Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 2010 VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.63 KB, 6 trang )

LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 2010 VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
XÉT XỬ HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Nguyễn Văn Quang*
Đại học Luật Hà Nội
1. Xét xử hành chính ở Việt Nam trong hơn mười năm qua: Những hạn chế và
nguyên nhân
Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1996, tòa án nhân dân ở nước ta chính thức được trao thẩm
quyền xét xử hành chính. Để thực hiện thẩm quyền này, tòa hành chính đã được thành lập ở
tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Ở cấp huyện, tuy không thành lập tòa
hành chính chuyên trách nhưng có thẩm phán được phân công làm nhiệm vụ chuyên trách
về xét xử hành chính. Việc trao thẩm quyền xét xử hành chính cho tòa án nhân dân đã đánh
dấu việc thiết lập cơ chế tài phán tư pháp để giải quyết các tranh chấp hành chính ở Việt
Nam - loại tranh chấp trước đây chủ yếu chỉ được giải quyết bằng con đường hành chính
thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây là một nỗ lực đáng kể của Nhà nước ta
trong việc thiết lập các công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
bảo đảm trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước, đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa mọi
mặt của đời sống xã hội và quan trọng hơn cả là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây
dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Một thực tế không thể phủ nhận được
là giải quyết các tranh chấp hành chính bằng con đường tòa án đã và đang trở nên quen
thuộc đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở nước ta. Có khá nhiều vụ việc hành chính
đã được xét xử tại tòa án, trong đó cá nhân, tổ chức với tư cách là người khởi kiện đã thắng
kiện. Đánh giá chung về hoạt động xét xử hành chính của tòa án nhân dân trong hơn mười
năm qua, Tòa án nhân dân tối cao đã khẳng định hoạt động xét xử hành chính ở nước ta đã
góp phần vào nâng cao hiệu quản lý nhà nước, đặc biệt là việc làm cho các cơ quan hành
chính nhà nước phải thận trọng, cân nhắc hơn khi ban hành quyết định hành chính hay thực
hiện một hành vi hành chính. Đồng thời, hoạt động này cũng được khẳng định là có vai trò
quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa1.
Tuy nhiên, dù đã có những nỗ lực trong việc xây dựng thiết chế và pháp luật liên quan
đến xét xử hành chính nhằm thúc đẩy mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, công tác xét
xử hành chính ở nước ta còn khá hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Cho đến những năm


gần đây, tỷ lệ án hành chính sơ thẩm, án hành chính phúc thẩm bị hủy, sửa vẫn còn khá
cao2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động xét xử hành chính của tòa án ở
nước ta trong đó nổi bật là những khiếm khuyết của pháp luật cũng như khung thiết chế, tổ
chức liên quan đến hoạt động này.
Thứ nhất, trong bối cảnh của một hệ thống pháp luật chuyển đổi và xét xử hành chính
còn là công việc khá mới mẻ, thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án nhân dân ở nước ta,
mặc dù đã và đang được mở rộng, nhưng vẫn còn khá hạn hẹp. Trong số rất nhiều loại
quyết định (hành vi) hành chính được đưa ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi bổ sung 1998 và 2006) giới
hạn 22 loại việc thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án nhân dân3. Điều này có
nghĩa là việc giải quyết rất nhiều loại khiếu kiện hành chính chỉ có thể dựa vào một cơ chế
duy nhất đó là giải quyết khiếu nại bằng con đường hành chính.
1 Xem Báo cáo tổng kết số 210/TANDTC ngày 18 tháng 11 năm 2009.
2
Xem Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao số 210/TANDTC ngày 18 tháng 11 năm 2009.Của Toà án nhân
dân tối cao
3
Xem Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006)
1


Thứ hai, hệ thống các quy định pháp luật hành chính làm căn cứ, để tòa án đưa ra các
phán quyết còn tản mát, thiếu cụ thể, không đồng bộ, gây khó khăn cho quá trình xét xử
hành chính của tòa án. Bên cạnh đó, một số quy định về thủ tục tố tụng đã tạo ra rào cản
cho việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính của các cá nhân, tổ chức tại tòa án.
Thủ tục 'tiền tố tụng hành chính' yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khiếu nại theo thủ tục hành
chính trước khi khởi kiện tại tòa án hoặc những quy định rất chặt chẽ về thời hiệu, thời hạn
trong xét xử các vụ án hành chính là những minh chứng rõ ràng cho những rào cản về mặt
thủ tục tố tụng nói trên.
Thứ ba, những hạn chế về tổ chức của hệ thống xét xử hành chính và ảnh hưởng của nó

đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử hành chính là điều đáng được bàn luận.
Việc tổ chức mô hình cơ quan xét xử theo đơn vị hành chính lãnh thổ và những mối quan
hệ phụ thuộc về tổ chức, nhân sự giữa tòa án địa phương với chính quyền địa phương đã
gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến tính độc lập trong xét xử của tòa án, đặc biệt là trong xét
xử các vụ kiện hành chính mà người bị kiện là các cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong
bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương4. Cùng với đó, chất lượng đội ngũ thẩm phán
làm công tác xét xử hành chính trước đòi hỏi phải hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên môn
quản lý hành chính nhà nước cũng là một thách thức rất lớn đặt ra cho cơ quan làm công tác
xét xử hành chính ở nước ta.
Thứ tư, hạn chế của phương thức giải quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tòa
án ở nước ta còn thể hiện ở việc thiếu vắng một cơ chế hữu hiệu đảm bảo thi hành các phán
quyết của tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Dù luật pháp hiện hành đã có những
quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án trong
lĩnh vực xét xử hành chính cũng như các biện pháp chế tài (bao gồm cả những biện pháp
chế tài nghiêm khắc nhất xử lý các cá nhân có trách nhiệm trong việc thi hành các bản án,
quyết định của tòa án) hoạt động thi hành án trong lĩnh vực này vẫn chủ yếu dựa vào thiện
chí của các chủ thể có trách nhiệm. Phán quyết của tòa án đối với các vụ kiện hành chính
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính
trong nhiều trường hợp không được đảm bảo thi hành trên thực tế.5
Thứ năm, nhiều quy định pháp luật hiện hành về tố tụng hành chính còn thiếu tính rõ
ràng, minh bạch và gây nhiều khó khăn cho hoạt động xét xử. Báo cáo tổng kết số
210/TANDTC ngày 18 tháng 11 năm 2009 của Toà án nhân nhân tối cao đã liệt kê nhiều
quy định hiện hành của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có nội dung
không rõ ràng, minh bạch và nếu không được giải thích và áp dụng thống nhất sẽ gây ra
nhiều tranh luận trong quá trình áp dụng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của
hoạt động xét xử hành chính. 6
Ngoài những khiếm khuyết về mặt luật pháp và thiết chế tổ chức, thì tâm lý và nhận
thức của người dân cũng như của đội ngũ cán bộ, công chức về cơ chế xét xử hành chính
cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xét xử hành chính. Quan niệm
cho rằng khiếu kiện các quyết định của cơ quan công quyền ra tòa án cũng giống như đem

'trứng chọi với đá', sự thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến xét xử hành
chính hoặc thái độ ngại 'va chạm' của các doanh nghiệp với cơ quan công quyền do sợ bị
ảnh hưởng đến công việc làm ăn, kinh doanh hay cách ứng xử thiếu thiện chí, thiếu hợp tác
với tòa án hoặc với người khởi kiện của các cơ quan công quyền với tư cách là người bị
4

Xem Lê Thọ Bình, ‘Tòa án tỉnh có thể xử được chủ tịch tỉnh? ’ (2004) < />Xem Chi Mai, ‘Khiếu kiện hành chính: Gian nan, vất vả nhưng kết quả ...bằng không’ (2004)
< >.
6
Xem thêm, Trần Thị Hiền, Bàn về tính minh bạch của pháp luật tố tụng hành chính, Số chuyên đề Khiếu kiện hành
chính và tài phán hành chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2008, trang 126.
2
5


kiện đều là những nguyên nhân làm cho hoạt động xử hành chính của tòa án ở nước ta còn
nhiều hạn chế.
2. Hoàn thiện pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả xét xử hành chính ở nước ta:
Những điểm mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2010
Như đã trình bày ở phần trên xét xử hành chính ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn
chế đòi hỏi cần phải được giải quyết triệt để nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
đặc biệt kể từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO, nhiệm vụ này càng trở
nên cấp bách. Là thành viên WTO, chúng ta đã cam kết hoàn thiện pháp luật và thể chế phù
hợp với những yêu cầu mà WTO đã đề ra, trong đó có yêu cầu nâng cao hiệu lực của hệ
thống kiểm tra hoạt động hành chính, đảm bảo giải quyết hiệu quả các khiếu kiện hành
chính phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó yêu cầu của hội nhập
quốc tế còn có những động lực về chính trị, kinh tế - xã hội thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử hành chính ở nước ta. Theo đó, cần “mở rộng thẩm
quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải

quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia
tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”7.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây đã dẫn đến
những thay đổi về thái độ ứng xử đối với các giá trị mang tính phi vật chất của một xã hội
dân chủ8. Cộng đồng trong và ngoài nước đã quan tâm nhiều đến sự hợp pháp, sự công
bằng và hợp lý trong hành vi xử sự và ngày càng có thái độ sẵn sàng cho những chi phí cần
thiết để tạo lập các thiết chế mới bảo đảm cho những giá trị nêu trên.
Những năm gần đây, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện môi trường
pháp luật nhằm đổi mới phương thức giải quyết tranh chấp hành chính đáp ứng với đòi hỏi
của xã hội và yêu cầu của hội nhập quốc tế. Những nỗ lực trong lĩnh vực này phải kể đến
việc sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 19989 nhằm nâng cao hiệu quả của việc
giải quyết các tranh chấp hành chính bằng cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính. Đặc biệt
việc ban hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã góp phần thiện pháp luật tố tụng hành
chính của Việt Nam, từng bước nâng cao chất lượng xét xử hành chính của tòa án nhân dân
đáp ứng nhu cầu chung của xã hội10 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có một số điểm mới
cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, Luật đã mở rộng phạm vi các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền xét xử
hành chính của Tòa án nhân dân
LTTHC năm 2010 đã không quy định giới hạn phạm vi các loại khiếu kiện hành chính
thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án nhân dân trong hai mươi hai loại việc như
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây mà quy định theo phương án
loại trừ. Theo phương án này, tòa án nhân dân ở nước ta có thẩm quyền giải quyết các loại
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ: Các quyết định hành chính, hành
vi hành chính trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính
phủ quy định; Các hành vi hành chính mang tính chất nội bộ.11

7

Xem Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt đươc những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế. Theo thống kê của

IMF, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm của Việt Nam trong các năm 2001, 2002, 2003, 2004 và 2005 lần lượt là
6.9%, 7.1%, 7.3%, 7.8%, và 8.4% (xem IMF, Việt Nam: Phụ lục thống kê, Báo cáo Quốc gia số 06/42
< />9
Lần sửa đổi gần nhất thực hiện vào năm 2005.
10
Luật số 64/2010/QH12 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2010; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2011.
11
Xem Điều 28 Luật tố tụng hành chính năm 2010.
3
8


Đây là quy định được cho là tiến bộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, cơ quan,
tổ chức thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính của mình, đảm bảo được sự công bằng
và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ hai, Luật đã đơn giản hóa điều kiện khởi kiện vụ án hành chính tạo điều kiện thuận
lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện của mình
Nếu như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định “tiền tố tụng hành
chính” (theo đó trước khi khởi kiện vụ án hành chính thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải
thực hiện thủ tục khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính là một điều kiện bắt
buộc) thì Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã có sự “ nới lỏng” đáng kể, theo đó điều
kiện “ tiền tố tụng hành chính” chỉ áp dụng bắt buộc đối với việc khiếu kiện về danh sách
cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thứ ba, các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hạn chuẩn bị xét xử đã được quy định
theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền khởi kiện và xét xử hiệu quả
PLTTGQCVAHC trước đây quy định thời hiệu khởi kiện quá ngắn, dẫn đến tình trạng
làm mất quyền khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhất là trong những trường hợp
vụ kiện phức tạp, người khởi kiện cần có thời gian cân nhắc, suy nghĩ, tham vấn những
người hiểu biết pháp luật. Hiện nay, quy định về điều kiện khởi kiện đã được “nới lỏng”
nên các quy định về thời hiệu khởi kiện cũng cần được sửa đổi cho phù hợp tương ứng.

Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã có sự thay đổi theo hướng kéo dài thời hiệu khởi
kiện và có quy định phù hợp với những đối tượng khiếu kiện hành chính cụ thể. Theo đó,
thông thường thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là một năm kể từ ngày nhận được hoặc
biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, chỉ
trong một số trường hợp đặc biệt thì thời hiệu này được xác định là 30 ngày hoặc 05 ngày12.
Các quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử cũng được thay đổi theo hướng tương tự nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các thẩm phán có thêm thời gian để chuẩn bị, nghiên cứu hồ sơ,
giải quyết vụ án. Theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án hành chính trong các trường
hợp thông thường là 04 tháng; trong một số trường hợp cụ thể, thời hạn này được xác định
là 02 tháng và trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm nhưng không quá 2 tháng
hoặc 01 tháng tương ứng với các trường hợp nêu trên13.
Thứ tư, đã có thay đổi đáng kể làm tăng thêm tính minh bạch, rõ ràng của các quy định
pháp luật tố tụng hành chính
Như đã nêu ở phần trên, nhiều quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính thiếu tính minh bạch, rõ ràng và đã gây không ít khó khăn, làm giảm sút chất lượng
và hiệu quả xét xử hành chính. Vì vậy, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã chú trọng đến
việc tăng cường tính minh bạch của các quy định pháp luật, bảo đảm quy định cụ thể ngay
trong Luật các nội dung có liên quan để dễ dàng triển khai thực hiện mà không cần đến các
văn bản giải thích, hướng dẫn. Quy định về nội dung quyết định của Hội đồng xét xử sơ
thẩm là một ví dụ. Luật tố tụng hành chính năm 2010 đã quy định rõ ràng, chi tiết về nội
dung quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm tại Điều 163 theo đó: Xác định rõ, tòa án chỉ
xem xét về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện. Như
vậy, quyền hạn của tòa án sơ thẩm đã được quy định cụ thể, giúp cho Hội đồng xét xử sơ
thẩm dễ dàng thực hiện.
Thứ năm, Luật đã có những quy định về thủ tục thi hành bản án, quyết định của tòa án
về vụ án hành chính, góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc “mọi bản án, quyết định của
Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cá
nhân, cơ quan, tổ chức tôn trọng”
12
13


Xem Điều 104 của Luật tố tụng hành chính 2010.
Xem Điều 117 Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
4


3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tố tụng hành chính: Một số vấn đề cần tiếp
tục được bàn luận
Về phương diện lý luận, những điểm mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 như đã
phân tích ở phần trên sẽ góp phần tích cực trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hành
chính, tăng cường chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử hành chính của hệ thống tòa
án ở nước ta. Tuy nhiên để những quy định mới này được triển khai và thi hành có hiệu quả
trên thực tế, có nhiều vấn đề cần được đặt ra và bàn thảo một cách thấu đáo.
Trước hết, để tăng cường chất lượng và hiệu quả của họat động xét xử hành chính, cần
phải thực hiện đồng bộ nhiều công việc, trong đó hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng
hành chính phải gắn với việc hoàn thiện mô hình thiết chế xét xử hành chính, bảo đảm cho
hệ thống cơ quan xét xử hành chính phải có đủ năng lực xét xử và có khả năng xét xử độc
lập. Luật Tố tụng hành chính năm 2010 chỉ quy định về mặt thủ tục tố tụng chứ không giải
quyết các vấn đề về thiết chế, tổ chức cơ quan xét xử hành chính cũng như các thiết chế
khác tham gia giải quyết các khiếu kiện hành chính. Để nâng cao hiệu quả xét xử hành
chính, những vấn đề nêu trên rất cần được lưu tâm.
Thứ hai, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định về tố tụng hành chính là điều
cần thiết và không cần bàn cãi. Tuy nhiên có những nội dung trong quy định về thủ tục tố
tụng cần được nghiên cứu một cách thấu đáo trước khi sửa đổi nhằm bảo đảm hiệu quả thực
hiện các quy định này trong thực tiễn. Việc không quy định thủ tục tiền tố tụng hành chính
là bắt buộc (trừ một số loại khiếu kiện) là một ví dụ. Cũng tương tự như việc mở rộng thẩm
quyền xét xử hành chính, việc không quy định thủ tục tiền tố tụng hành chính là bắt buộc sẽ
làm gia tăng số lượng các vụ kiện hành chính tại tòa án, trong khi năng lực xét xử nói chung
và xét xử hành chính nói riêng của hệ thống tòa án nhân dân ở nước ta đang là vấn đề cần
được xem xét và đáng được lưu tâm. Quan trọng hơn, giải quyết các tranh chấp hành chính

bằng con đường khiếu nại hành chính cũng có những ưu điểm vốn có và nếu giải quyết
được thành công bằng con đường này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian so với
giải quyết bằng con đường xét xử hành chính. Với những loại khiếu kiện hành chính liên
quan nhiều đến các vấn đề “kỹ thuật” như tranh chấp trong lĩnh vực thuế, quản lý đất đai, sở
hữu trí tuệ, việc giải quyết bằng con đường hành chính thực sự là cần thiết. Vì vậy, việc loại
bỏ quy định bắt buộc về điều kiện tiền tố tụng đối với việc giải quyết các khiếu kiện hành
chính trong những lĩnh vực này liệu có thực sự là khoa học?
Thứ ba, mặc dù Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã có nhiều điểm tiến bộ trong việc
làm minh bạch, rõ ràng hơn các quy định nhưng vẫn còn nhiều điều cần bàn về vấn đề này,
cụ thể là:
- Tố tụng hành chính là vấn đề còn tương đối mới mẻ với lý luận và thực tiễn xét xử ở
nước ta cho nên có nhiều khái niệm, thuật ngữ cần được xây dựng một cách công phu, khoa
học, tạo cách hiểu và sử dụng thống nhất, trong đó các thuật ngữ như “quyết định hành
chính”, “hành vi hành chính” hoặc “hành vi có tính chất nội bộ” của cơ quan hành chính
cần phải được giải thích. Những thuật ngữ này dù đã được “giải thích”14 trong Luật nhưng
vẫn rất cần đến sự giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là của Tòa
án nhân dân tối cao với tư cách là cơ quan hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp
luật.
- Luật Tố tụng hành chính năm 2010 vẫn còn sử dụng nhiều cụm từ dễ làm cho người
thực hiện cho rằng thiếu tính rõ ràng, minh bạch như “trừ trường hợp có lý do chính đáng”
hoặc “có lý do khách quan khác”…
Sau cùng, xét xử hành chính là vấn đề mới mẻ và pháp luật điều chỉnh hoạt động này
không đơn thuần chỉ là những quy định tố tụng hành chính và còn cả những quy định pháp
14

Xem Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010.
5


luật về nội dung đặc thù. Để bảo đảm tính rõ ràng và minh bạch, cần thiết phải quy định cả

những nội dung đặc thù này. Ví dụ, trong xét xử các vụ án hành chính, những quy định về
căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính là rất cần
thiết; bởi lẽ, căn cứ những quy định này, các thẩm phán mới có cơ sở cần thiết để đưa ra các
phán quyết của mình. Luật tố tụng hành chính 2010 chưa có những quy định này và tên gọi
“Luật Tố tụng hành chính” khó có thể bao hàm hết các khía cạnh của vấn đề cần điều chỉnh.
Chính vì lẽ đó, việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng pháp luật về
vấn đề này cần được lưu ý. Chẳng hạn, tên gọi “Luật về kiện tụng hành chính” hoặc “Luật
về xét xử hành chính” như một số nước đã sử dụng có lẽ cũng đáng được suy ngẫm./.

6



×