Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Kế toán vốn bằng tiền, Kế toán công nợ, Kế toán lương và các khoản trich theo lương công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 81 trang )

Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

1

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

MỤC LỤC

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

2

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách mở cửa tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh, giao lưu trên thị trường trong
nước và quốc tế. Bên cạnh những cơ hội các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó
khăn trong quá trình hội nhập.
Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nước ta hiện nay đó là
vấn đề tài chính và trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp. Doanh
nghiệp muốn hoạt động tốt thì tài chính phải bền vững. Trong đó, vốn bằng tiền rất
cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục.
Để quản lý tài sản tiền vốn và các quan hệ thanh toán là phải có hệ thống kế toán
hoạt động hiệu quả, đặc biệt là hệ thống kế toán công nợ hoàn chỉnh và phù hợp với


đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình. Có như vậy các thông tin kế toán
cung cấp về tình hình thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng, với nội bộ, với
công nhân viên, với nhà nước mới được đảm bảo chính xác, kịp thời phục vụ cho
công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Muốn có đội ngũ nhân viên xuất sắc doanh nghiệp cần chú trọng tới chế độ
lương bổng, phụ cấp, chế độ ngày nghỉ , môi trường làm việc và các khoản trích
theo lương cho cán bộ công nhân viên để họ hết sức, tận tụy với công việc và thể
hiện hết năng lực của bản thân, cống hiến cho công ty, đất nước.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần xây dựng
Hợp Lực, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán. Vì
vậy,em đã chọn 3 đề tài: “Kế toán vốn bằng tiền, Kế toán công nợ, Kế toán
lương và các khoản trich theo lương” làm báo cáo thực tập cơ sở ngành của mình.
Báo cáo thực tập của em gồm 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu trong công ty cổ phần
xây dựng Hợp Lực

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

3

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HỢP LỰC

1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
1.1.1 Khái quát về sự hình thành
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HỢP LỰC
- Tên giao dịch Quốc tế: HOP LUC CONSTRUTION JOINT STOCK COMPANY
- Địa chỉ trụ sở giao dịch chính: Phòng 208 nhà H5, khu đô thị mới Việt Hưng,
phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Email
:
- Tài khoản ngân hàng giao dịch số: 053.11.00389008 tại Ngân hàng thương mại cổ
phần quân đội chi nhánh Long Biên.
- Mã số thuế
: 0103711478
- Chủ tịch HĐQT
: Lê Anh Hùng
- Tổng Giám đốc
: Trần Ngọc Tân
- Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc Trần Ngọc Tân
- Vốn điều lệ của công ty
: 150.000.000.000 đồng
- Tổng số cổ phiếu
: 1.500.000
Mệnh giá 100.000 đồng
- Văn phòng đại diện
+ Văn phòng đại diện số 1 - Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
Địa chỉ văn phòng đại diện: Phòng 1006, nhà N02, khu đô thị mới Dịch Vọng,
phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
+ Văn phòng đại diện số 2 – Công ty cổ phần xây dựng Hợp lực
Địa chỉ văn phòng đại diện: Nhà số 25, ngõ 3, đường Thanh Niên, tổ 11, phường
Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam.
Mã số văn phòng đại diện: 0103711478-001

+ Văn phòng đại diện số 3 – Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
Địa chỉ văn phòng đại diện: Tầng 10, tòa nhà Lotus, số 2 phố Duy Tân, phường
Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Mã số văn phòng đại diện: 0103711478-002
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103036509 của Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp, công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng và
quản lý dự án với các dịch vụ chính bao gồm:
+ Khai thác xử lý và cung cấp nước
+ Thoát nước và xử lý nước thải
+ Xây dựng công trình công ích
+ Phá dỡ
+ Chuẩn bị mặt bằng
+ Lắp đặt hệ thống điện
+ Xây dựng nhà các loại
+ Xây dựng công trình đường sắt đường bộ

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

4

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
+ Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

+ Hoàn thiện công trình xây dựng
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
+ Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và mô giới lao động, việc
làm.
+ Nghiên cứu thị trường và thăm dò xây dựng
+ Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
+ Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
+ Khai thác và thu gom than bùn
+ Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón
+ Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
+ Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt
+ Khai thác quặng, sắt
+ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
+ Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác…
1.1.2 Khái quát về sự phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
1.1.2.1 Các giai đoạn phát triển
- Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực có trụ sở chính tại phòng 208 nhà H5, khu đô
thị mới Việt Hưng, phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Việt
Nam được thành lập ngày 14/04/2009 theo Quyết định số 0103036509 của Sở kế
hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức
theo mô hình “ Công ty xây dựng, tư vấn chuyên nghiệp - Uy tín ’’. Nhằm mục tiêu
mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trường.
- Từ hoạt động chính ban đầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng và quản lý dự án,
công ty đã chủ động đa dạng hoá sang nhiều lĩnh vực như: Xây dựng các công trình
dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị
và khu công nghiệp, công trình cấp, thoát nước và môi trường, công trình đường
dây và trạm biến thế điện, tư vấn đầu tư, sản xuất kinh doanh các chủng loại vật liệu
xây dựng, đầu tư phát triển hạ tầng nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp,
đầu tư tài chính…

- Hợp Lực đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh
doanh, tích tụ thêm vốn và năng lực sản xuất, quan hệ của công ty mở rộng với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhờ vậy doanh thu của công ty không ngừng
tăng trưởng ở mức cao và ổn định.
1.1.2.2 Thành tựu
- Qua 7 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc nhằm
mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng, công ty đã khẳng định mình bằng các dấu
ấn trong các công trình tham gia. Các công trình do công ty lập dự án đầu tư, tư vấn
thiết kế, tư vấn giám sát, thi công….. đều đạt chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu
khắt khe và được các nhà đầu tư đánh giá cao.

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

5

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Tiêu biểu như:
+ Dự án nhà máy sản xuất điện thoại SAMSUNG Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh
+ Dự án khu nghỉ dưỡng sân golf sông Giá, dự án có tổng diện tích quy hoạch
5,321.000 m2.
+ Kè bờ sông Hồng đoạn địa phận Bát Sát - Lào Cai
+ Đường Châu Hội - Châu Thuận - UBND Huyện Quỳ Châu - Nghệ An
+ Nhà máy Hanjin được xây dựng tại khu công Nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh
+ Đường giao thông liên xã Lâm Lộc - huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng

+ Xây dựng nhà xưởng sửa chữa ôtô - Cục kỹ thuật Quân sự - Quân khu III
Bên cạnh đó công ty cũng đạt được nhiều thành tựu tròng các lĩnh vực khác.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
1.2.1 Bộ máy quản lý của công ty
Tổ chức bộ máy Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Phòng kế
toán tài
chính

Ban giám đốc
Phòng kế
hoạch

Đội thi
công

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
Chú thích:
Chỉ mối quan hệ chỉ đạo
Chỉ mối quan hệ phối hợp
1.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý


Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

6

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh của công ty. Cụ thể như:
+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty;
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
+ Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;
+ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp
đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty
quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử

người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở
công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong
điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;
+ Các cổ đông chính trong Hội đồng quản trị bao gồm:
Ông Lê Anh Hùng
:
Chủ tịch hội đồng quản trị
Ông Lê Văn Dĩnh
:
Ủy viên
Ông Trần Ngọc Tân
:
Ủy viên
Ông Nguyễn Mạnh Hùng :
Ủy viên
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do hội đồng quản trị bầu ra, có trách nhiệm kiểm
soát mọi hoạt động của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như:
+ Kiểm tra tính hợp phấp, hợp lý trong điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể
liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc
theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
+ Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh
doanh….
- Tổng giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự
giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc

thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao như:

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

7

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

+ Thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phưng án đầu tư của công ty.
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
+ Quyết định lương phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
- Ban giám đốc: Các giám đốc chi nhánh và các phó giám đốc. Chịu trách nhiệm về
trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực mình được
phân công phụ trách.
- Phòng kế hoạch
+ Chức năng: Tham mưu, giúp việc hội đồng thành viên, tổng giám đốc công ty
trong lĩnh vực về xây dựng định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất
kinh doanh đầu tư, công tác thống kê tổng hợp, điều độ sản xuất kinh doanh, công
tác lập dự toán, quản lý hợp đồng kinh tế và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế,
công tác đấu thầu, tổ chức sản xuất kinh doanh, theo dõi, quản lý, kiểm tra và giám
sát hoạt động sản xuất kinh doanh khác: tiếp thị và phát triển thị trường trong và
ngoài nước theo chiến lược của công ty.
- Phòng kế toán tài chính:
Kế toán trưởng : Đỗ Thị Oanh

Nghề nghiệp : Cử nhân tài chính kế toán
+ Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc công ty về công tác quản lý kinh tế tài
chính, hạch toán kế toán toàn công ty.
+ Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán trong công ty khi có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, có nhiệm vụ
kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ,
quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và
có hiệu quả cao nhất. Phòng kế toán có nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh, lập
báo cáo tài chính theo quy định.
- Đội thi công: Thực hiện thi công các công trình cũng như các hạng mục công
trình thuộc dự án đã trúng thầu, đồng thời tiến hành nghiệm thu khối lượng hoàn
thành. Trực tiếp thi công các công trình dưới sự chỉ đạo, giám sát của phụ trách thi
công.
1.3 Cơ cấu, đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1 Cơ cấu
a) Nguồn vốn
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay là: 120.000.000.000 đồng
(Bằng chữ: Một trăm hai mươi tỷ đồng)
Bên cạnh đó, công ty còn huy động được nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư
trong nước và ngoài nước để tăng nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển.
b) Nhân lực
Xác định mục tiêu chiến lược phát triển ổn định và bền vững, công ty đã xây dựng
bộ máy cán bộ quản lý, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm thuộc các ngành nghề xây dựng,
giao thông, thuỷ lợi, … và đội ngũ chuyên gia tư vấn, kỹ sư thi công, công nhân có
tay nghề cao có thể đảm đương các công trình đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao. Tham gia
hợp tác với công ty còn có những chuyên gia đầu ngành của các Viện nghiên cứu,

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

8

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

các Trung tâm khoa học của các trường Đại học Xây dựng, Kiến trúc, Giao thông,
Thuỷ lợi, các công ty tư vấn thiết kế lớn trong cả nước.
Dưới đây là một số tài liệu về nguồn nhân lực trong công ty:
Bảng 1.1: Bảng cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18

Cán bộ quản lý,
chuyên môn và kỹ
thuật
Thạc sỹ
Kỹ sư xây dựng
Kiến trúc sư
Kỹ sư điện
Kỹ sư giao thông
Kỹ sư vật liệu xây
dựng
Kỹ sư thủy lợi
Kỹ sư điện tử viễn
thông
Kỹ sư máy xây
dựng
Kỹ sư cấp thoát
nước
Kỹ sư kinh tế xây
dựng
Kỹ sư trắc địa
Cử nhân kinh tế
Cử nhân ngoại
thương
Cử nhân tài chính
kế toán
Cử nhân luật
Kỹ sư các ngành

khác
Cao đẳng + trung
cấp các ngành
Tổng cộng

Số
Số năm kinh nghiệm
lượng < 5 năm ≥ 5 năm
03
28
08
08
07
05

08
05
02

03
16
03
05
02
03

≥ 10 năm

04
03

02
01

05
03

03
01

02
02

05

02

02

01

06

03

02

01

05


01

03

01

05
05
02

02

02
03
02

02

03

01

01

01

01
03

02


01
01

10

08

02

61

20

112

28

≥ 15 năm

01
01

01

03

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
b) Công nhân kỹ thuật đã ký hợp đồng lao động với công ty
Bảng 1.2: Bảng công nhân kỹ thuật đã ký hợp đồng lao động với công ty


Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

TT

Công nhân kỹ thuật

9

Số
lượng

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Bậc
2/7

Bậc
3/7

Bậc
4/7

Bậc
5/7


14

06

03

02

Bậc
6/7

1

Công nhân vận hành
máy XD

20

2

Công nhân điện

15

3

Công nhân lắp đặt thiết
bị cơ điện lạnh


20

4

Công nhân nề

140

60

60

20

5

Công nhân bê tông

95

50

40

05

6

Công nhân sắt


165

65

70

23

7

Công nhân cốt pha

180

107

61

12

8

Công nhân thi công
đường

85

15

52


12

05

9

Công nhân kỹ thuật
khác

10

03

07

10

Lái xe

08

04

03

01

11


Lao động phổ thông

50

30

20

Tổng cộng

688

30

328

227

83

17

08

16

Bậc
7/7

02

02

02

07

02

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
- Các liên doanh với công ty
+ Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng – Trường ĐH Kiến Trúc
Hà Nội.
+ Công ty cổ phần tư vấn khoa học kỹ thuật và đào tạo liên ngành xây dựng –
Tổng hội xây dựng Việt Nam.
+ Văn phòng tư vấn và kiểm định xây dựng – Trường ĐH Xây Dựng Hà Nội.
+ Công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng và giao thông xây lắp – LAS378.

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

10

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

+ Trung tâm kiểm tra nghiên cứu nền móng – Viện cơ học
+ Công ty chuyển giao công nghệ - Trường ĐH Thủy Lợi

+ Công ty cổ phần quản lý dự án Việt Nam
+ Công ty cổ phần luật Nguyên An
1.3.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Với đặc trưng của nghành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công
dài, qua nhiều khâu nên vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý vốn tốt, hiệu quả đồng
thời khắc phục được tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi
phí, hạ giá thành tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, hoạt động thi công cố định nơi xây dựng, các điều kiện sản xuất như xe
vận chuyển, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm thi công.
a) Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất được khái quát qua sơ đồ:

Tổ chức hồ sơ
đấu thầu

Nhận thông
báo trúng
thầu

Tổ chức thi công

Hoàn thành nghiệm thu

Lập phương án tổ
chức thi công

Thành lập ban chỉ huy
công trường

Bàn giao công trình cho

chủ đầu tư

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất
Các quá trình sản xuất có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt thời gian, quy
mô….. Quá trình từ khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình hoàn
thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài hay ngắn. Nó phụ thuộc vào quy mô và
tính chất phức tạp về kỹ thuật của công trình.
b) Tổ chức tiến hành xây dựng

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

11

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Tiến hành thi công thể hiện qua sơ đồ:
Ký hợp đồng
xây dựng

Dự toán
Chuẩn bị vốn
Công tác chuẩn
bị


Chuẩn bị mặt bằng
Chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc….
Chuẩn bị nguồn nhân lực

Tiến hành thi
công

Hoàn thành nghiệm thu
bàn giao công trình

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tiến hành thi công
Giải thích hình 1.3
- Dự toán: Được lập cho từng công trình trong dự án theo khối lượng của hồ sơ
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng. Dự toán
công trình được lập là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng, là cơ
sở xác định giá trị để giao nhận thầu xây lắp.
- Công tác chuẩn bị: Sau khi trúng thầu thì bộ phận thi công sẽ tiến hành khảo sát
địa hình để chuẩn bị vốn, nhân lực, vật tư, thiết bị cho công trình. Lực lượng bao
gồm đội ngũ chuyên gia tư vấn, kỹ sư thi công, công nhân tham gia xây dựng công
trình. Mỗi người sẽ đảm nhận một công việc theo đúng chuyên môn và trình độ của
họ. Hiện nay, công ty có nhiều phương tiện, công cụ hiện đại, tiên tiến như: Máy

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


12

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

múc, máy ủi, máy lu, dàn giáo, máy dầm, máy trộn xi măng, cần cẩu.... Vật liệu xây
dựng bao gồm: xi măng, thép, gạch, đá, cát...
- Tiến hành thi công: Sau khi chuẩn bị về mọi mặt thì các đội thi công sẽ tiến hành
thực hiện để hoàn thành công trình đúng theo dự toán, thiết kế đã được định sẵn.
- Hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình: Khi công trình hoàn thành thì
phòng kỹ thuật sẽ cử bộ phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra chất lượng công trình xem
thử đúng với thiết kế hay không. Nếu được bộ phận kỹ thuật công trình kỹ thuật
thông qua thì phòng kỹ thuật tiến hành lập hồ sơ hoàn thiện, biên bản nghiệm thu
theo đúng quy định và bàn giao công trình. Sau đó sẽ chuyển các hồ sơ, biên bản đó
tới phòng kế toán tính toán và tập hợp chi phí cho công trình đã hoàn thành.
1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần xây dựng Hợp Lực trong 3 năm từ năm 2012/2013/2014
1.4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty năm 2012 – 2013 - 2014

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

13

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán


Bảng 1.3: Bảng đánh giá tình hình nguồn vốn, tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 –
2013 - 2014

TT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013
Tỉ

Số tiền

trọng

Tỉ
Số tiền

%
1

Tổng tài sản
Tài sản ngắn
hạn
Tài sản dài
hạn

2


Tổng nguồn
vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở
hữu

3

Doanh thu
thuần

Năm 2014

trọng

Chênh lệch 2013/2012
Tỷ

Số tiền

%

trọng

100

169.746.622.301

100


220.108.785.018

100

52.637.716.784

80

141.022.998.935

83

179.958.070.717

82

13.201.254.474

20

28.723.623.366

17

40.150.714.301

18

65.838.971.258


100

169.746.622.301

100

220.108.785.018

100

45.560.047.610

70

79.268.388.779

47

69.731.231.863

32

20.278.923.648

30

90.478.233.522

53


150.377.553.155

90.887.408.159

-

232.366.641.820

-

238.386.167.486

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Tỷ
Số tiền

%

65.838.971.258

Chênh lệch 2014/2013

trọng

Tỷ
Số tiền

%
103.907.651.04


trọng
%

61

50.362.162.717

22

88.385.282.151

63

38.935.071.782

21

15.522.368.892

54

11.427.090.935

28

61

50.362.162.717


22

33.708.341.179

43

(9.537.156.916)

(14)

68

70.199.309.874

78

59.899.319.633

40

-

141.479.233.761

61

6.019.525.666

3


Báo Cáo Tốt Nghiệp

3

103.907.651.04
3


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

4
5

Lợi nhuận
trước thuế
Lợi nhuận sau
thuế

14

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

407.771.308

-

533.223.907

-


380.088.510

-

125.452.599

24

(153.135.397)

(40)

314.656.803

-

334.466.904

-

120.623.390

-

19.810.101

6

(223.843.514)


(180)

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

15

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Căn cứ vào số liệu phản ánh ở bảng 1.3, ta có thể đánh giá được tình hình tài sản,
nguồn vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như sau:
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực trong 3
năm 2012, 2013, 2014 tăng lên. Cụ thể như sau:
- Trước hết là tình hình tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp:
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng lên
103.907.651.043 VNĐ tương đương với mức tăng 61%, năm 2014 so với năm 2013
tăng 50.362.162.717 VNĐ tương đương với mức tăng là 22%. Đây là một mức tăng
tương đối cao, điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách, chiến lược, kế
hoạch hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó:
+ TSNH năm 2013 tăng 88.385.282.151 VNĐ so với năm 2012 tương ứng 63%,
năm 2014 tăng 38.935.071.782 so với năm 2013 VNĐ tương đương với tỷ lệ tăng là
21%. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty rất ổn định.
+ TSDH năm 2013 tăng 15.522.368.892 VNĐ so với năm 2012 tương ứng với
mức tăng là 54%, năm 2014 tăng 11.427.090.935 VNĐ so với năm 2013 tương

đương với tỷ lệ tăng là 28% . Trong năm 2014 TSDH của công ty tăng lên là do
công ty nhận được nguồn tài trợ tài chính dài hạn từ các công trình của nhà nước và
vốn FDI bàn giao. Đây là một dấu hiệu tốt cho quá trình phát triển của công ty.
Tổng nguồn vốn năm 2013 tăng so với năm 2012 103.907.651 VNĐ tương ứng
với mức tăng 61%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 50.362.162.717 VNĐ tương
đương với mức tăng là 22%. Trong đó:
+ Nợ phải trả năm 2013 so với năm 2012 tăng 33.708.341.179 VNĐ tưởng ứng
với mức tăng 43%, năm 2014 so với năm 2013 giảm 9.537.156.916 VNĐ tương
ứng mức giảm 14%. Điều này chứng tỏ, công ty đang thực hiện tốt các nghĩa vụ
thanh toán các khoản nợ của mình.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng so với năm 2012 là 70.199.309.874 VNĐ
tương ứng mức tăng 78%, năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 59.899.319.633
VNĐ, tương ứng mức tăng là 40%, do công ty đã bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu từ
các nguồn vốn khác trong kinh doanh của công ty, đồng thời vốn nghiệm thu được
từ các công trình hoàn thành.
- Doanh thu thuần của công ty trong 3 năm đang tăng lên đáng kể. Cụ thể:
Doanh thu thuần của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 141.479.233.761
VNĐ tương ứng mức tăng 61%, đây là một mức tăng rất lớn, chứng tỏ tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty trong thời gian này rất tốt. Tuy nhiên, tới năm 2014
mức tăng của doanh thu có tăng nhưng tăng nhẹ so với năm 2013 là 6.019.525.666
VNĐ, tương ứng mức tăng là 3%.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2013 so với năm 2012 tăng lên
19.810.101 VNĐ, tương ứng mức tăng là 6%. Điều này chứng tỏ, trong khoảng thời
gian này công ty có lãi. Tuy nhiên, năm 2014 do doanh thu giảm, chi phí lại tăng
lên nên lợi nhuận của công ty giảm xuống rất đáng kể 223.843.514 VNĐ, tương
ứng với mức giảm là 180%.
Công ty bắt đầu thực hiện các công trinh từ năm thành lập cho tới nay đã có lợi
nhuận đáng kể. Nhận thấy điều đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư và mở rộng.

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15


Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

16

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Bảng 1.4: Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính
TT

Chỉ tiêu

Cách tính

ĐVT

2012

2013

2014 Chênh lệch
2013/2012
70
20

Chênh lệch

2014/2013
20

1

Tỷ suất tài trợ

Vốn CSH / Tổng NV

%

30

50

2

Tỷ suất đầu tư

TSDH / Tổng TS

%

20

20

20

0


0

3

Khà năng thanh toán
hiện hành

Tổng TS / Tổng NPT

Lần

1,4

2,1

3,2

0,7

1,1

4

Khả năng thanh toán
nhanh

Tiền và TĐT / NNH

Lần


0,2

0,1

1,6

-0,1

1,5

5

Khả năng thanh toán
ngắn hạn

TS ngắn hạn / NNH

Lần

1,5

2,3

2,8

0,8

0,5


6

ROA

LNST / Tổng TS

%

0,5

0,2

0,05

-0,3

-0,15

7

ROS

LNTT / DTT

%

0,4

2,3


0,02

1,9

-2,28

8

ROE

LNST / NVCSH

%

1,5

0,4

0,008

-1,1

-0,392

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

17

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Căn cứ vào các số liệu được phẳn ánh ở trên bảng 1.4 ta có thể phân tích như sau :
- Tỷ suất tài trợ cho biết mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp đối với các đối
tượng bên ngoài. Tỷ suất tài trợ công ty lớn chứng tỏ sự phát triển ổn định của công
ty đảm bảo được khả năng thanh toán nợ. Tỷ suất tài trợ của công ty năm 2013 so
với năm 2012 tăng 20%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 20%. Đây là mức tăng
tương đối ổn định, công ty luôn giữ vững được mức độ độc lập tài chính của mình.
- Tỷ suất đầu tư cho biết cơ cấu TSCĐ và đầu tư dài hạn trong tổng tài sản công ty,
tỷ suất đầu tư năm 2013 so với năm 2012, năm 2014 so với năm 2013 giữ ở mức ổn
định không thay đổi. Điều này phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ
thuật được nâng cao. Công ty rất chú trọng vào đầu tư đổi mới TSCĐ.
- Khả năng thanh toán hiện hành : Căn cứ vào bảng ta thấy năm 2012 doanh nghiệp
cứ đi vay 1 đồng thì có 1,4 đồng đảm bảo, năm 2013 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng
thì có 2,1 đồng đảm bảo, năm 2014 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 3,2 đồng
đảm bảo. Chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành của công ty ngày càng được tăng
lên.
- Khả năng thanh toán nhanh : Căn cứ vào bảng ta thấy năm 2013 giảm so với năm
2012 0,1 lần thể hiện tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong thời
gian này đang giảm xuống. Tuy nhiên, tới năm 2014 so với năm 2013 có tiến triển
tốt tăng lên 1,5 lần.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với NNH.
Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,8 lần, năm 2014
so với năm 2013 tăng 0,5 lần chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty
tốt.

- ROA(tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản) : Với ý nghĩa là 1 đồng đầu tư
và tài sản thì công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2012
với 1 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 0,5 đồng lợi nhuận sau thuế ,năn 2013
với 1 đồng đầu tư vào tài sản thì công ty sẽ thu được 0,2 đồng lợi nhuận sau
thuế,năm 2014 với 1 đồng đầu tư vào tài sản thì công ty sẽ thu được 0,05 đồng lợi
nhuận sau thuế, cả 3 năm này tỷ suất đều rất thấp, hiệu quả mang lại là chưa cao,
công ty nên xem xét hướng đầu tư của mình lựa chọn phương án đầu tư tốt để mang
lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.
- ROS(tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần): tỷ suất này thay đổi qua
các năm khi mà năm 2012 đạt mức 0,4% thì năm 2013 tăng lên đạt mức 2,3% và
năm 2014 chỉ còn là 0,02%. Khi mà chỉ tiêu này càng cao thì càng cho thấy công ty
kinh doanh càng hiệu quả nhưng giảm xuống cho thấy hiệu quả kinh doanh ngày
càng giảm.
- ROE (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu): Năm 2013 giảm
1,1% so với năm 2012, cho thấy việc sử dụng vốn vào đầu tư của doanh nghiệp
giảm xuống, số lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng vốn chủ sở hữu giảm 1,1%. Năm
2014 thì tỷ suất này giảm mạnh so với năm 2013 là 0,392%, điều này chứng tỏ số
lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng vốn chủ sở hữu giảm 0,392% có nhiều nguyên
nhân để lý giải điều này như chiến lược kinh doanh chưa tốt làm cho tỷ suất này
giảm.

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

18


Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

PHẦN 2 – THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HỢP LỰC
2.1 Những vấn đề chung về công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Hợp
Lực
2.1.1 Chế độ tài khoản kế toán
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 kèm theo thông tư 200/2014/TT-BTC của
Bộ trưởng Bộ tài chính.
Doanh nghiệp sử dụng cả 9 loại trong bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp (loại 1- 9 thực hiện theo phương pháp ghi kép và loại 0 thực hiện theo
phương pháp ghi đơn)
- Loại 1 : Tài sản ngắn hạn
- Loại 2: Tài sản dài hạn
- Loại 3: Nợ phải trả
- Loại 4: Vốn chủ sở hữu
- Loại 5: Doanh thu
- Loại 6: Chi phí sản xuất,kinh doanh
- Loại 7: Thu nhập khác
- Loại 8: Chi phí khác
- Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
- Loại 0: Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Do do sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho
nên công ty không sử dụng tài khoản 611.
Ngoài các tài khoản cấp 1 hiện nay Công ty đang áp dụng cách thức mở tài khoản
cấp 2, cấp 3 theo mục đích sử dụng để dễ dàng theo dõi, sử dụng.
Ví dụ: TK 112 - TGNH
Hiện tại, Công ty đã mở tài khoản cấp 2 của TK 112 cho từng ngân hàng
TK 112-MB

Tiền gửi ngân hàng Quân đội
TK 112-HD
Tiền gửi ngân hàng phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh
TK 112-VIB
Tiền gửi ngân hàng TM CP Quốc tế Việt Nam
TK 112-TECH
Tiền gửi ngân hàng Ký Thương
2.1.2 Hình thức sổ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ cũng như yêu cầu
quản lý thì công ty đang sử dụng hình thức “ nhật ký chung” để tiến hành ghi sổ
trên máy vi tính.
Quy trình ghi sổ chứng từ theo hình thức nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ
sau:

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

19

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Chứng từ kế toán

Nhập liệu
Phần mềm kế toán


Máy tính xử lý

Sổ chi tiết

Sổ nhật ký đặc
biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ cái

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp các
nghiệp vụ phát sinh

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán máy
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng, năm
Quan hệ đối chiếu
Mô tả quy trình ghi sổ chứng từ
- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ
ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập giữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của
phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ chi tiết, sổ nhật ký
chung, sổ cái.
- Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự

động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực với thông tin được nhập trong kỳ.
Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

20

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán
chi tiết được in ra giấy.
Dưới đây là sổ nhật ký chung của đơn vị thực tập số liệu trong tháng 9 năm 2015
- Sổ nhật ký chung

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

21

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán


2.1.3 Các chính sách chung
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 kèm theo thông tư 200/2014/TTBTC. Công ty áp dụng 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được Bộ tài chính ban
hành.
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Công ty đăng kí niên độ kế toán là bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng
12 của năm dương lịch.
- Phương pháp tính thuế GTGT: doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tính khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán Vacom để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong doanh nghiệp. Giúp giảm bớt được công việc cho nhân viên kế toán,
mặt khác đảm bảo độ chính xác cao trong hạch toán của công ty.
2.1.4 Báo cáo kế toán:
Doanh nghiệp sử dụng đồng thời cả hai loại báo cáo kế toán là: Báo cáo kế toán
tài chính và báo cáo kế toán quản trị.
- Hệ thống báo cáo kế toán tài chính trong công ty bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Cả 4 loại báo cáo trên đều được lập một lần vào cuối niên độ kế toán, do kế toán
trưởng lập và được gửi đến giám đốc, cơ quan thuế, ngân hàng, một số nhà cung
cấp lớn.
- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị:
Công ty sử dụng duy nhất một loại báo cáo quản trị là báo cáo kết quả kinh
doanh do kế toán trưởng lập vào cuối mỗi quý để gửi lên giám đốc công ty.
2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xây dựng Hợp lực được

minh họa qua sơ đồ sau:

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

22

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thuế

Kế toán tiền
mặt, TGNH

Kế toán nội bộ

Kế toán tiền
lương

Kế toán vật tư,
TSCĐ, CCDC


Kế toán
công nợ

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về
công tác kế toán của đơn vị. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán, phân công, bố trí
công việc cho các nhân viên kế toán công ty. Kết hợp kiểm, xét duyệt các báo cáo
kế toán, áo cáo quyết toán của đơn vị cấp dưới gửi lên.
- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các thông tin từ kế toán viên các phần hành để lên
bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trực tiếp phụ trách theo
dõi kiểm tra công tác kế toán ở các đội.
- Kế toán nội bộ: Theo dõi chi tiết từng hoạt động trong nội bộ công ty. Báo cáo
cho hội đồng quản trị, ban giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh trong công
ty.
- Kế toán vật tư, TSCĐ, CCDC: theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ phục vụ cho công tác sản xuất toàn công ty, khấu hao TSCĐ.
- Kế toán thuế : Có trách nhiệm theo dõi và lập báo cáo, tờ khai thuế gửi cục thuế
và các cơ quan có chức năng.
- Kế toán tiền mặt, TGNH: Thực hiện các hoạt động liên quan tới tiền mặt và ngân
hàng như: làm thủ tục vay vốn, thủ quỹ, theo dõi lãi vay, theo dõi các giao dịch phát
sinh trên tài khoản tiền mặt và TGNH.

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


23

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

- Kế toán công nợ: Phụ trách đối chiếu công nợ giữa công ty và khách hàng, cung
cấp thông tin cho trưởng phòng tài chính để có kế hoạch thanh toán giải quyết các
công nợ còn tồn đọng. Mở sổ thanh toán các tài khoản phải thu (TK 131 – chi tiết
cho từng đối tượng), các khoản phải trả (TK 331 – chi tiết cho từng đối tượng thầu
phụ hay người bán).
Đồng thời kế toán công nợ còn có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và
thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại công ty.
- Kế toán tiền lương: Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất
lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính
xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao
động.
Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương,
cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau.
2.2 Thực trạng kế toán vốn bằng tiền trong công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực
2.2.1 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Trong kế toán doanh nghiệp có quy định Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản
lưu động trong doanh nghiệp tồn tại trực tiếp dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh
khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các Ngân
hàng, Kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển....
Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
- Phản ánh kịp thời tình hình biến động và số dư của từng loại vốn bằng tiền ở bất
kỳ thời điểm nào.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ nhằm thực hiện
chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí,… Giám sát tình
hình chấp hành chế độ quản lý vốn bằng tiền, chế độ thanh toán

- Đối chiếu số liệu kế toán vốn bằng tiền với sổ quỹ do thủ quỹ ghi chép và sổ phụ
của ngân hàng, kịp thời theo dõi phát hiện sự thừa, thiếu vốn bằng tiền của doanh
nghiệp
2.2.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền trong công ty
Công ty cổ phần xây dựng Hợp Lực hạch toán tiền theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một
đơn vị tiền tệ là “đồng Việt Nam(VNĐ)” để tổng hợp vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát
sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” theo quy định để ghi sổ kế
toán. Đồng thời theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ các loại tiền đó.
- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình
hình chi toàn bộ tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và
theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng bạc, đá quý, theo số lượng, giá trị, quy
cách.
- Nguyên tắc hoạch toán ngoại tệ: Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi
ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán, đồng thời phải theo dõi chi tiết riêng nguyên
tệ trên TK 007 “ngoại tệ các loại’.
- Vàng bạc kim đá quý phải được đánh giá bằng tiền mặt tại thời điểm phát sinh
theo giá thực tế.

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

24

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán


2.2.3 Kế toán tiền mặt
a) Chứng từ, sổ sách sử dụng
- Chứng từ sử dụng
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Bảng kê vàng bạc,đá quý
+ Bảng kiểm kê quỹ
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Các chứng từ khác liên quan
- Sổ sách sử dụng
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ kế toán chi tiết TK 111
+ Sổ cái TK 111
+ Các sổ tổng hợp
Một vài chứng từ, sổ sách mà em thu thập được tại công ty thực tập:

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

Báo Cáo Tốt Nghiệp


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Ngô Thị Thùy Dung – KT5 -K15

25

Khoa : Kế Toán – Kiểm Toán

Báo Cáo Tốt Nghiệp



×