MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Trà Lĩnh là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh
Cao Bằng, được Cục giao nhiệm vụ làm thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu,
phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Trà Lĩnh, đây là một
trong những cửa khẩu trọng điểm có số thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cao
của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng.
Để nâng cao sự hiểu biết về hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và quy trình
thủ tục Hải quan tại Cửa khẩu Trà Lĩnh nói riêng, em đã chọn đề tài: “Quy trình thủ
tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải
quan cửa khẩu Trà Lĩnh - Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trình bày quy trình thực hiện thủ tục Hải
quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại cửa khẩu Trà Lĩnh Từ
đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu để rút ra những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình thực hiện quy trình và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục
Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại tại cửa khẩu này.
Nội dung đề tài gồm ba phần:
- Phần I: Giới thiệu về Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
- Phần II: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
- Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối
với hàng hóa XK, NK thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khi trình
bày về đề tài này em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy kính mong cô giáo
quan tâm đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
NỘI DUNG
I/ GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU TRÀ LĨNH
1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan cửa khẩu
Trà Lĩnh
Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh là một đơn vị cơ sở trực thuộc Cục Hải
quan Cao Bằng.
Hải quan Cao Bằng được thành lập vào tháng 6/1952 (khi đó lấy tên là Chi sở
thuế xuất nhập khẩu Cao Bằng), với tổng số biên chế cán bộ là 44 người. Ngay sau
khi được thành lập, Chi sở thuế xuất nhập khẩu đã triển khai Đồn thuế xuất nhập
khẩu tại cửa khẩu Tà lùng. Đây là đồn thuế xuất nhập khẩu đầu tiên được thành lập
tại Cao Bằng.
Tiếp theo đó các Đồn thuế xuất nhập khẩu tiếp tục được thành lập, trong đó
có Đồn thuế xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Trà Lĩnh - xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh.
Sau đó đổi tên là Trạm Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
Sau sự kiện chiến tranh biên giới phía bắc tháng 02/1979 toàn bộ cửa khẩu tại
tỉnh Cao Bằng bị đóng cửa, lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu trong đó có Trạm
Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh rút về tuyến sau với nhiệm vụ chủ yếu là chống buôn
lậu và tham gia quản lý thị trường.
Đến cuối năm 1988 và đầu năm 1989 quan hệ Việt Nam và Trung Quốc được
bình thường hóa, Trạm Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh đổi tên thành Hải quan cửa
khẩu Trà Lĩnh, dưới sự giám sát của Hải quan tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chức năng
quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và đấu tranh chống buôn lậu.
Đến năm 2002, khi luật Hải quan có hiệu lực thi hành, Hải quan cửa khẩu Trà
Lĩnh chính thức đổi thành Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh thực hiện nhiệm vụ
Quản lý Nhà nước về Hải quan trong địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Cùng với sự phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,
Hải quan Việt Nam nói chung, Cục Hải quan Cao Bằng và Chi cục Hải quan cửa
khẩu Trà Lĩnh nói riêng, đến nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế
đất nước và hội nhập, là một trong những cửa khẩu trọng điểm chiếm trên 60% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Cao Bằng.
3
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự của Chi cục Hải quan cửa khẩu
Trà Lĩnh
2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục
Sơ đồ 2.1:
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh
Chi cục trưởng
Chi cục phó
Đội tổng hợp
Đội trưởng
Đội nghiệp vụ
Đội trưởng
BP thủ
tục
BP kiểm
soát
BP TH
báo cáo
BP KT thuế,
KT XNK
BP QL
XNK
2.2. Bộ máy nhân sự của Chi cục
Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh do 01 Chi cục trưởng phụ trách chung,
01 Chi cục phó giúp việc. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về toàn
bộ các mặt hoạt động của đơn vị đồng thời trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, Chi
cục phó phụ trách các mảng công việc chuyên môn được phân công và tham mưu
giúp việc cho Chi cục trưởng.
02 đội trưởng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Chi cục về hoạt động của các
đội và tham mưu giúp việc cho lãnh đạo chi cục, 04 đội phó phụ trách các mảng
công việc chuyên môn được phân công và tham mưu giúp việc cho đội trưởng.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh bao gồm 02 đội công tác: Đội nghiệp vụ
và Đội tổng hợp.
- Đội nghiệp vụ: 01 đội trưởng và 03 đội phó
+ Bộ phận thủ tục: do đội trưởng trực tiếp giám quản, bao gồm:
4
++ 01 đội phó nghiệp vụ phụ trách công tác tiếp nhận tờ khai hải quan.
++ 01 đội phó nghiệp vụ phụ trách kiểm hóa.
+ Bộ phận kiểm soát chống buôn lậu: do 01 đội phó nghiệp vụ trực tiếp phụ
trách.
- Đội tổng hợp: 01 đội trưởng và 01 đội phó.
+ Bộ phận tổng hợp báo cáo.
+ Bộ phận kế toán thuế, kế toán xuất nhập khẩu.
+ Bộ phận quản lý xuất nhập khẩu.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà
Lĩnh
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục
Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh có chức năng trực tiếp thực hiện các quy
định quản lý Nhà nước về hải quan; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác;
phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới trong địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh thực hiện nhiệm vụ theo quy định của
Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chi cục Hải quan cửa
khẩu Trà Lĩnh có những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với
các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo qui định của pháp luật.
2. Tiến hành kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận
thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt
động của Chi cục Hải quan.
Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan.
3. Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc theo dõi đốc thu thuế nợ đọng,
5
cuỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời
vào ngân sách nhà nước.
4. Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc
phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan.
5. Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ hàng hoá, tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về Hải
quan; giải quyết khiếu nại, quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết
tố cáo theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định.
6. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về
chính sách quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền
giải quyết của Chi cục hải quan.
7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn
hoạt động Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
8. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải
quan cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của
Tổng cục Hải quan và Cục hải quan tỉnh.
10. Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài
chính, tài sản, các trang thiết bị của Cục hải quan theo phân cấp.
11. Thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục
Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
3.2. Quyền hạn của Chi cục
Quyết định các biện pháp kiểm tra, khám xét, giám sát, quản lý về Hải quan
phù hợp với từng trường hợp, hiện tượng, đảm bảo đúng nguyên tắc và chế độ quản
lý của ngành.
6
Xác minh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Hải quan theo đúng quy
định của pháp luật.
Sử dụng con dấu riêng để giải quyết các công việc nghiệp vụ của Hải quan
cửa khẩu theo quy định.
Bố trí, phân công công tác, luân chuyển cán bộ, công chức trong nội bộ Chi
cục theo thẩm quyền được phân cấp.
Thực hiện quyền khác theo pháp luật quy định.
II/ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỦA
KHẨU TRÀ LĨNH
1. Giới thiệu chung về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
1.1. Hệ thống pháp lý
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Chi cục Hải quan cửa
khẩu Trà Lĩnh thực hiện theo đúng quy trình thủ tục hải quan quy định tại:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật hải
quan số 42/2005/QH11 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc
ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại.
1.2. Tổ chức thực hiện
Cửa khẩu Trà Lĩnh là một trong những cửa khẩu có hoạt động giao thương
hàng hoá phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Hàng năm, Chi cục Hải quan
cửa khẩu Trà Lĩnh đóng góp số thu thuế lớn vào Ngân sách Nhà nước.
7
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Trà Lĩnh chủ yếu là vải, máy móc
thiết bị, hàng tạp hoá và một số mặt hàng khác. Loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu
qua cửa khẩu Trà Lĩnh là xuất thương mại hoặc nhập thương mại, và một số loại
hình khác như nhập đầu tư.
Bảng 1.2:
Số lượng và trị giá thông quan theo mặt hàng tại cửa khẩu Trà Lĩnh
Giai đoạn 2009 – 6/2011
Tên hàng
Quặng sắt
Hạt điều
Kim ngạch XNK 2009
Số lượng
Trị giá
(tấn)
(USD)
11.251,0
7
1.371,65
Kim ngạch XNK 2010
Số
Trị giá
lượng
(USD)
(tấn)
Xuất khẩu
Kim ngạch XNK 2011
Số lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
472.142,69
6.511.017,0
7
5.298,60 29.845.826,03
Cao su
các loại
9.871.176,68
(tấn)
Hàng hóa
13.800,00
khác
Tổng XK
6.996.959,76
Thuốc lá
Than cốc
Sắt thép
các loại
Kính xây
dựng
Phân Ure
Máy vi
54,43
799.707,31
40.516.710,02
Nhập khẩu
1.368,8
4.131.742,68
1
14.369,52
28.739,00
139.820,73
4.307,4
9
59.375,67
8.628,13
160,00
30.891,00
19.397,40
điện tử và
loại
8.625.305,39
28.954,00
tính, SP
linh kiện
Vải các
0
768.565,24
710,37
993.817,80
266.001,17
8
Ô tô
43
(chiếc)
Sản phẩm
hóa chất
Máy móc,
thiết bị,
phụ tùng
Hàng hóa
khác
Tổng NK
1.629.140,00
1.508.366,10
28.871,00
1.668.636,5
494.784,84
8
1.599.802,9
2.549.745,27
854.399,71
4.191.194,97
9.867.234,39
11.362.185,77
(Nguồn Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng)
Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh luôn quán triệt
chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định của pháp
luật về Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Phối hợp chặt chẽ
với các lực lượng chức năng trên địa bàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao
phó. Thực hiện tốt tuyên ngôn phục vụ khách hàng với phương châm hành động
“chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả”, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Trà Lĩnh. Đồng thời, đảm bảo quản lý Nhà nước về
Hải quan một cách chặt chẽ, có hiệu quả cao.
2. Tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh
2.1. Trường hợp xuất khẩu hàng hóa
2.1.1. Trình tự thực hiện
- Đối với cá nhân, tổ chức: Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan
nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ
khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế
hàng hoá.
+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11
Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
9
+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm,
chính sách mặt hàng).
+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ
tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ.
+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai).
+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan.
+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo
khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan.
+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi
được lãnh đạo Chi cục duyệt, chỉ đạo.
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ
được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng
hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm
tra thực tế:
+ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước
thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá.
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra.
+ Xử lý kết quả kiểm tra.
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ
khai cho người khai hải quan.
Bước 4: Phúc tập hồ sơ.
2.1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
2.1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ được quy định cụ thể tại Điều 11, Thông tư 194/2010/TTBTC.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10
2.1.4. Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
2.1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Chi cục Hải quan Cao Bằng.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan Cao Bằng.
2.1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
2.1.8. Lệ phí: 20.000 đồng.
2.1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ
tục): Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK.
2.1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
2.2. Trường hợp nhập khẩu hàng hóa
2.2.1. Trình tự thực hiện
- Đối với cá nhân, tổ chức: Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp,
xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ
khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế
hàng hoá.
+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11
Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm,
chính sách mặt hàng).
+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ
tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ.
+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai).
+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan .
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan.
11
+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo
khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan.
+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi
được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo.
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ
được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng
hoá sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm
tra thực tế:
+ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước
thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá.
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra.
+ Xử lý kết quả kiểm tra.
+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan.
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ
khai cho người khai hải quan.
Bước 4: Phúc tập hồ sơ.
2.2.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan.
2.2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ được quy định cụ thể tại Điều 11, Thông tư 194/2010/TTBTC.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2.4. Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
2.2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
2.2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Chi cục Hải quan Cao Bằng.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan Cao Bằng.
12
2.2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
2.2.8. Lệ phí: 20.000 đồng.
2.2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ
tục):
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu HQ/2002-NK;
- Mẫu Biên bản bàn giao hồ sơ.
2.2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có
3. Đánh giá quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh
3.1. Thành tựu đạt được
31.1. Về công tác giám sát - quản lý Nhà nước về Hải quan
Chi cục luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia xuất nhập
khẩu, xuất nhập cảnh được nhanh chóng, đúng pháp luật. Bên cạnh đó Chi cục luôn
phối hợp cùng cơ quan chức năng quản lý tốt các hoạt động tại cửa khẩu, thu hút đối
tượng kinh doanh qua địa bàn.
Bảng 3.1.1:
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu Trà Lĩnh
Giai đoạn 2007 – 6/2011
(Đơn vị: USD)
Năm
2008
2009
2010
6/2011
Xuất khẩu
6.636.603,38
6.996.959,76
40.516.746,22
0
Nhập khẩu
23.718.674,55
4.191.194,97
9.867.234,39
11.362.185,77
Tổng kim ngạch XNK
30.355.277,93
11.188.154,73
50.383.980,81
11.362.185,77
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng)
Năm 2009, tại cửa khẩu Trà Lĩnh kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
11.188.154,73, giảm 63% so với năm 2008. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt
4.191.194,97 USD, giảm 82% so với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt
6.996.959,76USD tăng so với năm 2008 5%.
Năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh so với năm 2009, đạt
50.383.980,81 USD, tăng 350% so với năm 2009. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu
13
đạt 9.867.234,39 USD, tăng 135% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu đạt
40.516.746,22 USD, tăng 479% so với năm 2009.
3.1.2. Về công tác thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Chi cục luôn bám sát nhiệm vụ thu thuế với phương châm thu đúng, thu đủ,
tận thu, không để thất thu thuế xảy ra.
Bảng 3.1.2:
Số nộp ngân sách thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế nhập khẩu và thu
khác tại cửa khẩu Trà Lĩnh
Giai đoạn 2009 – 6/2011
(Đơn vị: VND )
Năm
Thuế XK
Thuế GTGT
Thuế NK
Thu khác
2009
1.602.398.687
4.097.081.260
10.092.522.230
119.132.796
2010
27.000.000
11.024.246.670
17.753.111.469
37.557.174
21.976.962.809
2.277.728.732
978.505
6/2011
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ – Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng)
Số nộp ngân sách từ thuế nhập khẩu tại cửa khẩu Trà Lĩnh luôn cao hơn số
nộp ngân sách từ thuế xuất khẩu. Cụ thể, trong năm 2009 số thu từ thuế nhập khẩu
lớn hơn 8.490.123.543 tỉ đổng so với số thu từ thuế xuất khẩu, năm 2010 số chênh
lệch này là 17.726.111.469 tỉ, 6 tháng đầu năm 2011 không có thu từ xuất khẩu.
Tại cửa khẩu Trà Lĩnh năm 2010, nguồn thu từ thuế nhập khẩu tăng 76% so
năm 2009 (tương đương với 7.660.589.239 tỉ đồng). Nguồn thu từ thuế giá trị gia
tăng đối với các mặt hàng nhập khẩu cũng tăng 169% so với 2009 (tương đương
6.927.165.410 tỉ đồng). Do các mặt hàng xuất khẩu trong năm 2010 có thuế suất
thấp nên dù kim ngạch năm 2010 tăng 479% so với năm 2009 nhưng số thu từ thuế
lại giảm đáng kể từ 1.602.398.687 tỉ đồng xuống còn 27 triệu đồng.
Các khoản thu khác bao gồm: Phạt chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính
(trong và ngoài lĩnh vực thuế), bán hàng tịch thu giảm hơn 1/3 so với 2009 (tương
đương -81.575.622 triệu đồng).
3.1.3. Những thành tựu khác
14
Thực hiện cải cách hành chính về thủ tục hải quan: “một cửa, một dấu” một
cách linh hoạt, hiệu quả.
Thông quan nhanh chóng hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tăng
cường hoạt động xuất nhập khẩu.
Áp dụng phương pháp quản lý hải quan tiên tiến (quản lý rủi ro) vào hoạt
động kiểm tra, giám sát hải quan theo hướng dẫn của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục
Hải quan.
Quan tâm đầu tư, nâng cấp sữa chữa cơ sở vật chất và trang thiết bị tại Chi
cục nhằm phục vụ tốt hoạt động quản lý hải quan, đào tạo chuyên môn, nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ công chức nhằm tăng hiệu quả và hiệu suất làm việc.
Tích cực tham gia góp ý, đề xuất và kiến nghị những vướng mắc khó khăn
tồn tại trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hải quan nói chúng và quy trình thủ
tục hải quan nói riêng nhằm hoàn thiện hơn hệ thống văn bản pháp quy.
3.2. Khó khăn tồn tại
3.2.1. Về nghiệp vụ
Công tác quản lý rủi ro tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng kết
quả kiểm tra thực tế để phát hiện hàng cấm, hàng lậu vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ các vụ
phát hiện được từ việc chuyển sang luồng đỏ còn thấp.
Công tác tập hợp, rà soát hệ thống văn bản pháp luật về hải quan để loại bỏ
các văn bản hết hiệu lực chưa được các Tổ, Đội chú trọng đúng mức, phần nào làm
ảnh hưởng đến thời gian xử lý các khâu nghiệp vụ và hướng dẫn, giải quyết vướng
mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.
Hệ thống biểu thuế liên tục thay đổi gây khó khăn cho cán bộ trong việc tra
cứu, áp mã hàng hoá khi làm thủ tục.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn bất cập và hệ thống điện lưới thường
xuyên bị mất nên ảnh hưởng đến việc truyền nhận thông tin dữ liệu nghiệp vụ, khai
báo hải quan từ xa.
15
Một số cán bộ, công chức hải quan năng lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu
cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan, ý thức học tập còn hạn chế, đôi lúc làm
việc thụ động, cầm chừng.
3.2.2. Về việc phối hợp với Doanh nghiệp
Đối với cơ quan Hải quan:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật Hải quan cho Doanh
nghiệp chưa được chú trọng đúng mức.
- Chưa có chương trình và kế hoạch cụ thể trong việc tuyên truyền, vận động,
thuyết phục doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử.
Đối với Doanh nghiệp:
- Việc tự tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về hải quan và các quy định của
pháp luật có liên quan không được coi trọng do các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu qua cửa khẩu Trà Lĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa số
kinh doanh theo mùa vụ, từng thời điểm nhất định trong năm.
- Ý thức chấp hành pháp luật hải quan của các doanh nghiệp chưa cao. Các
doanh nghiệp luôn chú trọng đến lợi nhuận, lợi ích kinh tế của mình, dẫn đến tình
trạng khai báo man, cố tình tính sai số thuế phải nộp, gian lận thương mại, tìm cách
“lách luật” gây nhiều khó khăn cho cơ quan hải quan.
Việc phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ quan hải quan trong việc làm thủ tục
hải quan chưa thật sự đạt được kết quả tốt, phần lớn do ý thức lảng tránh và có thành
kiến không tốt với cơ quan hải quan của doanh nghiệp.
Về công tác phối hợp với Hải quan Trung Quốc cũng gặp phải những khó
khăn phát sinh trong việc thực hiện “kiểm tra một lần”.
III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU – NHẬP KHẨU
THƯƠNG MẠI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU TRÀ LĨNH
1. Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng và hoàn thiện các văn băn quy
phạm pháp luật liên quan đến quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại
16
Tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ thống các văn bản pháp quy, chủ động phát hiện
và đề xuất, kiến nghị giải pháp đối với các vướng mắc khó khăn trong khi thực hiện
quy trình thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh.
Kịp thời báo cáo Cục Hải quan tỉnh để Cục Hải quan tỉnh báo cáo Tổng cục
xin ý kiến chỉ đạo đối với các vướng mắc khó khăn và những quy định bất hợp lý
trong các văn bản pháp quy.
Tích cực tham gia góp ý xây dựng văn bản pháp luật về hải quan, góp phần
làm cho các quy định của pháp luật trở nên khách quan, hợp lý, phù hợp với thực tế
và có tính khả thi cao.
Đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục nghiên cứu các nội dung trong công tác
phối kết hợp kiểm tra hải quan một lần giữa Hải quan hai nước Việt Nam – Trung
Quốc nhằm bảo đảm tính pháp lý, tính hiệu quả và thống nhất, đồng bộ những nội
dung cụ thể mà hai bên đã cam kết trên tinh thần dễ thực hiện, đảm bảo lợi ích của
hai nước và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hải quan
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ, đẩy
mạnh liêm chính Hải quan, chấm dứt tệ phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ
công chức hải quan.
Chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó
người đứng đầu, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục.
Tiếp tục phát động và duy trì phong trào học tập nâng cao trình độ, chú trọng
học ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung), tin học và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Hoàn thiện hệ thống thông tin, thí điểm thủ tục hải quan điện tử vào
hoạt động nghiệp vụ hải quan
Nâng cấp, kiện toàn hệ thống tin học: trang bị máy tính, kết nối mạng máy
tính, đảm bảo các phần mềm tin học hoạt động ổn định, hiệu quả, phục vụ cho khai
hải quan điện tử.
Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm khai hải quan từ xa và hệ thống máy chủ,
đường truyền giữa Cục hải quan tỉnh và các Chi cục hải quan cửa khẩu.
17
Tuyển dụng thêm cán bộ tin học có trình độ chuyên môn cao, đồng thời phổ
biến kiến thức tin học, cách thức sử dụng các phần mềm nghiệp vụ, xử lý các tình
huống khi sự cố máy tính xãy ra cho toàn thể cán bộ, công chức hải quan trong đơn
vị.
Tăng cường trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa các đơn vị trong ngành hải
quan thông qua mạng nội bộ của Ngành.
Tiếp tục tuyên truyền vận động, ưu tiên doanh nghiệp thực hiện khai hải quan
từ xa.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại
Đề xuất, kiến nghị Cục Hải quan tỉnh, Ủy Ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Hải
quan quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Hạ tầng giao thông,
điện, hạ tầng truyền thông.
Trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật làm việc tại
cửa khẩu phục vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan có hiệu quả, chuyên nghiệp.
Nâng cấp hệ thống máy tính đồng bộ, tạo lập đường truyền dữ liệu chất lượng
cao làm nền tảng cho việc triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong tương
lai.
5. Cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách trong thủ tục hải quan
Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa, một điểm dừng” trong việc thực hiện quy
trình thủ tục hải quan, tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi tối đa
cho doanh nghiệp.
Tích cực triển khai các văn bản pháp luật mới và quy trình thủ tục mới một
cách khẩn trương và theo đúng nội dung, tinh thần cải cách hành chính, áp dụng
quản lý rủi ro một cách có hiệu quả cao.
6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra nghiệp vụ
Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ (lập đoàn kiểm tra, thanh tra định kỳ).
Đồng thời tự rà soát, đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ được giao, từ đó phát huy
những ưu điểm và tự kiểm điểm, phê bình những thiếu sót, tồn tại.
18
7. Tuyên truyền, phát huy tính tự giác tuân thủ pháp luật hải quan của
doanh nghiệp
Quan tâm đặc biệt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để nhân dân và
doanh nghiệp biết và thực hiện đúng. Công khai niêm yết tại cửa khẩu đối với các
bước thủ tục cơ bản.
Phối hợp soạn thảo các thủ tục hải quan và các thủ tục khác của các cơ quan
liên quan làm việc tại cửa khẩu thành các khâu quy trình thủ tục, trình bày theo hệ
thống, phù hợp với các bước thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Công khai niêm yết tại cửa khẩu đối với các bước thủ tục cơ bản, đồng thời
phát trên loa phát thanh, vô tuyến của cửa khẩu và hiển thị trên màn hình điện tử
bằng tiếng Việt, tiếng Anh tạo thuận lợi cho thủ tục qua cửa khẩu.
19
KẾT LUẬN
Thông quan nhanh chóng, quản lý chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
vừa là yêu cầu, vừa là nội dung chủ yếu về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực Hải quan. Đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh, việc thông quan nhanh
chóng hàng hóa đòi hỏi sự vận động, cố gắng của từng cán bộ, công chức trong việc
luân chuyển hồ sơ Hải quan một cách nhanh nhất.
Với yêu cầu hiện đại hóa của ngành Hải quan hiện nay, việc thực hiện quy
trình thủ tục hải quan đòi hỏi ngày càng phải được hoàn thiện hơn, góp phần đấu
tranh chống tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. Tuy nhiên, để hoàn thiện được
các quy trình thủ tục cần phải có sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, và
toàn thể cán bộ, công chức hải quan. Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan là yêu
cầu cấp thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động
xuất nhập khẩu và đảm bảo quản lý Nhà nước về Hải quan một cách chặt chẽ, thống
nhất và đồng bộ.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Chi cục Hải quan cửa
khẩu Trà Lĩnh, dưới sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Phan Thị Thu Hiền, lãnh đạo
phòng, cùng các anh chị Phòng Nghiệp vụ, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập
giữa khóa này.
Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên đề tài của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Hải quan (phần 1 và 2) – Tác giả Hoàng Đức Thân –
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
3. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
4. Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng cục Hải quan về
việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK thương mại.
6. Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ khai
hải quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế
7. Báo cáo tổng kết Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng năm 2009, 2010, 6/2011.
8. Báo cáo thu nộp ngân sách nhà nước Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh
năm 2009, 2010, 6/2011.
9. Thống kê mặt hàng xuất nhập khẩu Cục Hải quan Cao Bằng năm 2009,
2010, 6/2011.
10. Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại:
/>11. Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại:
/>12. Hải quan Việt Nam - Lịch sử:
/>
21