Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.68 KB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô ở khoa Du lịch – Trường Đại
học Công Nghiệp Hà Nội đã mang tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và
đặc biệt, trong học kỳ này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các
thầy cô thì khóa luận của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cán bộ
hướng dẫn trực tiếp em trong bài luận văn – Th.S Nguyễn Thị Tuyến đã nhiệt
tình hướng dẫn em hoàn thành tốt nhất khóa luận của mình. Cảm ơn cô vì những
lời động viên, lời khen, những lời chê cho tới những lời phê bình nghiêm khắc
nhất. Đó là những bài học đắt giá nhất tiếp sức cho em trong những hành trang
mới của cuộc đời!.
Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng khóa luận tốt nghiệp em cũng xin
được cảm ơn ban lãnh đạo UBND thị xã Bỉm Sơn và ban quản lý khu di tích đền
Sòng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Trong quá
trình hoàn thiện khóa luận khó tránh khỏi sai sót, đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong các Thầy, Cô bỏ qua và nhận được ý kiến đóng
góp từ Thầy, Cô để em được học hỏi thêm kinh nghiệm cho những công trình
nghiên cứu về sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày...tháng...năm 2016
Sinh viên
Ngô Văn Tiến

1



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1.Tính cấp thiết của khóa luận tốt nghiệp................................................................................5
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tâm linh..................................................................7
Khách thể nghiên cứu: Thị xã Bỉm Sơn và một số huyện lân cận...........................................7
Đối tượng khảo sát: Đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa...................................................7
6.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................8
7. Ý nghĩa của khóa luận tốt nghiệp........................................................................................9
8. Bố cục khóa luận tốt nghiệp...............................................................................................9
Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh.............................9
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch tâm linh tại đền Sòng, T.X Bỉm Sơn,
Thanh Hóa. ............................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH TÂM LINH.............10
1.2.2. Tâm linh...................................................................................................................... 12
1.2.2.2. Đặc điểm của tâm linh..............................................................................................14
1.2.2.3. Hình thức của tâm linh.............................................................................................14
1.2.2.4. Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan.......................................................................16
1.3. Những vấn đề về du lịch tâm linh...................................................................................17
1.3.1. Quan niệm về du lịch...................................................................................................17
1.3.2. Du lịch tâm linh............................................................................................................ 18
1.3.2.1. Khái niệm................................................................................................................ 18
1.3.2.2. Mục đích của du lịch tâm linh...................................................................................19
1.2.3.3. Điểm đến của du lịch tâm linh..................................................................................21
1.2.3.4. Khách du lịch của du lịch tâm linh............................................................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LNH TẠI T.X BỈM SƠN – THANH
HÓA...................................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỀN SÒNG
– T.X BỈM SƠN – THANH HÓA............................................................................................56
3.2. Một số đề xuất, kiến nghị................................................................................................59

Tiểu kết chương 3................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 63
PHỤ LỤC 1........................................................................................................................... 63
PHỤ LỤC 2........................................................................................................................... 68
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI ĐỀN SÒNG.......................................................................71

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế thị xã Bỉm Sơn năm 2015.
Bảng 2.2. Điều du khách không hài lòng khi đến đền Sòng.
Bảng 2.3. Mức độ tham gia hoạt động du lịch của người dân T.x Bỉm Sơn.
Bảng 2.4. Mục đích của khách Nội khi đến với đền Sòng.
Bảng 2.5. Doanh thu từ du lịch của đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015.
Bảng 2.6. Số lượng khách đến với đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015.
Bảng 2.7. Tour Đền Sòng – Đền Bà Triệu – Sầm Sơn – khu di tích Lam Kinh.
Bảng 2.8. Tour đền Chín Giếng – đền Sòng – động Từ Thức – Làng Chiếu Nga
Sơn.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

2.1. Cơ cấu kinh tế thị xã Bỉm Sơn năm 2015.

2.2. Điều du khách không hài lòng khi đến đền Sòng.
2.3. Mức độ tham gia hoạt động du lịch của người dân T.x Bỉm Sơn.
2.4. Mục đích của khách Nội địa khi đến với đền Sòng.
2.5. Mục đích của khách Quốc tế khi đến với đền Sòng.
2.6. Doanh thu từ du lịch của đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015.
2.7. Số lượng khách đến với đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015.

1


KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
UBND:
T.X:
BQL:
DL:
HDV:
NXB
GS
PGS
TS

Ủy ban nhân dân
Thị xã
Ban quản lý
Du lịch
Hướng dẫn viên
Nhà xuất bản
Giáo sư
Phó Giáo sư
Tiến sĩ.


2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của khóa luận tốt nghiệp.
Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tiềm năng du lịch to lớn không chỉ
bởi trời phú cho hệ thống cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình mà
còn bởi vốn văn hóa tinh thần vừa đa dạng, phong phú, vừa độc đáo và mang
nhiều bản sắc. Một trong những khía cạnh văn hóa Việt Nam là đời sống văn
hóa tâm linh của con người Việt Nam. Nó tạo nên những giá trị nhân văn ở tín
ngưỡng đa thần, ở phong tục trảy hội, lễ chùa khi xuân sang, tết đến, ở hệ thống
công trình kiến trúc đình, đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo khắp nơi trên cả nước
và có lịch sử ngàn đời. Đến các đình, đền, chùa trên đất nước Việt Nam, du
khách sẽ cảm nhận ngay được con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam ở góc độ
linh thiêng nhất, đậm đà bản sắc nhất. Bởi vậy, hệ thống các công trình kiến trúc
tâm linh được coi là tiềm năng du lịch văn hóa vật thể cần được quan tâm và
khai thác.
Tại Việt Nam, khái niệm du lịch tâm linh vẫn còn khá xa lạ. Các địa điểm
du lịch tâm linh nổi tiếng cả nước có thể kể tên như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên
Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Giầy (Nam Định), chùa Từ
Đàm (Huế)… Cả nước hiện có hơn 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch
sử, trong đó hơn một nửa là nơi có thể khai thác mô hình du lịch tâm linh.
Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tôn
giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ
tiên. Tục thờ cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đây,
chùa chiền, đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hương và du khách nước
ngoài. Mặc dù chưa có khái niệm du lịch tâm linh nhưng đối với nhiều người
Việt Nam, việc đi lễ chùa như một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng,
với mong muốn những điều tốt đẹp cho gia đình.

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh: “Phát triển du lịch tâm linh chính là khai
thác yếu tố truyền thống với tầm phát triển cao hơn. Trong bối cảnh kinh tế thị

1


trường, việc đầu tư cho du lịch tâm linh phải đề cao chất lượng, hình thức phục
vụ, vừa đạt được nhu cầu thưởng thức tự nhiên của du khách, vừa thu được lợi
nhuận, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa” – “Phân vùng văn hóa Việt
Nam” [5,10].
Văn hóa tâm linh sẽ thổi hồn cho di sản. Du lịch tâm linh hay bất cứ loại
hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu dựa vào những yếu tố văn hóa. Do
vậy, việc kết hợp du lịch di sản và du lịch tâm linh đang là hướng đi mới, tạo ra
sự khác biệt cho du lịch Việt Nam.
Trước vấn đề và thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tâm linh trên toàn
quốc như vậy, Thanh Hóa một tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung
Việt Nam, là mảnh đất “nhiều đền đài, vua chúa” với nhiều các cụm di tích như:
“Cụm di tích Nga Sơn, cụm di tích thành nhà Hồ, khu di tích lịch sử Lam Kinh,
Thái miếu nhà Hậu Lê, đền Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, đền Sòng, T.X Bỉm
Sơn…” đó là những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tiềm năng tài nguyên du
lịch rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tâm linh. T.X Bỉm Sơn – một
trong hai thị xã trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, là một thị xã có lịch sử lâu đời,
giàu truyền thồng yêu nước và cách mạng và đặc biệt nhất đó là những lễ hội và
các khu di tích nổi tiếng, và khu di tích đền Sòng là một trong những điểm du
lịch tâm điển hình của thị xã Bỉm Sơn.
Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội được tổ chức hàng năm để thờ Thánh Mẫu Liễu
Hạnh - một trong tứ bất tử được nhân dân ta tôn thờ. Ngoài ra, cũng là thời điểm
nhân dân thị xã tỏ lòng nhớ ơn tới vị hoàng đế ảo vải Quang Trung. Tại nơi đây,
năm 1789, Nguyễn Huệ đã cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở đã dừng chân để
tập kết quân lương, chiêu mộ binh lính, trước khi tiến ra bắc đánh bại 29 vạn

quân Thanh. Trong dân gian còn có câu:
“Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”
hay:

“Nhất vui là hội Phủ Giày
Vui là vui vậy, không tày Sòng Sơn”

2


Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng của các khu di tích và việc thu hút
khách và nâng cao giá trị cho các khu di tích này hiện nay chưa đáp ứng được
thực tế phát triển và đang đặt ra nhiều vấn đề đáng phân tích, đánh giá để đưa ra
những giải pháp cho những vấn đề cấp bách cho tương lai lâu dài trong sự phát
triển du lịch của thị xã nói riêng và toàn thể tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Xuất phát từ lòng yêu mến quê hương, muốn vận dụng những kiến thức đã
học để phục vụ cho chính mảnh đất quê mình, người viết quyết định lựa chọn
đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xã
Bỉm Sơn, Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình, từ đó qua bài nghiên cứu
sẽ mang hình ảnh của đền Sòng đến gần hơn khách du lịch trong và ngoài nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu tài nguyên du lịch tâm linh và thực trạng khai thác du lịch tâm
linh của đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động du
lịch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch tại đền Sòng, T.X Bỉm Sơn,
Thanh Hóa, đặc biệt chú trọng vào khai thác các giá trị tâm linh, tín ngưỡng của
khu di tích và của toàn thể địa phương.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tâm linh.
- Khách thể nghiên cứu: Thị xã Bỉm Sơn và một số huyện lân cận.

- Đối tượng khảo sát: Đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch tâm linh
Từ cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch tâm linh đưa ra để đánh giá
thực tế hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng.
- Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn,
Thanh Hóa.
Thông qua các cuộc khảo sát thu thập và thống kê đưa ra thực trạng phát
triển du lịch tâm linh của đền Sòng, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất
để nâng cao hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng.

1


-

Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn,

Thanh Hóa.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đưa
hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng phát triển đúng với giá trị du lịch đặc
sắc của Đền.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung:
Hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng.
Về không gian:
Toàn bộ khu di tích đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa
Về thời gian:
- Thực hiện từ ngày 08/03/2016 tới ngày 04/05/2016.
- Luận văn sử dụng số liệu từ năm 2013 tới hiện tại.

6. Phương pháp nghiên cứu.
Trong khóa luận tác giả đã sử dụng những phương pháp sau đây để xây
dựng và hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.
Phương pháp xử lí số liệu một cách nhanh và chính xác nhất trên cơ sở của
các đề tài nghiên cứu khác. Phương pháp giúp tránh việc nghiên cứu lại và tiết
kiệm được thời gian nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp giúp cho tác giả tổng hợp lại kết quả nghiên cứu từ các dữ
liệu và tìm liệu đã được phân tích, từ đó đánh giá được vấn đề nghiên cứu một
cách sâu sắc và toàn diện nhất.
Phương pháp điều tra xã hội học.
Phương pháp điều tra xã hội học giúp cho tác giả tổng hợp lại ý kiến, nhận
định, mong muốn của dân cư địa phương và khách du lịch khi đến tham quan
khu di tích đền Sòng.

Phương pháp khảo sát thực địa.
2


Phương pháp khảo sát thực địa giúp cho tác giả so sánh số liệu trên các bài
nghiên cứu với thực tế, từ đó rút ra được những đánh giá và kết quả nghiên cứu
chính xác nhất cho bài nghiên cứu.
7. Ý nghĩa của khóa luận tốt nghiệp.
Ý nghĩa khoa học:
Bài nghiên cứu sẽ tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận về du lịch tâm linh và
hoạt động du lịch tâm linh. Đây là tài liệu, là cơ sở tham khảo, vận dụng đối với
các đề tài khoa học nghiên cứu có liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đóng góp làm tài liệu tham khảo thiết thực và hữu ích để giúp các nhà quản

lý, hoạch định chính sách, chiến lược, các nhà quản lý, điều hành du lịch có thể
định hướng phát triển du lịch, xem xét để đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm
khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch để phát triển du lịch
tâm lịnh tại đền Sòng - thị xã Bỉm Sơn, từ đó triển khai xây dựng quy hoạch chi
tiết và lập các dự án khả thi đầu tư phát triển du lịch và xây dựng các Tour du
lịch cụ thể trong mối quan hệ với hoạt động du lịch của các tỉnh lân cận và các
chương trình xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thanh Hóa.
8. Bố cục khóa luận tốt nghiệp.
Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh.
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng , T.X Bỉm
Sơn, Thanh Hóa.
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch tâm linh tại đền Sòng,
T.X Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH
TÂM LINH.
1.1. Các công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa tâm linh ở đền Sòng.
Nghiên cứu về loại hình du lịch tâm linh , cũng như về tiềm năng du lịch tại
đền Sòng đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến là
các công trình sau:
- “Đền Sòng Sơn - Một trong 400 điểm thờ Mẫu lớn nhất nước” của đài
truyền hình Việt Nam. Là một trong những công trình nghiên cứu mang quy mô
quốc gia về đạo thờ Mẫu, về du lịch tâm linh đền Sòng. Video giới thiệu chi tiết
về lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội.
- “Lễ hội Việt Nam” do Phó Giáo sư Lê Trung Vũ - Phó Giáo sư Tiến sĩ
Lê Hồng Lý đồng chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu về nguồn gốc và hoạt
động của tất cả các lễ hội của nước ta – trong đó bài nghiên cứu về lễ hội đền

Sòng được tác giả trình bày rất chi tiết.
- “Đền Sòng với huyền thoại Liễu Hạnh công chúa” của Đặng Anh, nhà
xuất bản Thanh Hóa năm 2004. Qua cuốn sách, nhà nghiên cứu Đặng Anh đã
miêu tả rất chân thực hình tượng của công chúa Liễu Hạnh từ khi bà giáng trần
cho tới khi bà hóa tại phủ Tây Hồ. Những giai thoại gắn liền với bà đã được
lồng ghép tinh thế vài trong bài nghiên cứu và làm nổi bật lên Đạo thờ Mẫu ở
đền Sòng.
- Nghiên cứu văn hóa dân gian: “Bước đầu tìm hiểu về những vị Thần
được tôn thờ ở Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa” – công trình nghiên cứu của Hội
Người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn. Công trình này đã nghiên cứu và đứa ra rất chi
tiết những dẫn chứng, chứng cứ xác thực nhất về sự hiện hữu của những vị Thần
đã từng ngự trị tại Vùng thị xã và đặc biệt là đền ở Sòng.
- “Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu lễ hội đền Sòng – đền chín
Giếng” và “ Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm du lịch văn hóa tâm linh tại đền
đền Sòng – đền chín Giếng” của UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Qua
hai công trình dự thảo và quy hoạch khu di tích đền Sòng – đền Chín Giếng, ban
quản lý di tích, UBND thị xã đã đề ra những định hướng, những giải pháp mới

2


để nâng cao chất lượng du lịch và thu hút khách du lịch đến với Đền trong giai
đoạn 2016 – 2020.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên là những tài liệu chính thống mà
tác giả đã tham khảo để xây dựng và viết bài luận của mình. Để làm sáng tỏ
những vấn đề về tâm linh và văn hóa tâm linh, tác giả đã sử dụng một số khái
niệm công cụ để phân tích các vấn đề liên quan tới văn hóa tâm linh tại đền
Sòng, lấy đó làm nền tảng nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa
tâm linh tại đền Sòng.
1.2. Những vấn đề về văn hóa tâm linh.

1.2.1. Văn hóa.
Văn hoá là hiện tượng xã hội xuất hiện từ thuở bình minh của xã hội loài
người. Mặc dù văn hoá rất gần gũi, và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triển
con người – xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nó là cả một quá
trình rất lâu dài. Ngay khi đứng trên góc nhìn của một khoa học thì các nhà
nghiên cứu cũng có những quan niệm rất khác nhau về văn hoá. Do vậy, sự bùng
nổ các định nghĩa về văn hoá là tất yếu, khiến cho người ta chỉ có thể tập hợp
theo nhóm chứ không thể liệt kê đây đủ, chi tiết từng định nghĩa.
Ở nước ta, từ đời nhà Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Trãi đã viết trong tác phẩm
"Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.”
Theo một số nghiên cứu, từ "văn hiến" mà Nguyễn Trãi dùng ở đây, về một
khía cạnh nào đó, đồng nghĩa với từ "văn hoá". Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ
XX thì khái niệm văn hoá mới xuất hiện với tư cách là khái niệm khoa học.
Từ góc độ tiếp cận Triết học Mác – xít và xem xét văn hoá trong mối quan
hệ với con người, với nhu cầu và mục đích sống của con người, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá".

1


Trong định nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến "sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt" và "biểu hiện của nó", tức đã đề cập đến cả hoạt
động sống của con người và những thành tựu do hoạt động đó tạo ra. Nhưng dù
là "hoạt động" hay "thành tựu" thì đều phải đáp ứng "những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn" mới được gọi là văn hoá. Hơn nữa, khi nhìn nhận văn

hoá theo nghĩa rộng, Người đã xem văn hoá là thế giới giá trị, tức là tất cả
những gì của con người, do con người và vì con người.
Như vậy, việc xem văn hoá là giá trị vật chất và tinh thần kết tinh năng lực
bản chất của con người khắc phục được quan niệm đối lập tuyệt đối giữa xã hội
với tự nhiên và quan niệm đồng nhất giữa văn hoá với xã hội. Đồng thời, nó bao
hàm ý nghĩa rằng, văn hoá không phải là cái tồn tại một cách cô lập với con
người mà luôn trong mối quan hệ hữu cơ với con người, do con người sáng tạo
ra và đến lượt nó lại có tác dụng hoàn thiện, hoàn mỹ con người – xã hội.
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng: tức tất cả những gì phi tự nhiên là văn hóa,
thì nó vừa giá trị, vừa lại phản giá trị.
Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp: chỉ là giá trị mà thôi.
Từ những giá trị đó mà sau này khi nghiên cứu về duy tâm các nhà nghiên
cứu đã đưa ra một thuật ngữ mới đó là: “văn hóa tâm linh” – giá trị về tâm linh
trong nét đẹp văn hóa.
Thuật ngữ “văn hóa tâm linh” được dùng là theo nghĩa hẹp.
1.2.2. Tâm linh.
1.2.2.1. Khái niệm.
Trước đây, nói đến tâm linh là người ta nghĩ ngay đến tín ngưỡng và tôn
giáo, và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo. Thực ra, khái niệm tâm linh
vừa hẹp hơn nhưng lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo.
Hẹp hơn vì:
Ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh ra còn có phần mê tín dị đoan và
sự cuồng tín tôn giáo. Bởi đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa là
một thiết chế xã hội, mà đã là thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tục
hóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị.
2


Rộng hơn vì:
Tâm linh gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả, cái siêu

việt... không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn có cả ở đời sống tinh thần, đời
sống xã hội. Không chỉ có ở Thượng đế, có Chúa trời, Thần, Phật mới thiêng
liêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng thiêng
liêng không kém. Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao của con người.
Vì nếu những cái đó bị giải thiêng thì con người không biết lấy cái gì để khu biệt
mình với động vật.
Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được định nghĩa như sau:
1. Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo
quan niệm duy tâm.
2.Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh.
Qua trải nghiệm cụ thể, lâu dài mỗi dân tộc có một tâm linh riêng biệt đặc
sắc song cũng đều qui vào giải thích về trời đất và con người. Giải thích về sức
mạnh vô hình tác động đến cái Sống của con người. “Mạnh và vô hình nên gọi
là Thiêng”. Một số hiện tượng tâm linh thành tín ngưỡng hoặc có thờ cúng hoặc
không thờ cúng. Đó là tâm linh tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, còn tâm linh
phát triển thành tâm linh tôn giáo thì người ta tin theo tâm linh của một giáo Chủ
nào đó truyền dạy có trình độ lôgíc nhất định cao hơn tâm linh tín ngưỡng.
Nhưng dù vậy mỗi cộng đồng người tiếp thu tâm linh giáo Chủ nào đó đều ít
nhiều thông qua tâm linh tín ngưỡng của mình.
Từ quan niệm trên cho thấy, tâm linh chỉ tồn tại ở con người và là kết quả
trải nghiệm của họ trong quá trình sống ở mỗi môi trường nhất định. Từ đó hình
thành nên tâm linh riêng biệt của mỗi dân tộc. Tâm linh không phải là tín
ngưỡng tôn giáo mà tâm linh chứa đựng chúng. Tín ngưỡng tôn giáo chỉ có thể
tồn lại trong môi trường tâm linh ở đó con người có niềm tin vào những đối
tượng thiêng như thánh thần, Phật, Chúa.
Như vậy, “Tâm linh là cái tồn tại trong mỗi con người. Nó thể hiện qua
niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người.

1



Và cụ thể hơn chính là sự ngưỡng vọng của họ về những biểu tượng, hình ảnh
thiêng liêng”.
1.2.2.2. Đặc điểm của tâm linh.
Gắn với những nét đẹp văn hóa nên tâm linh mang nhiều nét độc đáo, nhiều
hình thức và nhiều đặc điểm. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật của tâm linh:
Thứ nhất
Tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con
người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người.
Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thì
trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh.
Thứ hai
Tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người. Ý thức của
con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức về
cộng đồng... Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao
cả.
Thứ ba
Tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con người
có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia,
hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng,
nhớ về cội nguồn, biết ơn những cái cao cả đã cho mình, cứu mình. Ý thức biết
ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn cản.
Như vậy, tâm linh do các tác giả quan niệm đều thể hiện nó gắn với con
người, ở trong con người. Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người đều tồn
tại tâm linh và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh trong cuộc sống đời
thường và tâm linh trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo.
1.2.2.3. Hình thức của tâm linh.
- Tâm linh trong đời sống cá nhân:
Trong đời sống cá nhân của những người theo tôn giáo thì suốt đời họ chỉ
mang niềm tin thiêng liêng vào Chúa và Phật. Trong họ lúc nào cũng thường

trực đời sống tâm linh. Còn đối với mọi cá nhân đời thường thì tâm linh khá
2


phong phú nhưng không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh. Đời
sống tâm linh của người đó chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thời gian thiêng
xuất hiện.
- Tâm linh trong đời sống gia đình:
Mái ấm gia đình, nơi không gian thiêng liêng nhất, nơi con người sinh ra,
ở, con người phấn đấu lo toan và cũng là chỗ cuối cùng con người về. Ngày nay
xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, hãy nâng niu giá trị tâm linh truyền thống.
Mỗi gia đình thực sự là một tổ ấm thiêng liêng, hạnh phúc nhất của con người.
Trong gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng nhất, lôi
cuốn người ta quây quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị thiêng
liêng chuyển giao cho con cháu. Những giá trị tâm linh là hết sức bền vững, là
hằng số của văn hóa gia đình.
- Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã:
Cái cột chặt con người trong làng xã xưa kia không phải chỉ có quan hệ
lãnh thổ, kinh tế mà còn có nhiều quan hệ khác đó là thế giới tâm linh. Vậy tâm
linh ở đây biểu hiện ra những gì? Đó là thần tượng thiêng liêng về các anh hùng
có công dựng làng, giữ nước đang được tôn thờ trong những không gian thiêng
liêng, những ngôi đình đền. Ở những không gian thiêng liêng ấy, hàng năm lễ
thần và hội làng diễn ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêng được củng cố.
Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hội thiêng liêng nhắc nhở
xóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa. Đoàn tụ gần gũi nhau hơn lại đến với những
trái tim con người làng xóm. Đồng thời nếp sống cộng đồng hàng ngày, tình
làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần,...
đều là những sợi dây tình cảm vô cùng thiêng liêng cố kết xóm làng, củng cố
khối cộng đồng. Đó là những quan hệ thiêng liêng nhất trong đời sống cộng
đồng làng xã. Nó là cái nền vững chắc nhất trong mối quan hệ làng xã. Nó biểu

thị khía cạnh thiêng liêng nhất trong bản sắc văn hóa xóm làng, cũng là văn hóa
dân tộc. Những biểu tượng, những mối quan hệ cộng đồng thiêng liêng ấy, là cơ
sở, là động lực, là niềm tin để dân ta trụ vững, phát triển cho đến ngày nay.

1


- Tâm linh với Tổ quốc giang sơn đất nước:
Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc. Gần
mới đây trong đánh Mỹ ta thường nói bằng cả sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử,
sức mạnh truyền thống. Đó chẳng phải là vô hình trừu tượng mà là hình ảnh
thiêng liêng từ Hữu Nghị quan đến mũi Cà Mau. Là núi cao biển rộng sông dài.
Là cây đa bến nước, mái đình, những hình ảnh thiêng liêng về làng xóm. Là
những mảnh đất thiêng liêng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, oai hùng còn đó.
Là hình ảnh Bác Hồ gần gũi thân thương vĩ đại. Là những tượng đài, nấm mộ
trong nghĩa trang lịch sử nhắc nhở. Là hình ảnh lá cờ thiêng liêng vẫy gọi...Từ
những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay "chẳng kẻ thù
nào ngăn nổi bước ta đi". Làm sao đừng để kinh tế thị trường có đạo tặc bô hình
gặm nhấm dần làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong ý
thức con người hôm nay và các thế hệ tiếp theo.
- Tâm linh trong văn học nghệ thuật:
Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng
thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm làm rung động
những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn. Mà muốn được như vậy, nhà sáng tạo
nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo
ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất.
Sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng về chúa về thần Phật đã để lại biết
bao giá trị kiến trúc nghệ thuật. Những ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo ở Hy Lạp,
La Mã, nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình, gác chuông chùa Keo khéo léo tuyệt vời
ở Thái Bình, các pho tượng Phật ở chùa Tây Phương Hà Tây.

- Tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo:
Tâm linh được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống tinh thần, có cả
trong tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt trong đời
sống tâm linh.
1.2.2.4. Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan

2


Mê tín dị đoan là:
Tin một cách mê muội, kì dị, lạ thường. Tin không lý trí và đến mức không
cần đến cả mạng sống của mình. Vì vậy, Mê tín dị đoan chỉ tồn tại khi nó bám
vào trình độ văn hóa khoa học thấp kém, con người không đủ trình độ để phân
tích, lý giải đúng sai, nhảm nhí. Hoặc lợi dụng tình trạng quẫn bách, mụ mẫm
của con người không được kịp thời giúp đỡ giải tỏa. Hoặc trong những giây phút
thăng hoa ngày hội, giây phút say sưa trào dâng thần thánh cũng dễ khiến con
người mất tỉnh táo, mê tín vào sự phán bảo phi lý nhảm nhí.
Tâm linh là:
Niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt đời sống tinh thần. Những
người tin vào Phật và Chúa, đi tu, theo đạo suốt đời tâm niệm vào Phật, vào
Chúa có thể giải thoát về cái chết cho mình. Hoặc những người không theo tôn
giáo nào, nhưng vẫn tin vào thần phật thiêng liêng, tự đến đình, chùa thắp hương
khấn lễ, cầu mong sự phù hộ bình yên mạnh khỏe gặp nhiều may mắn. Còn xuất
phát từ một số người muốn kiếm lợi bằng việc dựa vào thần, phật thương mại
hóa niềm tin, đặt ra phán bảo nhiều điều kỳ diệu khác thường, cúng lễ cho người
khác, khiến cho người khác tin theo mê muội, hành động theo sự tin ấy, gây tốn
kém sức khỏe, tiền bạc vô ích, thậm chí nguy hại tính mệnh, ấy là mê tín dị
đoan.
Như vậy, tâm linh hay mê tín dị đoan tồn tại được đều phải có niềm tin.
Nhưng niềm tin của mê tín dị đoan không có thị phi, mù quáng.

1.3. Những vấn đề về du lịch tâm linh.
1.3.1. Quan niệm về du lịch.
Hiện nay cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch cũng được
hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét. Các khái niệm được
đưa ra theo hai góc độ chính là cầu – người đi du lịch và cung – kinh tế du lịch.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu theo hai khía
cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
1


cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch
được xem xét ở gốc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh
tế.
Như vậy, du lịch hiểu theo khía cạnh nào thì nó đều hướng tới giá trị về
mặt tinh thần của người đi du lịch trên cơ sở đó mới nảy sinh hoạt động về kinh
tế.
1.3.2. Du lịch tâm linh.
1.3.2.1. Khái niệm.
Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay
trên khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để
nói về chuyến đi của mình. Tuy nhiên khái niệm về du lịch tâm linh được định
hiểu đúng như sau:

Du lịch tâm linh là: “Một loại hình du lịch văn hóa nhưng khai thác các đối
tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn các
nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức... của
du khách”.
Du lịch tâm linh cũng có thể dùng các khái niệm thay thế như du lịch tín
ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo.... Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm
linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm
xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của
thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa
phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các chuyến đi
như vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải bao gồm cả
hai yếu tố là du lịch và tâm linh.
2


Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín
ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang
lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm
mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stress
rất hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín
ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu
tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi
thường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như
chùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc những thánh tích...
Tóm lại, loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng
và giữ gìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Trong quá trình phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có ý nghĩa tín
ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ... hay các nghi lễ truyền thống, lễ
hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực... Vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du
lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách.

1.3.2.2. Mục đích của du lịch tâm linh.
Các mục đích cụ thể của loại hình du lịch tâm linh là:
- Tham quan
Tham quan là hành vi giúp du khách quan sát, chiêm nghiệm, tìm hiểu về
đối tượng. Tham quan cũng là hoạt động quan trọng để du khách nâng cao hiểu
biết về thế giới xung quanh hay các điểm đến cụ thể. Trong loại hình du lịch văn
hóa tâm linh, du khách có thể trực tiếp chiêm nghiệm, tham quan, nghiên cứu
kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các di vật tại các
chùa chiền, đền miếu, nhà thờ, thánh thát, thánh địa,... Từ đó, họ có thể hiểu hơn
về những giá trị văn hóa đặc sắc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử,
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán,...
Các đối tượng tham quan của du lịch văn hóa tâm linh không phụ thuộc vào
thời gian mà có thể tổ chức quanh năm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Du
khách có tham gia vào chuyến hành trình vào bất cứ thời điểm nào họ mong
muốn.
1


- Nghỉ dưỡng
Với hoạt động nghỉ dưỡng, du khách có thể phục hồi sức khỏe sau những
ngày lao động vất vả cũng như nâng cao khả năng lao động của mình. Ngày nay,
nhu cầu đi nghỉ của con người ngày càng tăng do sức ép của công việc căng
thẳng, của môi trường ô nhiễm, của các quan hệ xã hội,... Đặc biệt, nhu cầu tăng
lên rõ rệt vào các ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ. Điểm đến cho các chuyến nghỉ
dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong
cảnh ngoạn mục,...Ngoài ra, một số điểm đến có sự kết hợp giữa phong cảnh với
các di tích hay công trình kiến trúc tạo ra một không gian thanh tịnh, hữu tình
như Chùa Hương, Yên Tử, Tây Thiên, Sóc Sơn cũng có thể là nơi nghỉ dưỡng lý
tưởng. Trong thời gian nghỉ ngơi, du khách có thể kết hợp tham quan, tìm hiểu
các đối tượng gắn với di tích tôn giáo làm cho chuyến du lịch của mình thêm

phong phú.
- Tham dự lễ hội
Đến lễ hội, du khách được tham gia trực tiếp các hoạt động tôn giáo với
không khí náo nhiệt và sống động. Các hoạt động đó được tái tạo qua những
hoạt động sống của sinh hoạt lễ hội chùa, đền, phủ, quán, nhà thờ, thánh thất.
Thông qua các thành tố của lễ hội bao gồm các nghi thức, nghi lễ, vũ điệu, trang
phục, ẩm thực... họ có thể cảm nhận giá trị văn hóa một cách sống động.
Tham gia vào lễ hội, du khách hòa mình vào không khí sống động của lễ
hội tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Hơn nữa, du khách còn tìm thấy ở lễ hội
bản thân mình, quên đi những áp lực của cuộc sống đời thường.
Tuy nhiên, du lịch lễ hội có đặc trưng cố định về thời gian. Vì các lễ hội
tôn giáo đều được tổ chức theo lịch trình cụ thể mà mỗi tín ngưỡng tôn giáo đã
đặt ra. Do đó, du lịch lễ hội tôn giáo là có tính mùa vụ. Du khách chỉ có thể
tham gia vào loại hình này tại những thời điểm đã được ấn định.
- Tôn giáo, tín ngưỡng
Từ xưa, các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ,
thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo
rất phổ biến. Ngày nay, du khách hoặc các tin đồ cũng thực hiện các chuyến du
2


lịch văn hóa tâm linh để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo hay tìm
hiểu, nghiên cứu tôn giáo. Đi du lịch với mục đích này trở nên ngày càng phổ
biến đối với du khách. Không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, họ cùng
có chung một nhu cầu tìm kiếm cảm giác bình yên, sự tĩnh tâm từ những chuyến
đi. Điểm đến của du khách chính là các chùa chiền, đền phủ, nhà thờ, thánh thất,
lễ hội, tôn giáo...
1.2.3.3. Điểm đến của du lịch tâm linh.
Đối với loại hình du lịch tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn với
tôn giáo và tín ngưỡng như chùa, đình, đền...

*Di tích tôn giáo:
- Văn Miếu
Đây là công trình kiến trúc công cộng để thờ Khổng Tử và các bậc tiên
nho, tiên triết; ngoài ra còn bao gồm hệ thống các trường học, trường thi mà ở
đó diễn ra quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến
Việt Nam.
- Chùa
Chùa là nơi tập trung của các sư, tăng, sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng
đạo Phật. Ở nơi này mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể
đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. Hiện nay,
chùa trở thành điểm du lịch thu hút du khách.
Chùa từ lâu đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa của ngành du lịch. Tiềm
ẩn nhiều gá trị, ngôi chùa mang trong mình tính đa dạng về cảnh quan, kiến trúc,
trang trí, nội thất. Sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thông qua các lễ hội, sinh
hoạt của tăng chúng – phật tử, văn hóa ẩm thực,... phản ánh những ảnh hưởng
của giáo lý nhà Phật. Vì vậy, di sản văn hóa Phật giáo là một giá trị có khả năng
tạo nên những lực hút thúc đẩy du lịch phát triển, nhất là du lịch văn hóa tâm
linh.
Du khách đi du lịch đến các di tích Phật giáo như chùa tháp để thực hiện
những ý niệm thiêng liêng cũng như nâng cao hiểu biết về tôn giáo này thông
qua các đối tượng cụ thể như kiến trúc, điêu khắc, tượng thờ, di vật...
1


- Nhà thờ Kitô giáo
Nhà thờ Kitô giáo thường được gọi là thánh đường. Tùy theo tính chất,
điều kiện và đặc thù của các địa phương mà nhà thờ có nhiều cấp độ khác nhau.
Nhà thờ Kitô giáo được chia thành 4 hạng: nhà thờ chính tòa, nhà thờ chính xứ,
nhà thờ chính họ, nhà nguyện (chuyên đọc kinh trong đó, bao gồm nhà nguyện
công, nhà nguyện tư, nhà nguyện dòng).

*Di tích tín ngưỡng
- Đình
Đình là kiến trúc công cộng của làng. Kiến trúc được dựng lên làm nơi thờ
thần của làng và là nơi diễn ra lễ hội làng, là nơi họp bàn công việc của làng.
Kiến trúc được gọi tên là đình, tên đó bắt nguồn từ tên gọi dịch đình, đình trạm.
Những kiến trúc được dựng lên ở mỗi cung độ đường, để nhà vua đi tuần du và
khách bộ hành có chỗ nghỉ ngơi. Thờ thần trong các ngôi đình làng người Việt
là thần sông, thần núi, thần là vị có công đánh giặc, là tổ nghề, là người lập ra
làng, có sự tích cụ thể. Cũng từ thời Lê, nhà nước phong kiến bắt đầu phong sắc
cho các thần ở các làng, gọi chung là thần thành hoàng. Cái tên thần thành
hoàng là từ bên trên dội xuống cho làng. Cái tên là do ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa cổ. Ở bên nước đó, nơi dân cư trú có thành và hào bao bọc. Người ta
thờ thần bảo vệ làng gọi là thần thành hào. Lâu ngày sang ta gọi là thần thành –
hoàng để tỏ ý tôn kính thần. Cùng với chức năng trên đình còn gọi là trụ sở hành
chính của làng.
Đình làng bắt đầu có lẽ chỉ là một kiến trúc nhỏ gồm 3 gian và hai chái, sau
đó số gian phát triển lên đến 5, 7 hoặc 9 gian (số lẻ) cộng thêm kiến trúc phía
sau gọi là hậu cung, thêm phía trước gọi là tiền tế, thêm hai bên gọi là tả vu và
hữu vu.
- Đền
Đền là kiến trúc được dựng lên để thờ thần. Đền là tiếng biến âm từ chữ
điện trong tiếng Hán. Đền tiếng Hán cũng gọi là từ. Nhà thờ họ cũng gọi là từ
đường. Đền không phải là kiến trúc phổ biến của làng, nhiều làng không có đền,
nhiều làng lấy đền thay đình. Ví dụ như làng Thủ Lệ, làng Thụy Khuê, Hà Nội
2


chỉ có đền thờ thần Linh Lang. Nhưng cũng có làng có đình lại có đền, ví như
làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
Đền được kiến trúc cũng giống như đình, cũng có nội điện (nhà hậu cung)

và đại bái (thượng điện) nhưng với quy mô nhỏ. Hai bên tả hữu thường hẹp, có
đặt nhiều bàn thờ để người đến lễ bầy lễ vật dâng hương.
- Miếu
Miếu thường có ba loại. Miếu thờ thần tự nhiên: thần cây, thần đá, thần núi,
thần sông, thần giếng. Miếu thờ tổ ngành nghề, văn chỉ, văn miếu, thờ Khổng
Tử người lập ra Nho giáo, thờ các thầy dạy nho học. Võ miếu thờ quan võ. Y
miếu thờ ông tổ về y học. Tôn miếu, miếu thờ tổ tiên nhà vua thái miếu, thế
miếu. Thời phong kiến miếu còn là biểu tượng của về Tổ quốc, gọi tôn miếu.
- Phủ
Phủ là nơi thờ mẫu. Mẫu được tôn là các bà chúa, chúa sơn lâm, chúa Liễu
Hạnh. Chúa thì ở phủ, phủ chúa Trịnh, phủ chúa Nguyễn, còn đế vương thì ở
cung điện. Phủ xuất hiện muộn hơn, trước kia thờ mẫu cũng ở đền.
1.2.3.4. Khách du lịch của du lịch tâm linh.
Theo Luật du lịch: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi
của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ. .
Khách du lịch đề cập trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là khách
đến trong quan hệ với những cơ sở đón tiếp là các điểm du lịch văn hóa tâm
linh. Họ thường thực hiện chuyến đi trong ngày và không lưu lại qua đêm tại cơ
sở lưu trú của ngành du lịch.
Vì vậy, “Khách du lịch được khảo sát trong luận văn bao gồm khách Nội
địa và Quốc tế đến tham quan tại đền Sòng”.

1


Tiểu kết chương 1
Du lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch dựa vào các loại tài nguyên
nhân văn: các di tích, lễ hội, các sự kiện...Dựa trên các nhu cầu của khách du

lịch, loại hình này được thể hiện qua các hoạt động cụ thể như du lịch tôn giáo,
du lịch tham quan, du lịch lễ hội, du ngoạn... Dù ở hình thức nào thì du khách
cũng được thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Họ được đến với các không gian thiêng
(đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ...), chiêm ngưỡng các đối tượng thiêng (hệ thống
tượng, di vật...), thực hiện ý niệm linh thiêng tồn tại trong mỗi người. Không
những vậy, loại hình du lịch văn hóa tâm linh giúp du khách kết hợp cả mục
đích du lịch (thăm thú, du ngoạn, nghỉ ngơi...) với mục đích tôn giáo (cầu khấn,
hành lễ...). Với những đặc trưng như vậy, loại hình du lịch văn hóa tâm linh cần
được nghiên cứu khảo sát ở các đối tượng cụ thể trong phạm vi nhất định để đưa
ra những nhận định, đánh giá hợp lý, xây dựng thành những sản phẩm du lịch
hấp dẫn cho du khách.
Những công trình kiến trúc như: đình, chùa, miếu, đền, các di tích... gắn
với các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư Việt. Bên cạnh đó hoạt động du
lịch văn hóa tâm linh còn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống của dân
tộc biết giữ gìn những truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của quê
hương
Thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa là địa điểm giàu tiềm năng về du lịch tâm
linh. Có được điều đó là do được thiên nhiên ưu đãi cho một địa thế thuận lợi
lại kết hợp với bàn tay và khối óc của con người nơi đây cộng với tâm nguyện
luôn hướng về cội nguồn từ bao đời nay, đã tạo nên những công trình kiến trúc
dân gian giàu tính văn hóa và tính lịch sử, cũng như gìn giữ được những nét văn
hóa đặc sắc lâu đời của địa phương mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt
tâm linh, phong tục tập quán mà nếu được khai thác một cách hợp lý sẽ góp
phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhờ phát triển du lịch tại đây đặc biệt là
du lịch tâm linh tại khu di tích đền Sòng.

2


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LNH TẠI

T.X BỈM SƠN – THANH HÓA.
2.1. Khái quát chung về du lịch ở T.X Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư.
Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 bao gồm Thị trấn Nông
trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay
là Huyện Hà Trung – Thanh Hoá). Là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh Thanh
Hoá và của cả miền Trung, Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km
về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam. Có phía Bắc giáp tỉnh
Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn,
phía Tây giáp huyện Thạch Thành (Tỉnh Thanh Hoá).
- Diện tích tự nhiên: 6.701 ha.
Đơn vị hành chính:
- Phường Ba Đình

- Phường Phú Sơn

- Phường Ngọc Trạo

- Xã Quang Trung

- Phường Bắc Sơn

- Xã Hà Lan

- Phường Lam Sơn
- Phường Đông Sơn
*Dân cư.
Theo số liệu điều tra của thị xã Bỉm Sơn, dân số trung bình là: 54.971
(người). Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của cư dân phát triển

khá cao, thu nhập và đời sống của đa số đã được cải thiện và nâng cao đáng kể.
Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Bỉm Sơn là truyền thống
lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, truyền thống hiếu
học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn
hóa xã hội. Đây là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
thị xã.

1


×