giải các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện công ước, với lý do Phụ
lục V không có giá trị pháp lý như các nội dung chính của Công ước và do do đó
không chịu sự ràng buộc của Điều 309 Công ước là vô hiệu.
Như vậy, việc bảo lưu phụ lục V vô hiệu nên không có sự tác động đối
với việc thực hiện phụ lục V trong mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên
Công ước Luật biển 1982.



×