Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo Cáo Các Hệ Phân Tán - Grid Computing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.82 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ - ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
MÔN HỌC:

CÁC HỆ PHÂN TÁN
CHỦ ĐỀ: GRID COMPUTING

GVHD :TS. Trần Thị Minh Châu
Học viên :

Bùi Thu Hải
Lê Thị Mừng

Nam Định, 01/2011
-1-


MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................................2
1. Tổng quan về tính toán lưới...................................................................................................3
1.1. Tính toán lưới là gì?...........................................................................................................3
1.2. Lợi ích của tính toán lưới..................................................................................................4
1.3. Những thách thức trong việc quản lý tài nguyên lưới........................................................7
1.4. Kiến trúc lưới......................................................................................................................9
2. Sơ lược về Nimrod-G: chương trình môi giới tài nguyên trên lưới....................................12
3. Kết luận...............................................................................................................................15
4. Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................16


-2-


1. Tổng quan về tính toán lưới
1.1. Tính toán lưới là gì?
Có thể hình dung môi trường tính toán lưới tương tự như mạng lưới điện.
Các trạm phát điện phân bổ rải rác, liên kết với nhau qua mạng lưới điện để chia
tải và bổ sung nguồn điện cho nhau khi cần thiết. Khách hàng sử dụng điện
không cần quan tâm đến nguồn gốc trạm phát. Việc sử dụng điện có lúc nhiều
(giờ cao điểm) lúc ít, có khách hàng dùng nhiều và khách hàng dùng ít, mạng
lưới điện sẽ thực hiện việc điều phối thích hợp.
Trong tính toán lưới, các máy tính đóng vai trò giống như những trạm phát
điện. Người dùng có thể truy cập tới máy tính ảo có đủ năng lực xử lý đáp ứng
nhu cầu của mình. Máy tính ảo này có thể bao gồm nhiều nguồn tài nguyên tính
toán không đồng nhất (phần cứng máy tính và hệ điều hành khác nhau), tuy
nhiên người dùng không nhận biết các tài nguyên cụ thể này, cũng giống như
người dùng điện không nhận biết nguồn điện phát sinh từ đâu.
Khái niệm tính toán lưới đã bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 90 với
nghĩa ẩn dụ là làm cho việc sử dụng sức mạnh của máy tính dễ dàng như là việc
sử dụng điện năng. Ngày nay có rất nhiều định nghĩa về tính toán lưới, một
trong số đó định nghĩa tính toán lưới như một mô hình tính toán phân tán trải
rộng trên các tài nguyên thuộc cùng một tổ chức ảo (Virtual Organization –
VO). Trong đó:
-

Một tổ chức ảo (VO) là một tập các cá nhân hoặc các tổ chức phân tán về
mặt địa lý, các tổ chức này có nguồn tài nguyên được chia sẻ theo các
chính sách mà các thành viên của tổ chức đề ra.

- Các tài nguyên trong tính toán lưới gồm:

o Máy

tính:

PCs,

máy

trạm,

clusters,

laptops, notebooks, thiết bị di động, PDA…
-3-

siêu

máy

tính,


o Phần mềm:
o Danh mục dữ liệu và cơ sở dữ liệu: Ví dụ: truy cập trong suốt với

cơ sở dữ liệu gen người
o Các dụng cụ, thiết bị đặc biệt: ví dụ như kính thiên văn vô tuyến để

tìm kiếm sự sống trong thiên hà.
o Phương tiện liên lạc.


Mô hình tính toán lưới
1.2. Lợi ích của tính toán lưới
a. Khai thác, tận dụng các tài nguyên nhàn rỗi
Hầu hết các tổ chức đều có một lượng lớn các tài nguyên tính toán nhàn
rỗi,. Grid có thể tối ưu sử dụng các tài nguyên nhàn rỗi này theo nhiều cách khác
nhau, ví dụ, gửi một công việc trên một máy tính đang bận rộn đến một máy
khác rảnh rỗi hơn để xử lý, hoặc phân nhỏ một công việc rồi gửi các công việc
con đến các máy tính nhàn rỗi khác cho xử lý song song… Một chức năng của
Grid nữa là cân bằng sử dụng tài nguyên tốt hơn. Một tổ chức thường gặp các
vấn đề khó khăn khi các hoạt động đòi hỏi thêm nhiều tài nguyên hơn. Với Grid,
có thể chuyển hoạt động đến các tài nguyên nhàn rỗi khác, hoặc có thể thêm các

-4-


tài nguyên mới một cách dễ dàng, từ đó làm tăng khả năng chịu đựng của hệ
thống.
b. Sử dụng CPU song song

Khả năng sử dụng các CPU song song là một đặc tính tuyệt vời của Grid,
ngoài việc hỗ trợ các nhu cầu tính toán của các nhà khoa học, sức mạnh tính
toán do Grid cung cấp có thể giúp giải quyết các bài toán đòi hỏi năng lực xử lý
lớn trong các ngành khác như y dược, tính toán tài chính, kinh tế, khai thác dầu
hoả, dự báo thời tiết, công nghiệp vũ trụ, thiết kế sản phẩm, … và rất nhiều lĩnh
vực khác.
c. Cho phép hợp tác trên toàn thế giới
Một trong những đóng góp quan trọng của công nghệ Grid Computing là
cho phép và đơn giản hoá hợp tác chia sẻ, làm việc giữa một cộng đồng rộng lớn
trên toàn thế giới. Các công nghệ tính toán phân tán trước đây cũng cho phép

hợp tác nhưng chỉ trong một phạm vi nhỏ, còn Grid cho phép mở rộng trên
phạm vi toàn cầu khi đưa ra những chuẩn quan trọng cho phép các hệ thống
không đồng dạng làm việc chung với nhau để tạo nên một hệ thống tính toán ảo
cung cấp rất nhiều dạng tài nguyên khác nhau.
-5-


d. Cho phép chia sẻ, sử dụng tất cả các loại tài nguyên
Không chỉ cho phép chia sẻ các chu kỳ tính toán, dữ liệu, Grid có thể cho
phép chia sẻ tất cả các loại tài nguyên mà trước đây chưa được chia sẻ, như băng
thông mạng, các thiết bị đặc biệt, phần mềm, bản quyền, các dịch vụ,… Ví dụ,
nếu một người dùng muốn tăng băng thông kết nối Internet của mình lên để thực
hiện một ứng dụng khai thác dữ liệu, ứng dụng đó có thể được gửi đến nhiều
máy tính trong Grid có các kết nối Internet riêng, từ đó băng thông truy cập
Internet của anh ta tăng lên rất nhiều lần,…
e. Tăng tính tin cậy cho các hệ thống máy tính.
Hiện nay, các hệ thống tính toán sử dụng các phần cứng chuyên dụng, đắt
đỏ để tăng độ tin cậy. Ví dụ, một máy tính có thể sử dụng các bộ vi xử lý đôi,
cho phép “cắm nóng”, để khi có một vi xử lý bị hỏng, có thể thay thế cái khác
mà không làm ngưng hoạt động của hệ thống. Các giải pháp này làm tăng độ tin
cậy của hệ thống, tuy nhiên với chi phí quá đắt khi phụ kiện đi kèm cũng phải
nhân lên. Trong tương lai, các hướng tiếp cận mới để giải quyết vấn đề độ tin
cậy dựa nhiều hơn vào các công nghệ phần mềm hơn là các phần cứng đắt tiền.
Grid là sự khởi đầu cho các công nghệ đó. Các hệ thống trong Grid thường rẻ và
phân tán theo địa lý, do đó, nếu có sự cố về nguồn điện hay các lỗi hệ thống
khác tại một vị trí, toàn bộ phần còn lại không bị ảnh hưởng. Các phần mềm
quản trị Grid có khả năng thực thi lại công việc trên một node khác khi phát hiện
có lỗi hệ thống. Nếu quan trọng hơn nữa, trong các hệ thống theo thời gian thực,
nhiều bản dự phòng của các các công việc quan trọng có thể được chạy trên
nhiều máy tính khác nhau trong Grid để đảm bảo độ tin cậy tối đa.

f. Tăng khả năng quản trị các hệ thống

-6-


Mục tiêu ảo hoá tất cả các tài nguyên và cung cấp giao diện quản lý đơn
nhất các hệ thống hỗn tạp đem lại những cơ hội mới để quản trị tốt hơn trong
các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin lớn, phân tán.

Trên đây giới thiệu một số ích lợi khi sử dụng công nghệ tính toán lưới,
Grid còn mang lại rất nhiều lợi ích khác mà không thể kể hết ở đây, tuỳ vào tình
huống cụ thể mà đem lại các lợi ích khác nhau. Vấn đề là phải hiểu rõ bản chất
Grid, sử dụng tốt các công cụ nhằm khai khác tốt nhất trong các tình huống cụ
thể.
1.3. Những thách thức trong việc quản lý tài nguyên lưới
• Xuất phát từ đặc trưng của tài nguyên lưới
Lưới không giữ quyền điều khiển tuyệt đối đối với tài nguyên, ta phải phát
triển phương thức quản lý trên các vùng khác nhau và nguồn tài nguyên không
đồng nhất.
Các tài nguyên lưới là sự không đồng nhất, các tổ chức khác nhau có các
chính sách quản lý tài nguyên khác nhau, và mục đích của người dùng tài
nguyên lại khác nhau hoặc thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Hầu hết các ứng
dụng yêu cầu sử dụng đồng thời nhiều tài nguyên ở nhiều nơi khác nhau để hoàn
thành công việc.
-7-


Một thách thức nữa đối với quản lý tài nguyên là vấn đề bảo mật tài
nguyên.
Vì hệ thống lưới là phân tán cả về địa lý và tổ chức. Các tổ chức khác nhau

có các chính sách về bảo mật khác. Một lưới có đa dạng nguồn tài nguyên, mỗi
tài nguyên lại yêu cầu các mức bảo mật khác nhau.
• Định vị tài nguyên lưới

Khi có yêu cầu của người dùng, bộ quản lý tài nguyên sẽ tìm tài nguyên từ
dịch vụ chỉ mục (Index Service) sau đó định vị tài nguyên đến một số nút cụ thể
nào đó trong lưới và tại các nút này thì tài nguyên sẽ được lập lịch sử dụng. Khi
một ứng dụng đang chạy, bộ quản lý tài nguyên cần theo dõi trạng thái tài
nguyên và thông báo trở lại cho bộ lập lịch và hệ thống kế toán. Khi có 2 yêu
cầu được đệ trình đến lưới cùng lúc thì cả 2 sẽ cùng được xử lý theo quy ước
hoạt động của hàng đợi: khi một ứng dụng yêu cầu sử dụng tài nguyên mà hiện
tại tài nguyên đó đang phục vụ cho một ứng dụng khác thì nó sẽ được xếp vào
hàng đợi cho đến khi tài nguyên đó được sử dụng xong và sẵn sàng phục vụ.
Môi trường lưới phân tán về địa lý và tài nguyên lưới là không đồng nhất,
nên để định vị đúng tài nguyên, ta cần phải thiết kế một hệ thống quản lý tài
nguyên phù hợp và phải chuyển sang hướng tiếp cận đa tầng và tổ chức tài
nguyên phi tập trung.
• Vấn đề thương lượng tài nguyên lưới
Quá trình thương lượng tài nguyên lưới dựa trên các giao thức hay các luật
trong kinh doanh để chuyển đổi các lệnh buôn bán giữa người sử dụng tài
nguyên và các nhà cung cấp tài nguyên. Hình dưới đây minh họa các giao thức
thương lượng mà cả hai phía mua và bán cần trong quá trình mặc cả.

-8-


Đầu tiên, phía khách hàng kết nối với nhà cung cấp. Sau khi nhận được giá
tài nguyên, cả hai bên bán và mua sẽ tiến hành thương lượng. Khi thương lượng
thành công, phía khách hàng sẽ yêu cầu ngừng kết nối và sử dụng tài nguyên đó.


Mô hình thương lượng tài nguyên lưới

1.4. Kiến trúc lưới
Lưới được xây dựng trên nền tảng kiến trúc mở và phân tầng. Trong mỗi
tầng của lưới, các thành phần chia sẻ những thuộc tính chung và được bổ
sung những tính năng mới mà không làm ảnh hưởng đến các tầng khác. Ta có thể tổng
hợp kiến trúc lưới thành 5 tầng như sau:

Kiến trúc phân tầng lưới

-9-




Tầng chế tác (Fabric layer)

Bao gồm các tài nguyên cục bộ phân tán trên mạng, chúng bị ràng buộc bởi Cơ
chế quản lý tài nguyên và Cơ chế thẩm tra. Người ta phân tài nguyên của tầng này
thành các nhóm chính sau:
- Tài nguyên tính toán: cho phép kiểm soát, điều khiển việc thực thi công việc
- Tài nguyên lưu trữ: dùng để lấy về/tải lên các tập tin, cho phép đọc một phần
tập tin hoặc chọn lọc dữ liệu từ tập tin ở xa
- Tài nguyên mạng: là môi trường mạng truyền thông
- Các kho mã nguồn: là nơi quản lý tất cả các loại tài nguyên và các phiên bản
của mã nguồn


Tầng kết nối (Connectivity layer)


Tầng này đóng vai trò rất quan trọng, nó gồm các giao thức xác thực và
truyền thông. Truyền thông bao gồm việc truyền thông tin, định tuyến và đặt tên.
Những giao thức này tương tự các giao thức IP, TCP, UDP trong bộ giao
thức TCP/IP và các giao thức tầng ứng dụng như DNS, OSPF, RSVP…Vấn đề bảo
mật được giải quyết bằng giải pháp xác thực như:
- Cơ chế đăng nhập một lần (Single Sign On): cho phép người dùng chỉ cần đăng
nhập vào mạng lưới một lần duy nhất cho tất cả các truy cập các tài nguyên được phép
trong tầng chế tác cho đến khi kết thúc đăng nhập
- Cơ chế ủy quyền (Delegation, Proxy): người dùng có thể ủy quyền truy cập tài
nguyên hợp pháp lại cho một chương trình trong một khoảng thời gian xác định.
Chương trình này cũng có thể ủy quyền có điều kiện một phần các tập quyền của nó
cho chương trình con khác.
- Cơ chế tích hợp đa giải pháp bảo mật địa phương (Integration with various
local security solutions): cơ chế bảo mật mạng lưới phải có khả năng giao tiếp trong
với các cơ chế bảo mật địa phương mà không yêu cầu thay thế toàn bộ các giải

- 10 -


pháp bảo mật hiện có, nhưng cần có cơ chế ánh xạ bảo mật trong các môi trường cục
bộ khác nhau
- Cơ chế quan hệ tin tưởng dựa trên người dùng (User-based Trust
Relationships): người dùng có thể sử dụng các loại tài nguyên có được từ sự kết hợp
của nhiều nhà cung cấp khác nhau


Tầng tài nguyên (Resource layer)

Tầng này được xây dựng trên nền tảng sẵn có của tầng kết nối. Những giao thức
trong tầng tài này sẽ gọi các chức năng trong tầng chế tác để truy cập và sử dụng các

loại tài nguyên cục bộ. Nó có hai loại giao thức chính:
- Giao thức thông tin (Information protocol): cho phép lấy các thông tin
về cấu trúc, tình trạng của một loại tài nguyên nào đó trong mạng lưới
- Giao thức quản lý (Management protocol): dùng để sắp xếp quản lý thứ tự các
truy cập đến các tài nguyên được chia sẻ


Tầng kết hợp (Collective layer)

Trong khi tầng tài nguyên chỉ cho phép truy cập đến một loại tài nguyên đơn thì
tầng kết hợp lại chứa các giao thức và dịch vụ cho phép giao tiếp giữa các tài nguyên
trong mạng lưới. Tầng này bao gồm các dịch vụ chính như sau:
- Các dịch vụ thư mục (Directory Services): cho phép tìm hiểu sự tồn tại cũng
như thuộc tính của các nguyên như loại tài nguyên, tính khả dụng …
- Các dịch vụ cấp phát chung, lập lịch, môi giới (Co-allocation, Scheduling &
Broker Services): cho phép gửi yêu cầu đến một hay nhiều máy chủ cho mục đích cấp
phát, lập lịch và môi giới tài nguyên tương ứng
- Các dịch vụ giám sát và dự báo (Monitoring and Diagnostic Services): cho phép
hệ thống hỗ trợ kiểm soát tài nguyên trong lưới
- Các dịch vụ nhân bản dữ liệu (Data Replication Services): hỗ trợ việc quản lý
lưu trữ tài nguyên, giúp việc truy cập tài nguyên lưới trở nên dễ dàng hơn
- Các hệ hỗ thống trợ lập trình lưới (Grid-enable Programming Systems): gồm
các thư viện lập trình
- 11 -


- Hệ thống quản lý tải và môi trường cộng tác (Workload Management System &
Collaboration Framework): cung cấp các đặc tả, quản lý tính đồng bộ, đa luồng, đa
thành phần… trong các tiến trình tính toán
- Dịch vụ tìm kiến phần mềm (Software Discovery Service): hỗ trợ tìm kiếm và

lựa chọn phần mềm cài đặt và làm nền tảng cho mạng lưới


Tầng ứng dụng (Application layer)

Tầng này bao gồm các ứng dụng được phát triển trên môi trường lưới như: các
ứng dụng sinh học, vậy lý, thiên văn, tài chính… Về nguyên tắc, người sử dụng có thể
tương tác với lưới thông qua tầng ứng dụng một cách trong suốt mà không nhận biết
được sự có mặt của các tầng khác trong lưới.

2. Sơ lược về Nimrod-G: chương trình môi giới tài nguyên trên lưới.
Nimrod-G

được phát triển bởi các nhà khoa học Rajkumar Buyya, David

Abramson, and Jonathan Giddy thuộc các trường đại học Monash University và
University of Queensland ở Úc.
Nimrod-G là một kiến trúc hỗ trợ việc quản lý tài nguyên, tìm kiếm tài nguyên và
định thời trên môi trường tính toán lưới. Hệ thống Nimrod –G tự động định vị tài
nguyên và lâp lịch các ứng dụng trên lưới sử dụng tính toán kinh tế để cung cấp độ đo
chất lượng dịch vụ cho người sử dụng cuối.

- 12 -


a. Kiến trúc của Nimrod-G bao gồm các thành phần chính như sau:


Client or User Station: đóng vai trò như một giao diện người dùng


để điều khiển và giám sát một cuộc thí nghiệm nào đó đang được xem xét.


Parametric Engine: hoạt động như một agent để quản lý công việc

và là một thành phần trung tâm mà từ đó toàn bộ cuộc thí nghiệm được quản
lí và duy trì.


Bộ định thời (Scheduler): chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm tài

nguyên, chọn lựa tài nguyên và giao công việc.


Bộ diều vận (Dispatcher): chịu trách nhiệm chính trong việc khởi

tạo việc thực thi một công việc nào đó trên tài nguyên đã được chọn lựa theo
như hướng dẫn của bộ định thời (Scheduler)


Job-Wrapper: chịu trách nhiệm sắp xếp ứng dụng và dữ liệu như

là khởi động việc trên một tài nguyên, gửi trả kết quả về cho Parametric
Engine thông qua Bộ điều vận (Dispatcher).

Hình 9. Kiến trúc Nimrod-G

- 13 -



b. Các thuật toán lập lịch được sử dụng trong Nimrod-G bao gồm:

Giải thuật 1: Dùng heuristic để giảm thiểu chi phí với ràng buộc về thời hạn hoàn
thành
1.

Sắp xếp các tài nguyên theo chi phí tăng dần

2.

Duyệt qua từng tài nguyên theo thứ tự đã được sắp, gán vào tài

nguyên đó càng nhiều job càng tốt, mà không vượt quá thời hạn hoàn thành.
3.

Lặp lại tất cả các bước cho đến khi tất cả các công việc được xử



Giải thuật 2: Dùng heuristic để giảm thiểu thời gian thực hiện trên lưới với ràng buộc
về ngân sách
1.

Đối với mỗi tài nguyên, tính toán thời gian hoàn thành kế tiếp cho

một công việc được giao, có tính đến công việc trước đây được giao
2.

Sắp xếp tài nguyên theo thời gian hoàn thành kế tiếp đó


Chỉ định một công việc tài nguyên thứ nhất mà chi phí cho công việc đó là ít
hơn so với ngân sách còn lại cho một công việc
3.

Lặp lại tất cả các bước cho đến khi tất cả các công việc được xử


Giải thuật 3: Cực tiểu hóa việc kết thời gian và giảm thiểu chi phí
1.

Tách các tài nguyên cho dù chi phí cho mỗi công việc là ít hơn

ngân sách dành cho nó
2.

Đối với các tài nguyên rẻ, phân công công việc theo tỷ lệ nghịch

với thời gian hoàn thành công việc
3.

Đối với các nguồn lực đắt đỏ hơn, lặp lại tất cả các bước (với một

ngân sách tính toán lại cho mỗi công việc) cho đến khi tất cả các công việc
được giao; lặp lại tất cả các bước cho đến khi tất cả các công việc được xử lý.
c. Một số khó khăn đối với thuật toán:
Xác định độ dài của các công việc.
- 14 -


Như ta đã thấy trong các thuật toán trình bày ở trên để bộ lập lịch hoạt động động

được hiệu quả thì cần thiết phải ước lượng được tương đối chính xác thời gian cần
thiết để thực hiện một công việc nào đó. Tuy nhiên điều này rất khó thực hiện và hiện
trên thế giới cũng có rất ít công trình đề cập đến vấn đề này. Công cụ chủ yếu là các
đánh giá theo kiểu heuristic hoặc là các đánh giá dựa vào lich sử thực hiện các công
việc được tiến hành trước đó. Việc đánh giá độ dài công việc phải dựa vào kiểu thuật
toán cụ thể dùng để xử lý và loại tài nguyên cụ thể dùng để xử lý.
Dự đoán tải của tài nguyên và chất lượng thực hiện.
Ngoài thông tin về độ dài của công việc, thông tin về tải của tài nguyên cũng là
một yếu tố quan trọng để ước lượng thời gian thực hiện công việc. Việc tiên đoán tải
của tài nguyên chính xác giúp cho bộ lập lịch đánh giá được tài nguyên nào có khả
năng xử lý lượng công việc là bao nhiêu trong khoảng thời gian đã đặt ra. Điều này là
cực kỳ quan trọng khi bộ lập lịch phải chịu áp lực về thời gian thực hiện. Tuy nhiên
tải của tài nguyên lại luôn luôn biến động do vậy các thông tin này chỉ có ý nghĩa
trong một khoảng thời gian nhất định và phải được thường xuyên cập nhật. Mức độ
cập nhật thông tin sẽ tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của từng tài nguyên và ta mong
đợi rằng thông tin là đủ ổn định trong khoảng thời gian lập lịch cho một công việc nào
đó. Một số loại tài nguyên nhỏ như máy tính PC của một người dùng, trạm làm việc…
có mức độ ổn định tải không cao. Với những tài nguyên này chúng ta có thể xác định
một giá trị tải trung bình cho một khoảng thời gian đủ nhỏ. Một số loại tài nguyên tính
toán lớn như các máy tính lớn, các cluster… lại có độ ổn định tải tương đối cao.

3. Kết luận
Trong bài đã trình bày khái niệm, những lợi ích cơ bản của tính toán lưới, những
thách thức cơ bản trong việc quản lý tài nguyên lưới. Đồng thời bài cũng trình bày sơ
qua về Nimrod-G – một chương trình môi giới tài nguyên trong tính toán lưới.
Nimrod-G có khả năng tương thích động với nguồn tài nguyên đa dạng và yêu
cầu chất lượng dịch vụ trong quá trình thực thi ứng dụng. Nó còn cung cấp khả năng
mở rộng, định lượng, điều khiển và dễ dàng thực thi chính sách và thuật toán lập lịch
cho việc phân bố tài nguyên tới ứng dụng của người dùng. Từ mô hình tính toán lưới
thông qua lưới Nimrod-G BUYYA đã đề xuất ra ba thuật toán nhằm tối ưu thời gian

và ngân quỹ trong tính toán đó là: Thuật toán lập lịch tối ưu thời gian: có tiêu chí hoàn
thành thí nghiệm càng nhanh càng tốt trong khoảng ngân quỹ đáp ứng. Thuật toán lập
- 15 -


lịch tối ưu chi phí: tiêu chí là hoàn thành thí nghiệm trong khoảng giới hạn thời gian và
ngân quỹ, giảm tối thiểu thời gian khi có khả năng ngân quỹ cao. Thuật toán hài hòa
tối ưu thời gian – chi phí với tiêu chí là hoàn thành thí nghiệm trong khoảng giới hạn
thời gian và ngân quỹ, giảm tối thiểu thời gian khi có khả năng ngân quỹ cao.

4. Tài liệu tham khảo


[1] Nguyễn Thị Kim Tuyến, nghiên cứu tổng quan về tính toán

lưới và cài đặt mô hình thử nghiệm, luận văn thạc sĩ khoa học 2006.


[2] Rajkumar Buyya, Economic-based Distributed Resource

Management and Scheduling for Grid Computing. Chapter 4, The Nimrod – G
Grid Resource Broker and Economic Scheduling Algorithms.

- 16 -



×