Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chữa bệnh tiểu đường cùng biến chứng suy thận bằng bài thuốc nam kỳ diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.72 KB, 4 trang )

Chữa bệnh tiểu đường cùng biến chứng suy thận bằng bài thuốc Nam kỳ diệu
Tiêu chí của Đông y trong điều trị bệnh tiểu đường là làm bình thường hóa
chức năng của các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến tụy (không tác động theo
cách kích thích tuyến tụy), giúp hệ thống nội tiết trong cơ thể hoạt động bình
thường trở lại.
Biến chứng của tiểu đường là trên toàn cơ thể trong đó biến chứng suy thận thường
nặng nề, nguy hiểm
Xin chào các bác sĩ. Mẹ tôi năm nay 67 tuổi. Bà bị bệnh tiểu đường cách đây 18
năm. Khoảng 5 năm nay mẹ tôi thường xuyên nhập viện tại bệnh viện tỉnh do đường
huyết tăng cao. Khi nhập viện đều có xét nghiệm máu nhưng chưa khi nào bác sĩ
thông báo rằng mẹ tôi có nguy cơ bị suy thận hay đang bị suy thận.
Gần đây mẹ tôi thấy bị phù nên vào viện khác thì bác sĩ thông báo là mẹ tôi đang bị
suy thận giai đoạn 3. Xin bác sĩ cho gia đình tôi biết thêm về bệnh suy thận. Tình
trạng mẹ tôi có thể kéo dài được bao lâu và khi nào thì phải chạy thận nhân tạo?
Trong quá trình chăm sóc người bị suy thận lại kèm tiểu đường thì nên lưu ý những
gì? Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường - ĐTĐ) ngày nay là căn bệnh xã hội
với rất nhiều người mắc phải. Bệnh tiến triển âm thầm không gây tác hại ngay.
Nhưng khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng (126mg/dl) trong một thời gian dài
sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hẹp mạch máu, thuyên tắc động mạch,
loét bàn chân, mù mắt, gây suy gan, suy thận, suy tim, nhũn não, đột quỵ, nhồi máu
cơ tim...
Biến chứng của bệnh tiểu đường là trên toàn cơ thể, trong đó biến chứng suy thận
thường nặng nề và sẽ dẫn đến những tình trạng khó khăn như suy thận giai đoạn
cuối, phải chạy thận nhân tạo, thay thận, ghép thận rất tốn kém và nguy hiểm đến
tính mạng người bệnh.
Vì vậy cần theo dõi điều trị bệnh tiểu đường ngay từ giai đoạn sớm, kiểm soát đưa
lượng đường trong máu về mức ngưỡng an toàn, chúng ta có thể yên tâm “chung
sống hòa bình” với nó mà không sợ để lại di chứng, biến chứng.
Thời gian trung bình của 1 người bị ĐTĐ từ 8 đến 15 năm nếu không được kiểm


soát đường huyết tốt sẽ dẫn đến suy thận, hay còn gọi là bệnh thận đái tháo đường
(BTĐTĐ). Theo thống kê có khoảng 1/3 số bệnh nhân ĐTĐ sẽ chuyển thành bệnh
thận đái tháo đường.
Do áp lực lọc máu qua cầu thận tăng cao trong khi mạch máu nhỏ lại bị xơ vữa,
thuyên tắc, sẽ nhanh chóng đẫn đến xơ hóa cầu thận. Tình trạng thoát đạm lâu ngày
(Albumin có trong nước tiểu gây màu trắng đục) là biểu hiện nặng của bệnh thận.


Chưa kể những biến chứng khác của ĐTĐ cùng lúc xảy ra sẽ gây giảm sút trầm
trọng chất lượng sống của người bệnh.
Nhiều trường hợp ĐTĐ nặng, các mạch máu nhỏ đã tắc hẹp nhiều, đặc biệt là vùng
bàn chân dẫn đến phải cưa chân tháo khớp ở các bệnh viện cũng là do điều kiện
phát hiện bệnh quá trễ. Một phần khi các bệnh nhân phát hiện lở loét chân họ
thường tự điều trị trước bằng các thuốc tại nhà, đến khi không thấy kết quả, lúc đó
họ mới đến khám ở bệnh viện và được phát hiện bị tiểu đường giai đoạn muộn.
Do áp lực lọc máu qua cầu thận tăng cao trong khi mạch máu nhỏ lại bị xơ vữa nên
người bị tiểu đường dễ bị biến chứng suy thận
Công tác điều trị lúc này gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Vì vậy chúng ta nên
thường xuyên khám kiểm tra định kỳ mức đường huyết của mình mỗi 6 tháng một
lần. Những người có tiền sử ĐTĐ, hoặc có các yếu tố nguy cơ thì nên kiểm tra
thường xuyên gần hơn nữa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ĐTĐ, trong đó phải kể đến lối sống thụ động
của thành thị, chế độ ăn uống quá mức, ăn quá nhiều chất bột đường, khói thuốc và
lượng cồn đưa vào cơ thể đã nhanh chóng góp phần làm tăng cao tỷ lệ bệnh ĐTĐ
hiện nay. Ngoài ra những nguyên nhân cố hữu khác như tuổi tác và di truyền là hai
nguyên nhân chúng ta không thể thay đổi.
Khi bị tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ lượng hóc môn (insulin) kiểm soát
đường, để cho lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến các biến chứng nguy hại
sau đó. Các thuốc Tây hiện tại chủ yếu tác động trên sự tăng tiết insulin từ tế bào
bê-ta của tuyến tụy. Khi tụy đã suy yếu mà còn liên tục bị kích thích làm việc, về

lâu dài sẽ gây hiện tượng kiệt tụy (tức không còn khả năng làm việc nữa).
Lượng insulin sẽ mất hẳn buộc phải đưa insulin từ bên ngoài vào cơ thể. Đó là giai
đoạn nặng của ĐTĐ. Điều này cũng giải thích tại sao hầu hết các thuốc Tây trị tiểu
đường đều bị “nhờn” thuốc theo thời gian, buộc phải tăng liều liên tục cho đến khi
kiệt tụy. Tùy trường hợp, có khi chỉ sau vài năm thuốc đã phải tăng liều gấp đôi.
Bệnh tiểu đường không gây nguy hiểm ngay hay lây lan như các bệnh truyền
nhiễm, nhưng gần như người bệnh phải “chung sống hòa bình” với bệnh lâu dài.
Rồi những bệnh khác xuất hiện sau đó như cao huyết áp, tim mạch… Họ lúc nào
cũng phải nhớ đến thuốc, nghĩ đến bệnh, cảm giác tù túng vì bệnh tật bao vây.
Bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng thành bệnh mạch vành, suy thận, mù lòa, tai biến
Trong khi cơ thể yếu ớt không làm lụng được gì mà chi phí điều trị ngày càng cao.
Khó khăn mọi bề, nhiều lúc căng thẳng quá, stress, bế tắc, làm cho bệnh càng thêm
nặng. Nó như một “nghiệp chướng” cứ bám riết lấy ta, hành hạ ta cho đến khi bước
sang thế giới bên kia rồi, “nó” vẫn chưa chịu buông tha mà còn di truyền lại cho con
cháu ta.


Trong Đông y, bệnh tiểu đường đã có từ xa xưa, các thầy thuốc gọi là chứng Tiêu
Khát. Đã được nhiều danh y chữa khỏi chỉ với một số dược liệu đơn giản. Nguyên
tắc của Đông y luôn hướng về chuyện phục hồi chức năng của cơ thể, làm sao để
các cơ quan trong cơ thể được trở về hoạt động bình thường, như vậy mới thực sự
tốt cho cơ thể. Trải nghiệm 5000 năm kinh nghiệm của Đông y, chúng ta không thể
phủ nhận hiệu quả của những phương thuốc cổ truyền, mà đôi khi hiện tại khoa học
chưa thể giải thích được.
Chúng ta nên tham khảo và ứng dụng trong giới hạn điều kiện của mình. Sau đây là
một bài thuốc trị bệnh tiểu đường mà chúng tôi đã thành công trên nhiều ca, giúp
giảm lượng thuốc Tây nhưng vẫn đảm bảo mức đường huyết ổn định.
Bài thuốc gồm: Hoàng Kỳ, Cành Dâu, Bạch Thược: mỗi vị 15g; Đang Quy,
Sinh Địa, Ngưu Tất, Sơn Dược, Phục Linh mỗi vị 10g; Phòng Phong, Quế Chi,
Độc Hoạt, Cam Thảo Chích mỗi vị 5g.

Tất cả cho vào siêu đất và sắc trên lửa than hồng. Sắc với 3 chén nước còn 1
chén, sắc tiếp lần 2 chắt ra chia đều uống 2 lần, ngày dùng 1 thang. Sau thời
gian khoảng 1 tháng thấy lượng đường máu giảm, nên giảm dần thuốc Tây.
Uống khoảng 2- 3 tháng như vậy có thể giảm hẳn không dùng thuốc Tây. Tuy
nhiên người thầy thuốc cần quan tâm cơ địa của từng bệnh nhân, để “cắt”
thuốc cho phù hợp.
Với công thức này, về cơ bản, thuốc làm bình thường hóa các chức năng của các
tuyến nội tiết, trong đó có tuyến tụy, giúp hệ thống nội tiết trong cơ thể hoạt động
bình thường trở lại, thuốc không tác động theo cách kích thích tuyến tụy, mà ngược
lại làm bình thường hóa chức năng của tuyến tụy. Do đó khi người bệnh đã phục hồi
bình thường trở lại, không cần dùng thuốc nữa mà khả năng tái phát cũng rất thấp.
Đông y điều trị tiểu đường thường chú ý việc làm bình thường hóa chức năng tuyến
tụy chứ không phải kích thích hoạt động
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh ĐTĐ được khuyên nên quan tâm điều trị các
bệnh khác liên quan, như huyết áp cao, mỡ máu cao là những nguyên nhân góp
phần đẩy nhanh tiến trình đến bệnh suy thận. Nên có chế độ sống lành mạnh, vận
động thể thao và ăn uống thích hợp. Bữa ăn sáng nhẹ giúp tăng chuyển hóa, tăng sử
dụng chất đường (Glucose) trong máu, làm giảm lượng đường trong ngày.
Một tách cà phê sáng cũng làm giảm tiểu đường nhờ làm tăng chuyển hóa cơ thể.
Các thực phẩm ngũ cốc và các loại hạt nguyên thô tốt cho người tiểu đường, như
gạo lứt, gạo còn nguyên bao cám bên ngoài.
Hạt ngò rất tốt cho người tiểu đường, củ nghệ cũng có nhiều nghiên cứu tốt cho tiểu
đường. Những loại hạt tốt cho tiểu đường như hạt Chia ở Trung Mỹ, hạt Methi ở Ấn
độ, hạt Quinoa của đế chế Inca… Không nên ăn nhiếu chất đạm, chất bột, đường,
các loại thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, khoai tây hàng ngày.


Những dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường:
1/Bạn thường xuyên có đi tiểu đêm: Đó là một trong những dấu hiệu đầu tiên của
ĐTĐ.

2/Song song với đi tiểu nhiều lần là triệu chứng khát nước, khô miệng liên tục, ngay
khi vừa mới uống nước xong vẫn thấy khô và khát.
3/Thay đổi cân nặng đột ngột: Có khi ĐTĐ làm tăng cân hoặc ngược lại do đã béo
phì dẫn đến tiểu đường. Cũng có khi mắc ĐTĐ người bệnh bị sụt cân trầm trọng 510kg trong vòng 2-3 tháng.
4/Da khô và có khi ngứa, nhất là ở các vùng da non, các vùng kín gây khó chịu.
5/Mệt mỏi, khó chịu dễ cáu gắt với mọi người xung quanh.
6/Các vết thương trở nên khó lành, đặc biệt ở chân, khi các mạch máu đã bị hẹp,
tắc thì tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
7/Thị lực kém nhanh, gây mờ mắt cũng là một dấu hiệu nặng của tiểu đường, nên
điều trị nhanh để tránh mù lòa.
8/Khả năng nhiễm trùng cao, ở phụ nữ hay bị nhiễm trùng âm đạo, nam giới hay bị
nhiễm nấm Candida xuất hiện nhiều nơi trên da.
9/Chân tay có thể bị tê, ngứa, đau rát, hoặc sưng, là do các tổn thương thần kinh
ngoại biên, tắc mạch, gây viêm, đau các chi.



×