Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

slide bài giảng địa lý văn hoá châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 46 trang )

Địa Lý Kinh Tế và Văn Hóa Các Nước

Chương 1:
ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
CÁC NƯỚC CHÂU Á
Nguyễn Hoàng Nhật
Thạc sĩ QTKD
0908 482 274



Vị trí địa lý châu Á trên địa cầu



Tổng quan về địa lý kinh tế và văn hóa châu Á


Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý:
 Là châu lục rộng lớn nhất (> 44,6 triệu km 2), ngày
nay có 48 nước (không kể Liên Bang Nga)
 Đông dân cư nhất (hơn 3,9 tỷ người)
 Tôn giáo đa dạng: Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,
Thiên Chúa giáo,…
 Cấu tạo địa hình phức tạp và khí hậu đa dạng:
băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim, hoang mạc nóng
bỏng, rừng rậm nhiệt đới.
 Tiếp giáp: 3 mặt giáp đại dương - Bắc: giáp Bắc
Băng Dương, Đông: giáp Thái Bình Dương. Nam:
giáp Ấn Độ Dương. Tây: giáp 2 châu lục là châu


Âu và châu Phi.


Địa hình


Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
• Do có nhiều dạng địa hình khác nhau (núi, cao
nguyên, đồng bằng rộng với nhiều kiểu, thung lũng
rộng và bồn địa kín) và nằm xen kẻ nhau.
• Các hệ thống núi cao và trung bình phân bố rải khắp
châu lục:




Các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn,
Himalaya có độ cao trung bình 5.000-6.000m
Dãy núi Pamir cao hơn 7.000m (nóc nhà thế giới) và đỉnh
Everest cao 8.848m là đỉnh núi cao nhất thế giới.

• Các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như:
Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn
Hằng,…


Địa hình


Sự phân bố địa hình

• Sự phân bố không đồng đều, núi và sơn nguyên cao nhất tập
trung ở vùng trung tâm, tạo nên vùng núi cao, đồ sộ và hiểm
trở nhất thế giới.Siberi
• Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:






Cánh Đông Bắc gồm Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến Đông Bắc
Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush, các núi thuộc sơn nguyên
Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam gồm các núi thuộc Tây Tạng, Himalaya, và ĐÔng
Nam Á.

• 3 cánh núi này chia bề mặt châu Á thành 3 phần:






Phần Bắc và Tây Bắc, chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên lớn, rộng
và bằng phảng (Turan, Tây Siberi, cao nguyên Trung Siberi)
Phần Đông, có cấu tạo dạng bậc, phía trong gồm núi, sơn cao
nguyên, cao nguyên, và đồng bằng xen kẻ nhau, thấp dần ra phía
biển.
Phần Nam và Tây Nam, gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn

nguyên và đồng bằng xen kẻ với nhau.


Khí hậu


Châu Á kéo dài từ Bắc Cực đến xích đạo nên lượng bức
xạ mặt trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên
Bắc.
• Vĩ độ phía Nam: 120-180 kcal/cm2 (Tây Nam Á: 180-220
kcal/cm2 )
• Các vĩ độ trung bình: 100-120 kcal/cm2
• Các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc: < 80 kcal/cm 2





Các vùng nội địa chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa
khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa => hình
thành các trung tâm khí áp.
Là châu lục duy nhất có đầy đủ các kiểu khí hậu gió
mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt
đới và ôn đới.


Các khu vực địa lý tự nhiên


Bắc Á

• Bao gồm miền Siberi rộng lớn của Liên bang Nga.
• Khí hậu lạnh gay gắt, băng kết vĩnh cữu, đặc trưng cảnh quan
vùng khí hậu lạnh.



Trung Á
• Vùng trung tâm châu Á, nằm sâu trong lục địa, xa đại dương,
có hệ thống núi bao bọc xung quanh.
• Khí hậu mang tính lục địa gay gắt (mùa đông khô và lạnh, mùa
hạ khô và nóng), ít mưa, nên có nhiều hoang mạc như Kara
Kum, Kyzyl Kum,…
• Có các hiện tượng tự nhiên tương phản nhau rất độc đáo. Bên
cạnh núi, sơn nguyên cao là đồng bằng và bồn địa thấp. Giữa
các đồng bằng và bồn địa khô hạn có các sông và hồ lớn.
• Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Có nhiều khoáng sản như
đồng, chì, kẽm, thiếc, sắt, thủy ngân, dầu mỏ, khí đốt và kim
loại hiếm.


Các khu vực địa lý tự nhiên


Tây Nam Á (Tây Á)
• Bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Arabi và các sơn nguyên
Tiểu Á, Armenia, và Iran. Nằm giữa hai lục địa: Á-Âu và Phi.
• Khí hậu khô, nóng gay gắt. Có cảnh quan khô hạn như Trung Á.




Nam Á và Đông Nam Á
• Nằm rìa phía Nam của lục địa, bao gồm miền núi Himalaya,
đồng bằng Ấn Hằng, bán đảo Indostan, Trung Ấn và quần đảo
Malaysia.
• Tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
• Khí hậu nóng và ẩm ướt nhất châu Á, mưa nhiều (lượng mưa
trung bình là 1000mm/năm). Mùa hạ nhiệt độ trung bình là 35300C, mùa đông là 120C (vùng mát nhất).
• Thực vật và động vật đa dạng và phong phú.


Các khu vực địa lý tự nhiên


Đông Á
• Nằm dọc bờ Đông của lục địa, kéo dài từ bán đảo Kamchatka
đến rìa phía Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Thái Bình Dương.
• Cấu tạo địa chất và địa hình: gồm hai phần là lục địa và các
đảo, quần đảo.


Lục địa: hình thành chủ yếu trên nền Trung Hoa và các nếp uốn
Trung sinh với địa hình núi thấp, núi trung bình, các đồng bằng
thấp và bằng phẳng.



Đảo và quần đảo: hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân Sinh với
địa hình núi uốn nếp trẻ xen các cao nguyên và núi lửa cao.

• Chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa.

• Có thể chia Đông Á thành 4 xứ là Kamchatka, Amur-Triều Tiên,
Đông Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản


Địa lý xã hội


Dân số chiếm 2/3 dân số thế giới, tập trung ở vùng
đông và nam lục địa. Phần lớn làm nghề nông và sống
ở nông thôn, nhưng dân cư ở các thành phố cũng đang
tăng lên nhanh chóng.
• Những thành phố có hơn 10 triệu dân là Tokyo (Nhật Bản),
Mumbai (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc), Deihi (Ấn Độ).



Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới:
• Mongoloid: gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần
Bắc Á và Nội Á. Đặc điểm: da vàng, tóc đen, mũi thấp, mặt
rộng và xếp nếp mi mắt rõ.
• Europeoid: gồm cư dân sống ở Tây Nam Á, một phần Bắc Ấn
Độ, Trung Á và Nội Á. Đặc điểm: da ngăm, tóc và mắt đen hơn
người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình.
• Negroid: gồm cư dân sống ở Nam Ấn Độ, Sri Lanka, một số ở
Indonesia và Malaysia. Đặc điểm: tầm vóc nhỏ, da đen, lông
tóc mịn.


Tổng quan về địa lý kinh tế và văn hóa châu Á


Địa lý kinh tế


Địa lý công nghiệp
• Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa
dạng nhưng phát triển chưa đều.


Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác
nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và xuất khẩu.



Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy móc, ô tô),
điện tử… phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Đài Loan,…



Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế
biến thực phẩm…) phát triển ở hầu hết các nước. Phần lớn
việc cung cấp quần áo, giày dép của cả thể giới có nguồn
gốc từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.


Địa lý kinh tế


Địa lý nông nghiệp
• Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất châu Á, chiếm

93% sản lượng sản xuất và tiêu dùng toàn thế giới
(2003).
• Khoảng 30% quốc gia phát triển các cây trồng sử
dụng công nghệ sinh học nhiều nhất nằm ở châu Á
như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan… => khu vực châu
Á – Thái Bình Dương chiếm 37% lượng khí thải từ
sản xuất nông nghiệp của toàn thế giới.



Địa lý dịch vụ và các lĩnh vực khác
• Châu Á có 3 trung tâm tài chính lớn ở HongKong,
Singapore và Tokyo (Nhật Bản).


Tổng quan về địa lý kinh tế và văn hóa châu Á

Văn hóa


Châu Á là một châu lục lớn, đông dân, đa sắc tộc, tôn giáo
và tín ngưỡng nhất trên thế giới.



Sở hữu ba trong số bốn nền văn minh nổi tiếng của nhân
loại: nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Trung Hoa và
nền văn minh thung lũng sông Hằng.




Có nhiều dòng tôn giáo lớn bao trùm hầu hết các nước trong
khu vực, điển hình là Phật giáo, Ấn Độ (Hindu) giáo …



Mỗi quốc gia, dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên
bức tranh đa sắc màu của văn hóa châu Á. Tuy nhiên, do sự
tương đồng về điều kiện tự nhiên, địa lý và khí hậu nên vẫn
tồn tại một mẫu số chung rất dễ nhận biết của văn hóa
phương Đông.


Văn hóa


Lịch sử
• Là một tập hợp lịch sử của nhiều vùng ven biển Đông
Á, Nam Á, và Trung Đông liên kết bởi thảo nguyên
Âu Á.
• Các nền văn minh Lưỡng Hà, châu thổ sông Ấn Độ,
và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về toán
học và kỹ thuật (bánh xe), riêng chữ viết là riêng
biệt của mỗi vùng.
• Các bộ tộc du mục sống trên các thảo nguyên đã mở
rộng vùng ngôn ngữ của mình đến các vùng lục địa
như Trung Đông, Ấn Độ, và vùng của người Thổ Hỏa
La (Tocharians) ở biên giới Trung Quốc.



Văn hóa


Ngôn ngữ
• Nguồn gốc: ngữ hệ Ấn-Âu, ngữ hệ Smit-Khmit, ngữ
hệ Tuyeec, ngữ hệ Altai,…
• Một số quốc gia có sự đa dạng ngôn ngữ như Ấn Độ,
Indonesia, Việt Nam.
• Ngôn ngữ học Ấn Độ đã giữ vững tầm cao trong
nhiều thế kỷ (từ thời đồ sắt)
• Panini (520-460 TCN) đã tổng hợp gần 4000 quy luật và
cho ra đời một hệ thống ngữ pháp hoàn chỉnh và cô đọng
của tiếng Phạn.
• Bhartrihari (450-510) đưa ra lý thuyết hành vi.

• Ở Trung Á, Sibawayh (760) phân biệt ngữ âm học và
âm vị học trong tiếng Ả Rập.


Văn hóa


Nguồn nhân lực
• Là châu lục có tổng dân số cao nhất thế giới.
• Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang là những quốc gia
thống trị về lực lượng lao động trên thế giới với nhân
công tay nghề cao và chi phí thấp.
• Xuất khẩu lao động tại châu Á đang phát triển mạnh
và là mũi nhọn của châu lục. Ước tính trên thế giới
có khoảng 60-85% lao động châu Á xuất khẩu đi các

nước phát triển ở châu Á và 58-92% xuất khẩu đi
các nước Trung Đông, các nước có lượng lao động
lớn là: Trung Quốc, Bangladet, Ấn Độ, Srilanka,
Pakistan, Indonesia, Philippin, Thái Lan…


Một số quốc gia châu Á nổi bật

Cộng hòa Singapore


Vị trí địa lý
• Là một đảo quốc tại Đông Nam Á. Nằm ngoài khơi mũi phía
Nam bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137km về phía Bắc.
• Gồm 1 đảo chính hình thoi và khoảng 60 đảo nhỏ hơn.
• Có khí hậu xích đạo ẩm (độ ẩm cao, mưa nhiều), không phân
biệt các mùa rõ rệt.
• Nguồn nước ngọt lấy từ mưa (50%), phần còn lại nhập khẩu từ
Mã Lai và nước tái chế.
• Singapore hầu như không có tài nguyên, chỉ có ít than, chì,
nham thạch, đất sét. Không có nguồn nước ngọt. Ít đất canh
tác, chủ yếu là trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả. Hàng năm
phải nhập nước ngọt, lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu
cầu trong nước.


Cộng hòa Singapore


Dân cư và thể chế chính trị

• Dân cư: có khoảng 5,1 triệu người sinh sống tại
Singapore (2010). Trong đó, khoảng 60% mang
quốc tịch Singapore, và 40% là người nước ngoài
đến định cư hoặc làm việc.


75% dân số là người Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người
Mã Lai, Ấn Độ và Âu-Á.

• Thể chế chính trị: là một nước cộng hòa nghị viện đa
dảng nhất thể, có chính phủ nghị viện theo hệ thống
Wesminter.


Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng trong tất cả các cuộc
bầu cử kể từ năm 1959 đến nay.


Cộng hòa Singapore


Kinh tế
• Là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, là
trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng sầm uất
nhất thế giới.
• Có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới.
• Xếp hạng cao trên thế giới về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự
minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế.
• Các ngành công nghiệp hàng đầu châu Á và thế giới: cảng biển,
công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế

biến và lắp ráp máy móc tinh vi.
• Là một trong năm thành viên sáng lập của ASEAN, là nơi đặt
Ban thư ký APEC, là một thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông
Á, Phong trào không liên kết và Thịnh vượng chung các quốc
gia.


Cộng hòa Singapore


Văn hóa xã hội
• Singapore có 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã Lai,
tiếng Hoa và tiếng Tamil.
• Tôn giáo: là quốc gia đa tôn giáo. Khoảng 51% dân số theo
Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (người Hoa, người gốc Âu
và người Ấn Độ) theo Cơ Đốc giáo, 14% dân số (người Mã Lai,
người Ấn Độ, và người Hoa) theo Hồi giáo, 15% không theo tôn
giáo và số còn lại không đáng kể theo các tôn giáo khác.
• Xã hội Singapore là xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa
khác nhau như Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai,…
• Hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm gồm 6 năm
cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn Preuniversity (dự bị ĐH) hoặc các trường kỹ thuật (Polytechnic).


Vương quốc Thái Lan


Vị trí địa lý
• Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, là cửa ngõ tự nhiên
đi vào Đông Dương, Miến Điện và miền Nam Trung

Hoa.


Được chia thành 4 vùng tự nhiên: rừng núi phía Bắc, ruộng
lúa miền Trung, cao nguyên nông trại miền Đông Bắc và các
đảo nhiệt đới ở miền Nam.



Diện tích: 514.000km2. Xếp thứ 49 trên thế giới và thứ 3
Đông Nam Á.

• Có khí hậu nhiệt đới: gió mùa Tây Nam ấm áp, nhiều
mây và mưa (T5-T9); gió mùa Đông Bắc mát và khô
(T11-T3).
• Tài nguyên thiên nhiên: thiếc, cao su, khí tự nhiên,
wonfram, tantali, gỗ, chí, cá, thạch cao, flu-ô-rít.


Vương quốc Thái Lan


Dân cư và thể chế chính trị
• Dân cư: chủ yếu là người nói tiếng Thái


gồm tiếng Xiêm, tiếng Lào (Isản), tiếng Thái Bắc (Làn Nà),
và tiếng Thái Nam (Tai).




Tiếng Xiêm là ngôn ngữ hành chính của Thái Lan

• Thể chế chính trị: quân chủ lập hiến.
• Cơ cấu các cơ quan quyền lực:


Nguyên thủ quốc gia là Nhà Vua – người đứng đầu nhà
nước, tổng tư lệnh quân đội, và người bảo trợ Phật giáo.



Quốc hội: quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và
Thượng viện gồm 150 ghế.



Chính phủ: gồm 36 thành viên – 3 phó Thủ tướng, 21 bộ
trưởng, và 11 thứ trưởng


Vương quốc Thái Lan


Kinh tế
• Là một nước nông nghiệp truyền thống.
• Đẩy mạnh xuất khẩu từ thập niên 1970. Hàng năm, xuất khẩu
trên 105 tỷ đô-la.



Sản phẩm chính: gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ
trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện.



Thị trường xuất khẩu: ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu.



Đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.

• Ngành công nghiệp: điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện
máy tính và ô tô.
• Du lịch phát triển mạnh (5% GDP)
• Là một trong năm thành viên sáng lập ASEAN, là một thành
viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, Phong trào không liên kết
và Thịnh vượng chung các quốc gia.


Vương quốc Thái Lan


Văn hóa xã hội
• Văn hóa Thái Lan ảnh hưởng bởi các nền văn hóa
đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và các nước
Đông Nam Á khác, chủ yếu là từ Phật giáo, Ấn Độ
giáo, vật linh giáo.
• Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư
tưởng Phật giáo (Phật giáo được công nhận là quốc
giáo của Thái Lan) và từ nền sản xuất phụ thuộc vào

nguồn nước.
 Lễ hội Songkran (lễ hội té nước mừng năm mới),
 Lễ hội Khao Phansa (một lễ hội của Phật giáo),

• Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo,
tôn kính hoàng gia, và trọng thứ bậc cũng như tuổi
tác.


×