Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Vận dụng nguyên tắc tính đảng và tính khoa học trong giảng dạy Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.02 KB, 17 trang )

Chương 6
VËn dông nguyªn t¾c TÝNH §¶NG, TÝNH KHOA HäC
TRONG NGHI£N CøU, GI¶NG D¹Y LÞCH Sö §¶NG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
Vấn đề tính đảng, tính khoa học, mối quan hệ giữa chúng trong
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nói chung, Lịch sử Đảng nói riêng là chủ
đề của nhiều cuộc thảo luận, có nhiều ý kiến khác nhau. Có người nêu
lên mâu thuẫn giữa tính đảng và tính khoa học, có người lại khẳng định
mối quan hệ giữa hai phạm trù này, thậm chí có cả ý kiến muốn phủ định
tính đảng trong nghiên cứu lịch sử... Vì thế vấn đề này cần phải được
giải quyết khách quan, khoa học.
6.1. Quan niệm về tính đảng, tính khoa học trong khoa học Lịch sử
Đảng
6.1.1. Tính đảng
a..Khái niệm
Các học giả tư sản không thừa nhận “tính đảng” trong nghiên cứu
khoa học. Họ cho rằng, nói đến tính khoa học mà lại kèm theo “tính đảng”,
khoa học mang tính đảng thì khoa học sẽ không còn là khoa học nữa, khi đó
các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử sẽ bị phản ánh méo mó, không đúng sự
thật. Trên thực tế, mặc dù giai cấp tư sản không thừa nhận tính đảng trong
nghiên cứu khoa học, nhưng tất cả các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học
xã hội (sử học, chính trị học, luật học, triết học, kinh tế học, văn học nghệ
thuật...) của chủ nghĩa tư bản đều mang đậm dấu ấn của giai cấp tư sản, bảo
vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định, trong xã hội có giai cấp và đấu
tranh giai cấp, không một khoa học nào, đặc biệt là khoa học xã hội lại


không mang đậm dấu ấn của giai cấp thống trị. Điều này đã được V.I Lênin
khẳng định như một chân lý: mong chờ một nhà khoa học vô tư trong xã hội
của chế độ nô lệ làm thuê thì thật là một điều ngây thơ ngu xuẩn. Nó chẳng


khác gì sự mong đợi tính vô tư của bọn chủ xưởng về vấn đề có nên tăng
tiền lương cho công nhân và giảm lợi nhuận của bọn tư bản hay không.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác và Ph. Ăngghen nhấn
mạnh: “Nhưng không một phút nào Đảng Cộng sản lại quên giáo dục cho
công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp
tư sản và giai cấp vô sản”1. Từ đây “tính đảng” mácxít đã hình thành, nhưng
khái niệm “tính đảng” chưa xuất hiện. Đến khi các Đảng Cộng sản ra đời và
trở thành lực lượng tiên phong lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao
động đấu tranh chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản,
khái niệm “tính đảng” ra đời. V.I Lênin là người đầu tiên sử dụng khái niệm
này. Nếu như các nhà xã hội học và sử học tư sản đã tìm mọi cách để xuyên
tạc khái niệm “tính đảng”, phủ nhận tính giai cấp trong các tác phẩm của
mình, nêu lên các yêu cầu “phi tính đảng” để che đậy bản chất giai cấp, tính
đảng của mình, thì V.I.Lênin cho rằng: Tính đảng là kết quả và biểu hiện
chính trị của sự đối lập giai cấp phát triển cao; tính đảng vừa là điều kiện,
vừa là tiêu chí của sự phát triển chính trị, càng giác ngộ, càng có ý thức thì
nói chung tính đảng của họ càng cao. Để vạch rõ bản chất của các nhà xã hội
học, sử học tư sản, để khẳng định trong hoàn cảnh của cuộc đấu tranh giai
cấp gay go và quyết liệt hiện nay, không thể có một lập trường trung lập,
không thể có chỗ đứng cho lập trường thứ ba, V.I. Lênin viết:Tính phi đảng
trong xã hội tư sản là biểu hiện sự giả dối, việc che đậy một cách tiêu cực
tình trạng đứng trong đảng của bọn thống trị, đứng trong đảng của bọn bóc
lột. Tính phi đảng là tư tưởng tư sản, tính đảng là tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
1

C.M¸c - Ph.¡ngghen, Toµn tËp, TËp 1, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2002, tr. 645


Như vậy, tính đảng là biểu hiện tự giác, hoàn chỉnh và cao nhất về
nhận thức những quan điểm lợi ích của một giai cấp nhất định. Ở đây là giai

cấp vô sản trong nghiên cứu khoa học. Tính đảng được thể hiện trong cuộc
đấu tranh trên nhiều lĩnh vực khác nhau để hiểu biết chân lý, phục vụ những
lợi ích của giai cấp vô sản một cách có ý thức. Tính đảng cộng sản thể hiện ở
việc công khai bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân và giai cấp tiên tiến
nhất – giai cấp vô sản. Tính đảng mácxít cho phép chúng ta nêu lên một
cách tất yếu khách quan, đầy đủ mối quan hệ giữa các thời kỳ và vị trí của
mỗi thời kỳ trong quá trình lịch sử.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một môn khoa học trình bày quá
trình phát sinh, phát triển của Đảng, về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cách
mạng của Đảng qua các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng. Nghiên cứu lịch
sử Đảng để phát hiện bản chất, quy luật của các sự kiện, quá trình lịch sử,
giúp chúng ta nhận thức một cách đầy đủ, chính xác lịch sử cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; tham gia vào quá trình cải tạo và thúc đẩy
xã hội phát triển. Khoa học Lịch sử Đảng biểu hiện bản chất giai cấp công
nhân, tính Đảng Cộng sản sâu sắc nhất.
Tính đảng nói chung là nói tính giai cấp, nhưng cần phân biệt tính
đảng trong nghiên cứu khoa học, tính đảng trong tuyên truyền, dạy - học và
tính đảng trong sinh hoạt Đảng.
Tính đảng trong nghiên cứu khoa học không nhất thiết đòi hỏi người
nghiên cứu phải thuộc đảng phái nào. Họ tự do sáng tạo, tự do tư tưởng, mục
tiêu cuối cùng là phát hiện ra chân lý. Tuy vậy, trong xã hội có giai cấp thì
mọi sự vật, hiện tượng đều in dấu giai cấp, V.I.Lênin chỉ rõ: “ Tính đảng...
nghĩa là bắt buộc chúng ta mỗi khi đánh giá một sự kiện phải trực tiếp công
khai đứng trên quan điểm của một tập đoàn xã hội nhất định” 2. Tính Đảng
Cộng sản đòi hỏi người nghiên cứu phải đứng trên lập trường quan điểm của
2

V.I.Lªnin, Toµn tËp, TËp 2, Nxb TiÕn bé, M.1974, tr 524



giai cấp công nhân để nghiên cứu, trình bày một vấn đề trong đời sống kinh
tế, xã hội, đấu tranh không khoan nhượng với những quan điểm, tư tưởng
trái với lợi ích, lập trường của giai cấp vô sản.
Tính đảng trong tuyên truyền giáo dục, trong dạy - học Lịch sử Đảng,
đòi hỏi phải xuất phát từ sự thật lịch sử để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu
chính trị của công tác tuyên truyền giáo dục cho phù hợp với đối tượng
người được tuyên truyền. học tập. Do vậy, người đi tuyên truyền, giảng dạy
cần đưa ra những nội dung phù hợp để đạt được mục đích cao nhất trên cơ
sở đánh giá đúng trình độ đối tượng được tuyên truyền, giảng dạy.
Tính đảng trong sinh hoạt Đảng đòi hỏi các thành viên của Đảng phải
tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng. Khi thảo
luận được tự do tư tưởng, phát biểu quan điểm, chính kiến cá nhân, nhưng
khi đã biểu quyết phải theo ý kiến của tập thể, cá nhân phục tùng tổ chức,
cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số. Tính đảng yêu cầu
người đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Khi truyền đạt
nghị quyết của Đảng không được lồng ý kiến cá nhân, truyền đạt sai nghị
quyết.
Nội dung tính đảng trong khoa học Lịch sử Đảng
Một là, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để nghiên cứu,
xem xét, đánh giá các sự kiện, quá trình lịch sử. Giai cấp công nhân là giai
cấp tiên tiến nhất, đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động, chiến sĩ tiên
phong và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây
dựng xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do, bình đẳng cho mọi người. Với tinh
thần, mục đích, quan điểm và trình độ của mình, giai cấp công nhân có thể
và cần thiết nhìn thấy sự thực lịch sử, không xuyên tạc, bóp méo chân lý
khách quan. Đó là điều kiện quan trọng giúp cho nhà sử học có khả năng
nghiên cứu đúng đắn các sự kiện lịch sử để phục vụ cho sự nghiệp cách
mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động có hiệu quả.



Yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch
sử Đảng là, phải nhận thức đúng lập trường, quan điểm, mục tiêu đấu tranh
của giai cấp công nhân; trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thể
hiện ở việc cố gắng tìm được chân lý lịch sử khách quan, đấu tranh chống
mọi biểu hiện, xu hướng, những cuộc tấn công vào quyền lợi, lý tưởng của
giai cấp công nhân thông qua việc xuyên tạc, bóp méo lịch sử; đồng thời
phải biết tiếp thu có chọn lựa, chọn lọc những thành tựu, di sản văn hoá của
nhân loại.
Hai là, nhận thức, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng. Bởi vì, chủ
nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết tiên tiến nhất, cách mạng nhất, khoa
học nhất và không phiến diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại. Vì thế, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh luôn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của
Đảng, giữ vai trò chỉ đạo trong đời sống tinh thần của toàn xã hội. Đối với
nhà sử học, việc nhận thức, vận dụng đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp họ có được quan điểm,
phương pháp đúng đắn trong nghiên cứu, xem xét, đánh giá các sự kiện và
quá trình lịch sử; là cơ sở để đấu tranh chống lại các quan điểm, nhận thức
sai trái.
Yêu cầu đặt ra đối với nhà sử học là, phải nắm vững bản chất cách
mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm
vững phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để
phân tích, lý giải các sự kiện, quá trình lịch sử, tìm ra mối liên hệ, quy luật
vận động phát triển của lịch sử; chống giáo điều, rập khuôn, chống xuyên



tạc, hạ thấp nội dung, giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Ba là, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Bởi vì, có nắm vững mới hiểu được quy luật vận động và phát triển
của cách mạng Việt Nam, hiểu và trả lời được các câu hỏi do thực tiễn lịch
sử đặt ra; bảo vệ Đảng và sự nghiệp cách mạng của Đảng trước những âm
mưu, thủ đoạn xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch.
Yêu cầu đặt ra là, phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu một cách cơ bản,
hệ thống các văn kiện, nghị quyết của Đảng; nắm vững quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, dùng các quan điểm,
đường lối để lý giải các sự kiện, quá trình lịch sử; chống bệnh giản đơn,
không coi trọng tư liệu, sử liệu dẫn đến giải thích sự kiện lịch sử không có
cơ sở, suy diễn theo ý muốn chủ quan.
Bốn là, nêu cao tính chiến đấu trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử
Đảng. Đây là một trong những biểu hiện cao nhất của tính đảng cộng sản
chủ nghĩa. Điều này được quy định bởi tính giai cấp của khoa học Lịch sử
Đảng và tính chiến đấu của nó. Như đã trình bày ở trên, không có sử học nào
không đứng trên quan điểm, lập trường của một giai cấp, không nhằm phục
vụ cho lợi ích của giai cấp ấy. Không chỉ các giai cấp thống trị sử dụng kiến
thức lịch sử như một công cụ áp bức, một vũ khí đấu tranh chống nhân dân
lao động mà nhân dân bị áp bức cũng biết dùng lịch sử làm vũ khí chống
giai cấp thống trị. Do đó, sử học bao giờ cũng thể hiện tính chiến đấu trong
cuộc đấu tranh chung của dân tộc, của giai cấp, của Đảng. Trong cuộc đấu
tranh này, sử học giữ một vai trò quan trọng: “Cách mạng là xoá cái cũ và
xây dựng lên cái mới, chỉ có xoá được cái cũ mới dựng lên được cái mới.
Trong lúc xoá cái cũ thì phải bắt tay dựng nên cái mới, lần đầu tiên, ý thức
con người phản ánh một cách trung thực, một cách khoa học sự vật bên
ngoài, lần đầu tiên con người nhận thức và biết vận dụng quy luật của xã hội



ci to xó hi, lm ch i sng, lm ch lch s. ú l lnh vc, ú l tỏc
dng cỏch mng t tng vn hoỏ, ca cỏc ngnh khoa hc xó hi rng ln
v phong phỳ: trit hc, kinh t hc, s hc...3.
Tớnh chin u trong khoa hc lch s ng ũi hi ngi nghiờn cu,
ging dy phi: nm vng nhng nguyờn lý ca ch ngha Mỏc Lờnin, t
tng H Chớ Minh, quan im ca ng ta tỡm ra chõn lý lch s, chng
mi hỡnh thc xuyờn tc lch s (õy l cuc u tranh rt phc tp hin nay,
nht l v ti liu, t liu, s kin v quan im lý lun); y mnh cỏc cuc
tranh lun khoa hc nõng cao trỡnh , khc phc nhng thiu sút ca bn
thõn, bi khụng cú tranh lun khoa hc thỡ khụng cú s phỏt trin ca khoa
hc; em kt qu nghiờn cu phc v trc tip cho s nghip cỏch mng,
cho s nghip xõy dng v bo v T quc Vit Nam xó hi ch ngha.
6.1.2. Tớnh khoa hc
a.Khỏi nim
Tớnh khoa hc trong Lch s ng l s dng cỏc phng phỏp khoa
hc phn ỏnh trung thc khỏch quan cỏc s kin, quỏ trỡnh lch s ca
cỏch mng Vit Nam di s lónh o ca ng.
b.Ni dung tớnh khoa hc trong khoa hc Lch s ng
Mt l, phn ỏnh khỏch quan trung thc cỏc s kin lch s, quỏ trỡnh
lch s. õy l c tớnh quan trng v l yờu cu hng u ca tớnh khoa hc
trong khoa hc lch s ng. thc hin ni dung ny, ngi nghiờn cu,
ging dy lch s ng phi tớch cc su tm, khai thỏc trit cỏc ngun t
liu, c bit l t liu gc (ú l cn c quan trng nht nghiờn cu,
phc dng li lch s nh nú ó din ra). Tỏi hin lch s vi tt c s a
dng, phong phỳ, c u im, c khuyt im, c thnh cụng v cha thnh
cụng... Nhng cng khụng vỡ th m lan man, vn vt, cn kt hp miờu t
vi khỏi quỏt, tỡm ra bn cht ca s kin, phỏt hin quy lut vn ng ca
3

Phạm Văn Đồng, Mấy nhiệm vụ cấp bách của khoa học xã hội nớc ta, trích theo Giáo trình Phơng pháp

luận sử học, ĐHSP Hà Nội I, 1982, tr. 50.


lịch sử đúng như hiện thực khách quan đã xảy ra. Làm rõ mối liên hệ, tác
động lẫn nhau giữa các sự kiện, phân tích, chỉ ra được vị trí, ý nghĩa, tác
dụng cũng như những mặt còn hạn chế của sự kiện trong tiến trình lịch sử.
Hai là, sử dụng phương pháp luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh để phân tích lý giải lịch sử. Bởi vì, lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh không chỉ giúp ta nhận thức, cải tạo thế giới mà còn trang bị cho
chúng ta phương pháp luận khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện, quá
trình lịch sử một cách đúng đắn. Đó là phương pháp khách quan, toàn diện,
lịch sử, cụ thể và phát triển. Yêu cầu đặt ra đối với nhà sử học là, phải nắm
vững phương pháp luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt sự vật hiện
tượng, nhân vật lịch sử vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể để trình bày và phân
tích đánh giá; phải thường xuyên bám sát thực tiễn, kịp thời tổng kết, bổ
sung phát triển lý luận khi thực tiễn đã thay đổi; chống các biểu hiện chủ
quan, phiến diên, trình bày và đánh giá lịch sử theo suy luận có sẵn.
Ba là, người nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng phải có trách nhiệm
trước lịch sử. Tại hội nghị Nghiên cứu Lịch sử Đảng ngày 2- 12-1963, đồng
chí Trường Chinh phát biểu và căn dặn: “Người viết sử phải phụ trách cả
quá khứ, hiện tại và tương lai, phụ trách trước Đảng và nhân dân. Nếu chúng
ta viết sai, con cháu ta sẽ phê bình ta, cũng có thể truyền cái sai cho nhân
dân ta và cho cả thế giới... Công tác sử học là công tác tư tưởng. Viết sử, tức
là tổng kết những kinh nghiệm đúng, sai, phổ biến kinh nghiệm đúng, khắc
phục cái sai, ôn lại cái cũ để chỉ đạo cái mới. Viết sử không phải để ngắm
lịch sử. Lịch sử không phải là một vật để trang trí. Viết là để giáo dục đảng
viên và quần chúng, làm cho họ tự hào và tin tưởng, có thêm năng lực và
kinh nghiệm để làm nên những sự nghiệp vĩ đại hơn nữa. Qua việc nghiên
cứu sử mà giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần
kiên cường chiến đấu, khắc phục khó khăn. Đọc lịch sử, người ta sẽ thấm



một cách tự nhiên, không cần phải lên lớp”4. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với
người làm công tác giảng dạy Lịch sử Đảng là, phải xuất phát từ thực tiễn
lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử, không tô hồng, bôi đen lịch sử; trình bày
lịch sử phải khách quan trung thực; dám tìm tòi đổi mới, khám phá lịch sự,
dám chịu trách nhiệm về những khái quát lịch sử của mình, góp phần nâng
cao chất lượng các công trình Lịch sử Đảng.
Bốn là, có năng lực tư duy sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch
sử Đảng. Bởi vì, đối tượng của khoa học Lịch sử Đảng là nghiên cứu quy
luật ra đời, phát triển của Đảng cũng như quy luật về hoạt động lãnh đạo của
Đảng qua các thời kỳ lịch sử. Nhiệm vụ của khoa học Lịch sử Đảng là trình
bày đường lối, phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng, trình bày nhiệm vụ xây dựng Đảng, kinh nghiệm lãnh đạo của
Đảng qua các thời kỳ lịch sử. Quá trình đó bao gồm vô số các sự kiện, quá
trình lịch sử; chủ trương, chính sách và kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo của
Đảng cũng rất phong phú. Do đó nếu không có năng lực tư duy sáng tạo,
không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Để đạt được điều đó, người làm
công tác nghiên cứu giảng dạy phải nắm chắc lịch sử, có trình độ tư duy khái
quát cao; có tâm huyết, say mê về nghề nghiệp... có như vậy mới tạo ra
những công trình khoa học có ý nghĩa chính trị cao, hàm lượng khoa học tốt,
tính giáo dục lớn.
6.1.3. Mối quan hệ giữa tính đảng, tính khoa học trong khoa
học Lịch sử Đảng
Hiện nay, còn có nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa tính
đảng và tính khoa học:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, tính đảng, tính khoa học là đồng nhất
với nhau. Quan điểm này dễ rơi vào khuynh hướng tuyệt đối hóa tính đảng,
4


Trêng Chinh, bµi nãi chuyÖn t¹i Héi nghÞ nghiªn cøu lÞch sö §¶ng ngµy 27-12-1963, lu t¹i ViÖn LÞch sö
§¶ng - Häc viÖn ChÝnh trÞ, hµnh chÝnh quèc gia.


hoặc tuyệt đối hóa tính khoa học của khoa học Lịch sử Đảng. Lại có ý kiến
cho rằng, không nên nêu tính khoa học mà chỉ cần nói đến tính đảng là đủ,
vì bản thân tính đảng đã chứa đựng tính khoa học. Ngược lại, ý kiến khác
cho rằng, không cần nói tính đảng, chỉ cần nêu tính khoa học, vì tính khoa
học đã bao hàm nội dung tính đảng, khuynh hướng này dễ dẫn đến phủ
định tính đảng của khoa học Lịch sử Đảng.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng: tính đảng, tính khoa học là giống nhau,
nhưng cũng có điểm khác nhau . Giống nhau ở chỗ chúng đều phản ánh
trung thực, khách quan về lịch sử, trên cơ sở phương pháp luận khoa học,
thông qua chủ quan của một tổ chức, hoặc cá nhân nghiên cứu cấu tạo nên.
Sự khác nhau giữa tính đảng, tính khoa học ở mục đích nghiên cứu, ở những
thời điểm, yêu cầu cần tuyên truyền, công bố kết quả nghiên cứu. . .
Loại ý kiến thứ ba, quan điểm của những nhà sử học mác xít: tính
đảng, tính khoa học luôn thống nhất biện chứng, nhưng cũng có điểm
khác nhau.
Tính đảng, tính khoa học thống nhất với nhau ở chỗ, đều phản ánh
trung thực, khách quan, làm rõ quá trình phát sinh, phát triển, các mối liên
hệ, tìm ra quy luật vận động, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử.
Tính đảng, tính khoa học đều dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa
học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu thoát ly những
yếu tố đó các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, sẽ mất đi tính khoa
học, tính đảng. Tính đảng, tính khoa học thể hiện trong công trình lịch sử
Đảng, đều hướng tới mục đích: thông qua lịch sử, tìm ra quy luật vận động,
phát triển của lịch sử, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất phương hướng,
giải pháp bảo đảm cho sự phát triển tiến bộ xã hội trong hiện tại và tương
lai. Sự thống nhất giữa tính đảng, tính khoa học còn biểu hiện ở chỗ phải

thông qua lao động khoa học, năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị và sự sáng


tạo của nhà sử học, của người nghiên cứu. Tính đảng, tính khoa học là khách
quan, khi thông qua chủ quan của mỗi người để biểu đạt lên. Trong những
con người khác nhau, sự biểu hiện tính đảng, tính khoa học có thể khác
nhau, điều đó phụ thuộc vào trình độ năng lực và ý thức chính trị của mỗi
người. Để đạt sự thống nhất cao giữa tính đảng, tính khoa học đòi hỏi nhà
khoa học không ngừng nêu cao trình độ của mình, đồng thời đứng vững trên
lập trường giai cấp công nhân để xem xét, đánh giá một vấn đề lịch sử, chỉ
có như thế mới có thể trở thành nhà khoa học chân chính.
Tính đảng, tính khoa học trong khoa học Lịch sử Đảng cơ bản là
thống nhất với nhau, nhưng giữa chúng cũng có sự khác nhau. Đây là hai
phạm trù khác nhau, mỗi phạm trù có yêu cầu nội dung, hình thức vận
động riêng.
Yêu cầu của tính đảng: khi nghiên cứu, trình bày Lịch sử Đảng phải
xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu chính trị xã hội. Đứng vững trên lập trường
quan điểm tư tưởng của giai cấp công nhân để xem xét, đánh giá mọi hiện
tượng lịch sử. Tính đảng yêu cầu phát ngôn phải có nguyên tắc, công bố kết
quả nghiên cứu vào thời điểm nào, cho đối tượng nào, không thể tùy tiện
theo ý muốn chủ quan của người nghiên cứu, mà phải tuân theo những quy
định cụ thể.
Yêu cầu của tính khoa học: người nghiên cứu được tự do nghiên cứu,
tranh luận, cọ xát thực tế, kiểm tra thực nghiệm, để đánh giá kết quả nghiên
cứu. Tính khoa học đòi hỏi tự do sáng tạo của cá nhân, tự do tư tưởng, tự do
trong hoạt động sáng tạo khoa học, mục tiêu cuối cùng là phát hiện chân lý.
Tính đảng, tính khoa học đều thông qua chủ quan của con người để
phản ánh. Do vậy, kết quả công trình Lịch sử Đảng còn phụ thuộc vào trình
độ, năng lực chủ quan của tập thể hoặc cá nhân các nhà khoa học.



Tóm lại: tính đảng, tính khoa học là thuộc tính khách quan của lịch sử
Đảng. Tính đảng, tính khoa học tuy là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng
thống nhất với nhau, phản ánh trung thực, khách quan về lịch sử. Do vậy,
khách quan, trung thực không chỉ là yêu cầu của tính khoa học, mà còn là
biểu hiện của tính đảng. Để tạo sự thống nhất ngày càng cao giữa tính đảng,
tính khoa học đòi hỏi các nhà khoa học phải nâng cao trình độ mọi mặt của
mình, có ý thức trách nhiệm chính trị trong nghiên cứu trình bày Lịch sử
Đảng. V.I.Lênin cho chúng ta điều chỉ dẫn: "Trong vấn đề thuộc khoa học
xã hội, phương pháp chắc chắn và cần thiết nhất để thực sự có được thói
quen xem xét vấn đề đó một cách đúng đắn và để không lạc hướng trong rất
nhiều chi tiết, hoặc trong rất nhiều ý kiến đối lập nhau - điều kiện quan trọng
nhất của một sự nghiên cứu khoa học là không nên quên mối liên hệ lịch sử
căn bản; là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: Một hiện tượng
nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua
những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát
triển đó để xem xét, hiện nay nó đã trở thành như thế nào"5.
6.2. Quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên
cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng hiện nay
6.2.1. Sự cần thiết quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học
trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng hiện nay
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ra sức chống phá chủ nghĩa Mác Lênin, chống phá chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới. Tính chất quyết
liệt của cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay ở chỗ, kẻ thù và các thế lực
phản động trong nước, trên thế giới, ngang nhiên tuyên bố sự sụp đổ hoàn
toàn, không thể cứu vãn của lý luận Mác - Lênin, của chủ nghĩa xã hội,
5

V.I. Lªnin, Toµn tËp, TËp 33, Nxb Tiến bộ, M, 1977. tr. 78



tuyên truyền cho sự tất thắng của chủ nghĩa tư bản. Tính chất quyết liệt,
phức tạp trong cuộc đấu tranh này còn biểu hiện ở chỗ, lực lượng chống chủ
nghĩa Mác - Lênin, chống chủ nghĩa xã hội không phải chỉ các thế lực phản
động công khai, mà còn có một bộ phận cơ hội, xét lại trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Những kịch bản quen thuộc từ phủ định lịch sử, đi
đến phủ định hiện thực và tương lai của các nước xã hội chủ nghĩa; những
chiêu bài "dân chủ”, "nhân quyền"; đòi đa nguyên, đa đảng; đòi tư nhân hoá
toàn bộ nền kinh tế. . . đã được họ lợi dụng triệt để và sự thật họ đã đạt được
ở một số nước, làm cho chủ nghĩa xã hội ở đó bị sụp đổ, Đảng Cộng sản ở
đó mất vai trò lãnh đạo xã hội. Điều đó có tác động, ảnh hưởng xấu đến Việt
Nam.
Công cuộc đổi mới vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội trên đất
nước ta do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI (1986) đến nay, đã
giành được nhiều thành tựu to lớn, đưa nước ta bước sang thời kỳ phát triển
mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những
thành tựu do công cuộc đổi mới đem lại, đất nước ta cũng đang đứng trước
nhiều nguy cơ, thử thách mới. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế đang tìm mọi cách chống phá, thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng
xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy,
tính chất của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay gay go, quyết liệt hơn
bất cứ thời kỳ lịch sử nào.
Trong những năm qua công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng
đã có bước phát triển mới, đáng được trân trọng. Bên cạnh những thành tựu
cơ bản có ý nghĩa quan trọng, các công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng
của các cơ quan Trung ương, địa phương, các nhà sử học vẫn còn những hạn
chế nhất định. Một số công trình chất lượng chưa cao, còn nặng về mô tả sự
kiện, chưa phân tích nhiều chiều, quan điểm lịch sử chưa được quán triệt đầy



đủ, tính khách quan chưa được quan tâm đúng mức. . . Để nâng cao chất
lượng các công trình Lịch sử Đảng một cách toàn diện, nguyên tắc tính
đảng, tính khoa học phải được quán triệt thường xuyên trong tất cả các khâu,
các bước của quá trình nghiên cứu dạy và học Lịch sử Đảng, thực hiện
nguyên tắc tính đảng, tính khoa học góp phần xây dựng khoa học lịch sử
Đảng ngày càng lớn mạnh, bảo đảm mỗi công trình Lịch sử Đảng có chất
lượng chính trị tốt, hàm lượng khoa học cao, có tính hấp dẫn với mọi đối
tượng .
6.2.2. Yêu cầu quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong
nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng hiện nay
Cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở đó đã diễn ra nhiều
sự kiện, quá trình lịch sử khác nhau, có nhiều chiến công, thành tựu to lớn,
đồng thời cũng có nhiều tổn thất. Tất cả những vấn đề đó đều gắn liền với
hoạt động lãnh đạo của Đảng. Quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học
đòi hỏi phải làm rõ được các giai đoạn, thời kỳ lịch sử với nhiều biến cố xảy
ra trong đó có thành công và cả những sai lầm, tổn thất. Muốn làm được
điều đó trước tiên người nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng phải nắm vững
lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng
để đánh giá các sự kiện, quá trình lịch sử. Trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch
sử Đảng phải nắm vững phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết
hợp nhuần nhuyễn hai phương pháp đó với nhau, đồng thời sử dụng rộng rãi
các phương pháp liên ngành, chuyên ngành để nghiên cứu Lịch sử Đảng có
hiệu quả. Đó chính là quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên
cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng.
Thực tế lịch sử cho thấy, khi nào xa rời tính đảng, tính khoa học thì
khi đó không phản ánh chân thật khách quan lịch sử, dễ mắc phải âm mưu


của các thế lực thù địch muốn bóp méo, phủ định lịch sử, đi đến phủ định sự

lãnh đạo của Đảng, phủ định con đường phát triển tất yếu của lịch sử cách
mạng Việt Nam. Do đó, cũng không có cơ sở để đưa ra những nhận định
chính xác về hiện tại và khả năng phát triển của đất nước trong tương lai.
Quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy
lịch sử Đảng không nên tuyệt đối hóa mặt nào, đồng thời cũng không đồng
nhất tính đảng, tính khoa học làm một. Một công trình lịch sử Đảng nếu chất
lượng khoa học thấp, thì không thể có tính đảng cao và ngược lại. Nghiên
cứu, giảng dạy lịch sử Đảng, nếu coi thường sự thật lịch sử, không xuất phát
từ hiện thực khách quan để trình bày thì không những làm giảm đi hàm
lượng khoa học của công trình, mà còn vi phạm nguyên tắc tính đảng, gây
tác hại đến quá trình nhận thức, giải thích lịch sử.
Quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong dạy học lịch sử
Đảng cần chống bệnh đơn giản, không coi trọng tư liệu, sử liệu, như thế sẽ
dẫn đến giải thích sự kiện lịch sử giản đơn, suy diễn theo ý muốn chủ quan
của mình. Phương pháp đó không có sức thuyết phục người nghe, họ phải
tiếp nhận miễn cưỡng, gò ép, gây tình trạng nhàm chán trong quá trình tiếp
thu lịch sử. Quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học còn đòi hỏi phải
chống bệnh chủ nghĩa minh họa lịch sử. Thực chất của căn bệnh này là
không bắt đầu từ việc nghiên cứu các sự kiện, quá trình lịch sử để rút ra
những kết luận khoa học có sức thuyết phục, mà lại lấy một số mệnh đề có
sẵn trong các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, Hồ Chí Minh, buộc mọi
người thừa nhận, cách làm ấy dẫn đến bệnh giáo điều sách vở, sao chép máy
móc “gọt chân cho vừa giày”, không có sức thuyết phục đối với người đọc.
Nguyên tắc tính đảng, tính khoa học không cho phép hiện đại hoá lịch
sử, không nắm vững quan điểm lịch sử trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử
Đảng. Bởi mỗi sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn với một điều kiện lịch sử cụ


thể, do đó nó có tác dụng trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Nghiên cứu lịch sử
không thể hiện đại hoá lịch sử, không được lấy những kết luận hôm nay để

sửa lại sự kiện đã qua theo ý muốn chủ quan. Tính đảng, tính khoa học cho
phép sử dụng những kết luận mới nhất để phân tích, đánh giá sự kiện đã qua
cho đúng. Tính lịch sử của mỗi sự kiện lịch sử được biểu hiện trên nhiều vấn
đề như : nội dung, văn phong, phương pháp diễn đạt trong điều kiện lịch sử
nhất định. Quán triệt nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong khoa học
Lịch sử Đảng đòi hỏi tính phê phán, tính chiến đấu cao. Đó là yêu cầu
khách quan không thể tùy tiện theo lối suy diễn cá nhân, mà phải giữ vững
nguyên tắc. Phê phán phải dựa trên hiện thực khách quan, dựa vào những kết
luận khoa học của Đảng được trình bày trong các văn kiện nghị quyết, do đó
nếu phê phán vấn đề gì cần bám vào các Nghị quyết của Đảng để bảo đảm
tính chính xác, tính thuyết phục cao. Người phê phán phải có kiến thức, có
hiểu biết tương đối toàn diện về những vấn đề định phê phán. Cần nhấn
mạnh rằng, phải có dũng khí cách mạng, với tinh thần trách nhiệm chính trị
cao mới thể hiện được tính chiến đấu, góp phần nâng cao tính cách mạng,
khoa học của môn học, đồng thời góp phần nâng cao phẩm chất, đạo đức của
mỗi đảng viên cộng sản, của mỗi nhà khoa học của mỗi công dân.
Nguyên tắc tính đảng, tính khoa học là nguyên tắc chủ yếu trong
nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng. Tính đảng và tính khoa học là hai
phạm trù khác nhau nhưng thống nhất và không mâu thuẫn. Quán triệt
nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử
Đảng là một tất yếu. Vì vậy, người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch
sử Đảng phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, rèn luyện bản lĩnh và
nêu cao trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước lịch sử.
Câu hỏi ôn tập
1-Nội dung, ý nghĩa của việc nắm vững nguyên tắc tính đảng, tính
khoa học trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng?


2-Mối quan hệ giữa tính đảng, tính khoa học trong Lịch sử Đảng?




×