Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bao cao DLXH quy III 2015 (final in báo cáo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 27 trang )

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU THANH NIÊN
-----------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
“Ý KIẾN CỦA THANH NIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN”

Hà Nội, tháng 9 – 2015


MỤC LỤC
4. Đối tượng, khách thể cuộc điều tra...........................................................5
6. Giới thiệu về mẫu điều tra........................................................................5
I. Quan điểm, thái độ và sự tham gia của thanh niên đối với hoạt động tình
nguyện Hè năm 2015..............................................................................................7
1. Quan điểm, thái độ của thanh niên về hoạt động tình nguyện...................................................7

II. Ý kiến đánh giá của thanh niên về các hoạt động thanh niên tình nguyện
Hè năm 2015........................................................................................................10
1. Ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện Hè năm 2015 theo đội hình..........................10
2. Ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện tại chỗ..........................................................12
3.Ý kiến đánh giá của thanh niên về tác động của các hoạt động thanh niên tình nguyện Hè 2015
......................................................................................................................................................15
3.1. Tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.........................................15
3.2. Tác động đối với thanh niên...............................................................................................16
4. Ý kiến của thanh niên về những khó khăn, hạn chế của các hoạt động thanh niên tình nguyện
trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2015...............................................................17

IV. Nhu cầu, mong muốn của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện
.............................................................................................................................20


V. Các ý kiến đề xuất của thanh niên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tình nguyện của thanh niên trong thời gian tới......................................................22
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................24

I. Kết luận..................................................................................................24

PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA
1. Đặt vấn đê
Hoạt động tình nguyện của thanh niên đã có từ lâu và trở thành phong trào
rộng lớn của thanh niên Việt Nam. Để triển khai sâu rộng trong toàn Đoàn
phong trào “Thanh niên tình nguyện”, ngày 15/5/2015 Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn đã có kế hoạch chỉ đạo số 338 KH/TWĐTN-ĐKTHTN về Kế hoạch
tổ chức Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2015 với mục đích nhằm
phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo; xóa đói, giảm
nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, góp
phần đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đồng thời, thông qua các hoạt động tình
nguyện tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; góp
phần tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố, nâng cao chất lượng tổ
2


chức Đoàn, Hội, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và triển khai thực
hiện chủ đề công tác năm 2015 “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”.
Trong những năm qua, phong trào thanh niên tình nguyện đã có bước
phát triển cả về chất lượng và số lượng, thu hút sự tham gia đông đảo của các
đối tượng thanh niên, với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả, hình thức phong
phú, đa dạng, được xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn
có những ý kiến đánh giá khác nhau về hoạt động tình nguyện của thanh niên và
vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyện cho

thanh niên như: Tổ chức Đoàn, Hội chưa phát huy được vai trò điều phối, định
hướng, dẫn dắt các hoạt động tình nguyện của các đội hình tình nguyện chi viện
cho các khu vực khó khăn. Chiến dịch tình nguyện là đợt hoạt động tình nguyện
tập trung lớn nhất của năm nhưng ở một số địa phương vẫn chưa tạo được khí
thế trong thanh niên, chưa huy động được lực lượng thanh niên tại chỗ tham gia
các hoạt động tình nguyện. Ở một số tỉnh, thành các hoạt động tình nguyện chỉ
dừng ở cấp tỉnh và huyện, thậm chí các hoạt động ở cấp huyện là hoạt động do
cấp tỉnh tổ chức trên địa bàn huyện. Các hoạt động tình nguyện chưa có tính
rộng khắp, không đồng đều giữa các địa bàn; chưa tạo được tính lan tỏa trong
các đối tượng thanh niên và trong xã hội; chưa phát huy được sức trẻ, nhiệt
huyết và tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên1.
Để có thêm cơ sở đánh giá các hoạt động thanh niên tình nguyện trong
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015 và từng bước nâng cao hiệu quả
hoạt động của phong trào thanh niên tình nguyện cho những năm tiếp theo, cần
có cuộc Điều tra dư luận xã hội “Ý kiến của thanh niên về các hoạt động thanh
niên tình nguyện”.
2. Mục đích của cuộc điêu tra
Tìm hiểu ý kiến đánh giá của thanh niên về hoạt động thanh niên tình
nguyện Hè 2015 và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động tình nguyện của
thanh niên nhằm cung cấp những thông tin, căn cứ khoa học giúp Ban Bí thư,
Ban Thường vụ và Ban chấp hành Trung ương Đoàn có các giải pháp chỉ đạo
hiệu quả, thiết thực hơn phong trào thanh niên tình nguyện trong những năm tiếp
theo.
3. Nội dung cuộc điêu tra
3.1. Quan điểm, thái độ, sự tham gia của thanh niên đối với hoạt động
thanh niên tình nguyện Hè năm 2015
1

Báo cáo tổng kết Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè 2014


3


- Quan điểm, thái độ của thanh niên về hoạt động tình nguyện
- Sự tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên.
3.2. Ý kiến đánh giá của thanh niên về hoạt động thanh niên tình
nguyện Hè năm 2015
3.2.1. Ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện Hè 2015 theo đội
hình.
- Việc tổ chức tuyển chọn thanh niên tình nguyện như thế nào?
- Điều kiện tổ chức hoạt động tình nguyện (ăn, ở, phương tiện, điều kiện
hoạt động…)
- Chế độ chính sách đối với thanh niên hoạt động tình nguyện
- Huy động các nguồn lực
- Về động viên, khen thưởng
3.2.2. Ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện tại chỗ
- Về khả năng huy động TN tham gia các hoạt động tình nguyện
- Huy động nguồn lực tổ chức các hoạt động
- Hiệu quả của các hoạt động tình nguyện
- Về động viên, khen thưởng
3.2.3.Ý kiến đánh giá của thanh niên về tác động của hoạt động thanh
niên tình nguyện Hè năm 2015 trên các mặt:
• Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
• Đối với sự phát triển về nhận thức, tính tích cực chính trị xã hội và kỹ
năng của thanh niên.
• Đối với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố, nâng cao chất
lượng tổ chức Đoàn, Hội .
3.2.4. Ý kiến của thanh niên về những khó khăn, hạn chế của hoạt động thanh
niên tình nguyện Hè năm 2015
3.3. Ý kiến đánh giá của thanh niên về hoạt động thanh niên tình nguyện

do thanh niên tự tổ chức
- Khả năng kết nối thanh niên
- Khả năng huy động nguồn lực
- Hình thức tổ chức: linh hoạt về thời gian, cách thức triển khai...
- Tính hiệu quả của các hoạt động
- Hạn chế...
3.4. Nhu cầu, mong muốn của thanh niên đối với các hoạt động tình
nguyện.
4


3.5. Ý kiến đề xuất của thanh niên nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động tình nguyện Hè của thanh niên thời gian tới
4. Đối tượng, khách thể cuộc điêu tra
4.1. Đối tượng điều tra:
Ý kiến của thanh niên về hoạt động thanh niên tình nguyện.
4.2. Khách thể điều tra:
Thanh niên tham gia tình nguyện theo đội hình đi đến các địa phương
khác và thanh niên tham gia tình nguyện tại chỗ (tại địa bàn sinh sống).
5. Phạm vi cuộc điêu tra
5.1. Về nội dung điều tra: Điều tra ý kiến của thanh niên về hoạt động thanh
niên tình nguyện (hoạt động của thanh niên tình nguyện theo đội hình và thanh niên
tình nguyện tại chỗ) trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015.
5.2. Về địa bàn nghiên cứu: Tại 3 tỉnh, thành phố đại diện 3 vùng miền
gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Bến Tre.
5.3. Về phạm vi thời gian: Thời gian diễn ra Chiến dịch Thanh niên tình
nguyện Hè 2015 từ tháng 6 đến hết tháng 8 năm 2015.
6. Giới thiệu vê mẫu điêu tra
Cuộc điều tra tiến hành khảo sát lấy ý kiến 600 thanh niên trong độ tuổi từ
16 đến 30, với cơ cấu mẫu như sau:

 Giới tính
- Nam: 273 người, chiếm 45,5% tổng số
- Nữ: 327 người, chiếm 54,5% tổng số
 Địa bàn
- Hà Nội: 210 người, chiếm 35% tổng số
- Đà Nẵng: 210 người, chiếm 35% tổng số
- Bến Tre: 180 người, chiếm 30% tổng số
 Đối tượng thanh niên
- Thanh niên công chức, viên chức: 144 người chiếm 24,0% tổng số
- Thanh niên sinh viên: 326 người chiếm 54,3% tổng số
- Thanh niên học sinh: 81 người chiếm 13,5% tổng số
- Thanh niên nông dân: 39 người chiếm 6,5% tổng số
- Thanh niên công nhân: 10 người chiếm 1,7% tổng số
 Loại hình tình nguyện
- Thanh niên tình nguyện theo đội hình đi đến địa phương khác: 300
5


người chiếm 50,0% tổng số.
- Thanh niên tình nguyện tại địa bàn sinh sống: 300 người chiếm 50,0%
tổng số.
 Nơi tình nguyện
- Thành thị: 228 người chiếm 38% tổng số
- Nông thôn: 372 người chiếm 62% tổng số
 Số lần tham gia tình nguyện Hè
- Lần đầu: 206 người chiếm 34,3% tổng số
- Hai lần: 123 người chiếm 20,5% tổng số
- Trên hai lần: 271 người chiếm 45,2% tổng số
7. Thời gian thực hiện điêu tra
- Cuộc điều tra tiến hành vào tháng 8/2015

8. Phương pháp điêu tra
- Phương pháp phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Xử lý
thông tin bằng phần mềm SPSS 20.0 for Windows.

6


PHẦN II: KẾT QUẢ CUỘC ĐIỀU TRA
I. Quan điểm, thái độ và sự tham gia của thanh niên đối với hoạt động tình
nguyện Hè năm 2015
1. Quan điểm, thái độ của thanh niên về hoạt động tình nguyện
Tìm hiểu về quan điểm của thanh niên đối với hoạt động tình nguyện, với
câu hỏi “Có nhiều ý kiến khác nhau về hoạt động tình nguyện. Bạn thấy ý kiến
nào dưới đây phù hợp với suy nghĩ của bạn?”, kết quả cuộc điều tra cho thấy:
 Đại đa số thanh niên (95,8%) đồng tình với quan điểm cho rằng hoạt
động tình nguyện phải mang tính tự nguyện và dù tình nguyện ở bất kỳ đâu, dù
xa hay gần đều có ý nghĩa như nhau. Đây là quan niệm phổ biến của thanh niên
đối với hoạt động tình nguyện.
Biểu 1: Quan điểm của thanh niên vê hoạt động tình nguyện

 Giữa các nhóm đối tượng thanh niên, theo đội hình tình nguyện hay địa
bàn khảo sát đều có quan điểm thống nhất về vấn đề này.
 Ngoài ra, cũng còn một số ý kiến nhỏ thanh niên có quan điểm cho rằng
tình nguyện phải gắn với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
2. Sự tham gia của thanh niên trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè
năm 2015
2.1. Lý do thanh niên tham gia Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015
Tìm hiểu lý do thanh niên tham gia Chiến dịch Thanh niên tình nguyện
Hè 2015, kết quả cuộc điều tra cho thấy:

7


 Trong các yếu tố thúc đẩy thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện,
bên cạnh việc được phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong
phát triển kinh tế - xã hội, thanh niên còn mong muốn được rèn luyện bản thân,
có những trải nghiệm và phát triển bản thân. Những động cơ thúc đẩy thanh niên
tham gia hoạt động tình nguyện với mong muốn phát triển bản thân được sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Để rèn luyện, phấn đấu trưởng thành
2. Có cơ hội giao lưu, học hỏi
3. Được phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên
4. Có kiến thức và kỹ năng cho bản thân
5. Được tham gia hoạt động tập thể
Bảng 1: Lý do thanh niên tham gia Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Lý do tham gia
Để rèn luyện, phấn đấu trưởng thành

Được đi xa, hiểu biết hơn về đất nước và con người
Được phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên
Có kiến thức và kỹ năng cho bản thân
Được tham gia hoạt động tập thể
Góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc của cộng đồng
Có cơ hội giao lưu, học hỏi
Sử dụng hiệu quả thời gian nhàn rỗi
Để khẳng định mình
Do tổ chức Đoàn chỉ định
Do bạn bè cũng tham gia

Tỷ lệ %
81,2
57,3
74,0
73,3
70,7
46,3
77,3
25,7
20,8
8,0
11,7

 Các lý do tham gia như sử dụng hiệu quả thời gian nhàn rỗi, để khẳng
định bản thân, do bạn bè cùng tham gia hay do tổ chức Đoàn chỉ định ít được
thanh niên lựa chọn hơn.
2.2. Mức độ tham gia và tính tự nguyện tham gia của thanh niên trong Chiến
dịch thanh niên tình nguyện Hè 2015
Kết quả cuộc điều tra cho thấy: Đại đa số (92,4%) thanh niên đánh giá

trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè 2015 thanh niên tham gia tích cực
và nhiệt tình. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ thanh niên (7,7%) cho rằng sự tham gia
của thanh niên còn ở mức bình thường và phần nhiều chưa tích cực, nhiệt tình.
Biểu 2: Đánh giá vê sự tham gia của thanh niên trong Chiến dịch thanh niên
tình nguyện Hè 2015

8


 Xem xét ý kiến của thanh niên ở các loại hình tình nguyện theo đội hình
và tình nguyện tại địa bàn đều có sự thống nhất trong đánh giá này.
 Mặc dù về mặt nhận thức, đại đa số thanh niên có quan điểm cho rằng
hoạt động tình nguyện xuất phát từ tính tự nguyện của người tham gia (xem biểu
1), tuy nhiên kết quả cuộc điều tra cho thấy, đối với sự tham gia của thanh niên
trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm 2015, chỉ có 46,5% thanh niên
tham gia hoàn toàn vì tự nguyện; 52,3% thanh niên tham gia một phần vì tự
nguyện, một phần vì trách nhiệm với tổ chức Đoàn, Hội. Một số ít (1,2%) thanh
niên cho rằng tham gia hoạt động tình nguyện hoàn toàn vì trách nhiệm với tổ
chức Đoàn, Hội.
Biểu 3: Tính tự nguyện tham gia của thanh niên trong Chiến dịch Thanh niên
tình nguyện Hè 2015

9


 Có sự khác biệt về tính tự nguyện ở hai loại hình hoạt động tình nguyện.
Ở nhóm thanh niên tại địa bàn sinh sống tham gia hoạt động tình nguyện tại chỗ,
có 39,3% cho rằng tham gia hoạt động tình nguyện hoàn toàn vì tự nguyện và
59% tham gia vì có một phần vì trách nhiệm với tổ chức Đoàn, Hội. Trong khi
đó tỷ lệ tham gia hoàn toàn vì tự nguyện ở nhóm thanh niên tình nguyện theo

đội hình đến địa phương khác là 53,7% và 45,7% tham gia có một phần vì tự
nguyện, một phần vì trách nhiệm với tổ chức Đoàn, Hội.
II. Ý kiến đánh giá của thanh niên về các hoạt động thanh niên tình nguyện
Hè năm 2015
1. Ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện Hè năm
2015 theo đội hình
Tìm hiểu ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện Hè năm 2015,
kết quả cuộc điều tra cho thấy: Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện đều
có xu hướng đánh giá tốt về các mặt trong công tác tổ chức hoạt động thanh niên
tình nguyện (Bảng 2 - điểm trung bình của các nội dung đánh giá lớn hơn điểm
trung bình của thang đo: X > 3). Trong đó, công tác tổ chức phối hợp trong các
hoạt động giữa tổ chức Đoàn với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương
và sự phối hợp của tổ chức Đoàn nơi có thanh niên tình nguyện theo đội hình
với tổ chức Đoàn nơi đến được đánh giá là tốt nhất ( X = 4.4 và X = 4.3).
Bảng 2: Đánh giá vê công tác tổ chức hoạt động tình nguyện theo đội hình trong
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015 tại địa phương/đơn vị
Mức độ đánh giá (%)
TT
1.

2.

3.
4.
5.

Các nội dung đánh giá
Quy trình tuyển chọn tình
nguyện viên
Việc tổ chức các đội hình tình

nguyện theo lĩnh vực hoạt
động (khám chữa bệnh, vệ
sinh môi trường, phát triển
kinh tế,...)
Điều kiện ăn, ở của tình nguyện
viên nơi khác đến địa phương
Điều kiện làm việc của tình
nguyện viên
Phương tiện đi lại của các đội
tình nguyện

Rất
tốt

Tốt

Bình
thường

24,8

50,9

18,5

1,9

3,9

3.9


33,2

49,1

11,9

2,8

3,0

4.1

33,6

44,8

18,0

2,2

1,5

4.1

30,2

52,3

14,5


1,8

1,2

4.1

23,3

48,6

20,6

4,9

2,7

3.8

2

Chưa Kém
tốt

Giá
trị
TB2

- Giá trị điểm trung bình ( X ) nằm trong khoảng : 1 ≤ X ≤ 5
-Tiêu chí đánh giá : - Nếu X > 3 (điểm trung bình của thang đo) – Xu hướng đánh giá tốt, hiệu quả

- Nếu X < 3 (điểm trung bình của thang đo) – Xu hướng đánh giá chưa tốt, chưa hiệu quả

10


Mức độ đánh giá (%)
TT

Các nội dung đánh giá

Sự phối hợp của tổ chức Đoàn
nơi có thanh niên tình nguyện
6.
theo đội hình với tổ chức
Đoàn nơi đến
Chế độ, chính sách cho thanh
7.
niên tình nguyện
Việc huy động các nguồn lực
8. từ cộng đồng từ nơi đi (cơ sở
vật chất, kinh phí....)
Hình thức động viên, khen
9.
thưởng tình nguyện viên
Sự phối kết hợp tổ chức hoạt
động tình nguyện giữa tổ chức
10.
Đoàn với chính quyền, đoàn thể
và nhân dân địa phương.


Chưa Kém
tốt

Giá
trị
TB

Rất
tốt

Tốt

Bình
thường

50,2

38,1

8,7

1,3

1,7

4.3

27,4

43,8


19,7

5,0

4,0

3.9

25,7

50,2

19,6

3,4

1,2

4.0

34,7

43,4

14,5

4,9

2,5


4.0

52,3

39,4

6,4

0,0

1,8

4.4

 Tuy nhiên, xem xét ý kiến đánh giá của thanh niên về các nội dung trên
ở mức độ rất tốt thì đa số các nội dung chỉ đạt trên dưới 30%. Bên cạnh đó đánh
giá ở mức độ bình thường, chưa tốt, kém cũng ở mức xấp xỉ 30%. Đây cũng là
vấn đề cần quan tâm và rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thực
hiện các hoạt động tình nguyện trong những năm tiếp theo. Trong đó, nổi lên
những vấn đề cần tiếp tục quan tâm là:
- Phương tiện đi lại của các đội tình nguyện
- Chế độ, chính sách cho thanh niên tình nguyện
- Quy trình tuyển chọn tình nguyện viên
- Điều kiện ăn, ở của tình nguyện viên nơi khác đến địa phương
- Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng từ nơi đi
- Hình thức động viên, khen thưởng tình nguyện viên
Về điều kiện ăn ở của tình nguyện viên, qua tìm hiểu thực tiễn cho thấy,
tùy vào điều kiện và khả năng xã hội hóa của từng địa phương, đơn vị mà mỗi
địa phương, đơn vị có sự hỗ trợ điều kiện ăn, ở cho các tình nguyện viên ở

những mức khác nhau. Qua trao đổi tại tỉnh Bến Tre cho thấy, mỗi bạn tình
nguyện viên được hỗ trợ 15.000 đ/người/ngày thì quả thật điều kiện ăn, ở của
các tình nguyện viên còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Về phương tiện đi lại của các tình nguyện viên, tìm hiểu thực tế cho thấy,
ngoài việc có xe đưa đi và đón về thì phương tiện đi lại tại các điểm hoạt động
tình nguyện cũng gặp rất nhiều khó khăn,vướng mắc.
11


"Chúng em được bố trí một nhà dân nuôi của thôn, nhưng từ điểm ở đến
các điểm hoạt động tình nguyện rất xa nhau, phương tiện đi lại không có, chỉ có
đi bộ mà các điểm cách xa nhau khoảng 4 đến 5 km nên mất nhiều thời gian cho
việc đi lại"
"Đội hình của em khi đến ở xã được tách ra nhà nam và nhà nữ ở riêng
và ở 2 nhà dân nuôi tại 2 thôn khác nhau, 2 nhà cách nhau 4 km. Mỗi khi muốn
bàn bạc, tổ chức một hoạt động gì đó, nhà nam phải sang nhà nữ để trao đổi
nhưng không phương tiện đi lại, phải đi bộ, gặp rất nhiều khó khăn". TLN. Đội
hình hoa phượng đỏ của Trường THPT Trần Văn Ơn.
2. Ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện tại chỗ
Tìm hiểu ý kiến của thanh niên về hoạt động tình nguyện tại chỗ ở các
khía cạnh khác nhau, kết quả cuộc điều tra cho thấy: Nổi lên ba vấn đề đáng
quan tâm đối với hoạt động tình nguyện tại chỗ hiện nay (Bảng 3: điểm trung
bình của các nội dung đánh giá lớn hơn điểm trung bình của thang đo X > 2), đó là:
- Hoạt động tình nguyện tại chỗ không mang tính liên tục, chủ yếu theo
kỳ cuộc.
- Hoạt động tình nguyện tại chỗ chưa huy động được các nguồn lực tại
địa phương.
- Thiếu chế độ, chính sách, điều kiện hỗ trợ cho thanh niên tình nguyện.
Bảng 3. Đánh giá của thanh niên vê các hoạt động tình nguyện tại chỗ
T

T
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Đồng Băn
Không
Giá trị
tình khoăn đồng tình
TB3

Một số nhận định, đánh giá
Hoạt động tình nguyện tại chỗ không
mang tính liên tục, chủ yếu theo kỳ cuộc
Các hoạt động tình nguyện tại chỗ chưa
giải quyết được các vấn đề bức xúc tại
địa phương
Các hoạt động tình nguyện tại chỗ còn
mang tính hình thức
Hoạt động tình nguyện tại chỗ chưa huy
động được các nguồn lực tại địa phương
Công tác tổ chức phối hợp giữa tổ chức
Đoàn với chính quyền, đoàn thể và nhân
dân địa phương còn chưa tốt
Hoạt động tình nguyện chưa thu hút

3


41,3

32,5

26,2

2,2

26,8

37,0

36,2

1,9

35,7

25,5

38,8

2,0

41,5

30,7

27,8


2,1

20,7

29,3

50,0

1,7

32,8

30,7

36,5

2,0

- Giá trị điểm trung bình ( X ) nằm trong khoảng : 1 ≤ X ≤ 3.
Tiêu chí đánh giá :
+ Nếu X > 2 (điểm trung bình của thang đo) – Xu hướng đồng tình
+ Nếu X < 2 (điểm trung bình của thang đo) – Xu hướng không đồng tình

12


T
T
7.

8.

Đồng Băn
Không
Giá trị
tình khoăn đồng tình
TB

Một số nhận định, đánh giá
được thanh niên tham gia
Ý thức tham gia của thanh niên tình
nguyện chưa cao
Thiếu chế độ, chính sách, điều kiện hỗ
trợ cho thanh niên tình nguyện

27,8

29,7

42,5

48,5

26,5

25,0

1,9
2,2


 Tại các địa bàn khảo sát có sự khác nhau về những nội dung cần quan
tâm ( X >2) cụ thể:
- Tại Hà Nội, có 2 vấn đề đáng quan tâm là: thiếu chế độ, chính sách, điều
kiện hỗ trợ cho thanh niên tình nguyện, về hoạt động tình nguyện tại chỗ chưa
huy động được các nguồn lực tại địa phương (kinh phí, người tham gia, cơ sở
vật chất...).
- Tại Đà Nẵng, nổi lên 3 vấn đề đáng quan tâm là: Thiếu chế độ, chính
sách, điều kiện hỗ trợ cho thanh niên tình nguyện; Hoạt động tình nguyện tại
chỗ không mang tính liên tục, chủ yếu theo kỳ cuộc, Hoạt động tình nguyện tại
chỗ chưa huy động được các nguồn lực tại địa phương (kinh phí, người tham
gia, cơ sở vật chất...).
- Tại Bến Tre là những vấn đề về: Hoạt động tình nguyện tại chỗ không
mang tính liên tục, chủ yếu theo kỳ cuộc; Thiếu chế độ, chính sách, điều kiện hỗ
trợ cho thanh niên tình nguyện; Hoạt động tình nguyện chưa thu hút được thanh
niên tham gia; Hoạt động tình nguyện tại chỗ chưa huy động được các nguồn
lực tại địa phương (kinh phí, người tham gia, cơ sở vật chất...)
 Đối với công tác huy động thanh niên địa phương tham gia vào các hoạt
động tình nguyện, kết quả cuộc điều tra cho thấy:
- Phần nhiều thanh niên (60,1%) cho rằng đảm bảo thường xuyên huy
động được thanh niên tham gia tình nguyện theo yêu cầu.
- Tuy nhiên, vẫn còn tới gần 40% thanh niên cho rằng chỉ huy động được
một số ít thanh niên tham gia, thậm chí không huy động được thanh niên tham
gia vào các hoạt động tình nguyện tại chỗ. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm và
có biện pháp khắc phục nhằm tăng cường thu hút, tập hợp thanh niên tham gia
vào các hoạt động tình nguyện tại địa phương trong thời gian tới.
Biểu 4: Đánh giá vê việc huy động thanh niên địa phương tham gia
hoạt động tình nguyện tại chỗ
13



- Xem xét các tương quan không thấy có sự khác biệt gì nhiều trong đánh
giá về khả năng huy động thanh niên vào hoạt động tình nguyện tại chỗ.
 Về động viên, khen thưởng đối với thanh niên tham gia hoạt động tình
nguyện tại chỗ, kết quả điều tra cho thấy, đa số thanh niên cho rằng việc động
viên, khen thưởng thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện là kịp thời, xứng
đáng với công sức đóng góp và khen thưởng đúng đối tượng, tỷ lệ đồng tình đạt
trên 80% cho cả ba vấn đề. Điều này cho thấy, về cơ bản, công tác động viên,
khen thưởng tình nguyện viên được đa số thanh niên tham gia hoạt động tình
nguyện đánh giá cao.
Biểu 5: Đánh giá của thanh niên vê việc động viên, khen thưởng cho thanh
niên tham gia hoạt động tình nguyện tại chỗ

 Trong các nhóm đối tượng thanh niên đều có sự thống nhất trong đánh
giá về công tác động viên khen thưởng cho tình nguyện viên tham gia, khen
thưởng kịp thời, xứng đáng và đúng đối tượng.

14


 Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến thanh niên cho rằng công tác khen
thưởng còn chưa phù hợp và đây cũng là mong muốn của thanh niên khi tham
gia các hoạt động tình nguyện.
3.Ý kiến đánh giá của thanh niên về tác động của các hoạt động thanh niên
tình nguyện Hè 2015
Cuộc điều tra tìm hiểu ý kiến đánh giá của thanh niên về tác động của các
hoạt động tình nguyện Hè 2015 trên ba mặt: Tác động đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội địa phương, tác động đối với thanh niên và tác động đối với tổ chức
Đoàn, Hội.
3.1. Tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Về tác động của hoạt động tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương, kết quả điều tra cho thấy, hoạt động tình nguyện Hè 2015
đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau theo đánh giá của thanh niên là mang
lại nhiều ý nghĩa nhất, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên gồm:
1. Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương
2. Góp phần bảo vệ môi trường
3. Tri ân với người có công với đất nước
4. Giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của địa phương...
Biểu 6: Tác động của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương

 Một số vấn đề theo đánh giá của thanh niên, hiệu quả hoạt động của
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện đối với địa phương còn còn hạn chế như:
15


Giúp nhân dân trong lao động sản xuất; Nâng cao khả năng ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất cho nhân dân.
3.2. Tác động đối với thanh niên
 Đại đa số thanh niên tự đánh giá sau khi tham gia Chiến dịch Thanh
niên tình nguyện Hè 2015, thanh niên đã có sự chuyển biến nhiều trên tất cả các
nội dung đánh giá (điểm trung bình các nội dung đánh giá lớn hơn điểm trung
bình thang đo:

X

> 3). Trong đó, sự chuyển biến lớn nhất đối với thanh niên là

về nhận thức xã hội và ý thức hoạt động tập thể: ý thức tham gia hoạt động tập
thể; ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; tinh thần xung kích, tình nguyện;
ý chí rèn luyện phấn đấu và các kỹ năng sống...

Bảng 4: Đánh giá tác động việc tham gia tình nguyện Hè
đối với bản thân thanh niên
T
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Các nội dung

Ý thức tham gia hoạt động
tập thể
Ý thức trách nhiệm với
cộng đồng, xã hội
Tinh thần xung kích, tình
nguyện
Vốn hiểu biết về thực tiễn
Ý chí rèn luyện, phấn đấu
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Kỹ năng hoạt động xã hội
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết tình
huống


Chuyển
biến rất
nhiêu

Chuyển
Bình
biến
thường
nhiêu

Có chuyển
biến nhưng
không
nhiêu

Chưa

chuyển
biến

Giá
trị
TB4

52,9

39,7

4,2


1,0

2,2

4.4

47,5

44,8

5,7

0,5

1,5

4.4

53,9

38,9

5,0

1,3

0,8

4.4


23,3
45,2
37,7
33,5
34,2

58,0
46,2
49,7
53,0
52,2

15,3
6,3
10,8
9,8
9,7

2,0
1,2
1,0
2,8
2,5

1,3
1,2
0,8
0,8
1,5


4.0
4.3
4.2
4.2
4.2

29,5

53,5

13,0

1,3

2,7

4.1

 Có sự thống nhất giữa ý kiến của thanh niên ở các địa bàn khảo sát, loại
hình tình nguyện và đối tượng thanh niên trong đánh giá về tác động của việc
tham gia hoạt động tình nguyện Hè đối với bản thân thanh niên.
3.3. Tác động đối với tổ chức Đoàn, Hội
Bảng 5: Đánh giá vê tác động của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015
4

- Giá trị điểm trung bình ( X ) nằm trong khoảng : 1 ≤ X ≤ 5
- Tiêu chí đánh giá : - Nếu X > 3 (điểm trung bình của thang đo) – Xu hướng chuyển biến nhiều
- Nếu X < 3 (điểm trung bình của thang đo) – Xu hướng không có sự chuyển biến


16


đối với tổ chức Đoàn, Hội

1.
2.

3.
4.
5.

Tăng cường công tác đoàn kết tập
hợp thanh niên
Tạo môi trường cho cán bộ, đoàn
viên thanh niên phấn đấu, rèn
luyện và trưởng thành
Tạo sự liên kết hoạt động của tổ
chức Đoàn giữa các địa phương
khác nhau
Phát hiện các nhân tố tích cực
Tăng thêm uy tín của tổ chức Đoàn

Rất
tốt

Tốt

Bình Chưa
thường

tốt

Kém

Giá trị
TB

49,7

43,5

5,8

0,0

1,0

4.4

55,5

39,2

4,2

0,3

0,8

4.5


46,0

44,1

7,7

1,2

1,0

4.3

45,4
50,8

46,2
40,6

6,7
7,2

1,2
0,8

0,5
0,7

4.3
4.4


 Đại đa số thanh niên có xu hướng đánh giá Chiến dịch Thanh niên tình
nguyện Hè 2015 đã có tác động tốt đối với tổ chức Đoàn, Hội trên tất cả các nội
dung đánh giá, thể hiện ở các giá trị điểm trung bình của các nội dung đánh giá
đều cao, X > 4. (Bảng 5)
Trong đó, thanh niên đánh giá việc Chiến dịch Thanh niên Tình nguyện
Hè 2015 đã tạo môi trường cho cán bộ, đoàn viên thanh niên phấn đấu, rèn
luyện và trưởng thành ở mức tốt, đạt hiệu quả cao nhất, với X = 4.5.
Bên cạnh đó Chiến dịch Thanh niên Tình nguyện Hè còn tăng cường
công tác đoàn kết tập hợp thanh niên ( X = 4.4), tăng thêm uy tín của tổ chức
Đoàn( X = 4.4), đồng thời tạo sự liên kết hoạt động của tổ chức Đoàn giữa các
địa phương khác nhau và phát hiện nhiều các nhân tố điển hình, tích cực.
Như vậy, Chiến dịch Thanh niên Tình nguyện Hè năm 2015 không chỉ
mang lại tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, làm
chuyển biến nhiều về ý thức, tính tích cực chính trị xã hội và kỹ năng của thanh
niên, mà còn mang lại hiệu quả tốt đối với công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên,
củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, Hội. Đây là một kết quả đáng ghi
nhận không chỉ riêng với tổ chức Đoàn, với thanh niên mà còn với toàn xã hội.
4. Ý kiến của thanh niên về những khó khăn, hạn chế của
các hoạt động thanh niên tình nguyện trong Chiến
dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2015
 Bên cạnh những mặt đạt được, Chiến dịch Thanh niên Tình nguyện Hè
2015 cũng gặp không ít khó khăn và bộc lộ những hạn chế, trong đó sắp xếp từ
cao xuống thấp thứ tự những khó khăn, hạn chế nhất theo thanh niên đánh giá
khi tham gia Chiến dịch tình nguyện là:
1. Thiếu nguồn kinh phí tổ chức hoạt động tình nguyện.
17


2. Chưa huy động được nhiều thanh niên tại chỗ tham gia hoạt động

tình nguyện.
3. Các chính sách, chế độ đối với người tham gia tình nguyện còn bất cập.
Bảng 6: Những khó khăn, hạn chế của Chiến dịch Thanh niên tình
nguyện Hè năm 2015 (%)
TT

Khó khăn, hạn chế

78,0


Nội
72,4

Đà
Nẵng
83,8

Bến
Tre
77,8

49,8

44,3

50,5

55,6


38,7

40,0

31,4

45,6

42,8

39,5

42,9

46,7

51,3

49,0

54,3

50,6

40,3

35,7

41,0


45,0

31,0

35,2

31,0

26,1

25,5

28,1

23,8

24,4

21,7

25,7

14,8

25,0

9,2

12,9


7,1

7,2

10,2

15,7

6,2

8,3

57,5

49,0

63,8

60,0

21,0

17,1

29,0

16,1

Chung


1.
2.

Thiếu nguồn kinh phí tổ chức hoạt động tình nguyện
Số lượng đoàn viên thanh niên được huy động
tham gia còn thấp so với nhu cầu đăng ký tham
gia tình nguyện của đoàn viên thanh niên.
3. Một số nội dung hoạt động chưa thiết thực,
chưa gắn sát với thực tiễn địa phương
4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai
của Đoàn về Chiến dịch tình nguyện hè còn
chưa kịp thời, rộng rãi và đồng bộ
5. Các chính sách, chế độ đối với người tham
gia tình nguyện còn bất cập
6. Tính bền vững của một số hoạt động chưa cao
7. Kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động tình
nguyện của cán bộ Đoàn còn hạn chế
8. Sự phối hợp giữa Đoàn, Hội với các ban,
ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương
chưa chặt chẽ
9. Sự phối kết hợp của tổ chức Đoàn, Hội giữa
nơi đến và nơi đi chưa đồng bộ
10. Các cấp bộ Đoàn chưa chủ động xây dựng
kế hoạch và các điều kiện thực hiện Chiến
dịch tình nguyện hè
11. Đoàn chưa chủ động tham mưu với cấp ủy
Đảng và chính quyền để triển khai Chiến
dịch tình nguyện hè
12. Chưa huy động được nhiều thanh niên tại
chỗ tham gia hoạt động tình nguyện

13. Thanh niên có nhu cầu tham gia các hoạt
động tình nguyện nhưng tổ chức Đoàn, Hội
không tổ chức được

Thực tế khảo sát tại một số địa bàn cho thấy, các ý kiến trao đổi đều cho
rằng việc chỉ đạo triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2015 từ
Trung ương, đến tỉnh, đến huyện rồi xuống các đơn vị còn chậm dẫn đến khó
18


khăn trong việc xin cấp kinh phí hoặc xin kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động tình
nguyện. Đồng thời kinh phí tổ chức, hỗ trợ cho các hoạt động tình nguyện cũng
còn hạn chế. Công tác xã hội hóa ngày một khó khăn hơn. Chính vì vậy, ý kiến
của nhiều thanh niên tham gia tình nguyện tại tất cả các địa bàn khảo sát đều cho
rằng, khó khăn lớn nhất trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyện là thiếu
kinh phí hoạt động.
 Ở các địa bàn khác nhau, thanh niên có sự đánh giá khác nhau về những
khó khăn và tồn tại của Chiến dịch.
- Đối với thành phố Đà Nẵng, những khó khăn và hạn chế chính là thiếu
kinh phí tổ chức hoạt động tình nguyện, chưa huy động được nhiều thanh niên
tại hỗ tham gia hoạt động tình nguyện, các chính sách, chế độ đối với người
tham gia tình nguyện.
- Đối với thành phố Hà Nội chủ yếu chỉ tập trung vào yếu tố thiếu nguồn
kinh phí tổ chức hoạt động tình nguyện.
- Đối với Bến Tre, khó khăn và hạn chế tập trung vào thiếu kinh phí tổ
chức hoạt động tình nguyện, chưa huy động được nhiều thanh niên tại chỗ tham
gia hoạt động tình nguyện và số lượng đoàn viên thanh niên được huy động
tham gia còn thấp so với nhu cầu đăng ký tham gia tình nguyện của đoàn viên
thanh niên.
III. Ý kiến đánh giá của thanh niên vê hoạt động thanh niên tình

nguyện do thanh niên tự tổ chức
 Đa số người được hỏi biết về các hoạt động tình nguyện do các nhóm
thanh niên tự tổ chức (không phải do Đoàn, Hội…tổ chức) (71,8%). Điều này
cho thấy các hoạt động tình nguyện dưới hình thức này khá phổ biến trong các
nhóm thanh niên hiện nay.
 Đánh giá về những điểm tích cực, nổi bật của hoạt động tình nguyện do
thanh niên tự tổ chức, theo nhận định của thanh niên gồm:
1. Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện được cống hiến và trưởng
thành hơn (80,5%).
2. Đáp ứng nhu cầu được trải nghiệm, giao lưu của thanh niên (78,8%).
3. Các hoạt động tình nguyện linh hoạt, đa dạng hơn (73,5%).
4. Có khả năng thu hút được nhiều đối tượng thanh niên có nguyện vọng
tham gia vào các hoạt động tình nguyện (71,0%).
5. Mô hình tổ chức gọn nhẹ (70,3%).
6. Thời gian tổ chức hoạt động linh hoạt (67,6%).
19


Kết quả trên cho thấy, các hoạt động tình nguyện do thanh niên tự tổ chức
được thanh niên đánh giá cao với mô hình tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, đáp ứng
được nhu cầu của một bộ phận thanh niên có nhu cầu tham gia các hoạt động
tình nguyện vì cộng đồng.
 Bên cạnh những điểm tích cực của các hoạt động tình nguyện do thanh
niên tự tổ chức, một bộ phận thanh niên được hỏi cho rằng hoạt động này có một
số hạn chế như:
- Hoạt động mang tính nhất thời, không mang tính bền vững (37,1%).
- Thiếu sự ủng hộ, hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể ở địa phương (35,5%).
- Còn đơn độc vì do cá nhân/nhóm tự tổ chức (34,5%).
- Thiếu tính định hướng trong việc tổ chức thực hiện (31,4%).
- Thiếu sự ủng hộ, hỗ trợ của tổ chức Đoàn, Hội và thanh niên địa

phương (27,7%).
- Chưa huy động được nhiều nguồn lực cho hoạt động tình nguyện
(24,5%).
Thực tế kết quả hoạt động của các loại hình hoạt động tình nguyện do
thanh niên tự tổ chức đã có ý nghĩa tích cực và đem lại hiệu quả xã hội nhất
định; tạo ấn tượng đẹp trong lòng người dân cộng đồng, đồng thời góp phần thúc
đẩy phong trào thanh niên tình nguyện chung của cả nước. Tuy có nhiều hoạt
động thiết thực, thu hút nhiều đối tượng tham gia nhưng do thiếu sự quản lý,
định hướng hoặc do yếu tố bên ngoài tác động nên không ít CLB, tổ, đội, nhóm
rơi vào tình trạng hợp rồi tan. Điều đáng quan tâm hơn là tổ chức Đoàn, Hội cần
có biện pháp hiệu quả để thu hút lực lượng thanh niên có nhu cầu và nhiệt tình
với hoạt động xã hội này.
IV. Nhu cầu, mong muốn của thanh niên đối với các hoạt động tình
nguyện
 Tìm hiểu vấn đề này, kết quả cuộc điều tra cho thấy, đa số thanh niên có
nhu cầu tham gia nhiều hoạt động tình nguyện. Trong đó, thanh niên mong
muốn tham gia nhiều vào các hoạt động như: Bảo vệ môi trường (79,3%); tổ
chức các hoạt động cho thanh thiếu nhi (74,3%); giúp đỡ người già, người có
hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật,…(73,7%); hỗ trợ, tiếp sức mùa thi
(71,7%); Đền ơn đáp nghĩa (69,2%)..
Bảng 7 : Nhu cầu tham gia vào các hoạt động tình nguyện của thanh niên
của một số đối tượng thanh niên
20


TT

Các hoạt động tình nguyện

1


Bảo vệ môi trường
Tổ chức các hoạt động cho
thanh thiếu nhi
Giúp đỡ người già, người
có hoàn cảnh khó khăn,
người khuyết tật,…
Hỗ trợ, tiếp sức mùa thi
Đền ơn đáp nghĩa
Hiến máu nhân đạo
Tổ chức các hoạt động
giáo dục cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
Tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ
Tham gia xây dựng văn
hóa, văn minh nơi sinh
sống, học tập và làm việc
An toàn giao thông, an
ninh trật tự xã hội
Tham gia xây dựng nông
thôn mới
Tham gia phát triển kinh tế
- xã hội nơi khó khăn
Tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến
pháp luật
Chăm sóc, khám chữa
bệnh cho các đối tượng có
hoàn cảnh khó khăn


2

3
4
5
6
7

8

9

10
11
12

13

14

Công
nhân

79,3

Đối tượng thanh niên
Công
chức,
Sinh

Học
Nông
viên
viên
sinh
dân
chức
76,4
78,8
86,4
79,5

74,3

60,4

78,5

77,8

84,6

70,0

73,7

74,3

75,8


72,8

59,0

60,0

71,7

54,9

82,5

67,9

59,0

40,0

69,2

74,3

68,1

63,0

74,4

60,0


65,3

69,4

61,0

69,1

74,4

80,0

65,3

58,3

67,8

71,6

61,5

59,0

65,0

60,4

67,5


64,2

71,8

30,9

61,8

66,0

62,0

56,8

56,4

60,0

59,0

59,0

59,2

53,1

64,1

80,0


54,8

58,3

57,7

32,1

64,1

60,0

51,0

44,4

57,1

37,0

56,4

40,0

44,8

52,8

44,2


39,5

28,2

60,0

43,5

37,5

44,8

48,1

43,6

50,0

Chung

80,0

 Những hoạt động tình nguyện mang tính đặc thù, phụ thuộc nhiều vào
trình độ chuyên môn của người tham gia tình nguyện, ít được thanh niên lựa
chọn hơn như: Về chăm sóc, khám chữa bệnh cho các đối tượng có hoàn cảnh
khó khăn; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
 Các đối tượng khác nhau, có sự khác nhau về nhu cầu tham gia các hoạt
động tình nguyện.
21



- Thanh niên học sinh, sinh viên có nhu cầu cao tham gia các hoạt động
tình nguyện hỗ trợ, tiếp sức mùa thi (82,5%); bảo vệ môi trường (78,8%); tổ
chức các hoạt động cho thanh thiếu nhi (78,5%); giúp đỡ người già, người có
hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật,…(75,8%); hiến máu nhân đạo (61%).
- Thanh niên công chức, viên chức có nhu cầu cao tham gia các hoạt động
về bảo vệ môi trường (76,4%); giúp đỡ người già, người có hoàn cảnh khó khăn,
người khuyết tật,…(74,3%); đền ơn đáp nghĩa (74.3%); tham gia các hoạt động
xây dựng văn hóa, văn minh nơi công sở và nơi sinh sống (66,0%).
- Thanh niên nông dân có nhu cầu cao tham gia tổ chức các hoạt động cho
thanh thiếu nhi (84,6%); hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường (79,5%); đền
ơn đáp nghĩa (74.4%); tham gia xây dựng nông thôn mới (64,1%).
 Về loại hình thanh niên tình nguyện: Với đặc tính của tuổi trẻ là thích
cái mới, ưa khám phá, thích giao lưu, học hỏi…nên khi được hỏi “Bạn thích
tham gia hoạt động tình nguyện theo hình thức nào?”, đa số thanh niên nói họ
thích tham gia vào các đội hình tình nguyện đi đến địa phương khác (80,5%),
chỉ có 19,5% thanh niên thích tham gia các đội hình tình nguyện tại chỗ.
 Về chủ thể tổ chức các hoạt động: Đa số thanh niên được hỏi thích tham
gia các hoạt động tình nguyện do Đoàn, Hội tổ chức (75,5%), bên cạnh đó còn
một bộ phận không nhỏ thanh niên (24,5%) được hỏi thích tham gia các hoạt
động do thanh niên tự tổ chức. Đây là vấn đề tổ chức Đoàn cần quan tâm và có
biện pháp nhằm thu hút, tập hợp lực lượng thanh niên tham gia tình nguyện tích
cực này.
V. Các ý kiến đề xuất của thanh niên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tình nguyện của thanh niên trong thời gian tới
Kết quả điều tra cho thấy, các ý kiến đề xuất của thanh niên nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tình nguyện tập trung nhiều nhất vào một số vấn đề sau:
1. Cần tuyên truyền rộng rãi về Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè
nhằm thu hút sự tham gia của thanh niên và cộng đồng (68,2%);
2. Cần xây dựng nội dung hoạt động tình nguyện gắn sát với nhu cầu của

địa phương (46%)
3. Nâng cao chất lượng các lớp tập huấn về kỹ năng tổ chức, điều hành
hoạt động tình nguyện cho cán bộ Đoàn các cấp (37,7%)
Bảng 8 : Các đê xuất, kiến nghị của thanh niên đối với để nâng cao hiệu quả
hoạt động tình nguyện
22


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Ý kiến đê xuất
Tuyên truyền rộng rãi về Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè
nhằm thu hút sự tham gia của thanh niên và cộng đồng
Xây dựng nội dung hoạt động tình nguyện gắn sát với nhu cầu của
địa phương
Nâng cao chất lượng các lớp tập huấn về kỹ năng tổ chức, điều hành
hoạt động tình nguyện cho cán bộ Đoàn các cấp
Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hoạt động tình nguyện do thanh niên tự
tổ chức
Cần huy động đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia

Thông nhất kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động tình nguyện
của tổ chức Đoàn, Hội giữa các địa phương
Cần triển khai sớm kế hoạch Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè
Tham mưu với Nhà nước và chính quyền các cấp có chính sách, chế
độ phù hợp đối với người tham gia tình nguyện
Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền để triển khai
chiến dịch tình nguyện Hè
Chủ động phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tổ chức hoạt động

Chung
(%)
68,2
46,0
37,7
29,3
29,3
28,2
24,5
21,2
15,2
12,8

Bên cạnh đó thanh niên còn cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động
tình nguyện cần huy động đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia (29,3%),
thống nhất kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động tình nguyện của tổ chức
Đoàn, Hội giữa các địa phương (28,2%), cần triển khai sớm kế hoạch Chiến dịch
Thanh niên tình nguyện Hè (24,5%), chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng và
chính quyền để triển khai chiến dịch tình nguyện (15,2%).
Đối với hoạt động tình nguyện do thanh niên tự tổ chức, có tới gần 30%
số ý kiến đề nghị tổ chức Đoàn, Hội và chính quyền địa phương cần hỗ trợ, tạo

điều kiện cho các hoạt động tình nguyện này.

23


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua kết quả của cuộc điều tra, có thể đưa đến một số kết luận như sau:
 Đại đa số thanh niên có quan điểm hoạt động tình nguyện phải mang
tính tự nguyện và hoạt động tình nguyện bất kỳ ở đâu đều có ý nghĩa như nhau.
 Trong các lý do thanh niên tham gia tình nguyện, bên cạnh được phát
huy vai trò tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên, thanh niên còn
mong muốn được rèn luyện bản thân, có cơ hội giao lưu, học hỏi, có kiến thức
và kỹ năng cho bản thân, được tham gia hoạt động tập thể.
 Đại đa số thanh niên tự đánh giá là rất tích cực, nhiệt tình trong tham gia
Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè 2015. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ thanh niên cho
rằng sự tham gia còn ở mức bình thường và phần nhiều chưa tích cực, nhiệt tình.
 Về hoạt động thanh niên tình nguyện theo đội hình: Toàn bộ thanh niên
tham gia hoạt động tình nguyện đều có xu hướng đánh giá tốt về công tác tổ
chức các hoạt động tình nguyện. Trong đó, đánh giá tốt tập trung vào công tác tổ
chức phối hợp trong các hoạt động giữa tổ chức Đoàn với chính quyền, đoàn thể
và nhân dân địa phương và sự phối hợp của tổ chức Đoàn nơi có thanh niên tình
nguyện theo đội hình với tổ chức Đoàn nơi đến. Tuy nhiên, khi xem xét chung
cho thấy nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm: Về phương tiện đi lại của các đội
tình nguyện; chế độ, chính sách cho thanh niên tình nguyện; quy trình tuyển chọn
tình nguyện viên; điều kiện ăn, ở của tình nguyện viên nơi khác đến địa phương...
 Hoạt động tình nguyện tại chỗ: thanh niên tham gia hoạt động tình
nguyện đều có xu hướng đánh giá không cao về các nội dung đánh giá của hoạt
động tình nguyện này. Những vấn đề cần quan tâm: Tính thường xuyên trong tổ
chức, triển khai các hoạt động tình nguyện; Về chế độ, chính sách, điều kiện hỗ

trợ cho thanh niên tình nguyện; Huy động được các nguồn lực tại địa phương
trong tổ chức các hoạt động tình nguyện tại chỗ
 Hơn ½ thanh niên cho rằng thường xuyên huy động được thanh niên
tham gia tình nguyện theo yêu cầu. Bên cạnh đó vẫn còn tới hơn 1/3 thanh niên
cho rằng chỉ huy động được một số ít thanh niên tham gia, thậm chí không huy
động được thanh niên tham gia vào các hoạt động tình nguyện tại chỗ.
 Đa số thanh niên cho rằng việc động viên, khen thưởng cho thanh niên
tham gia hoạt động tình nguyện là kịp thời, xứng đáng với công sức đóng góp và
khen thưởng đúng đối tượng.
24


 Hoạt động tình nguyện Hè 2015 đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương tập trung nội bật ở một số nội dung như góp phần giải quyết các
vấn đề an sinh xã hội tại địa phương, góp phần bảo vệ môi trường, tri ân với người
có công với đất nước, giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của địa phương.
 Đại đa số thanh niên nhận định sau khi tham gia Chiến dịch Thanh niên
Tình nguyện Hè 2015, thanh niên đã có sự chuyển biến nhiều trên tất cả các nội
dung đánh giá. Trong đó, có sự chuyển biến nhiều về ý thức tham gia hoạt động
tập thể; ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; tinh thần xung kích, tình
nguyện; ý chí rèn luyện phấn đấu và các kỹ năng sống... đây là những thay đổi
rất mạnh mẽ về ý thức của thanh niên khi tham gia hoạt động tình nguyện.
 Đại đa số thanh niên có xu hướng đánh giá Chiến dịch Thanh niên Tình
nguyện Hè 2015 đã có tác động tốt đối với tổ chức Đoàn, Hội trên tất cả các nội
dung đánh giá. Trong đó, tác động tốt nhất tập trung ở một số nội dung như tạo
môi trường cho cán bộ, đoàn viên thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng
thành, tăng cường công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, tăng thêm uy tín của tổ
chức Đoàn…
 Những khó khăn, hạn chế nhất theo thanh niên đánh giá khi tham gia
Chiến dịch tình nguyện là: thiếu nguồn kinh phí tổ chức hoạt động tình nguyện,

chưa huy động được nhiều thanh niên tại chỗ tham gia hoạt động tình nguyện,
các chính sách, chế độ đối với người tham gia tình nguyện còn bất cập.
 Những điểm tích cực, nổi bật của hoạt động tình nguyện do thanh niên
tự tổ chức được số đông thanh niên ghi nhận gồm: Thanh niên tham gia hoạt
động tình nguyện được cống hiến và trưởng thành hơn, đáp ứng nhu cầu được
trải nghiệm, giao lưu của thanh niên, các hoạt động tình nguyện linh hoạt, đa
dạng hơn, có khả năng thu hút được nhiều đối tượng thanh niên có nguyện vọng
tham gia vào các hoạt động tình nguyện, mô hình tổ chức gọn nhẹ, thời gian tổ
chức hoạt động linh hoạt.
 Bên cạnh những điểm tích cực của các hoạt động tình nguyện do thanh
niên tự tổ chức, một bộ phận thanh niên được hỏi cho rằng hoạt động này có một
số hạn chế như: Hoạt động mang tính nhất thời, không mang tính bền vững,
Thiếu sự ủng hộ, hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể ở địa phương, còn đơn độc vì
do cá nhân/nhóm tự tổ chức, thiếu tính định hướng trong việc tổ chức thực hiện,
thiếu sự ủng hộ, hỗ trợ của tổ chức Đoàn, Hội và thanh niên địa phương, chưa
huy động được nhiều nguồn lực cho hoạt động tình.
25


×