Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 27 trang )

Giảng viên: Dương Ngân Hà

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN

Lớp Thị Trường Chứng Khoán
Thứ 3 ca 2 phòng H205
DANH SÁCH NHÓM:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Đỗ Thùy Dung
Tạ Thị Ngân
Nguyễn Thị Liên
Nguyễn Đức Giạng
Phạm Thị Dung
Trần Ngọc Minh Thư
Tiêu Thị Hằng Nga
Dương Thị Huệ
Phạm Văn Tú

Nội dung
I.Giới thiệu khái quát
về công ty chứng


khoán và quá trình
mở tài khoản


Giảng viên: Dương Ngân Hà

1.Giới thiệu về công ty chứng khoán MaritimeBank
2.Quá trình mở tài khoản
II.Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam và các cổ phiếu đầu tư
1.Phân tích nền kinh tế Việt Nam
2.Lựa chọn cổ phiếu đầu tư
2.1. HAG – Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HOSE| Bất động sản)
2.2. BID- Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
2.3. VIP- Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO ( HOSE| Vận tải đường thủy)
III.GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG.
1. Phiếu lệnh
2.Quá trình đầu tư
2.1.Mã cổ phiếu BID
2.2.Mã cổ phiếu VIP
2.3.Mã cổ phiếu HAG
3. Tất toán tài khoản
IV. Một đợt tăng vốn của công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai- HAG
V. Phân tích kỹ thuật
1.Đường MACD
2.Bolinger Band – BB
3.Đường SMA
VI. Tài Liệu Đính Kèm


Giảng viên: Dương Ngân Hà


I.Giới thiệu khái quát về công ty chứng khoán và quá trình mở tài khoản
1.Giới thiệu về công ty chứng khoán MaritimeBank
Tên giao dịch chính thức: Công ty cổ phần chứng khoán Maritime Bank.
Tên giao dịch tiếng anh : Maritime Bank Securities Join Stock Company
Tên giao dịch viết tắt :

MSBS

Trụ Sở Công ty:
Đống Đa, Hà Nội.

Tầng 1 và tầng 3 tòa nhà Sky City số 88 Láng Hạ, Quận

Điện thoại (844)37765929

Fax (844)37765928

Địa chỉ trang Web : www.msbs.com.vn
Công ty Cổ phần Chứng khoán Maritime Bank (MSB) là một công ty chứng khoán
chuyên nghiệp tại Việt Nam, có kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực chứng
khoán,cung cấp Dịch vụ Chứng khoán và Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư chuyên nghiệp
cho các khách hàng gồm các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức và các nhà đầu tư cá
nhân trong và ngoài nước.
Được thành lập vào năm 2008, MSBS có trụ sở chính tại Hà Nội và mở chi nhánh tại
Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2013 nhằm thực hiện chiến lược mở rộng quy mô
kinh doanh. MSBS là một trong số ít các công ty chứng khoán tại Việt Nam có hoạt
động an toàn, hiệu quả trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Trong năm 2011, MSBS chính thức hợp tác chiến lược với Ngân Hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam (MSB) đã tạo ra bước đột phá mới về thương hiệu và uy tín của Công

ty trên thị trường. Theo đó, MSB cam kết hỗ trợ MSBS trong các lĩnh vực như khách
hàng, nguồn vốn, công nghệ thông tin, thương hiệu và kinh nghiệm quản lý điều hành.
Tầm nhìn
Chúng tôi nỗ lực trở thành một trong các công ty chứng khoán có chất lượng tốt nhất
tại Việt Nam, trên cơ sở cam kết theo các giá trị và triết lý cốt lõi của chúng tôi.
Sứ mệnh
Sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra một môi trường đầu tư thuận tiện, chuyên nghiệp cho
nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cũng như mang tới các giải pháp tài chính tối ưu cho
khách hàng doanh nghiệp.

Thông tin pháp lý


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Công ty Cổ phần Chứng khoán Maritime Bank (MSBS) được thành lập theo Giấy
phép điều chỉnh số 09/GPĐC-UBCK ngày 27-01-2011 của Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước về việc chấp thuận đổi tên và bổ sung nghiệp vụ cho Công ty Cổ phần Chứng
khoán Standard (được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 77/UBCK-GPHĐKD
do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 11/6/2008).
Với vốn điều lệ 300.000.000.000 đồng, MSBS được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ
theo quy định:







Môi giới chứng khoán;

Tự doanh chứng khoán;
Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
Tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính;
Lưu ký chứng khoán;
Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân.

2.Quá trình mở tài khoản
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều công ty chứng khoán nhưng nhóm đã
họp bàn và lựa chọn mở tài khoản tại Công Ty Chứng Khoán MaritimeBank vì những
lí do sau:
− Thương hiệu và uy tín.
− Phí giao dịch thấp nhất thị trường: 0,15%-2%/tất cả các giao dịch.
− Sản phẩm tài chính đa dạng.
− Hệ thống phần mềm đa tiện ích hiện đại với nhiều tính năng: tiện ích bảo mật;
nhanh, chính xác; mở tài khoản online, nhanh , tích hợp.
− Tư vấn đầu tư chuyên nghiệp.
− Có chiến lược kinh doanh tốt và Phát triển vững mạnh trong thời gian ngắn.
Hoạt động mở tài khoản và các giấy tờ có liên quan:
Các bước mở tài khoản:
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán
Mục đích: giao dịch, quản lý tiền và chứng khoán
Phương thức : Mở tài khoản tại Sàn giao dịch.
Ngày 01/12/2014, một thành viên của nhóm tham dự buổi tham quan Trụ sở chính
Công ty Chứng khoán MSBS – Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội..Tại
đây, thành viên nhóm được đề nghị mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
Tại quầy thông tin, thành viên nhóm được nhân viên hướng dẫn thục tục, điền
một số thông tin cơ bản (họ tên, photo CMT, email,điện thoại,..)
Chủ tài khoản là thành viên của nhóm: bạn Đỗ Thùy Dung
Số tài khoản giao dịch: 091C137816
Ngày 04/12/2014, nhận được thông báo qua e-mail việc mở tài khoản giao dịch hoàn

tất.
Bước 2: Nộp tiền
Ngày 02/3/2015
Nộp tiền trực tiếp tại quầy thu Thu – Chi và điền vào “Giấy nộp tiền mặt”


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Nhóm đã nộp 500.000 VND
Thủ tục mở tài khoản khá đơn giản, nhân viên công ty hướng dẫn rất nhiệt tình.Ngoài
ra, nhóm còn nhận được e-mail từ trung tâm nghiên cứu của công ty về bản tin nhận
định thị trường hàng ngày.
II.Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam và các cổ phiếu đầu tư
1.Phân tích nền kinh tế Việt Nam
 Thị trường chứng khoán 2014

Năm 2014 là năm đầy biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với nhiều
biến cố lớn đã xảy ra, thị trường đã trải qua 2 đợt sóng tăng/giảm liên tiếp. Mặc dù
xen kẽ trong năm có những yếu tố vĩ mô bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của
TTCK tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng và đạt được 1 số
điểm nổi bật. Kết thúc năm, chỉ số VN-Index vẫn tăng gần 10% so với năm 2013.
Một số đặc điểm nổi bật của thị trường chứng khoán trong năm 2014 là:
Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những
khoảng điều chỉnh giảm. Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9)
sau gần 6 năm đạt được, trong khi chỉ số HNX-Index cũng đã lập đỉnh tại mức điểm
92,99 (ngày 24/3) sau đúng 3 năm. Tính đến ngày 08/12/2014, chỉ số VN-Index đạt
571,68 điểm tăng 13,3% so với cuối năm 2013, còn chỉ số HNX-Index đạt 87,17 điểm
tăng 28,5% so với cuối năm 2013. Tính đến ngày 08/12/2014, tổng giá trị giao dịch
toàn thị trường đạt 1.164 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; giá trị giao dịch
bình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ

quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.
Tiến trình cổ phần hóa đã diễn ra mạnh mẽ trong năm 2014 với việc hàng loạt
doanh nghiệp lớn đã IPO ( IPO: phát hành lần đầu ra công chúng, tức là việc chào bán
chứng khoán lần đầu tiên) như Vinatex, Vietnam Airlines, SASCO, cảng Hải Phòng,
Vocarimex, các tổng công ty Cienco... Nhiều đợt IPO đã có lượng đặt mua gấp 3-5
lần, thậm chí hơn 10 lần so với lượng đấu giá.
Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở mức cao: Tính đến
ngày 08/12/2014, toàn bộ thị trường đã có 1.240 loại chứng khoán niêm yết, trong đó
bao gồm 671 doanh nghiệp niêm yết, 1 chứng chỉ quỹ đóng niêm yết, 01 chứng chỉ
quỹ ETF và 567 trái phiếu niêm yết. Tổng giá trị niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là
425 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013; trong đó giá trị niêm yết trên SGDCK
Tp.Hồ Chí Minh chiếm 78,19%. Mức vốn hóa thị trường tính đến ngày 8/12/2014 đạt
khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24%
GDP.
Tổng giá trị huy động vốn qua TTCK năm 2014 đạt 237 nghìn tỷ đồng, tăng
6% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong
đó tổng giá trị huy động qua phát hành Trái phiếu Chính phủ đạt 214 nghìn tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động
vốn kỷ lục trong năm 2013.
Các sản phẩm mới bước đầu triển khai ra thị trường: Bên cạnh việc triển khai
sản phẩm ETF, cơ quan quản lý cũng đang tích cực nghiên cứu để có thể sớm triển


Giảng viên: Dương Ngân Hà

khai thí điểm quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung. Đây là tiền đề quan trọng
cho sự phát triển TTCK trong tương lai.
Tính đến tháng 09/2014 đã có 20 CTCK chấm dứt và đình chỉ hoạt động, giải
thể, hợp nhất, giảm số CTCK thua lỗ từ 60% xuống còn dưới 20%. Ngoài ra, UBCK
cũng đã thực hiện đánh giá, xếp loại các CTCK dựa trên quy chế CAMEL. Theo đó,

đã phân loại các CTCK thành các nhóm A, B, C, D, E để từ đó có phương án theo dõi,
xử lý đối với từng nhóm và tiến hành kiểm tra đối với các CTCK nằm trong nhóm D,
E để tiếp tục tái cấu trúc trong thời gian tới.
Dưới đây là tổng hợp những dấu ấn chính trên thị trường chứng khoán năm
2014

 Thị trường chứng khoán 2015


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Ba tháng đầu năm, thị trường chứng khoán liên tục chứng kiến nhiều phiên giảm
điểm. Đặc biệt trong tháng 3, nhiều phiên giảm tới 17 điểm khiến thanh khoản thị
trường biến động mạnh. Dòng tiến liên tục suy yếu do ảnh hưởng của Thông tư
36/2014/TT-NHNN, dự thảo sửa đổi Thông tư 210/2012/TT-BTC, đồng USD tăng giá
và diễn biến bán ròng liên tục của khối ngoại trong tháng 3.Đỉnh của VN-Index tăng
10,3%, khoảng cách đấy so với đỉnh là 10,2%, đóng cửa so với đầu năm tắng 1,2%,
trong khi các con số này trong 3 tháng cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 17%, 17% và
13,7%. Điều này cũng đã tác động lớn tới các công ty chứng khoán. Hết quý I, hầu
hết lãi công ty chứng khoán lao dốc mạnh, có đơn vị giảm tới 90% so với cùng kỳ
2014.
Mặc dù chỉ số VN-Index vẫn có được mức tăng khoảng 1% so với cuối năm trước
và đứng ở mức 551,13 điểm, chỉ số HNX-Index đã giảm 0,86% so với cuối năm trước
và chỉ đạt 82,27 điểm.
Song song cùng với hai chỉ số, diễn biến giao dịch của khối ngoại trong quý I/2015
vừa qua đã có những biến động khá khó lường.
Tính chung cho cả hai sàn, khối ngoại trong quý đầu tiên của năm 2015 chỉ mua
ròng vỏn vẹn hơn 44 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt trên 56,4 triệu cổ
phiếu. Trong đó, họ mua vào hơn 511 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 15.322 tỷ đồng và bán
ra 454,6 triệu cổ phiếu, trị giá trên 15.278 tỷ đồng.

Sau 2 phiên trượt dốc, chỉ số VN-Index phiên giao dịch ngày 22/4 đã quay đầu
tăng nhẹ 0,27 điểm và kết thúc ngày ở ngững trên 562 điểm.
Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index tăng 0,34 điểm và lên mức 562,58 điểm. Khối
lượng giao dịch trong đợt đầu tiên đạt hơn 3,8 triệu đơn vị tương đương giá trị hơn
40,1 tỷ đồng.
Đến đợt giao dịch liên tục, lực cầu chiế ưu thế giúp VN-Index nhanh chóng lên
gần ngững 565 điểm.
Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, những tín hiệu phục hồi ngày càng rõ nét
hơn. Thị trường chứng khoán vào những ngày cuối tháng 4, nửa đầu tháng 5 được dự
báo sẽ tăng điểm. Các chỉ số HNX-Index và VN-Index chỉ có thể kỳ vọng lên điểm
nhẹ.


Giảng viên: Dương Ngân Hà

2.Lựa chọn cổ phiếu đầu tư
2.1. HAG – Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HOSE| Bất động sản)
Thông tin tài chính
KẾT QUẢ KINH DOANH

Quý 4/2014 Quý 3/2014 Quý 2/2014

Quý 1/2014

Doanh thu thuần

655,483

777,348


698,370

924,768

Lợi nhuận gộp

192,564

311,841

291,328

431,016

LN thuần từ HĐKD

106,171

1,027,061

318,604

399,874

LNST thu nhập DN

67,419

971,957


385,556

398,766

LNST của CĐ cty mẹ

53,358

949,601

366,955

372,025

Quý 4/2014 Quý 3/2014 Quý 2/2014

Quý 1/2014

Tài sản ngắn hạn

10,112,882 11,375,930 10,826,578

9,372,878

Tổng tài sản

36,369,230 34,902,237 32,904,517

30,842,485


Nợ phải trả

20,978,145 19,295,496 18,546,223

16,922,433

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Nợ ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu
Lợi ích của CĐ thiểu số
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
EPS của 4 quý gần nhất

9,256,557

6,095,407

4,569,077

14,238,573 14,544,658 13,660,193

13,223,421

1,152,512

6,187,731
1,062,083

698,101


696,631

Quý 4/2014 Quý 3/2014 Quý 2/2014

Quý 1/2014

2,359

2,760

1,785

1,773

18,026

18,413

19,021

18,413

9.37

8.84

13.56

15.85


ROS

10.29

125.03

55.21

43.12

ROEA

12.52

14.6

9.64

9.17

ROAA

5.16

6.18

4.04

3.77


BVPS cơ bản
P/E cơ bản

 Bảng kết quả hoạt động trong 4 quý năm 2014


Giảng viên: Dương Ngân Hà
 Biến động giá cổ phiếu trong 6 tháng gần nhất

2.2. BID- Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
 Bảng kết quả hoạt động 4 quý năm 2014

KẾT QUẢ KINH DOANH

Quý
4/2014

Quý
3/2014

Quý
2/2014

Quý
1/2014

Thu nhập lãi thuần

4,678,383 3,559,292 4,164,361 3,497,924


Chi phí hoạt động

2,894,398 1,883,557 2,677,845 1,959,431

Tổng TNTT

1,860,219 1,983,243

543,796 1,948,788

Tổng LNST

1,457,194 1,585,865

427,235 1,544,716

LNST của CĐ Ngân hàng mẹ

1,449,101 1,574,004

418,140 1,536,478

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Quý
4/2014

Quý
3/2014


Quý
2/2014

Quý
1/2014

Tổng tài sản

650,363,73 598,942,48 579,021,81 572,262,67
7
1
8
4

- Tiền, vàng gửi và cho vay các
TCTD

50,062,367 58,136,898 57,060,069 58,123,897

- Cho vay khách hàng

439,154,33 405,158,20 389,642,59 391,709,20
6
1
6
9

Nợ phải trả


616,661,02 566,567,02 545,521,64 538,513,16
2
6
4
8


Giảng viên: Dương Ngân Hà

- Tiền gửi và vay các TCTD

86,186,209 60,113,441 60,267,896 60,532,721

- Tiền gửi của khách hàng

440,471,58 399,573,61 386,055,61 357,856,43
9
2
6
4

Vốn và các quỹ

33,367,041 32,047,629 33,199,191 33,450,451

- Vốn của TCTD

28,142,333 28,142,333 28,142,022 28,142,022

- Lợi nhuận chưa phân phối


3,600,257 3,088,170 4,233,591 5,107,795

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Quý
4/2014

Quý
3/2014

Quý
2/2014

Quý
1/2014

EPS của 4 quý gần nhất

1,771

1,591

1,434

1,590

11,869

11,400


11,810

11,899

7.17

8.67

10.6

10.56

ROEA

-

-

-

-

ROAA

-

-

-


-

BVPS cơ bản
P/E cơ bản

 Biến động giá cổ phiếu trong 6 tháng gần nhất


Giảng viên: Dương Ngân Hà

2.3. VIP- Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO ( HOSE| Vận tải đường thủy)
 Bảng kết quả hoạt động 4 quý năm 2014

KẾT QUẢ KINH
DOANH

Quý
4/2014

Quý
3/2014

Quý
2/2014

Quý
1/2014

166,696


189,877

172,183

163,840

Lợi nhuận gộp

56,497

38,898

50,540

4,211

LN thuần từ HĐKD

39,477

19,411

25,172

-14,477

LNST thu nhập DN

195,562


16,474

22,813

-14,999

LNST của CĐ cty mẹ

195,698

16,628

22,881

-14,963

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Quý
4/2014

Quý
3/2014

Quý
2/2014

Quý
1/2014


430,339

233,780

183,847

308,061

Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản

1,801,222 1,632,589 1,629,197 1,775,390

Nợ phải trả

760,743

629,657

640,688

787,329

Nợ ngắn hạn

412,708


207,419

218,588

264,130

1,033,779

996,096

981,520

981,004

Lợi ích của CĐ thiểu số

6,700

6,836

6,989

7,057

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Quý
4/2014

Quý

3/2014

Quý
2/2014

Quý
1/2014

EPS của 4 quý gần nhất

3,560

609

539

361

16,154

15,566

16,411

16,403

3.65

26.28


18.38

43.51

117.32

8.68

13.25

-9.15

ROEA

22.07

3.74

3.26

2.18

ROAA

12.88

2.16

1.81


1.16

Vốn chủ sở hữu

BVPS cơ bản
P/E cơ bản
ROS

 Biến động giá cổ phiếu 6 tháng gần nhất


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Nhận xét:
Tình hình kết quả hoạt động của các đơn vị tương đối tốt, các chỉ tiêu về Doanh
thu và lợi nhuận đều tăng qua các thời kỳ và mức tăng ổn định. Mặc dù trong quý 4/
2014, các chỉ tiêu này có giảm nhưng mức giảm không nhiều có thể là do đơn vị kinh
doanh mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, do đặc điểm của chu kỳ kinh doanh
mà các chỉ tiêu này chỉ giảm tạm thời khi các tài sản, nguồn lực được đơn vị mới sử
dụng, chưa đem lại lợi ích trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, quy mô vốn được mở rộng liên tục qua các thời kỳ, các nhà đầu tư và
chủ sở hữu tăng cường góp thêm vốn, các chỉ tiêu về nguồn vốn chủ sở hữu và tổng
tài sản đều tăng và mức tăng tương đối đồng đều qua mỗi quý.
Các chỉ tiêu về nợ biến động tích cực : mức tăng nợ ngắn hạn nhỏ so với mức tăng
của các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và biến động không nhiều, nợ phải trả giảm.
Các chỉ số tài chính EPS, ROAA, ROE và chỉ số về lợi ích của cổ đông thiểu số
tăng liên tục với mức tăng đáng kể => cho thấy triển vọng về năng lực kinh doanh của
các đơn vị trong tương lai, khả năng cạnh tranh và trả cổ tức cao, kỳ vọng giá cô phiếu
sẽ tăng trong tương lai.
Bên cạnh đó, trong 6 tháng gần nhất cho tới tháng 4/2015, các cổ phiếu trên có

biên độ giá giao động vừa phải, ngoại trừ cổ phiếu của BIDV có xu hướng tăng giá
nhưng giá vẫn ở mức thấp, 2 cổ phiếu còn lại đều có xu hướng giảm giá. Như vậy lúc
này mua cổ phiếu vào sẽ hưởng mức giá rẻ, với các phân tích trên, kỳ vọng giá sẽ tăng
lên trong tương lai, khả năng sinh lời của các cổ phiếu là tương đối lớn.

III.GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG.
1. Phiếu lệnh
Như đã trình bày ở trên thì nhóm chọn phương án: giao dịch thật trên TTCK và đặt
lệnh trực tuyến. Khối lượng đặt lệnh lớn, liên tục nên nhóm không thể chụp được hết


Giảng viên: Dương Ngân Hà

lệnh để trình bày trong bài báo cáo này, dưới đây xin trinh bày các lệnh mẫu, tất cả
đều là thật.
Sau khi đăng nhập vào tài khoản thì sẽ ra màn hình đặt lệnh như sau:
Màn hình đặt lệnh mua
Vào trang đặt lệnh trực tuyến của MSBS, sau đó đặt lệnh MUA 10 Cổ phiếu ASM,
loại lệnh là lệnh giới hạn LO với giá mình muốn mua. Sau đó nhấn nút thực hiện.
Sau khi đã chắc chắn, nhập mã pin và màn hình sẽ hiện lên như sau:

Màn hình đặt lệnh bán:


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Các bước tương tự như mua
Hủy lệnh

Vào sổ lệnh thường, chọn nút hủy

Sau đó màn hình hiện lên như bên dưới => nhấn thực hiện

Lệnh hủy đã được chấp nhận

2.Quá trình đầu tư
2.1.Mã cổ phiếu BID


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Tổng hợp lại các thông tin và phân tích, nhóm đã đưa ra quyết định.
• Ngày 07/04/2015:
Như định hướng ban đầu của nhóm đặt ra: đầu tư mã cổ phiếu nhóm ngành
ngân hàng.Vào 14h30, 1 thành viên trong nhóm đặt lệnh mua 10 cổ phiếu SHB với giá
8.400, tuy nhiên hệ thống liên tục báo “lệnh đặt sai phiên”.Loay hoay không biết xoay
sở như thế nào, thành viên nhóm đã gọi điện tới người chăm sóc khách hàng của
MSBS để tư vấn. Tìm hiểu ra mới biết cổ phiếu SHB giao dịch trên sàn HNX với lô
100.Với TK 500.000 VND nhóm không thể thực hiện được giao dịch này.
Vào 14h55, không còn thời gian để họp nhóm trong khi sàn GD sắp đóng cửa,
thành viên đó đã nhờ người CSKH đặt mua 1 mã cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng bất
kì tại sàn HOSE.Và nhóm đặt lệnh mua (ATC) thành công 20 cổ phiếu BID giá
18.400đ/cp.
Một bài học thấm thía cho nhóm đầu tư, quá mải mê tìm hiểu mã cổ phiếu mà
bỏ quên những điều cơ bản khi giao dịch


Ngày 10/04/2015:

Sau khi theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán, nhóm nhận thấy cổ phiếu BID
đã tăng giá 5/6 phiên giao dịch. Nhóm nghĩ rằng đó là sự tăng giá trong ngắn hạn và

có thể nguyên nhân là sự tăng do cung cầu thị trường chứ không phải nguyên nhân
xuất phát từ chính BID. Và với tâm lý của nhà đầu tư nhỏ, cách đầu tư kiểu lướt sóng,
nhóm quyết định bán 20 cổ phiếu BID giá 19.200đ mà không mạo hiểm. Tổng số lãi
nhóm nhận được là 16.000đ (chưa tính phí GD và các khoản khác)
• Ngày 13/04/2015:
Theo như nhận định trước của nhóm, cổ phiếu BID tăng chỉ trong ngắn hạn tuy
nhiên sau khi tìm hiểu nhận định của các chuyên gia thì nhóm ngành đủ sức dẫn dắt
thị trường được chú ý nhiều nhất chính là cổ phiếu ngân hàng.Cùng với đó BID được
khối ngoại mua 1,1 triệu đơn vị.Vậy nên nhóm quyết định mua lại 10 cổ phiếu BID
giá 19.000đ/cp
Sau đó khoảng gần 1 tuần, nhóm không thực hiện các giao dịch nguyên nhân là
trong khoảng thời gian này, bài kiểm tra cũng như thảo luận đến dồn dập cùng với
tình trạng nước đến chân mới nhảy của sinh viên do đó nhóm không theo dõi sát sao
tình hình diễn biến của thị trường.
• Ngày 22/04/2015:
BID sau những phiên giữ giá đã bắt đầu giảm 19.100đ xuống 18.600đ. Sự giảm giá
nhẹ này có thể dễ dàng lý giải từ việc sáp nhập với ngân hàng MHB: Với vốn điều lệ
lớn gấp 9 lần, tổng tài sản gấp gần 15 lần, nhưng BIDV quyết định nhận sáp nhập
MHB với tỷ lệ ngang giá.
Tuy nhiên:
-Các chuyên gia kinh tế nhận định giá cổ phiếu của BIDV sẽ không bị ảnh
hưởng nhiều sau thương vụ M&A bởi quy mô vốn của MHB nhỏ.
-Việc sáp nhập với MHB sẽ mở rộng lĩnh vực cho vay của BIDV sang nông
nghiệp nông thôn và gia tăng nguồn lực cho tín dụng nông thôn của BIDV
-Kết quả kinh doanh quý I/2015 dẫn đầu hiện tại là BIDV với lợi nhuận trước
thuế đạt 1.835 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 24,5% kế
hoạch năm


Giảng viên: Dương Ngân Hà


=>Do vậy nhóm vẫn giữ quan điểm đầu tư dài hạn với BID và quyết định không bán
cổ phiếu này
2.2.Mã cổ phiếu VIP
• Ngày 10/04/2015:
Nhóm đặt mua thành công 20 cổ phiếu VIP với giá 12.700đ. Với khối lượng tiền
đầu tư không lớn, việc đa dạng hóa đầu tư giúp nhóm giảm bớt rủi ro và cũng tăng cơ
hội kiếm được một khoản lợi nhuận nho nhỏ nào đó.
 Nguyên nhân nhóm chọn VIP (Công ty cổ phần vận tải xăng dầu) đó là:
− Kế hoạch xây dựng đầu tư:
Dự án cao ốc 37 Phan Bội Châu: là tòa cao ốc 25 tầng liên thông với Central
Tower, có diện tích đất hơn 1.000m2 và diện tích sàn 18.000m2. Công ty đã thi công
đến tầng 15 nhưng do khó khăn về nguồn vốn nên dừng thi công từ T3.2013. Trong
năm nay, VIP sẽ đầu tư hơn 35 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện việc xây dựng.
Dự án cảng container chuyển đổi tại Đình Vũ: VIP sẽ không đầu tư vào hoạt động
cảng biển trong tương lai mà sẽ lựa chọn 1 trong 2 phương án: (1) bán toàn bộ 14 ha
đất còn lại tại Đình Vũ hoặc (2) thực hiện xây dựng và bán từng phần của dự án. Công
ty không tiết lộ thời điểm bán và để ngỏ khả năng thu về lợi nhuận trong năm nay.
− Kế hoạch trả cổ tức:
Với phần lợi nhuận để lại của năm 2013 thì VIP có kế hoạch trả cổ tức 10% trong
đó 3% bằng tiền mặt, 7% bằng cổ phiếu và sẽ được thực hiện cuối T4-2014. Tuy lợi
nhuận năm 2014 sẽ không cao như năm trước nhưng VIP vẫn đưa ra mục tiêu trả cổ
tức 12% bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng (trích một phần từ quỹ đầu tư và phát triển)
Tổng doanh thu năm 2013 của VIP đạt hơn 1.041 tỷ đồng (+ 0,54% yoy, hoàn
thành 84,7% KH) và LNTT đạt 194 tỷ đồng (+182,6% yoy, vượt 23% KH). KQKD
có sự tăng trưởng khá là do trong năm VIP đã thu về khoản doanh thu khác 259 tỷ
đồng và lợi nhuận khác hơn 147 tỷ đồng từ việc bán tài sản xây dựng trên đất thuê tại
Đình Vũ (bán cảng container). Năm 2014 , khả năng VIP thu được lợi nhuận bất
thường từ việc bán nốt phần cảng container còn lại tại Đình Vũ và thu về khoản lợi
nhuận ~ 147 tỷ đồng

Những kết quả trên khá lý tưởng cho việc đầu tư vào VIPCO trong ngắn hạn. Kết
hợp với đồ thị giá của VIP trong thời gian đầu tháng 4 khi đã tạo đáy và có dấu hiệu
phục hồi nên nhóm quyết định mua cổ phiếu VIP.
Đồ thị giá của cổ phiếu VIP trong 3 tháng gần đây



Ngày
VIP giảm
12.500đ nằm
vọng tăng giá

13/04/2015:
xuống còn
ngoài kỳ
của


Giảng viên: Dương Ngân Hà

nhóm.Tuy nhiên đây mới chỉ là ngày giao dịch đầu tiên trong tuần nên nhóm giữ quan
điểm tiếp tục theo dõi.
• Ngày 17/4/2015:
Liên tiếp trong 4 ngày (13-17) VIP giảm xuống còn 12.400đ, lúc này trong nhóm
nảy sinh mâu thuẫn: 1 bên nhận định sự dìm xuống này để các nhà đầu tư nhỏ lẻ ra
bớt hàng chờ tin tốt sau ngày 22/04 họp ĐHCĐ sẽ lên mạnh; 1 bên cho rằng VIP đang
trong xu hướng down trend tạo đáy khó có tín hiệu tốt.Sau cuộc tranh luận căng thẳng,
nhóm quyết định bán 20 cổ phiếu VIP với giá 12.600đ tuy nhiên vì không dư mua nên
kết thúc phiên GD cùng ngày, nhóm không bán được VIP.
Cùng với đó, BID vẫn duy trì mức giá ổn định quanh 19.000đ , tuy có ngày 16/04

tăng 19.600đ nhưng vì không ai theo dõi nên bỏ lỡ cơ hội bán.Nhưng rút kinh nghiệm
sau đợt mua-bán BID lần đầu khá chóng vánh, nhóm lựa chọn đầu tư 1 cách bình tĩnh
hơn và quyết định duy trì theo dõi diễn biến BID chứ không nóng vội.
• Ngày 20, 21/04/2015:
VIP tiếp tục đà giảm khiến các thành viên thất vọng, chán nản, tinh thần xuống rõ.
Mâu thuẫn cũ chưa qua, mẫu thuẫn mới lại phát sinh: bán VIP với giá nào? Hậu quả là
2 lần đặt lệnh bán với mức 12.400đ và 12.200đ đều không thể thực hiện. Kết thúc
phiên giao dịch, nhóm quyết định họp khẩn cấp, bàn bạc lại về cách làm việc và hoạt
động của nhóm
• Ngày 22/04/2015:
Sau khi gạt bỏ được mâu thuẫn, nhóm đã bán thành công 20 cổ phiếu VIP với giá
12.100đ. Như vậy nhóm lỗ mất 12.000đ (chưa tính phí GD và các khoản khác)
 Nguyên nhân nhóm bán toàn bộ cổ phiếu VIP bới:
VIP có KQKD cao trong năm 2013 là nhờ lợi nhuận đột biến từ việc bán cảng
container. Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh chính đều sụt giảm, đặc biệt là ở mảng
kinh doanh xăng dầu.
Kinh doanh xăng dầu: Trong khi đó khách hàng chủ yếu của VIP là các công ty
vận tải thủy đang gặp khó khăn, có khả năng thanh toán kém nên sản lượng bán hàng
giảm sút và kinh doanh bị lỗ hơn 6 tỷ đồng.
Kinh doanh BĐS và hoạt động khác: Theo đó, VIP chỉ thu được lợi nhuận 2,7
tỷ đồng từ BĐS và 2,9 tỷ đồng từ dịch vụ. Đồng thời các hoạt động dịch vụ khác như
cho thuê thuyền viên, đại lý không có sự tăng trưởng nhiều. Riêng việc đầu tư vào
CTCP Vận tải hóa dầu VP (chuyên vận tải nhựa đường) mang về khoản lỗ hơn 11 tỷ
đồng.
Năm 2014 công ty đặt kế hoạch với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh.
Sai lầm của nhóm là đặt quá nhiều kì vọng vào lợi nhuận bất thường từ việc bán nốt
phần cảng container còn lại tại Đình Vũ của VIP và chờ đợi thông tin tốt từ buổi họp
ĐHCĐ mà không nhận ra rằng các hoạt động kinh doanh chính đều sụt giảm. Hơn
nữa, dự án cảng container chuyển đổi tại Đình Vũ công ty không tiết lộ thời điểm bán
và để ngỏ khả năng thu về lợi nhuận. Đây có thể coi là bài học xương máu cho nhóm

trong việc thu thập, tiếp nhận và lựa chọn thông tin khi ra quyết định đầu tư.

2.3.Mã cổ phiếu HAG
• Ngày 22/04/2015:


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Nhóm đưa ra quyết định mua 10 cổ phiếu HAG với mức giá 20.300đ
 Nguyên nhân nhóm chọn cổ phiếu HAG đó là sau một số tin tức trong cuộc
họp ĐHCĐ của HAG ngày 15/04/2015:
Quý I: Lãi 400 tỷ
Trong đó, lần đầu tiên mảng chăn nuôi bò sẽ đóng góp vào kết quả kinh doanh, dự
kiến là 46% doanh thu và 42% lãi gộp. HAGL dự kiến thu 2.475 tỉ doanh thu và 920
tỉ lợi nhuận từ bò thịt, tỉ suất lãi gộp 37%.Tháng 4 này bán đầu bán được bò.
Với việc bắt đầu khai thác dự án tại Myanmar, doanh thu bất động sản có thể tăng
mạnh lên 769 tỉ đồng. Lãi gộp dự kiến tăng gấp 10 lần lên 423 tỉ đồng so với mức 47
tỉ đồng của năm 2014
Với những kế hoạch trên, chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức rất tự tin năm 2016
là năm đột biến của HAGL
Đồ thị giá của cổ phiếu HAG trong 3 tháng gần đây

Nhìn
vào đồ
thị
giá của HAG nhóm nhận định khá là biến động nhưng với mục tiêu đầu tư dài hạn
nhóm nhận thấy có thể gom dần quanh giá 20, chờ sau tin tức tốt ra trước mắt kỳ vọng
giá 25 và cuối năm có thể lên đến 3x
3. Tất toán tài khoản
Do nhóm chưa có ý định dừng đầu tư nên nhóm chưa yêu cầu công ty chứng

khoán đóng tài khoải để tất toán .Vì vậy, nhóm giả sử nếu ngày 24/04/2015 nhóm bán
10 cổ phiếu BID và HAG còn lại với giá bằng với giá đóng cửa của ngày hôm đấy lần
lượt là 19.000đ/cp và 20.300đ/cp thì tất toán tài khoản của nhóm (sau khi đã trừ đi chi
phí giao dịch(0,15%) và thuế thu nhập cá nhân(0,1%)) sẽ như sau:
-7/04/2015: Số dư đầu kì: 500.000
-5/05/2015: Số dư cuối kì: 498.889
Như vậy tính đến ngày 5/05/2015 nhóm đã lỗ 1.111 nghìn đồng =))))
Sao kê chi tiết tiền mặt, sổ lệnh (xem ở sau – tài liệu được in từ màn hình trực tuyến)


Giảng viên: Dương Ngân Hà

IV. Một đợt tăng vốn của công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai- HAG
Đợt tăng vốn 4/2013

1) Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của Ủy ban chứng
khoán nhà nước


Giảng viên: Dương Ngân Hà

2) Nghị quyết và thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng

− Ngày đăng ký cuối cùng: 8/4/2013
− Ngày giao dịch không hưởng quyền: 4/4/2013

3) Tính giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền(P1)
Công thức tính:



Giảng viên: Dương Ngân Hà

P1=
P1: là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu
trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định.
P0: Giá cổ phiếu trước khi tăng vốn( giá đóng cửa hoặc giá giao dịch bình quân ngay
phiên trước ngày giao dịch không hưởng quyền.)
p: Giá phát hành cổ phiếu.
N: Số cổ phiếu trước khi tăng thêm.
D: Cổ tứ bằng tiền mặt.
n: Số chứng khoán phát hành thêm.
n1: Số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu.
n2: Số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức bằng cổ phiếu.
n3: Số cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu.
p1, p2, p3 tương ứng là giá cổ phiếu phát hành bằng tiền mặt, phát hành cổ phiếu để
trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Ta có:
P1 là giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền (4/4/2013).
Po là giá đóng cửa ngày (3/4/2013) với Po= 27,6.
p là giá cổ phiếu phát hành: 10
N là số cổ phiếu trước khi tăng vốn (=537.371.049)
n là số cổ phiếu phát hành thêm (107.474.210)
Biên độ dao động của sàn HOSE là 7%.
Thay số vào ta có:
P1= = =24,6
Như vậy vào ngày 4/4/2013 có:
• Giá trần= Giá tham chiếu x (1+ biên độ dao động)
= 24,6x (1+ 0,07)= 26,3
• Giá sàn= Giá tham chiếu x ( 1- biên độ dao động)
= 24,6x (1- 0,07)= 23

Kết luận: Với giá trần và giá sàn như trên thì giá tham chiếu vào ngày 4/4/2013 là do
hiệu ứng pha loãng giá làm giá tham chiếu bị giảm xuống từ 27,6 xuống 24,6.
Chứng minh bài làm của nhóm là hoàn toàn chính xác:


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Bảng giá chứng khoán thực tế của công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ngày
01/04/2013 tới ngày 04/04/2013

Nguồn: www.fpts.com.vn
V. Phân tích kỹ thuật
1.Đường MACD trong giai đoạn 07/04 đến 24/04/2015

Từ 07/04 đường MACD bắt đầu cắt và đi lên trên đường EMA(9) tạo tín hiệu tăng
giá khá rõ ràng, trong giai đoạn tiếp theo MACD càng vượt lên trên tạo khoảng cách
càng lớn dần so với đường EMA 9 cho thấy xu thế tăng giá càng rõ rệt.


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Tuy nhiên đến 17/04 đến 22/04, đường giá đang đi xuống rất mạnh từ 19.8 về 18.6
đường MACD vẫn đang duy trì trạng thái đi lên so với đường EMA cho thấy được độ
trễ của chỉ báo kỹ thuật MACD( hình thành sau đường giá).
Ngày 23/04, đường MACD bắt đầu chạm sát và quấn với đường EMA(9) cho thấy
xu thế giảm giá hiện đang yếu dần và hiện hữu khả năng đảo chiều và tăng giá sắp tới.
2.Bolinger Band – BB (20,2):

BB của BID trong giai đoạn từ 07/04 đến 24/04/2015
Giá BID giao động trong vùng BB từ 17 đến 18.3, trong xu hướng tăng giá mạnh

từ 07/04 đến 16/04 dải bolinger càng ngày được mở rộng đường giá tăng bám sát band
trên kèm theo khối lượng giao dịch tăng dần cho thấy xu thế sắp bị chấm dứt và khả
năng đảo chiều càng hiện hữu rõ rệt.
Phiên sau 17/04 và 4 phiên liên tiếp, giá BID liên tục sụt giảm và dải bolinger band
càng thu hẹp dần.

3.Đường SMA 5 ngày


Giảng viên: Dương Ngân Hà

BID – SMA 5 từ 07/04 đến 24/04/2015


Giảng viên: Dương Ngân Hà

Đường SMA 5 băt đầu cắt đường giá và vượt lên trên đường giá tạo tín hiệu mua
và xu thế tăng giá vào ngày 07/04 và kết quả cho thấy xu thế tăng giá mạnh từ 07 đến
16/04.

Đến phiên ngày 20/04 đường SMA bắt đầu chững lại và cắt xuống dưới đường giá
tạo tín hiệu bán và xu thế giảm giá sắp tới ngày càng chắc chắn mặc dù phiên trước đó
17/04 gia bắt đầu giảm giá mạnh.Kết quả cho thấy sau đó giá giảm mạnh trong 4
phiên về mức 18.6 vào ngày 23/04.
Tuy nhiên đến ngày 24/04 thì đường SMA5 bắt đầu cắt đường giá khả năng xu thế
giảm giá sẽ chấm dứt trong phiên tới.

VI.Tài Liệu Đính Kèm
1. Nhật ký lãi/lỗ


2. Lịch sử lệnh


×