Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA CÁC HUYỆN TRÊN TIỂU LƯU VỰC SÔNG GÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 75 trang )

Báo cáo

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
CÁC HUYỆN TRÊN TIỂU LƯU VỰC SÔNG GÂM
Dự án: Thúc đẩy phương pháp tiếp cận lưu vực sông tại lưu vực sông Lô –
Gâm và hỗ trợ các hoạt động của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam

Hà Nội, 2014


TÓM TẮT
Tiểu lưu vực Sông Gâm nằm trong khu vực miền núi phía Bắc. Với diện tích trên 9.600km2,
đây là tiểu lưu vực lớn nhất trong lưu vực sông Lô – Gâm. Lưu vực trải dài trên địa phận của
186 xã thuộc 16 huyện của bốn tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn.
Khu vực này có mức độ đa dạng sinh học rất cao với nhiều loài động thực vật trên cạn cũng
như dưới nước. Đây là một trong những điểm nóng đa dạng sinh học của thế giới và do đó có
tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất của con người
cũng như các công trình lớn như năm bậc thang thủy điện trên tiểu lưu vực Sông Gâm đã và
đang có tác động không nhỏ tới đặc trưng này của vùng. Không chỉ có vậy, mặc dù có tiềm
năng khoáng sản lớn với hơn 180 điểm mỏ nhưng những hoạt động khai thác có phép hay trái
phép đang diễn ra trên địa bàn cũng đặt ra thách thức rất lớn cho việc bảo vệ môi trường và
sức khỏe người dân.
Đây là khu vực có rất nhiều cộng đồng sinh sống thuộc 14 dân tộc khác nhau. Họ phân bố rải
rác trên nhiều địa hình khác nhau ở các vùng nông thôn, và đây là một trong những khu vực
có mật độ dân cư thưa thớt nhất cả nước. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển kinh tế của khu vực nói chung và của người dân nói riêng. Tuy nhiên, các điều kiện
về khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa), thổ nhưỡng, địa hình lại làm cản trở việc phát triển các hoạt
động này. Chính vì vậy mà tiểu lưu vực Sông Gâm có tỷ lệ hộ nghèo rất cao với 140 xã trên
186 xã là xã vùng III. Những đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như những điều kiện tự nhiên
trên đã đem lại cả những thuận lợi lẫn khó khăn trong quá trình phát triển trên toàn lưu vực.
Đặc biệt, lưu vực gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên


nước. Chính vì vậy, những chiến lược phát triển vùng phù hợp, tận dụng được những lợi thế
cũng như giải quyết được những khó khăn thách thức đặt ra, đặc biệt là trong vấn đề quản lý
cần phải được lưu tâm hơn nữa.

ii


NỘI DUNG
TÓM TẮT ................................................................................................................................. II
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................................... V
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................VI
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................................... VII
GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................... 1
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 2
2.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
2.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp ................................................................. 3

2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu .................................................................... 4

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TLVS GÂM ............................................................................. 5
3.1.

Khí hậu ............................................................................................................................ 5

3.1.1. Nhiệt độ ........................................................................................................................ 5
3.1.2. Mưa .............................................................................................................................. 5

3.2. Thủy văn ........................................................................................................................... 6
3.3.

Địa chất ............................................................................................................................ 8

3.3.1. Địa tầng ........................................................................................................................ 8
3.3.2. Đặc điểm đá Magma .................................................................................................. 11
3.3.3. Kiến tạo ...................................................................................................................... 12
3.4. Địa hình .......................................................................................................................... 12
3.5. Thổ nhưỡng .................................................................................................................... 13
3.6. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................................... 13
3.6.1. Tài nguyên đất............................................................................................................ 13
3.6.2. Tài nguyên khoáng sản .............................................................................................. 14
3.6.3. Đa dạng sinh học ........................................................................................................ 16
ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI............................................................................................................... 20
4.1. Đặc điểm dân số ............................................................................................................. 20
4.2. Đặc điểm y tế - giáo dục ................................................................................................. 22
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA LƯU VỰC ................................................................................ 25
5.1. Nông nghiệp ................................................................................................................... 25

iii


5.1.1. Trồng trọt ................................................................................................................... 25
5.1.2. Chăn nuôi ................................................................................................................... 27
5.1.3. Ngư nghiệp................................................................................................................. 28
5.1.4. Lâm nghiệp ................................................................................................................ 28
5.2. Công nghiệp ................................................................................................................... 29
5.3. Dịch vụ ........................................................................................................................... 29
5.4.


Cơ sở hạ tầng ................................................................................................................. 29

5.4.1 Thủy điện .................................................................................................................... 29
5.4.2. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp......................................................................................... 30
5.4.3. Hệ thống đường giao thông ....................................................................................... 31
NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CÁC THÁCH THỨC TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN NƯỚC .................................................................................................................... 33
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 38
PHỤ LỤC I. BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN ............................................................. 41
PHỤ LỤC II. DANH SÁCH ĐIỂM MỎ TRÊN ĐỊA BÀN LƯU VỰC ................................. 55
PHỤ LỤC III. DANH SÁCH CÁC XÃ TRÊN LƯU VỰC THUỘC KHU VỰC I, II VÀ III
.................................................................................................................................................. 64

iv


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1. Danh sách các huyện thuộc TLVS Gâm....................................................................... 2
Bảng 2. Nhiệt độ trung bình các tháng tại các trạm khí tượng trên lưu vực trong giai đoạn
1961 - 2008 ........................................................................................................................ 5
Bảng 3. Lượng mưa hàng tháng trong năm 2011 đo tại các trạm trên lưu vực (mm) ............... 6
Bảng 4. Hệ thống sông trong TLVS Gâm.................................................................................. 7
Bảng 5. Đặc trưng hình thái các nhánh thuộc TLVS Gâm ........................................................ 9
Bảng 6. Diện tích các loại đất trên LVS Lô – Gâm (ha) .......................................................... 14
Bảng 7. Thống kê dân số và mật độ của các huyện trên TLVS Gâm ...................................... 20
Bảng 8. Tỷ lệ dân số theo giới tính và theo vùng năm 2010 ................................................... 21
Bảng 9. Số trường trên địa bàn các huyện thuộc TLVS Gâm ................................................. 22
Bảng 10. Số cán bộ y tế tại các huyện trên lưu vực ................................................................. 23

Bảng 11. Diện tích và năng suất lúa, ngô năm 2010 của các huyện ........................................ 27
Bảng 12. Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đã được chứng nhận ..................................... 27
Bảng 13. Số lượng các loại gia súc thống kê tại các huyện trên lưu vực ................................ 28
Bảng 14. Số lượng công trình và diện tích tưới trên TLVS Gâm ............................................ 31
Bảng 15. Các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn TLVS Gâm .................................................. 31

Hình 1. Bản đồ TLVS Gâm ....................................................................................................... 3
Hình 2. Số lượng giáo viên và học sinh các cấp trên lưu vực.................................................. 23
Hình 3. Nước sinh hoạt của người dân thôn Nà Xiêm, xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc ............ 33
Hình 4. Ruộng bậc thang ......................................................................................................... 25
Hình 5. Ngô phơi sau khi thu hoạch ........................................................................................ 26
Hình 6. Đường sạt lở tại thôn Nà Xiêm, xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc .................................. 32
Hình 7. Cây cầu người dân tự làm tại thôn Nộc Soa, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình ....... 32

v


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản báo cáo này, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND
các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Vị
Xuyện, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Lâm Bình, Na Hang, Chiêm
Hóa, Yên Sơn, Ba Bể, Pắc Nậm, Ngân Sơn, Chợ Đồn đã nhiệt tình cung cấp những thông tin
cần thiết trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn các sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và các phòng chức
năng đã làm đầu mối liên lạc tại địa phương và hỗ trợ rất lớn trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, nghiên cứu cũng không thể hoàn thành nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía tập thể cán bộ
của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước.
Cuối cùng, chúng tôi cũng xin cảm ơn Quỹ McKnight đã tài trợ cho nghiên cứu này.



DANH MỤC VIẾT TẮT
KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

LVS

Lưu vực sông

TNDB

Tài nguyên dự báo

TLVS

Tiểu lưu vực sông

UBND

Ủy ban Nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia

WARECOD

Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước


WWF

Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới

vii


GIỚI THIỆU CHUNG
Lưu vực sông Lô - Gâm là tiểu lưu vực thuộc thượng lưu của LVS Hồng – Thái Bình. Bắt
nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), Sông Lô và Sông Gâm hợp nhau tại tỉnh Tuyên Quang.
LVS Lô – Gâm được hình thành từ 4 con sông chính: Sông Lô, Sông Gâm, sông Chảy và
sông Phó Đáy với tổng diện tích lưu vực khoảng 22.629 km2 bao gồm địa phận của 8 tỉnh
miền núi phía Đông Bắc Việt Nam. Trong đó, TLVS Gâm là tiểu lưu vực lớn nhất với diện
tích khoảng 9.649 km2 (63,23% tổng diện tích LVS Lô – Gâm) bao gồm 1 phần địa phận của
4 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Tuyên Quang (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2009a). Đây là lưu vực có độ đa dạng sinh học cao và thu hút sự quan tâm của cộng đồng bảo
tồn quốc tế và trong nước. Bên cạnh đó, đây là địa bàn tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống như Tày, Thái, Mông, Dao, Cao Lan, Bố Y, Sán Dìu... (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2009a).
Được lựa chọn một trong những vùng chiến lược của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài
nguyên Nước (WARECOD) trong giai đoạn 2011 – 2020, việc tổng hợp và đánh giá các
thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong lưu vực là hết sức cần thiết. Những
thông tin này sẽ đóng vai trò rất lớn góp phần vào việc xác định những vấn đề trọng tâm trên
lưu vực nói chung và tại các cấp huyện, xã nói riêng. Và cũng từ đó đưa ra được những giải
pháp tổng hợp trên địa bàn.
Không chỉ mang lại nguồn thông tin trực tiếp cho WARECOD, các thông tin này cũng giúp
cho chính quyền địa phương nhìn nhận các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức hay cơ hội ở
cấp độ lưu vực, thay vì bó hẹp trong phạm vi của địa giới hành chính. Trên cơ sở đó các địa
phương có thể phối hợp cùng nhau nhằm tạo nên những tác động tổng thể trong quá trình tận
dụng các thế mạnh hay cơ hội, cũng như giải quyết những thách thức hay khó khăn gặp phải.

Trong bản báo cáo này, chương tiếp theo sẽ giới thiệu về phương pháp thu thập cũng như xử
lý thông tin. Tiếp theo đó, các đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế lần lượt được trình bày theo
thứ tự trong các chương 3, 4, 5. Phần kết luận tổng hợp lại những thông tin chính, những đặc
trưng từ đó đem lại những thuận lợi cũng như đặt ra những khó khăn, thách thức trong vùng.
Một số giải pháp liên quan đến quản lý ở cấp độ cộng đồng và chính quyền cũng được
WARECOD đưa ra trong phần cuối của báo cáo.

1


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng là điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các huyện trên TLVS Gâm. Các nội dung
liên quan đến điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa), thủy văn, địa chất
(địa tầng, đặc điểm đá Magma, kiến tạo), địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên (đất,
khoáng sản, đa dạng sinh học). Điều kiện xã hội bao gồm dân số, y tế, giáo dục. Điều kiện
kinh tế gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp), công nghiệp, dịch
vụ, cơ sở hạ tầng (thủy điện, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hệ thống đường giao thông).
Phạm vi của nghiên cứu này là 16 huyện trên địa bàn TLVS Gâm (danh sách xin xem trong
Bảng 1, Hình 1). Các huyện này nằm trên địa bàn bốn tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên
Quang, Bắc Kạn.
Bảng 1. Danh sách các huyện thuộc TLVS Gâm
STT
1

Huyện
Na Hang


STT
9

Huyện
Bảo Lâm

2

Chiêm Hóa

10

Bảo Lạc

3

Yên Sơn

11

Nguyên Bình

4

Lâm Bình

12

Yên Minh


5

Ba Bể

13

Đồng Văn

6

Pác Nặm

14

Mèo Vạc

7

Ngân Sơn

15

Vị Xuyên

8

Chợ Đồn

16


Bắc Mê

2


Hình 1. Bản đồ TLVS Gâm
2.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp

Các dữ liệu được thu thập dưới hình thức bảng hỏi theo từng lĩnh vực khác nhau (Danh sách
bảng hỏi xin xem trong Phụ lục I). Để thống nhất giữa các địa phương và thuận tiện cho việc
tổng hợp, các thông tin này thể hiện hiện trạng kinh tế - xã hội của địa phương vào năm 2010.
Đồng thời, mức độ chi tiết nhất của dữ liệu trong một số lĩnh vực là đến cấp xã.
Bên cạnh đó, niên giám thống kê của Việt Nam, các tỉnh và của các huyện (nếu có) năm 2011
cũng được sử dụng để đảm bảo độ tin cậy của thông tin. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng các
tài liệu thứ cấp khác như báo cáo, kết quả nghiên cứu của cấp bộ, các văn bản pháp luật có
3


liên quan và nhiều tài liệu khác để có được những thông tin chuyên ngành, đặc biệt về thổ
nhưỡng, địa chất, khoáng sản...
Cuối cùng, các trang mạng điện tử của các tỉnh, huyện cũng được sử dụng như là một loại tài
liệu tham khảo khác.
Dựa trên bản chất của dữ liệu, báo cáo sử dụng cả thông tin định tính (các thông tin mô tả,
các trích dẫn, ý kiến) và những thông tin định lượng (số liệu thống kê) trong quá trình phân
tích.
2.3.


Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu

Các dữ liệu được tổng hợp trên file excel để dưới dạng một bộ cơ sở dữ liệu được chia thành
các bảng thể hiện thông tin về kinh tế, dân số, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ,
công nghiệp xây dựng, giáo dục, y tế, địa chỉ các cơ sở, nguyên liệu, sản phẩm, bệnh viện,
hiện trạng sử dụng đất, khí tượng. Dựa vào đó, các bảng biểu và biểu đồ được xây dựng để
thể hiện thông tin so sánh. Cùng với đó, các phép tính trung bình hay tổng số được sử dụng
để có được số liệu cho toàn lưu vực. Việc xác định những giá trị nhỏ nhất, thấp nhất hay
khoảng dao động cũng giúp cho người đọc có những góc nhìn khác nhau.
Những thông tin này được phân tích kèm theo những quan sát thực tế, phỏng vấn sâu và từ
những thông tin định tính khác thu được từ các nghiên cứu trước đây.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp so sánh hơn kém hay cao nhất, thấp nhất
để chỉ ra sự tương đồng hay khác biệt cũng như những thông tin nổi bật, điển hình trong quá
trình phân tích.

4


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TLVS GÂM
3.1.

Khí hậu
3.1.1. Nhiệt độ

Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam làm cho nhiệt độ trong lưu vực có hiện tượng tăng dần.
Tại Đồng Văn, Bảo Lạc, Hà Giang, Tuyên Quang, nhiệt độ trung bình năm lần lượt là 15,7oC,
22oC, 22.5oC, 23oC (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009c). Nhiệt độ trung bình các tháng đo
tại sáu trạm khí tượng trên lưu vực được thể hiện trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. Nhiệt độ trung bình các tháng tại các trạm khí tượng trên lưu vực trong giai đoạn
1961 - 2008

Trạm đo

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Bắc Mê

15,0


16,6

19,9

23,6

26,0

27,0

27,3

26,9

25,5

22,7

19,0

15,7

Bảo Lạc

14,7

16,5

20,3


24,1

26,6

27,5

27,6

27,1

25,6

22,7

18,9

15,5

Chiêm Hóa

15,7

17,1

20,3

24,1

27,0


28,0

28,2

27,8

26,6

23,9

20,2

16,8

Chợ Rã

14,7

16,2

19,7

23,5

26,3

27,4

27,6


27,3

25,9

23,0

19,1

15,7

Chợ Đồn

13,6

14,9

18,3

21,7

24,9

25,9

26,3

25,8

24,6


21,9

18,1

15,1

Phó Bảng

8,2

9,8

13,7

17,2

19,8

20,5

20,9

20,4

19,0

16,3

12,6


9,7

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009c
Nhiệt độ trong lưu vực trung bình dao động trong khoảng từ 8 – 280C. Trong đó, nhiệt độ
thấp nhất tại khu vực cao nguyên của tỉnh Hà Giang, như ở huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2009c).
3.1.2. Mưa
Phân phối mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, và là mùa mưa của vùng, chiếm 89% lượng
mưa trong cả năm. Chính vì vậy, mặc dù là trung tâm mưa lớn của miền Bắc nhưng tình trạng
khô hạn, thiếu nước mặt trong mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3) rất nghiêm trọng, đặc biệt
trên các cao nguyên khuất gió, ở sâu trong lục địa như Đồng Văn. Những vùng trung và hạ
lưu sông vào thời điểm đó có mưa phùn nên ẩm hơn.
Theo số liệu thống kê của các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn (tại các trạm
Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Mê, Bảo Lạc, Nguyên Bình – thuộc TLVS Gâm) (Bảng 3), tâm
mưa lớn nhất tại Nguyên Bình với tổng lượng mưa năm là 1.901,2mm (năm 2011), tâm mưa
nhỏ nhất là trạm Bảo Lạc và trạm Bắc Kạn với lượng mưa khoảng 1.050mm (năm 2011). Tuy
nhiên sự phân bổ mưa các tháng trong năm có sự khác nhau lớn giữa các trạm. Bảo Lạc là nơi
có lượng mưa thấp nhất tại tất cả các thời điểm trong năm, trong khi Nguyên Bình, huyện
giáp danh với Bảo Lạc, lại là điểm có lượng mưa tương đối lớn (6 tháng có lượng mưa lớn
5


nhất trong các trạm). Do ảnh hưởng của địa hình nên các thung lũng và cao nguyên khuất gió
như Bảo Lạc, cao nguyên Đồng Văn, Mèo Vạc thường có lượng mưa ít hơn (Viện Quy hoạch
và Thiết kế Nông nghiệp, 2004a, 2004b, 2004c, 2004d).
Bảng 3. Lượng mưa hàng tháng trong năm 2011 đo tại các trạm trên lưu vực (mm)
Năm

I


II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tuyên
Quang

1497,3

107,6

2,7


9,3

288,5

295,5

117,4

150.8

286,2

153,7

34,8

11,5

39,3

Bắc Kạn

1084,0

68,1

1,7

14,9


89,0

88,4

237,9

242.0

186,2

97,5

3,1

0,5

54,7

Bắc Mê

1735,6

63,8

0,4

1,0

91,9


170,7

407,1

375.4

198,0

236,5

64,7

16,6

109,5

Bảo Lạc

1054,5

71,4

0,0

0,0

67,2

124,7


277,5

164.0

97,4

148,9

5,7

13,0

84,7

Nguyên
Bình

1901,2

185,7

5,7

5,2

58,4

232,8


424,0

304,1

160.1

338,0

26,6

23,7

136,9

Tên trạm

3.2.

Thủy văn

Hệ thống thủy văn trên TLVS Gâm gồm có ba con sông chính là Sông Gâm, Sông Năng và
sông Nho Quế trong cùng với các hồ nước tự nhiên/nhân tạo (Ba Bể, thủy điện Tuyên Quang)
(Bảng 4).
Sông Gâm là một trong ba nhánh sông lớn nhất của LVS Lô – Gâm. Điểm khởi đầu của con
sông là vùng núi cao trên 1.900m, thuộc thị trấn Lý Đạt, huyện Phú Ninh, châu tự trị Vân Sơn
của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tại đây, sông có tên gọi là sông Xam Cam. Sông Gâm chảy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vào địa phận tỉnh Quảng Tây rồi chuyển hướng Bắc – Nam
chảy vào địa phận Việt Nam ở xã Khánh Vân, huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Dòng chính
của Sông Gâm tiếp tục chảy qua địa phận huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, đến huyện Bắc Mê
tỉnh Hà Giang sau đó qua huyện Na Hang, Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang và hợp với Sông Lô

tại xã Tân Lông huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Dòng chính Sông Gâm có tổng chiều dài
297km, trong đó khoảng 217km nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Dòng chính của Sông Gâm
chảy qua các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Bắc Mê, Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn.
Toàn bộ lưu vực bao phủ 9.700km2 diện tích của Việt Nam, với 12 sông nhánh có diện tích
lưu vực trên 100km2 (xem chi tiết trong bảng 5). Sông Năng và Nho Quế là hai phụ lưu lớn
nhất của TLVS Gâm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009b).
Sông Nho Quế bắt nguồn từ độ cao trên 1.800m tại Long Sở Hàn, đông thành phố Vân Sơn,
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tên gọi là sông Nam Lợi chảy theo hướng gần Tây – Đông,
sau đó chuyển hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại xã Đức Hạnh,
huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng và nhập với Sông Gâm tại thôn Cốc Pái, huyện Bảo Lâm tỉnh
Cao Bằng. Sông Nho Quế có tổng chiều dài khoảng 192km trong đó chỉ có 46km thuộc địa
phận Việt Nam với diện tích lưu vực là 2.010km2 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009b).
Sông Năng bắt nguồn bắt nguồn từ dãy núi cao khoảng 1.980m tại huyện Bảo Lâm tỉnh Cao
Bằng. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi chuyển hướng Đông Bắc – Tây Nam
6


chảy qua thị trấn Chợ Rã huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Tại đó, sông tiếp nhận nước hồ Ba Bể ở
phía bờ trái sau đó qua thác Đầu Đẳng vào địa phận huyện Na Hang và nhập với Sông Gâm
gần thị trấn Na Hang huyện Na Hang. Sông Năng có tổng chiều dài khoảng 113km, diện tích
lưu vực là 2.270km2 (13% diện tích TLVS Gâm). TLVS Năng có nhiều dãy núi đá vôi - hang
động Karst, một số nơi sông chảy luồn qua các hang động như động Puông. Dòng chảy của
Sông Năng phía hạ lưu chịu sự điều tiết của hồ Ba Bể (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2009b).
Bảng 4. Hệ thống sông trong TLVS Gâm
Tên sông

Sông Gâm
Sông Nho Quế
Sông Năng


Tổng
Chiều dài (km)
Diện tích lưu
vực (km2)
297
17.200
192
6.050
113
2.270

Trên lãnh thổ Việt Nam
Chiều dài (km)
Diện tích lưu
vực (km2)
217
9.700
46
2.010
113
2.270

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009b
Bên cạnh hệ thống sông kể trên, nằm trong địa phận lưu vực còn có hồ Ba Bể. Đây là hồ
nước ngọt tự nhiên thuộc Sông Năng có diện tích khoảng 500ha. Hồ thuộc quần thể Vườn
Quốc gia Ba Bể với diện tích lên tới 23.340ha, có tọa độ từ 22o14’ đến 22o30’ vĩ độ Bắc và từ
105o34’30” đến 105o49’ kinh độ Đông. Trong hồ có các đảo nhỏ như An Mó, Khẩu Cỳm, Pù
Gia Nải. Hồ được bao bọc bởi một hệ thống núi đá vôi với hai đỉnh cao trên 1.000m là Pù
Nọc Chấp (1.042m) và Khao Vay (1.098m).

Hồ được hình thành từ sông Chợ Lèng, suối Tà Han và suối Bó Lù. Trong đó, sông Chợ Lèng
là nguồn cung cấp nước chính cho hồ, đổ vào từ phía Nam. Sông bắt nguồn từ độ cao 675m
tại Pia Ngân thuộc dãy núi Pia Bioc. Sông có độ dài 26,5km qua các xã Quảng Khê, Đồng
Phúc, Nam Mẫu (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn). Diện tích TLVS khoảng 454km2 (tính đến cửa
hồ). Ngoài ra, từ phía Tây, hồ cũng được cung cấp nước từ hai suối Tà Hàn, Bó Lù.
Do hồ là phần cuối của sông Chợ Lèng được mở rộng ra trước khi đổ vào Sông Năng nên hồ
mang tính chất thủy văn của cả sông và hồ. Dòng chảy của hồ Ba Bề từ Nam lên Bắc và đổ
vào Sông Năng. Hồ gồm ba hồ nối liền nhau: Pe Leng, Pe Lu và Pe Lam (nên có tên gọi là hồ
Ba Bể). Chiều dài hồ lên tới 7,5km, rộng 500m, nơi hẹp nhất 200m, nơi rộng nhất khoảng
800m, nơi sâu nhất khoảng 29m. Độ sâu của hồ tăng dần từ sông Chợ Lèng đến Sông Năng,
độ sâu trung bình bờ trái (17,9m) lớn hơn độ sâu trung bình bờ phải (13,4m).
Hồ Ba Bể điều tiết nước cho Sông Năng, bổ sung nước vào mùa kiệt và giảm nước lũ cho
sông vào mùa lũ.
Hồ chứa Tuyên Quang được hình thành khi xây dựng công trình thuỷ điện Tuyên Quang trên
Sông Gâm. Hồ nằm trong địa phận của ba tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Bắc Kạn. Diện

7


tích mặt nước lên tới 8.000ha với dung tích khoảng 2 tỉ m3 (Tuyenquanghpc, 2012). Hồ chứa
có cao trình mực nước dâng bình thường là 120m và mực nước dâng gia cường là 122,55m1.
Mùa lũ trên TLVS Gâm kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với lượng dòng chảy chiếm từ 6273% lượng dòng chảy của năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009c).
3.3.

Địa chất

Nằm liền kề đới cấu trúc Sông Lô, đới cấu trúc Sông Gâm có ranh giới phía tây là đứt gãy
Sông Phó Đáy, phía đông là đứt gãy Yên Minh – Phú Lương. Thành phần trầm tích được đặc
trưng bởi nhóm thành hệ nguồn lục nguyên – cacbonat Cambri, Ocdovic, Silua, Devon. Hoạt
động magma trong đới không nhiều, chủ yếu là những thể nhỏ, xuyên cắt các trầm tích (Bộ

Tài nguyên và Môi trường, 2009a).
3.3.1. Địa tầng
TLVS Gâm gồm các hệ tầng như sau:
Hệ tầng Chang Pung (Є3cp): Lộ ra dọc biên giới Việt Trung từ Lũng Cú đến Sơn Vĩ, phía
tây huyện Quản Bạ và phía TB huyện Vị Xuyên. Thành phần đá gồm: đá phiến sét-vôi, đá
vôi, đá vôi silic. Dày 1150-1930m.
Hệ tầng Lutxia (O1lx): Lộ ra chủ yếu ở huyện Đồng Văn, Mèo vạc và một diện tích nhỏ ở thị
xã Hà Giang. Thành phần đá gồm: đá phiến sét-vôi, đá vôi. Dày 370m.
Loạt Sông Cầu (D1sc): Đá lộ ra chủ yếu ở huyện Đồng Văn, Mèo Vạc. Thành phần đất đá
gồm: đá cuội kết, cát - bột kết, đá phiến sét, sét-vôi. Dày 620-650m.
Hệ tầng Phú Ngữ (O-Spn): Đá của hệ tầng Phú Ngữ tạo nên phức nếp lõm khá hoàn chỉnh
kéo dài từ Chợ Rã (huyện Ba Bể) đến Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn và kéo dài sang tỉnh Thái
Nguyên. Đặc điểm của hệ tầng là tập hợp các đá lục nguyên dạng flis được khống chế bởi hai
đứt gãy sâu (đứt gãy đường quốc lộ 3 và đứt gãy sườn tây núi Phia Bioc).
Hệ tầng Tòng Bá (D1tb): Tại Hà Giang, hệ tầng lộ ra ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Vị
Xuyên và Bắc Mê. Thành phần đá gồm: đá vôi, đá phiến silic, đá phiến sét, đá phiến sericit,
bột kết. Dày 400-1700m. Tại Cao Bằng, hệ tầng Tòng Bá phân bố thành dải rộng khoảng
1,5km dọc bờ trái Sông Năng từ Bành Trạch đến Bằng Thành gồm 2 phân hệ tầng:


Phân hệ tầng dưới: đá vôi, đá phiến silic, đá phiến sericit. Dày từ 230-500m.



Phân hệ tầng trên: đá vôi, porphya thạch anh, dày khoảng 1200m.
Liên quan đến hệ tầng này có các thân quặng sắt magnetit (Thom Ong, Lũng Páng) và
chì-kẽm (Lũng Páng, Khuổi Nạn).

1


Quyết định 859/QĐ-TTg ngày 06 tháng 06 năm 2011 về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ

chứa thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ năm 2011

8


Bảng 5. Đặc trưng hình thái các nhánh thuộc TLVS Gâm
Chảy vào
TT

Sông

Độ
cao
nguồn
sông
(m)

Chiều
dài sông
(m)

Chiều
dài
lưu
vực
(km)

Đặc trưng lưu vực

Diện tích
lưu vực
(km2)

Độ
cao
(m)

Độ
dốc
(%)

Chiều
rộng
(km)

Mật độ
lưới sông
(km/km2)

Hệ số
đường
phân
nước

Hệ số
không
đối
xứng


Hệ số
không
cân bằng
lưới sông

Hệ
số
hình
dạng

Hệ số
uốn
khúc

Sông

Phía
bờ



T

1.400

297/217

340

17.200/9.700


877

22,7

40,3

-

2,02

0,19

1,5

0,14

1,65

1

Gâm

2

Nhi Ao

Gâm

T


-

51,5

46

414

978

36,5

9

0,74

1,54

-0,21

1,05

0,2

1,41

3

Nho Quế


Gâm

P

800

192/46

185

6.050/2.010

1.25
5

18,7

32,7

-

1,72

0,04

0,74

0,18


1,44

4

Phụ lưu số
7

Gâm

P

1.325

24

23

159

698

46,5

7,6

0,63

1,45

0,47


2,08

0.3

1,16

5

Bắc Ngưng

Gâm

T

1.275

22

19

150

756

33,6

7,9

0,5


1,8

0,04

1,4

0,42

1,28

6

Ma

Gâm

p

670

40,5

37

440

598

20,9


11,9

-

1,48

0,24

1,87

0,32

1,43

7

T,Chang

Gâm

p

700

36,5

30

266


503

37,8

8,9

0,82

1,33

0,02

1

0,3

2,72

8

Pắc Nam

Gâm

p

1.025

47,3


425

324

693

39,1

76

1,12

1,66

-0,24

0,48

0,16

1,59

9

Năng

Gâm

T


-

113

65

2.270

519

23,9

34,9

0,82

1,36

0,29

2,64

0,54

2,82

10

Phụ lưu số

26

Gâm

T

900

36

23,6

360

339

27,4

15,2

1,07

1,44

0,09

1,94

0,64


2,14

11

Ngòi
Quảng

Gâm

p

-

54

49

717

283

24,5

12,9

0,85

1,58

0,07


1,26

0,39

1,46

12

Ngòi
Lai

Cổ

Gâm

T

700

33

26

221

315

33


8,5

1,5

1,55

-0,08

0,95

0,33

1,49

13

Ngòi Cham

Gâm

T

600

27

19,5

161


296

32,4

8,2

1,23

1,48

0

1,47

0,42

1,64

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009b

9


Hệ tầng Pia Phương (D1pp): Hệ tầng lộ ra rải rác tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc
Quang tỉnh Hà Giang. Thành phần đá gồm: đá phiến sét- sericit, đá phiến thạch anh- sericit,
phylit, đá vôi dolomit, đá hoa, xen ít lớp mỏng đá ryolit, albitophyr và tuf. Dày 230-1340m.
Tại tỉnh Bắc Kạn, hệ tầng lộ ra trong cấu trúc nếp lồi Phia Khao (khu Chợ Đồn - Chợ Điền)
và phân làm hai phân hệ tầng: phân hệ tầng dưới có bề dài khoảng 840m và phân hệ tầng trên
có bề dày 1000 – 1500m.
Hệ tầng Mia Lé (D1ml): Hệ tầng lộ ra với diện tích rộng tại huyện Đồng Văn, Yên Minh,

Quản Bạ, Mèo Vạc, Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Phân bố rộng rãi ở rìa đông nếp lồi Phia Khao,
nhân nếp lồi Ngân Sơn, phần cánh của nếp lồi Khau Âu và nếp lõm bắc Ba Bể tỉnh Bắc Kạn .
Bề dày khoảng 600-1970 m. Thành phần đá gồm: đá phiến sét, sét-vôi, vôi-sét- silic, đá phiến
sét- vôi, đá phiến sét-sericit, cát kết dạng quarzit.
Hệ tầng Khao Lộc ( D1-2 kl): Phân bố ở núi Tam Tao và bắc thị trấn Ba Bể tỉnh Bắc Kạn,
thành phần là đá phiến sét sericit, cát kết dạng quarzit xen lớp mỏng đá vôi. Bề dày 350m.
Hệ tầng Nà Quản (D1-2nq): Hệ tầng phân bố thành dải kéo dài tây bắc-đông nam từ huyện
Đồng Văn đến Mèo Vạc với bề dày khoảng 500 – 520m; tại tỉnh Bắc Kạn, hệ tầng phân bố
chủ yếu ở đới sinh khoáng Bắc Thái-Bắc Sơn gồm phần cánh ở nếp lồi Ngân Sơn và các
chỏm ở Na Rỳ, Chợ Mới với bề dày khoảng 340 – 400m. Thành phần đá gồm: đá phiến silic,
đá vôi- silic.
Hệ tầng Tam Hoa ( D2-3 th): Phân bố ở cánh nam nếp lồi Ngân Sơn ( xã Thuần Mang) tỉnh
Bắc Kạn mặt cắt từ dưới lên trên gồm cuội, sạn kết cơ sở, cát bột kết, đá phiến sét, đá vôi.
Hệ tầng Khao Lộc (D1-2kl): Phân hệ tầng dưới: (D1-2kl1): đá của hệ tầng Khao Lộc lộ rất
hẹp tại phía tây và tây nam huyện Bảo Lạc (trước đâyxếp vào hệ tầng Làng Đán D2lđ) gồm
đá phiến thạch anh sericit-clorit, đá phiến thạch anh felspat-mica. Dày 500-600m.
Hệ tầng Tốc Tác (D3tt): Phân bố thành dải kéo dài từ huyện Đồng Văn đến Mèo Vạc và một
dải nhỏ ở huyện Yên Minh. Thành phần đá gồm: đá vôi vân đỏ, đá vôi si lic chứa mangan.
Dày 280m.
Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs): Hệ tầng phân bố rải rác tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên
Minh. Thành phần đất đá gồm: đá vôi dạng khối, đá vôi trứng cá, đá vôi-sét. Dày 500-1200m.
Hệ tầng Đồng Đăng (P2đđ): Hệ tầng phân bố chủ yếu tại các huyện Đồng Văn, Yên Minh,
Mèo Vạc, Quản Bạ. Thành phần đá gồm: đá vôi, vôi- sét, cát-bột kết, đá phiến sét, sét-than và
vỉa quặng bauxit. Dày 120-250m.
Hệ tầng Hồng Ngài (T1hn): Hệ tầng phân bố thành các dải hẹp ở huyện Đồng Văn và Yên
Minh tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới Việt Trung thuộc tỉnh Cao Bằng. Thành phần đá
gồm: đá sét-vôi, đá vôi trứng cá. Dày 350m.

10



Hệ tầng Sông Hiến (T1sh): Hệ tầng phân bố với diện tích rộng tại các huyện Yên Minh, Đồng
Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, khu vực rìa phía đông bắc của tỉnh Bắc Kạn (phần giáp với
Cao Bằng) thuộc huyện Pác Nặm và Ba Bể. Thành phần đá gồm: cuội-sạn kết, bột kết, đá
phiến sét xen cát kết tuả, phun trào mafic. Dày 1050-1120m.
Hệ tầng Lân Pảng (T2(?)lp): Hệ tầng lộ ra dưới dạng chỏm nhỏ tại huyện Yên Minh, Mèo
Vạc tỉnh Hà Giang, rải rác ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, xã Thượng Ân huyện Ngân Sơn
tỉnh Bắc Kạn. Thành phần đá gồm: cát kết đa khoáng, cát-bột kết tuả, đá phiến sét. Dày
250m.
Hệ tầng Văn Lãng ( T3 n-r vl): Phân bố hẹp ở Nghĩa Tá huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Dựa
vào thành phần mặt cắt có thể chia hệ tầng Văn Lãng ra hai phân hệ tầng:


Phân hệ tầng dưới: gồm cát kết, bột kết xen đá sét than, sét vôi và vỉa than mỏng. Bề dày
230m.



Phân hệ tầng trên: gồm cuội sạn thạch anh, silic, quarzit xen đá phiến sét, bột kết, cát kết
màu đỏ gụ. Bề dày 220m.

Hệ Đệ tứ không phân chia (Q): Phân bố với diện tích hẹp, dọc theo các thung lũng sông, suối
nằm trong tiểu lưu vực. Thành phần gồm: cuội, sỏi, cát, bột, sét. Dày 1-10m. Liên quan đến
trầm tích Đệ tứ là các mỏ vàng sa khoáng như mỏ Lương Thượng, mỏ Pắc Nậm tỉnh Bắc
Kạn...
3.3.2. Đặc điểm đá Magma
Phức hệ Thượng Lâm (νPZ2tl): Lộ ra 2 khối nhỏ ở huyện Bắc Quang và Vị Xuyên, xuyên cắt
trong hệ tầng Pia Phương và Khao Lộc. Thành phần đá gồm: gabrodiabas, diabas bị biến đổi.
Phức hệ Cao Bằng (νμΤ1cb): Đá lộ ra dưới dạng chỏm nhỏ ở đông nam huyện Yên Minh và
tây bắc huyện Bắc Mê, xuyên cắt trong hệ tầng Tòng Bá tại tỉnh Hà Giang; tại tỉnh Cao Bằng

phức hệ này gồm các khối xâm nhập có thành phần từ siêu bazơ đến axit, phân bố lân cận thị
xã Cao Bằng và phía Nam thị trấn Nguyên Bình. Thành phần đá gồm: gabro olivin, gabro
diabas, congadiabas.
Phức hệ Pia Ma (ξPZ2 pm): Phân bố hai cánh của đứt gãy sâu (thuộc địa phận xã Công Bằng
và xã Xuân Lạc huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. Đặc trưng cho phức hệ là đá syenit gồm 2 loại
là syenit kiềm và syenit nephelin, quan hệ giữa hai loại không rõ. Đá xâm nhập xuyên gần
như chỉnh hợp với đá vây quanh là các trầm tích lục nguyên carbonat thuộc hệ tầng Phia
Phương và hệ tầng Tòng Bá.
Phức hệ Ngân Sơn (γD3 ns): Đá granit phức hệ Ngân Sơn phân bố ở nhân nếp lồi Ngân Sơn
với diện tích 15-20km2 và các khối vệ tinh nhỏ. Đá granit xuyên lên gần như chỉnh hợp với
đá trầm tích lục nguyên-carbonat của hệ tầng Mia Lé với góc dốc 5-150 về các phía. Đá
granit thuộc loại sáng màu, cấu tạo phân dải. Thành phần khoáng vật gồm plagioclas 35-50%,

11


thạch anh 35-40%, còn lại là felspat và muscovit. Đá granit ở Ngân Sơn bị nhiều mạch thạch
anh xuyên cắt, đi cùng thạch anh có acsenopyrit, pyrit, sphalerit, galenit.
Phức hệ Cao Bằng (νT1 cb): Đá gabro phức hệ Cao Bằng lộ ra với diện tích nhỏ ở địa phận
xã Nhạn Môn, huyện Pắc Nậm gồm gabro olivin, gabro diabas, conga diabas.
Phức hệ Piabioc (γaT3npb): Chỉ lộ ra 1 khối nhỏ ở xã Yên Phú huyện Bắc Mê, xuyên cắt hệ
tầng Tòng Bá tỉnh Hà Giang; các chỏm nhỏ phía đông nam huyên Bản Lạc tỉnh Cao Bằng và
các khối nhỏ thuộc huyện Ba Bể, Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. Thành phần đá gồm: granit 2mica,
granodiorit.
Phức hệ Chợ Đồn (ξÁcđ ): Gồm các vỉa nhỏ, đai mạch syenit pyroxen, grano syenit phân bố
ở Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn với diện tích rất nhỏ. Đá có màu xám phớt hồng, xám xẫm. Các thể
này xuyên cắt các đá hệ Devon. Khoáng vật phụ có pyrit, ziricon, granat
3.3.3. Kiến tạo
TLVS Gâm cũng chịu ảnh hưởng của 3 hệ thống đứt gãy chính bao gồm:
Hệ thống phương tây bắc - đông nam có 3 đứt gãy chính: Sông Lô, Sông Gâm, Chiêm Hoá.

Hệ thống phương đông bắc - tây nam, chủ yếu là các đứt gãy nội đới, lớn nhất có đứt gãy
chạy dọc theo Sông Gâm từ thị xã Tuyên Quang đến Na Hang.
Hệ thống đứt gãy phương vĩ tuyến-á vĩ tuyến: thường là các đứt gãy trẻ cắt qua các cấu trúc
địa chất. Thuộc loại này có thể kể ra như đứt gãy Chợ Rã (dọc Sông Năng), Đứt gãy Nà BảnNà Mổ (Chợ Mới, Bắc Kạn).
3.4.

Địa hình

Địa hình TLVS Gâm cũng theo hướng dốc chung của khu vực Đông Bắc Việt Nam, đặc trung
bởi các khối núi cao, phân cắt mạnh. Các dãy nũi lớn đều có hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Độ cao bình quân trong lưu vực dao động từ 500 đến 1.000 m. Một số đỉnh núi cao tiểu lưu
vực là: Phia Ya (1.980m), Phia Uắc (1.930m), Phia Bióc (1.587m) (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2009f). Trong tiểu lưu vực có khu cao nguyên đá vôi và diệp thạch Đồng Văn, Mèo
Vạc.
Dựa vào độ cao, khu vực chia thành 3 vùng:
Vùng núi cao: chủ yếu thuộc địa phận hành chính của các huyện vùng thượng nguồn như
Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh thuộc tỉnh Hà Giang, huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc thuộc tỉnh
Cao Bằng, huyện Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn, Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Đây là khu
vực có nhiều núi đá, núi đất, địa hình dốc, thung lũng hẹp, các cánh đồng tạo thành thường
manh mún nhỏ lẻ. Vùng này có độ cao trên 1.200m.
Vùng núi cao trung bình: Bao gồm các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang, huyện
Chiêm Hóa thuộc tỉnh Tuyên Quang. Khu vực có độ cao trên 700m với những đỉnh tù, sườn
12


thoải, tạo nên những thung lũng mở rộng dần, các cánh đồng tạo thành thường có diện tích 50
- 300ha.
Vùng núi thấp: Bao gồm địa phận huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khu vực chủ yếu là núi
thấp, thoải tạo thành những cánh đồng rộng, từ 100 - 500ha.
Theo Bản đồ độ dốc của Việt Nam (National Institute for Soils and Fertilizers and

Department of Science, Technology and Product Quality, 2002), khu vực này nằm trong vùng
có độ dốc chủ yếu từ 20-250, rải rác có một số khu vực có độ dốc trên 250 và một bộ phận là
vùng đá vôi.
3.5.

Thổ nhưỡng

Nhóm đất của các tỉnh trong TLVS chủ yếu là đất xám Feralit phát triển trên đá sét và đá biến
chất. Loại đất này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trong lưu vực. Đất
được hình thành và phát triển trên các đá bột kết hạt mịn, phiến thạch sét, philit, paragonai; vì
thế, khi phong hóa đất thường có thành phần cơ giới nặng (Hội Khoa học Đất Việt Nam,
2000).
Nhìn chung, đất xám feralit có một số đặc tính sau: hình thành trên những độ cao khác nhau
với những cấp độ dốc khác nhau; đất có màu đỏ vàng đậm dần xuống các tầng dưới; độ dày
từ 0,6-1,2m. Đất kém tơi xốp. Thành phần cơ giới: tầng mặt trung bình, tầng dưới thịt nặng
đến sét. Đất chua, có pH: 4,0-4,5. Hàm lượng chất hữu cơ biến động từ 1,8-2,5%; đạm tổng
số biến độ từ 0,1-0,2%; hàm lượng các chất dễ tiêu nghèo: lân 1-5mg/100g đất, kali
<5mg/100g đất. Kali tổng số trung bình đến khá (0,5-1%) (National Institute for soils and
fertilizers and Department of Science, Technology and Product Quality, 2002).
Do các tính chất trên cùng với điều kiện địa hình, các biện pháp chống xói mòn như nông lâm
kết hợp, băng chắn, mương đồi... tăng độ che phủ thảm thực vật; tăng khả năng giữ ẩm, thay
đổi cấu tượng đất là những biện pháp cần thiết.
3.6.

Tài nguyên thiên nhiên
3.6.1. Tài nguyên đất

So sánh với các tiểu lưu vực trong TLVS Gâm, tổng diện tích đất tự nhiên và tình hình sử
dụng đất được thể hiện trong bảng 6 dưới đây (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009d). Theo
báo cáo này, đât nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, tới 88% diện tích toàn lưu vực. Trong

đó diện tích đất rừng tới hơn 50%. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho các địa phương phát
triển rừng, một mặt để bảo vệ môi trường, mặt khác để phát triển kinh tế cho người dân.

13


Bảng 6. Diện tích các loại đất trên LVS Lô – Gâm (ha)
LVS
Đất sản xuất
nông nghiệp
Đất lâm nghiệp

LV Lô – Gâm

S. Chảy

S. Lô

S. Gâm

S. Phó Đáy

328.760

84.680

122.410

94.540


27.130

1.105.000

220.000

380.000

420.000

85.000

62.250

29.500

17.500

7.750

7.500

688.778

166.059

132.418

360.595


29.705

Đất chuyên
dùng
Đất chưa sử
dụng

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009d
3.6.2. Tài nguyên khoáng sản
TLVS Gâm có nhiều loại hình khoáng sản tạo thành các tụ khoáng. Đa số các tụ khoáng tạo
thành các mỏ trung bình và nhỏ. Khoáng sản trong tiểu lưu vực chia làm các nhóm sau:
Theo Báo cáo về tài nguyên khoáng sản của bốn tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên
Quang vào năm 2005 của Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường) (2005a, 2005b, 2005c, 2005d) , trên địa bàn TLVS Gâm đã xác định được 187
điểm khoáng sản. Các khoáng sản tìm thấy trong lưu vực là than đá, quặng sắt, mangan,
đồng, chì-kẽm, vàng, bauxit, alit, antimon, thiếc, wolfram, uran, berili, barit, fluorit, dolomit,
kaolin, quarzit, thạch anh, đá vôi, sét, cát, nước khoáng. Những khoáng sản này được chia
thành các nhóm sau:
a. Khoáng sản nhiên liệu:
Than đá: Hiện mới chỉ phát hiện được 1 điểm tại huyện Chiêm Hóa với trữ lượng ở cấp
B+C1: 42,6 ngàn tấn, tài nguyên dự báo (TNDB): 10 ngàn tấn và có thể khai thác ở quy mô
nhỏ.
b. Khoáng sản kim loại:
* Sắt: Hiện đã xác định 31 điểm phân bố tại TLVS Gâm, trong đó các điểm mỏ phân bố
nhiều nhất tại Bắc Kạn (14 điểm) và Hà Giang (11 điểm), đặc biệt tại huyện Chợ Đồn, Bắc
Mê. Ngoài ra huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cũng phát hiện được 4 điểm mỏ. Các điểm
còn lại phân bố rải rác trên các huyện thuộc TLVS Gâm.
* Alit: là quặng chứa nhôm, trong lưu vực chỉ tìm thấy tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
* Antimon: hiện tìm thấy 15 điểm tại 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng. Khoáng vật
quặng bên cạnh chứa antimonit, còn chứa các loại khác nhu pyrit, valentinit, v.v.

* Bauxit: dùng để sản xuất nhôm có thể tìm thấy tại 12 điểm trong lưu vực, tuy nhiên chỉ tập
chung tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Chưa tìm được tại các tỉnh
khác. Quặng phân bố trên mặt bào mòn đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn và phủ trên chúng là hệ
tầng Đồng Đăng.
14


* Berili: trữ lượng thấp và chỉ có ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
* Chì, kẽm: là khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn và phổ biến trong lưu vực với 55 điểm
quặng. Trong đó tập trung ở Bắc Kạn có 34 điểm (đặc biệt là huyện Chợ Đồn - 27 điểm), Cao
Bằng có 9 điểm (Bảo Lâm và Nguyên Bình), Tuyên Quang có 7 điểm, Hà Giang có 5 điểm.
* Đồng: không nhiều, chỉ phát hiện tại 2 điểm ở Bảo Lâm và Pắc Nậm thuộc hệ tầng Mia Lé.
* Mangan: quy mô nhỏ, tập trung nhiều ở huyện Chiêm Hóa với 5 điểm có nguồn gốc trầm
tích, dạng vỉa mỏng nằm xen trong đá lục nguyên-silic hệ tầng Pia Phương, ngoài ra có 1
điểm tại huyện Bắc Mê.
* Thiếc: tập trung tại xã Phan Thanh và Thành Công thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng (7 điểm). Khoáng vật chủ yếu là casiterit và wolframit.
* Uran: khảo sát được 1 điểm tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
* Vàng: có 13 điểm thống kê được tại các huyện Bắc Mê, Chiêm Hóa, Bảo Lâm, Bảo Lạc,
Pắc Nậm và Ba Bể. Trong đó có 2 điểm tại Chiêm Hóa là loại quặng vàng-antimon.
* Wolfram: bên cạnh các điểm mỏ thiếc có chứa wolfram, trên lưu vực hiện khảo sát được 1
điểm mỏ tại huyện Pắc Nậm, tỉnh Bắc Kạn.
c. Khoáng chất công nghiệp:
* Barit: loại quặng chứa BaSO4 xuất hiện ở 5 điểm thuộc các huyện Na Hang, Bảo Lâm,
Ngân Sơn.
* Dolomit: có quy mô không lớn, phân bố ở Na Hang (1 điểm) và Ba Bể (2 điểm). Dolomit
được hình thành do biến chất từ đá vôi, hàm lượng MgO trên 18%, đặt yêu cầu làm gạch chịu
lửa hoặc dùng làm chất trợ dung luyện kim.
* Fluorit: chỉ có 1 điểm tại huyện Nguyên Bình, tuy nhiên đã đưa vào khai thác gần hết
* Kaolin: có 1 điểm tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, là loại quặng chứa Al2O3, Fe2O3,

MgO...
* Quarzit: loại quặng có thành phần chủ yếu là SiO2, ngoài ra còn có Al2O3, Fe2O3. Trong
lưu vực có 2 điểm tại huyện Chiêm Hóa, nằm xen trong đá phiến thuộc hệ tầng Đại Thị.
* Thạch anh: tập trung chủ yếu ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với 5 điểm, ngoài ra
còn ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (2 điểm).
d. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
* Đá vôi: với trữ lượng lớn dùng để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng có các điểm phân bố
chủ yếu tại tỉnh Bắc Kạn (7 điểm), 5 điểm khác phân bố tại các 3 tỉnh còn lại.
* Sét: Có 6 điểm nằm rải rác trên lưu vực, trong đó có 5 điểm là loại sét gạch ngói, 1 điểm sét
gốm.
15


* Cát: theo các báo cáo, ghi nhận được 3 điểm có trữ lượng tốt tại Chiêm Hóa, Bảo Lạc và
TT Nà Phặc. Chủ yếu được sử dụng để làm vật liệu xây dựng
e. Nước khoáng:
* Nước khoáng: có 1 điểm tại thị trấn Vĩnh Yên, huyện Na Hang. Nước có nhiệt độ khoàng
30 độ C, chảy ra từ hang đá vôi.
Danh sách các điểm mỏ trên tiểu lưu vực xem chi tiết trong Phụ lục II.
3.6.3. Đa dạng sinh học
Với đặc điểm đa dạng về địa hình cũng như khí tượng, thủy văn, TLVS Gâm là nơi sinh sống
của nhiều loài động thực vật. Nằm trong lưu vực hiện có Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể, Khu
bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bắc Mê, Na Hang, Du Già, Phia Oắc - Phia Đén (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2009d). Tổng diện tích khu bảo tồn và vườn quốc gia chiếm hơn
98.000 ha, khoảng 10,4% tổng diện tích toàn lưu vực.
a. VQG Ba Bể
Theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ, vườn Quốc gia Ba
Bể thuộc địa phận tỉnh Bắc Kạn, ở phía Tây Bắc huyện Ba Bể. Tổng diện tích vườn là
44.750ha, trong đó vùng lõi là 10.048ha (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 3.931ha, phân khu
phục hồi sinh thái 6.083ha, phân khu hành chính dịch vụ 34ha) và vùng đệm là 34.702ha.

Vườn có đặc trưng là hồ Ba Bể có diện tích 450ha, độ sâu trung bình từ 17-23m và ở độ cao
150m so với mực nước biển. Như đã giới thiệu ở trên, hồ có khả năng điều tiết nước cho
Sông Năng và Sông Gâm, lượng nước điều tiết có thể lên tới hơn 40 triệu m3. Nằm trong
vùng đá vôi, hồ có đặc trưng là không bị mất nước (Vuonquocgiababe, 2013).
Về tài nguyên rừng, VQG Ba Bể có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh cao trong hệ thống
rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới. Diện tích rừng thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới che phủ tới 73,68%. Đặc biệt kiểu rừng nguyên sinh ít bị tác động
trên núi đá vôi nằm trong vườn được coi là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi
đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới (Vuonquocgiababe, 2013).
Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao với 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch, 81 loài thú,
322 loài chim, 44 loài bò sát và lưỡng cư, 106 loài cá. Trong đó có các loài bị đe dọa toàn cầu
như: nghiến, kim giao, voọc đen má trắng, rái cá thường, beo lửa, vạc hoa... Khu vực Hồ Ba
Bể có sự đa dạng về khu hệ cá nước ngọt cao nhất trong các hệ thống các khu bảo vệ của Việt
Nam, có nhiều loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: cá chiên, cá lăng, cá Võng. Đây là
nguồn thu nhập chủ yếu của một bộ phận dân cư sinh sống xung quanh hồ
(Vuonquocgiababe, 2013).

16


Bên cạnh việc được công nhận là Vườn Quốc gia vào năm 1992, Vườn Quốc gia Ba Bể còn
là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam (thứ 1938 của thế giới), là di sản văn hóa lịch sử Quốc gia
vào năm 1986, và là khu di sản của ASIAN vào năm 2003 (Vuonquocgiababe, 2013).
b. KBTTN Na Hang
Được thành lập trên quyết định số 274/UB-QĐ ngày 09/05/1994 của UBND tỉnh Tuyên
Quang, KBTTN Na Hang có diện tích 22.401,5 ha nằm trên địa bàn 4 xã Khau Tinh, Côn
Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương của huyện Na Hang.
KBT còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới ở tình trạng nguyên sinh hoặc ít bị tác
động của con người. Trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi, tuy nhiên còn có
những vùng rừng thường xanh còn lại trên các đai thấp (Cox, 19942). Đã xác định được trên

2.000 loài thực vật với nhiều loài trong Sách đỏ Việt Nam như Trai (Garcinia fragraeoides),
Mun (Diospyrus mollis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Lát Hoa (Chukrasiatabularis
A.juss), Đinh (Markhamia stipulata), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn, Trầm
gió.
Hệ động vật trong khu bảo tồn có độ đa dạng sinh học cao, đã ghi nhận được 90 loài thú, 263
loài chim, 61 loài bò sát, 35 loài lưỡng cư. Có 13 loài thú trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt
đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất, đây
là loài Linh trưởng đang bị đe dọa toàn cầu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tổ hợp
rừng trên núi đá vôi Na hang nằm trong hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương. Tại
đây có 8 loài Khỉ hầu bị đe dọa tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của
loài Voọc mũi hếch và Voọc đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này. Chính vì vậy, Quỹ bảo
tồn thiên nhiên thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là trong trong 223 hệ sinh thái có
giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới (Olson & Dinnerstein, 19983).
c. KBTTN Bắc Mê
Khu được thành lập theo quyết định số 143/QĐ-UB ngày 22/04/1994 của UBND tỉnh Hà
Giang. Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn ba xã: Lạc Nông, Minh Ngọc, Thượng Tân thuộc
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, có trụ sở Ban Quản lý đặt tại thị trấn Yên Phú. Với diện tích
9.042,5ha, khu được chia thành hai phân khu: (1) phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.298,9ha)
và (2) phân khu phục hồi sinh thái (743,6ha). Sau khi thủy điện Tuyên Quang được xây dựng,
một số nơi của KBT đã nằm trong khu vực lòng hồ, điển hình là xã Thượng Tân.
Theo như số liệu từ các dự án đầu tư xây dựng các khu bảo tồn, khu đã thống kê được 290
loài thực vật, trong đó có 25 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới
như: Kim tuyến đá vôi, May châu, Tuế Balansae, Hoàng tinh hoa trắng, Nghiến, Đảng sâm...
2

kiemlamvung1.org.vn/video/13.doc

3

kiemlamvung1.org.vn/video/13.doc


17


Về động vật, đã thống kê được 53 loài thú, 83 loài chim, 15 loài bò sát, 10 loài lưỡng cư
trong khu bảo tồn. Trong đó có 47 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Thế
giới như: Dơi tai sọ cao, Cu li lớn, Khỉ mặt đỏ, Voọc đen má trắng, Cheo cheo, Gà lôi trắng,
Rồng đất, Rắn hổ mang chúa4...
d. KBTTN Du Già
Nằm trên địa bàn 3 xã: Du Già (huyện Yên Minh), Minh Sơn (Bắc Mê), Tùng Bá (Vị Xuyên),
KBTTN Du Giào có tổng diện tích là 11.794,7 ha với 6.429 ha là phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, 5.365,7 ha là phân khu phục hồi sinh thái. Khu được thành lập trong quyết định số 647
ngày 24/11/1994 của UBND tỉnh Hà Giang. Đây là khu vực thượng nguồn của các con suối
chảy ra Sông Gâm ở phía Nam và sông Miện ở phía Tây Nam.
Về tài nguyên sinh học, KBTTN Du Già thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
và rừng kín thường xanh á nhiệt đới ẩm vùng núi cao. Đã thống kê được 289 loài thực vật bậc
cao thuộc 83 họ. Trong đó Thông đất có 2 loài, ngành Quyết có 13 loài, Hạt trần 3 loài, Hạt
kín 271 loài. Đặc biệt có Pơ Mu – loài đặc hữu nổi tiếng của Việt Nam, là cây có giá trị xuất
khẩu và là nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra còn có Hoàng Đàn, Đinh, Hương, Nghiến, Trai lý
phân bố trên diện tích khá lớn với trữ lượng cao.
171 loài động vật có xương sống thuộc 73 họ và 24 bộ cũng đã được thống kê trên địa bàn
KBT. Đây là khu hệ động vật rừng núi đá vôi, ưu thế là các loài thích nghi với địa hình hiểm
trở, sống leo trèo như Sơn Dương, các loài Khỉ, Sóc... Do yếu tố địa lý, hệ động vật của khu
vực có ưu thế của nhiều loài vùng Hoa Nam (Trung Quốc) như cáo, Lưng chó, Gấu ngựa,
Sóc bụng đỏ. Trong khu vực có 27 loài (17 loài thú, 2 loài chim, 8 loài bò sát) thuộc nhóm
quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam5.
e. KBTTN Phia Oắc – Phia Đén
Theo Quyết định số 1502/QĐ-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng vào ngày 23, tháng 9 năm
2013, KBT Phia Oắc – Phia Đén được thành lập trên địa bàn năm xã đơn vị hành chính của
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng: thị trấn Tĩnh Túc, xã Quang Thành, Phan Thanh, Thành

Công, Hưng Đạo. Tổng diện tích rừng là 10.245,6ha với 1117 loài: 229 loài động vật có
xương sống, 17 loài lưỡng cư, 28 loài bò sát và hàng ngàn loài động vật không xương sống.
Trong số đó có 56 loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao, gồm 24 loài thú có tên trong
Sách đỏ Việt Nam. Một số loài thuộc diện quý hiếm được liệt kê sau đây: hươu xạ, sơn
dương, cu li lớn, cu li nhỏ, vượn đen đông bắc, khỉ cộc, gấu ngựa, cầy sao, cầy hương, mèo
rừng, sóc bay đuôi trắng, sóc bay sao, gà lôi trắng, gà so ngực gụ, rắn hổ mang, rắn sọc dưa,

4

kiemlamvung1.org.vn/video/1.doc

5

kiemlamvung1.org.vn/video/4.doc

18


×